Không gì khó chịu hơn mỗi khi bạn bị cảm lạnh hay cảm cúm thì chúng thường kèm theo các triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi. Làm sao để khắc phục đây?
Trong thời gian chưa tới được bác sĩ, bạn có thể áp dụng những cách khác nhau sau để ngăn chặn chứng chảy nước mũi tạm thời:
Thuốc chứa histamin ngăn ngừa chứng chảy nước mũi hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn một loại thuốc khánghistamin không gây buồn ngủ nếu bạn thấy cần phải uống thuốc vào ban ngày.
Dùng thuốc trị cảm lạnh
Hãy hỏi ý kiến bác sỹ và mua thuốc trị cảm lạnh nếu chảy nước mũi do cảm lạnh hoặc vi rút. Thuốc sẽ làmkhô chất nhờn, loại bỏ chứng chảy nước mũi của bạn. Bạn cũng nên thực hiện theo đúng hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc.
Hãy xịt thuốc vào mũi nếu bạn quá nghẹt thở vì nước mũi chảy nhiều. Khi bạn bị chảy nước mũi, các mô bên trong mũi sẽbị sưng lên. Khi ấy, thuốc xịt mũi sẽ giúp giảm sưng và cải thiện tình trạng khó chịu của bạn.
Bạn chỉnên sử dụng thuốc xịt mũi một vài ngày. Nếu sử dụng lâu hơn hoặc lạm dụng thuốc sẽ cóthể làm trầm trọng thêm vấn đề.
Hãy làm việc hoặc ngủ với một máy làm ẩm không khí trong phòng để cảm thấy dễ chịu hơn. Không khí khô sẽ làm bạn đau mũi, không khí ẩm giúp chất nhờn giảm dần.
Xông mũi bằng nước muối
Hòa tan 1 muỗng cà phê muối với 1 ly nước ấm trong một cái bát. Nghiêng đầu và hít một vài giọt nước muối vào mũicủa bạn.
Khi bạn hít thở sâu, các dung dịch nước muối sẽ chảy vào mũi. Lặp lại quá trình này nhiều lần để hoàn toàn làm sạch mũi. Bạncũng có thể sử dụng xịt muối biển để làm sạch hốc mũi.
Nhai một lát mỏng gừng tươi. Vị cay nóng của gừng sẽ giúp tăng lưu thông đường thở và giảmchất nhầy ở mũi. Nhai gừng 3-4 lần một ngày để chặn đứng chứng chảy nước mũicủa bạn.
5 PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN NGỪA CÚM VÀ CẢM LẠNH
Để phòng ngừa, bạn có thể dùng những phương pháp tự nhiên sau đây, vừa hiệu quả, vừa không phải sử dụng đến thuốc.
Ăn sữa chua mỗi ngày
Theo một số nghiên cứu khoa học, ăn một cốc sữa chua ít chất béo mỗi ngày có vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng cảm lạnh và cúm xuống 25%. Lý do là những vi khuẩn có lợi trong sữa chua có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh tật.
Uống nhiều nước
Nước có sẵn trong tự nhiên là nguồn sức khỏe giúp bạn chống lại cảm lạnh và cúm
Nước có thể giúp bạn thanh lọc cơ thể và thải trừ chất độc. Vì vậy, cần phải uống đủ nước, khoảng 8 ly mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh.
Tập thể dục Aerobic vừa phải
Tập thể dục Aerobic vừa phải giúp củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể
Thể dục thẩm mỹ giúp tăng lưu lượng máu và giúp vận chuyển oxy từ phổi đến máu dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, hoạt động này còn làm nóng cơ thể và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại virus gây ra cảm lạnh và cúm.
Rửa tay
Vi khuẩn và virus có thể tồn tại ở bất cứ nơi nào trong nhà, bếp ăn, nhà tắm… và sẽ lây truyền qua cho người khi chúng ta tiếp xúc, cầm nắm…
Hơn nữa mầm bệnh virus cảm lạnh còn có thể tồn tại trong nhiều giờ. Do đó, cách đơn giản nhất để ngăn ngừa cúm và cảm lạnh là thường xuyên rửa tay.
Dùng các thực phẩm chứa nhiều phytochemical
Phytochemical là những chất hóa học tự nhiên có sẵn trong các loài thực vật, có tác dụng duy trì và tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, chất này còn có hoạt tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ…
Phytochemical có nhiều trong các loại thực phẩm như rau củ màu xanh, đỏ, vàng; đậu; trái cây… Vì vậy, nên bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn mỗi ngày.
10 MẸO HAY TRÁNH BỆNH CÚM VÀ CẢM LẠNH
Triệu chứng cảm lạnh và cúm kéo dài thường gây cảm giác khó chịu và cũng là nỗi ám ảnh của rất nhiều người.
1. Rửa tay thường xuyên với nước rửa tay diệt khuẩn thay vì dùng loại bánh xà phòng thông thường, vì đây cũng có thể là “mảnh đất màu mỡ” cho sự phát triển của virus và vi khuẩn gây bệnh.
2. Không dùng chung ly nhiều lần. Ly trong phòng khách, nhà bếp hay phòng tắm phải dùng riêng, khi sử dụng qua một lần thì sau đó cần rửa sạch.
3. Khăn giấy dùng một lần sau khi hỉ mũi; mỗi lần dùng xong là bỏ, không nên dùng lại và rửa tay sạch sẽ.
4. Cảm lạnh và cúm thường lây truyền khi tiếp xúc tay với tay. Tránh sờ tay lên mắt, mũi, miệng sau khi tiếp xúc với những đồ vật hay nơi có virus, vi khuẩn.
5. Vi khuẩn và virus có thể tồn tại trong nhiều giờ trên khăn lau tay, hoặc mút rửa chén… Do vậy khăn ăn, khăn tay… trong nhà bếp dùng một lần cần đem giặt sạch.
6. Để diệt vi khuẩn và virus, các vật dụng thường dùng như ly, chén… cũng như đồ chơi phải rửa xà phòng và nước ấm thường xuyên.
7. Nếu bạn hắt hơi nhưng không có sẵn khăn giấy nên hắt hơi vào vai thay vì hắt hơi lên tay để tránh lây lan vi khuẩn.
8. Thường xuyên lau chùi bề mặt tay vịn cầu thang, điện thoại, quầy bàn hay kệ để đồ, nắm xoay cửa để tránh virus lây truyền sang tay.
9. Các vi trùng và mầm bệnh vẫn còn tồn tại nhiều trong không khí bẩn, tù đọng. Vì vậy, phòng ở nên thoáng khí, sạch sẽ và mở cửa khi thời tiết cho phép để đón không khí trong lành.
Bé bị chảy nước mũi
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Các bệnh hay gặp ở trẻ em trong mùa mưa lạnh
Bệnh xoang mũi và cách chữa trị
Nghẹt mũi khi mang thai
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khi ngủ
(st)