Rong kinh, rong huyết là tình trạng xuất huyết qua đường sinh dục, ngoài thời kỳ có mang. Thường không phải ra huyết thời kỳ có kinh; nhưng có lúc rong kinh rồi thành rong huyết. Rong kinh là có kinh kéo dài trên 6 ngày, lượng kinh ra nhiều hơn bình thường.
NGUỒN GỐC BỆNH SINH VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG
Hành kinh bình thường là có máu màu đỏ sẫm lẫn một số mảnh vụn và chất nhờn của màng tử cung rỉ ra liên tục trong vòng thời gian từ 2 - 7 ngày được coi là bình thường. Lượng máu kinh nguyệt bình quân là khoảng 50ml. Hành kinh không đều thường là đến trước hoặc sau 7 ngày, hay không có quy luật, kinh nguyệt ra quá nhiều dây dưa mãi không sạch, kéo dài từ 10 ngày trở lên với máu có màu đen sẫm hoặc đỏ nhạt.
Những phụ nữ mới có kinh khoảng 2 - 3 năm, chức năng của buồng trứng chưa phát triển hoàn thiện, nên kinh nguyệt vẫn chưa đi vào chu kỳ đều đặn, nhưng sau đó sẽ đi vào hoạt động theo quy luật. Nếu hiện tượng này có tính chất thường xuyên và kéo dài thì có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa có liên quan đến buồng trứng, thành tử cung, hay gặp nhất là hội chứng đa nang buồng trứng.
Hội chứng buồng trứng đa nang hay còn được gọi là hội chứng Stein - Leventhal, do Irvine F. Stein và Michael Leventhal mô tả đầu tiên năm 1937. Ông cho rằng đây là bệnh do tình trạng rối loạn nội tiết gây ra.
Hội chứng buồng trứng đa nang chiếm tỷ lệ khoảng 6 - 10% phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Bệnh thường xuất hiện và tuổi dậy thì nhưng cũng có thể xuất hiện vào tuổi từ 20 đến 25.
Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang thường là những người có sự gia tăng bất thường về nồng độ Testosterone và LH, những chất này sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn. Buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 – 10 nang < 10mm) do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng. Những người gặp phải hội chứng đa nang buồng trứng thường có tỷ lệ vô sinh rất cao. Nếu không được điều trị sớm, họ sẽ dễ lâm vào tình trạng không phóng noãn kéo dài, có thể dẫn đến ung thư nội mạc tử cung.
Ngoài ra, hiện tượng kinh nguyệt không đều còn có thể bắt nguồn từ lối sống thiếu khoa học như mất cân đối về dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu chất đạm, thiếu vitamin hoặc tinh thần không ổn định, căng thẳng do công việc, học tập, do môi trường sống, điều kiện làm việc, tình cảm riêng tư …
Điều trị của Tây y
Xuất phát từ phương pháp luận bệnh nên cách điều trị bệnh rong kinh của Tây y thường có những liệu trình và thủ thuật sau:
- Một sự kết hợp của Estrogen và Progestogen được các bác sỹ sử dụng để giảm chảy máu kinh nguyệt, thường dùng thuốc tránh thai để điều trị.
- Thuốc giảm đau có tính giảm viêm và hạ nhiệt như Mefenamic axit ponstan làm giảm chảy máu và hết đau.
- Sử dụng Tranexamic axit (cykloklapron) làm giảm 50% sự đông máu và chảy máu. Tuy nhiên chúng có tác dụng phụ là chuột rút chân, buồn nôn và rủi ro lớn hơn là sự nghẽn tĩnh mạch sâu.
- Bổ sung sắt được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu.
- Dùng Que cấy ghép cấy dưới da ở bên trên cánh tay. Điều này có thể kiểm soát chảy máu tối đa 3 năm. Nếu muốn mang thai, thì phải gỡ bỏ que cấy ghép này.
- Tiêm hormon nữ tổng hợp Acetate vào sâu trong cơ bắp mỗi 3 tháng/lần vào cánh tay hoặc phía trên mông.
- Cắt bỏ màng trong tử cung, áo niêm mạc tử cung khoảng 5 - 6 mm . Thủ thuật cắt bỏ tử cung để dừng hiện tượng kinh nguyệt vĩnh viễn. Trong nhiều trường hợp, cổ tử cung cũng được cắt bỏ, triệt tiêu khả năng sinh đẻ.
Việt y cổ truyền cho rằng: bệnh đau bụng trước lúc hành kinh và nghiêm trọng hơn là bị rong kinh là một trọng bệnh của người đàn bà. Nguồn gốc bệnh sinh là do Gan, Thận lưỡng suy không hoạt động đúng chức năng sinh lý của chúng dẫn tới làm rối nhiễu chương trình định sẵn tiết hóc môn của các tuyến nội tiết.
Gái tân thời gian mới hành kinh (khoảng một năm) trước khi hành kinh thường bị đau bụng như có kim châm là do có sự mất cân bằng giữa 2 kích thích tố nữ estrogen và progesterone trong quá trình rụng trứng và hủy trứng. Bởi vì, theo sinh lý thông thường trước khi rụng trứng màng tử cung sẽ dày lên để đón trứng làm tổ. Khi trứng không gặp tinh trùng thì diễn ra cơ chế tự hủy, tức là lớp màng tử cung tự bong ra gây xuất huyết nhẹ, không đau đớn gọi là hành kinh.
Nhưng khi Gan, Thận lưỡng hư tác động đến tuyến nội tiết làm mất cân bằng giữa 2 kích thích tố làm cho lớp màng tử cung quá dày nên khi bong tróc kéo dài gây đau đớn và ra nhiều máu.Tình trạng mất thăng bằng này xảy ra nhiều nhất ở những cô gái tuổi dậy thì, có kinh lần đầu tiên, và những phụ nữ gần đến tuổi mãn kinh. Một vài bệnh cũng gây ra xáo trộn thăng bằng này, thí dụ như bệnh suy tuyến giáp trạng. Dùng hormone bừa bãi cũng có thể gây ra tình trạng rong kinh.
Việt y cổ truyền nói Gan, Thận lưỡng hư gây bệnh rong kinh là do Gan thiếu vitamin K để làm ra Protrombin. Gan thiếu vitamin K là do tắc không hoàn toàn ống túi mật B. Muốn cơ thể tiếp thu được vitamin K qua thành ruột phải có đủ lượng mật tác dụng vào các mô mỡ. Nếu tắc ống túi mật, Vitamin K sẽ không còn nữa tỷ lệ nhóm Protrombin sẽ giảm đi và trong cơ thể sẽ xảy hiện tượng xuất huyết. Ta thấy sắc mặt người bị bệnh rong huyết luôn có màu vàng nhạt có nguyên nhân từ sự cố tắc không hoàn toàn ống túi mật.
Cùng với Gan, Thận của người mắc chứng rong huyết thường mắc chứng “nhiễm khuẩn từ dưới lên” vì làm vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách: quá sạch bên ngoài nhưng lại rất bẩn bên trong. Đặc biệt những người đàn bà có nhiều bạn tình, những người này dương vật thường không sạch sẽ làm cho người phụ bị mắc chứng ”nhiễm trùng từ dưới lên”. Thận bị nhiễm trùng từ dưới lên thường gây ra Hội chứng thận hư.
Muốn chữa tận gốc căn bệnh rong huyết buộc phải giải độc cho gan và phục tráng thận, đồng thời phải có thuốc làm lành màng tử cung, chấm dứt hiện tượng cháy máu
Thuốc chữa của Việt y
Dùng cho gái tân đau bụng trước khi hành kinh
Thanh cao 48 gam
Hoàng bá 12 gam (Tẩm nước muối sao)
Địa cốt bì 48 gam (bỏ xương)
Bạch thược 70 gam (tẩm rượu sao)
Chính Thục địa 72 gam. Thục địa được nấu như sau: Lấy 150 gam Sinh Địa hoàng củ thuôn dài rửa sạch cho vào nối đất, vung đất, đổ vào 100 gam rượu + 200 gam nước giếng khơi + 5gam gừng tươi nấu nấu cạn lại đổ nước rược gừng và nấu tiếp cả thảy chín lần thì được. Thái nhỏ sao khô ròn
Đơn bì: 72 gam
Bạch Linh: 24 gam
A giao 72gam. (nướng trong chảo cát nóng đến phồng chín, trắng đều)
Ba kích nhục 24 gam (tẩm nước muối. sao)
Bạch quả 60 quả, lấy ngải cứu bọc kín cho vào gang nướng cháy, bỏ ngải cứu lấy nhân.
Tất cả nghiền mịn trộn đều bảo quản trong hộp kín mỗi ngày uống 12gam chia làm 3 lần. Pha thuốc và nước ấm có 5gam mật ong cho dễ uống, nếu không có mật ong thì pha đường trắng cũng được. Uống liên tục trong 15 ngày rồi ngừng chờ đến kỳ hành kinh sau uống tiếp. Chú ý, điều trị giữa chứng có thể đã khỏi bệnh nhưng phải uống hết liệu trình để bệnh không tái phát.
Thuốc dùng cho người rong kinh
Tục đoạn: 8gam
Kinh giới sao cháy đen: 24gam
Xuyên khung: 16gam
Cao Địa hoàng 80gam (cách chế cao địa hoàng như mô tả ở bài A)
Quy đầu: 40gam (rửa bằng rượu tốt, sao vàng trong nồi đất nung)
Rễ cây Thược dược hoa trắng: 24 gam tẩm rượu sao vàng
Sơn thù nhục: 24gam, sao vàng
Cam thảo: 8gam
Địa du: 24gam
Trắc bách diệp: 24 gam, sao cháy đen.
- Các vị nghiền thành bột mịn, bảo quản trong hộp kín. Uống 12 gam một ngày chia làm 3 lần.
- Uống với nước Âm - Dương.
- Điều trị trong 20 ngày chia làm 2 đợt đón đầu kỳ hành kinh hành tháng.
BÀI THUỐC QUÝ TRỊ RỐI LOẠN KINH NGUYỆT
Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khỏe, nặng hơn có thể gây ra vô sinh. Vậy điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc một số phương thuốc điều trị chứng bệnh này.
Ở người phụ nữ, nếu những hiện tượng như kinh nguyệt không đều, khí hư, rong kinh, bế kinh, rong huyết… xảy ra liên tiếp. Nhẹ thì gây mệt mỏi, xanh xao, gầy yếu; nặng dễ gây biến chứng sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn tới vô sinh.
Từ lâu trong dân gian, các bà mẹ vẫn dùng những bài thuốc đông y để bồi bổ cơ thể, gìn giữ sắc đẹp và bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho bản thân. Bài thuốc cổ phương Bát trân thang là một thành tựu nghiên cứu lớn của danh y Tiết Kỷ người Trung Quốc đời nhà Minh dựa trên những nguyên lý Đông y học. Bát trân thang từ lâu vẫn nổi tiếng là một bài thuốc có công dụng bồi bổ khí huyết, có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống thiếu máu và điều trị các bệnh sản phụ khoa.
Bát trân thang gồm 8 vị thuốc: Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Đương quy tẩm rượu, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa tẩm rượu và Cam thảo. Nhân Sâm và Thục Địa có công dụng ích khí dưỡng huyết, hai vị Bạch Linh và Bạch truật phối hợp với nhau trợ giúp cho công dụng bổ tỳ khí và phế khí cho Nhân Sâm, làm tăng thêm nguồn khí huyết cho cơ thể. Bạch thược và Đương quy giúp dưỡng huyết hòa dinh. Cam thảo hòa trung ích khí, điều hòa các vị thuốc. Xuyên khung hoạt huyết hành khí. Các vị thuốc phối hợp chặt chẽ với nhau tạo nên công dụng song bổ khí huyết của bài thuốc.
Kết quả nghiên cứu của y học hiện đại còn khẳng định, Bát trân thang có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, làm tăng lượng huyết sắc tố, từ đó phòng chống hữu hiệu tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, Bát trân thang còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn, điều tiết sự co bóp của tử cung, bảo vệ gan, chống mệt mỏi và nâng cao năng lực thích ứng của cơ thể.
Trong nền y học cổ truyền ở nước ta, Bát trân thang là một trong những phương thuốc song bổ khí huyết rất tốt và thông dụng, thường được dùng làm hạt nhân để gia giảm, cấu tạo nên các bài thuốc mới, nhưng chủ yếu vẫn sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc viên hoàn mềm. Gần đây, trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của cổ nhân, bằng kỹ thuật công nghệ hiện đại, Công ty CPDP Yên Bái đã nghiên cứu thành công và cho ra đời sản phẩm có tên gọi là Phụ huyết khang dưới dạng viên nang, công thức kết hợp bài “Bát trân thang” với hai vị thuốc Hương phụ và Trần bì.
Đây là hai vị thuốc có công dụng hành khí giảm đau, khai uất điều kinh, giúp cho cơ thể lưu thông khí huyết, làm giảm đau trong những cơn đau bụng kinh và điều hoà kinh nguyệt. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, Hương phụ và Trần bì đều có tác dụng điều tiết sự co bóp của tử cung, cải thiện công năng miễn dịch, kháng khuẩn, chống viêm, chống co thắt và giảm đau.
Với việc gia thêm hai vị thuốc Hương phụ và Trần bì, Phụ huyết khang không những giữ nguyên được tác dụng bồi bổ khí huyết của Bát trân thang mà còn tăng khả năng lưu thông khí huyết, dưỡng huyết, thanh nhiệt, mát máu, bổ âm và tăng sinh dịch cơ thể, giúp điều hòa kinh nguyệt, trừ phong giảm đau và phòng chống một số bệnh lý về sản phụ khoa.
Như vậy, Phụ huyết khang được chỉ định trong các trường hợp:
- Rối loạn kinh nguyệt ở thời kỳ mới có kinh và thời kỳ tiền mãn kinh.
- Kinh nguyệt không đều, lúc sớm, lúc muộn. Khí hư bạch đới.
- Đau bụng, đau lưng khi hành kinh.
- Phụ nữ thiếu máu, da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy yếu, ăn ngủ kém.
Phụ huyết khang được bào chế dạng viên nang, đóng vỉ 10 viên, hộp 2 vỉ rất tiện sử dụng, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên. Dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bồi bổ máu, nhuận sắc, lưu thông khí huyết, điều hoà kinh nguyệt giảm thiểu nguy cơ gây vô sinh và một số bệnh sản phụ khoa. Thuốc dùng phù hợp cho mọi lứa tuổi. Riêng phụ nữ có thai và người đang xuất huyết không được dùng.
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị, bệnh nhân nên bổ sung các loại Vitamin nhóm B, E, C có trong thức ăn hoa quả và rau xanh; tránh thức khuya, làm việc nặng hoặc học tập căng thẳng.
BÀI THUỐC DÂN GIAN TRỊ RONG KINH BẰNG CÂY NHỌ NỒI
Rong kinh là dấu hiệu rối loạn sức khỏe, gây khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người phụ nữ.
Rong kinh là hiện tượng hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Khi mới dậy thì, chu kì kinh nguyệt có thể chưa ổn định nên hiện tượng kinh nguyệt kéo dài đến cả tuần là chuyện dễ hiểu. Nhưng khi người phụ nữ đã trưởng thành, bất kỳ dấu hiệu kinh nguyệt nào cũng cần phải chú ý. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường nhiều ngày thì đó có thể là dấu hiệu rong kinh.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu bài thuốc dân gian chữa bệnh rong kinh bằng cây nhọ nồi.
Theo Đông y, cây nhọ nồi thuộc họ Cúc, còn có tên khác là cỏ mực, vì khi vò nát, có nước chảy ra màu đen. Nhọ nồi tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát máu), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc.
Các thầy thuốc đông y vẫn dùng cả thân và lá cây này để chủ trị xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa (uống trong, rửa ngoài).
Theo kinh nghiệm dân gian, có thể chữa bệnh rong kinh bằng cách hái một nắm nhỏ cây nhọ nồi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra, để ráo, giã nhỏ, vắt lấy một chén nhỏ (loại chén uống trà) uống trong ngày. Mỗi ngày uống hai chén, giãn cách sáng, trưa, sẽ thấy hiệu quả ngay tức khắc.
Lương y Minh Chánh giới thiệu một số bài thuốc giúp trị em trị chứng rong kinh, rong huyết.
Rong kinh, rong huyết là tình trạng xuất huyết qua đường sinh dục, ngoài thời kỳ có mang. Thường không phải ra huyết thời kỳ có kinh; nhưng có lúc rong kinh rồi thành rong huyết. Rong kinh là có kinh kéo dài trên 6 ngày, lượng kinh ra nhiều hơn bình thường.
Đông y gọi chứng này là băng lậu. Băng là chảy nhiều, lậu là chảy ít, lúc chảy nhiều lúc chảy ít. Nguyên nhân do ung thư cổ hoặc thân tử cung, loét cổ tử cung, viêm nhiễm tử cung. Ngoài ra còn có một số bệnh toàn thân gây ra như tăng huyết áp, suy gan... Đông y cho là do mạch xung và mạch nhâm bị thương tổn gây rong huyết. Có 2 loại: bệnh thuộc thực và bệnh thuộc hư.
Rong kinh có thể do ung thư cổ hoặc thân tử cung, loét cổ tử cung, viêm nhiễm tử cung
Thực chứng: Do huyết nhiệt, thấp nhiệt, huyết ứ, khí uất.
Huyết nhiệt: Do tâm hỏa vượng, ăn thức ăn cay nóng làm tăng nhiệt gây nóng, huyết vận hành sai đường. Biểu hiện: đột nhiên ra máu nhiều, màu đỏ sẫm, khát nước, đầu choáng, lưỡi đỏ, rêu vàng, ngủ không yên. Mạch hoạt sác. Phép chữa: thanh nhiệt lương huyết chỉ huyết (cầm máu). Dùng các bài thuốc sau:
Bài 1: Sinh địa 16g, huyền sâm 12g, địa cốt bì 8g, câu kỷ tử 8g, a giao 8g, than bẹ móc 8g, chi tử sao 8g, cỏ nhọ nồi 16g. Đổ nước vừa đủ sắc uống ngày 1 thang, uống nguội ngày 2 lần vào chiều tối.
Bài 2: Hoa cây cỏ nến (bồ hoàng) sao đen 20g, địa du 12g, a giao 12g, tóc rối đốt thành than 6g, đan bì 12g, than bẹ móc 12g, bạch thược 12g, sinh địa 12g, hắc giới tử 12g. Tất cả tán bột ngày uống 12g.
Huyết ứ: Thường xuất hiện do rong huyết sau nạo thai, đặt vòng tránh thai. Biểu hiện: đột nhiên huyết ra nhiều hoặc ra dầm dề không cầm, có cục sắc tím đen, bụng dưới đau, khí huyết cục ra rồi thì hết đau. Mạch trầm sáp. Phép chữa: thông ứ, chỉ huyết. Dùng các bài thuốc sau:
Bài 1: Ích mẫu 20g, đào nhân 10g, uất kim 8g, nga truật 8g, tóc rối đốt thành than 6g, bách thảo sương 14g, cỏ nhọ nồi 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Bồ hoàng sống, ngũ linh chi lượng bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu.
Bài 3: đương quy 8g, xuyên khung 8g, tam thất 4g, một dược 4g, ngũ linh chi 4g, đan bì 8g, đan sâm 8g, ngải diệp 12g, ô tặc cốt 12g, mẫu lệ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Cao ích mẫu, mỗi lần uống 20ml.
Thấp nhiệt: Là trường hợp rong huyết do nhiễm khuẩn. Biểu hiện rong huyết nhiều, màu đỏ tím, dính nhớt. Nếu nặng về thấp thì sắc mặt cáu vàng, miệng nhớt dính, tiểu tiện ít, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch nhu hoạt. Nếu nặng về nhiệt thì mình nóng, tự đổ mồ hôi, tâm phiền, đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô nhớt. Mạch trầm sác. Phép chữa: thanh nhiệt, táo thấp. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Nếu thiên về nhiệt dùng Hoàng liên giải độc thang: hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, hoàng cầm 12g, chi tử sao 10g. Sắc uống nguội ngày 1 thang.
Bài 2: Nếu thiên về thấp, dùng Điều kinh thăng dương trừ thấp thang: Khương hoạt 8g, thăng ma 8g, sài hồ 8g, cảo bản 6g, thương truật 8g, hoàng kỳ 8g, phòng phong 8g, cam thảo 4g, mạn kinh tử 6g, độc hoạt 6g, đương quy 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Khí uất: Biểu hiện đột nhiên ra huyết hoặc ra dầm dề không dứt, có huyết cục, bụng dưới đau lan ra mạn sườn, hay cáu giận, thở dài, rêu lưỡi dày. Mạch huyền. Phép chữa: điều khí, giải uất. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Hương phụ 8g, bạch truật 8g, đảng sâm 12g, xuyên khung 8g, chỉ xác 6g, cỏ nhọ nồi 16g, thục địa 12g, bồ hoàng 12g. Sắc uống ngày 1 thang
Bài 2: Thục địa 8g, bạch thược, xuyên khung, đương quy đều 12g; hương phụ 8g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, hoàng kỳ 8g, địa du 8g, bồ hoàng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hư chứng: Do khí hư, dương hư, âm hư.
Khí hư: Do lao động nhiều, dinh dưỡng kém, ảnh hưởng đến khí ở tỳ, phế không nhiếp được huyết. Hoặc lo nghĩ quá độ ảnh hưởng đến tâm, tỳ. Biểu hiện: đột nhiên ra huyết nhiều hoặc ít mà không ngừng, màu đỏ nhạt, người mệt mỏi, đoản hơi, ngại nói, không muốn ăn, đại tiện lỏng, sợ lạnh, ra mồ hôi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng. Mạch hư tế. Phép chữa: bổ khí, liễm huyết. Dùng các bài thuốc sau:
Bài 1: Hoàng kỳ 12g, nhân sâm 8g, đương quy 4g, bạch truật 8g, cam thảo 6g, trần bì 4g, thăng ma 2g, sài hồ 4g, huyết dư (tóc rối đốt cháy) 6g, ô tặc cốt 12g, mẫu lệ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Bạch truật, nhân sâm, hoàng kỳ, phục thần, đương quy, toan táo nhân, chích thảo đều 4g; viễn chí 2g, mộc hương 2g, long nhãn nhục 5 quả, sinh khương 3 lát, đại táo 4 quả, huyết dư 6g, ô tặc cốt 12g, mẫu lệ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, thăng ma 8g, huyết dư 6g, ô tặc cốt 12g, mẫu lệ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu dùng các bài thuốc trên mà rong huyết chưa dứt thì dùng bài Cố bản chỉ băng thang: Đảng sâm 12g, thục địa 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, gừng khô nướng cháy 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Dương hư: Do khí hư lâu ngày làm tổn thương dương khí của mệnh môn hỏa (thận dương) làm tử cung hư hàn, không điều hòa được mạch xung, nhân. Biểu hiện băng huyết rong huyết lâu ngày, sắc mặt vàng nhợt hoặc xám, bụng dưới và ngang rốn lạnh đau, đau eo lưng, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, thích chườm nóng. Mạch trầm trì, tế, nhược. Phép chữa: ôn bổ thận dương. Dùng bài thuốc: Thục địa 16g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, xuyên quy 8g, a giao 8g, ngải cứu 12g, phụ tử chế 8g, gừng khô nướng cháy 6g, cao sừng hươu 12g.
Âm hư: âm hư gây tân dịch và âm huyết giảm sút, làm thương tổn hai mạch xung, nhâm nên rong huyết. Biểu hiện: băng huyết, rong huyết nhiều, màu đỏ sẫm, người gầy yếu, đầu choáng, ù tai, họng khô miệng ráo, tâm phiền, lưng đau, lòng bàn tay nóng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi tróc, thường nóng về chiều (triều nhiệt). Mạch hư, tế, sác. Phép chữa: bổ âm, liễm huyết.
Bài thuốc:
Thục địa 12g, hoài sơn 12g, phục linh 8g, đơn bì 8g, trạch tả 8g; ô tặc cốt, long cốt, mẫu lệ đều 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu lâu ngày âm hư gây huyết hư thì dùng: Thục địa 12g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g, xuyên quy 8g, a giao 8g, ngải cứu 8g, quy bản 8g, thạch hộc 8g, nữ trinh tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lương y Minh Chánh
CÁ TRÊ NẤU NGẢI CỨU CHỮA RONG KINH
Món cá trê nấu chuối, om dưa không chỉ ngon miệng mà còn khá bổ dưỡng. Song, ngoài là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, cá trê còn là bài thuốc quý giúp đen tóc, đặc biệt chữa rong kinh ở phụ nữ.
Chữa chảy máu cam: Cá trê 1 con khoảng 300g, gạo tẻ 100g, bột ngọt, mắm muối. Cá trê chọn con màu vàng, dùng muối hoặc chanh làm sạch nhớt, bỏ ruột, mang. Khía trên mình cá mỗi bên 3 khía, rồi ướp gia vị đủ, đem hấp cách thủy. Khi cá chín, gỡ lấy thịt, xương cá giã lọc lấy 300ml nước. Gạo xay thành bột cho vào nước xương cá quấy đều, đun nhỏ lửa. Cháo chín cho thịt cá vào đảo đều. Bệnh nhân ăn 1 - 2 tuần sẽ khỏi.
Bổ thận: Cá trê hai con, đậu đen 150g, gia vị. Làm theo cách trên, lấy thịt cá nạc và 300ml nước xương. Đậu đen xay thành bột, cho vào nước xương quấy đều đun nhỏ lửa, khi sôi cho thịt cá vào. Đun ăn ngày 2 lần, ăn khoảng 15 ngày, bệnh tình sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt và dần khỏi.
Chữa loạn kinh: Cá trê 300g, ngải cứu 100g, hồng hoa 12g, bột đậu đen 120g, trần bì 6g. Cá trê làm sạch, cho vào nồi cùng bột đậu đen. Ngải cứu, hoa hồng, trần bì cho vào túi vải mỏng, thêm 600ml nước, đun nhỏ lửa, khi các thứ trong túi vải nhừ bỏ ra, phần còn lại chia 3 lần ăn trong ngày. Ăn khoảng 15 ngày sẽ khỏi bệnh.
Chữa đau lưng, mỏi gối, hoa mắt: Cá trê hai con nhỏ khoảng 400g, hồng hoa 12g, bột đậu đen 120g, trần bì 30g. Cá làm thịt theo cách trên, hồng hoa, trần bì cho vào túi vải mỏng buộc kín, thả vào nồi với 400ml nước xương cá đun nhỏ lửa. Khi sôi kỹ cho bột đậu đen quấy đều, khi chín cho tiếp thịt cá vào quấy sôi là được. Ăn mỗi ngày 3 lần, trong 10 ngày. Lưu ý, bài thuốc này phụ nữ có thai không dùng.
(ST)