Bài thuốc dân gian chữa hen phế quản

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bài thuốc dân gian chữa hen phế quản

18/04/2015 11:52 PM
5,233


Khoảng 4% dân số (tương đương với 3,6 triệu người) Việt Nam mắc bệnh hen với số ca tử vong mỗi năm lên tới 3.000 người. Căn bệnh này đang đe dọa tính mạng, tiêu tốn của gia đình và xã hội hàng chục nghìn tỉ đồng mỗi năm.


PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tại hội thảo khoa học hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống hen diễn ra tại Hà Nội sáng nay (10/5).

Theo GS.TSKH Nguyễn Năng An, Chủ tịch hội hen- dị ứng- miễn dịch lâm sàng, căn bệnh này dù rất phổ biến tại Việt Nam nhưng số bệnh nhân được điều trị đúng, kiểm soát hiệu quả lại rất ít. Theo tính toán, có khoảng 62% người bệnh hen không được điều trị dự phòng dài hạn, 65% bệnh nhân hen không được kiểm soát.

“Nếu lên cơn hen mà không được xử lý kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong. Nhưng nhiều người bệnh không hiểu rõ”, GS An nói.

Theo giáo sư An thì bệnh này có thể ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe, thậm chí tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Nhưng hiểu biết của người dân về căn bệnh này rất hạn chế, với gần 40% người dân không biết về nguyên nhân gây hen, 47% không biết hen có thể chữa khỏi, 41% không biết cơn hen có thể dự phòng được, 55% không biết các biện pháp ngừa cơn hen, 75% không biết về các thuốc điều trị hen và 78% không biết bệnh hen có thể kiểm soát được.

Hiện trên thế giới hiện có khoảng 300 triệu người mắc hen và 255.000 người chết vì hen mỗi năm.


BÀI THUỐC TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN

Hiện nay thời tiết đang chuyển sang thu, khí trời hanh khô kéo theo các bệnh về hô hấp gia tăng, trong đó phải kể đến bệnh viêm phế quản. Đây là bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi khi thời tiết đổi mùa.


Bệnh được chia làm 2 thể cấp tính và mạn tính. Theo Đông y, nguyên nhân do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào cơ thể làm phế khí mất khả năng tuyên giáng gây ho khan ngứa họng. Về nội thương do công năng ba tạng phế, tỳ, thận bị giảm sút, hàn thấp thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt thương phế thận âm hư dần đưa đến ho, đờm nhiều. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa trị tuỳ nguyên nhân và thể bệnh.

Viêm phế quản cấp:

Do phong hàn: gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp.

- Triệu chứng: ho có đờm loãng, trắng, dễ khạc; sốt, sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ, khản tiếng; rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.



- Phương pháp chữa trị: sơ phong tán hàn, tuyên phế.

Bài 1: tía tô 12g, xuyên khung 6g, bạch chỉ 8g, rễ chỉ thiên 8g, lá hẹ 10g, kinh giới 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Hạnh tô tán gồm các vị: hạnh nhân, tô diệp, tiền hồ đều 10g; cát cánh 8g; phục linh, bán hạ, chỉ xác, cam thảo đều 6g; trần bì 4g; gừng 3 lát; đại táo 4 quả. Tất cả tán bột mỗi ngày pha nước, uống 15 - 20g chia 2 lần.

Bài 3: hạnh nhân, tử uyển, tiền hồ đều 12g; cát cánh, cam thảo đều 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu đờm nhiều, rêu lưỡi trắng gia bán hạ (chế) 12g, trần bì 8g. Nếu hen suyễn, bỏ cát cánh thêm ma hoàng 6g.

Do phong nhiệt: gặp ở viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn.

- Triệu chứng: ho khạc ra nhiều đờm màu vàng trắng dính, họng khô, đau, có sốt, nhức đầu, sợ gió, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác.

- Phương pháp chữa: sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế.

Bài 1: tang diệp 16g; rễ cây chanh, cúc hoa, bạc hà, rễ chỉ thiên đều 8g; rễ cây dâu, rau má đều 12g; bán hạ (chế) 6g; lá hẹ 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: tang diệp 12g; tang bạch bì, hạnh nhân, chi tử, sa sâm, tiền hồ đều 8g; cam thảo 6g; bối mẫu 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: tang diệp, cúc hoa, liên kiều, hạnh nhân, tiền hồ đều 12g; cát cánh 8g; bạc hà 6g; cam thảo 4g; ngưu hoàng 12g; sắc uống ngày 1 thang.

Nếu đờm vàng dính kèm theo sốt cao, bỏ tang diệp, cúc hoa, bạc hà, ngưu hoàng; gia hoàng cầm 12g, ngư tinh thảo 20 - 40g.

Do khí táo: gặp ở viêm phế quản cấp tính vào mùa thu, trời lạnh.

- Triệu chứng: ho khan nhiều, ngứa họng, miệng khô, họng khô, nhức đầu, mạch phù sác.

Bài 1: tang bạch bì, mạch môn, sa sâm, thiên môn, hoài sơn, lá tre đều 12g; lá hẹ 8g; thạch cao 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Thanh táo phế khí thang gồm tang diệp, thạch cao, mạch môn, tỳ bà diệp đều 12g; đẳng sâm, cam thảo đều 16g; a giao 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Viêm phế quản mạn: đợt cấp của viêm phế quản mạn tính thường được chữa như viêm phế quản cấp tính.

- Nếu ngoài đợt cấp, có biểu hiện: ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng, đờm dễ khạc, sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sáng ho nhiều, ngực đầy tức, kém ăn, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoạt.

- Phép chữa: táo thấp hoá đờm, chỉ khái.

Bài 1: vỏ quýt, vỏ vối (sao), hạt cải trắng đều 10g; bán hạ, cam thảo dây đều 8g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Nhị trần thang gia giảm gồm trần bì, phục linh đều 10g; bán hạ (chế) 20g; thương truật 8g; bạch truật, hạnh nhân đều 12g; cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu đờm nhiều gia bạch giới tử 8g, tức ngực gia chỉ xác 12g.

Bài 3: Viên trừ đờm gồm: nam tinh chế, phèn chua phi, bán hạ (chế), bồ kết (chế) đều 20g; hạnh nhân, ba đậu (chế) đều 4g. Tất cả tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10 viên chia 2 lần.

BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA VIÊM PHẾ QUẢN Ở NGƯỜI CAO TUỔI


Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.

 Gừng già chữa ho lâu ngày.
Bài 1: Gừng tươi 50g, rễ cây chè 100g, mật ong một ít. Cho gừng, rễ chè vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc một lúc, sau đó lọc chắt lấy nước thuốc, bỏ bã đi, đổ mật ong vào nước thuốc, khuấy đều, cho vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.

Bài 2: Tỏi củ 500g, giấm ăn 500g, đường đỏ 200g. Tỏi bóc vỏ, tẽ nhánh giã nát cho vào lọ cùng với đường đỏ rồi rót giấm ăn vào sau đó bịt kín lọ, ngâm trong khoảng 15 ngày là được. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 - 20ml, ăn củ tỏi ngâm.

Bài 3: gừng già 1 củ bằng ngón tay, gọt bỏ vỏ, chấm mật ong mà ăn. Chữa ho lâu ngày rất tốt.

Bài 4: Chanh 1 quả. Buổi tối cắt quả chanh vắt lấy nước, pha vào 1 ly nước nguội và 1 thìa đường phèn, đem phơi sương, rồi lúc 4 - 5 giờ sáng thức dậy uống hết. Uống trong 3 - 4 ngày là có tác dụng.

Bài 5: Tiêu sọ 1 chén con. Mua 1 cái dạ dày lợn để nguyên, lộn ra, cạo rửa sạch rồi lộn trở lại, cho tất cả hạt tiêu nguyên hột vào dạ dày lợn, thêm hành, tỏi, đường, muối, nấu chín rục. Lấy ra, hạt tiêu bỏ riêng phơi khô, ăn dạ dày lợn. Còn hạt tiêu để dành, mỗi lần uống trà nhai 3 - 5 hạt rồi nuốt cho ấm tạng phủ, sẽ hết ho luôn.

Bài 6: Mơ chín 100 trái (bỏ hạt), chanh 7 trái (vắt lấy nước), cam thảo 40g, mật ong 1 thìa. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín rục, bỏ xác, lấy nước cô thành cao. Ngày ngậm 2 lần, mỗi lần 1 thìa con.

Bài 7: Gừng tươi 500g, mật ong 200g. Gừng rửa sạch, nghiền nhỏ, cho vào túi vải ép lấy nước, đổ vào nồi, thêm mật, đun nhỏ lửa cô thành cao đặc, cho lọ đậy kín. Khi dùng, hòa nước sôi mà uống, mỗi ngày uống 2 lần.


MÓN ĂN THUỐC DÙNG CHO NGƯỜI VIÊM PHẾ QUẢN MẠN



iêm phế quản là bệnh chứng thường gặp ở người cao tuổi do sức đề kháng yếu hoặc đã bị viêm cấp kéo dài và tái phát nhiều lần. Theo Đông y thì trong mọi bệnh tật việc cung cấp dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cho việc trị liệu giúp chóng lành bệnh là điều không thể thiếu. Sau đây là một số món ăn thích hợp dùng bồi bổ cho người viêm phế quản mạn.

- Canh tuyết: Sứa 50g, mã thầy 100g, nấu canh ăn thường xuyên.

- Canh phổi lợn củ cải: Củ cải trắng 500g rửa sạch cắt miếng; phổi lợn 250g, rửa sạch sau dùng nước sôi chần qua, thái miếng, cho vào nồi sứ hay tráng men, thêm 15g hạnh nhân đắng, đổ nước nấu nhừ, nêm gia vị vừa miệng rồi ăn, mỗi tuần ăn 3 lần, cần ăn liền 5 tuần. Hai món này thích hợp cho người ho nhiệt, ho có đờm vàng, miệng khô, họng khát.

- Canh sơn dược, hà xa: Nhau thai 1 cái rửa sạch, cho vào nước đang sôi chần qua, rửa lại vài lần bằng nước lạnh, sau thái miếng, cho vào nồi sứ hay tráng men, nêm rượu trắng, nước gừng xào kỹ, cho thêm sơn dược 30g, bổ cốt chỉ 15g, gừng tươi 9g, hồng táo 10 quả, cho nước vừa phải hầm đến khi chín nhừ, nêm đủ mắm muối vừa miệng. Chia 2 lần, ăn mỗi tuần 2 lần. Đây là món ăn thuốc thích hợp cho người bị ho do hàn tính, có chân tay lạnh, đờm trong loãng, màu trắng lượng nhiều...

 Vịt nấu nhân sâm.


- Vịt nấu nhân sâm:

Vịt một con, nhân sâm 10-15g, rượu vang 2 thìa canh, gia vị vừa đủ. Làm sạch vịt, moi bỏ ruột, sau đó ướp rượu và gia vị, nhân sâm thái nhỏ cho vào bụng vịt, sau đó cho hầm nhừ, chia làm 2-3 bữa ăn. Công dụng: kiện tỳ ích phế, bổ huyết, cường tim, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

- Lá dâu, hạnh nhân, sa sâm: Lá dâu 10g, hạnh nhân 10g, sa sâm 5g, bối mẫu 3g, vỏ quả lê 15g. Tất cả thái vụn cho hãm trong bình kín sau 20 phút pha thêm 10g đường phèn, uống thay trà trong ngày. Tác dụng: thanh bổ phế, chỉ ho, trừ đàm, thích hợp dùng cho người viêm phế quản mạn thời kỳ tiến triển.

- Bạch quả, hạnh nhân, bồ đào: Bạch quả 100g, hạnh nhân 100g, hồ đào nhân 200g, lạc nhân 200g, tất cả tán vụn, mỗi sáng dùng 20g, đun sôi với 1 bát nước, sau đó đập 1 quả trứng gà, thêm chút đường phèn đánh đều rồi uống. món ăn này thích hợp cho người viêm phế quản mạn thể phế thận hư, thường xuất hiện dấu hiệu như ho kéo dài, khó thở nhiều, lười nói và vận động, lưng đau, mỏi gối, lạnh tay chân, dễ cảm mạo.


CHỮA HEN PHẾ QUẢN MỘT CÁCH ĐƠN GIẢN


Hen phế quản là một căn bệnh rất dễ mắc, đặc biệt ở những nước có thời tiết nóng ẩm như Việt Nam. Chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản từ những loại cây dễ kiếm để trị căn bệnh này.

Hạt cải củ: Chữa hen suyễn, ho nhiều đờm, sốt. Ngày sắc uống từ 6-12 g.

- Củ gừng: Sao khô, dùng 3-6g/ngày dạng thuốc sắc hay bột. Gừng được dùng trị hen phế quản, viêm phế quản, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi.

- Ngải cứu: Dùng thân và lá ngải cứu khô đốt và hít khói chữa hen phế quản.

- Táo ta: lá táo được dùng trị hen, viêm phế quản, khó thở. Viên ngậm bào chế từ lá táo đã có tác dụng cắt cơn hen phế quản rõ rệt. Với liều ngậm 5 viên/ngày (mỗi lần 1 viên), nó còn có tác dụng dự phòng xuất hiện cơn hen trong một số trường hợp, đồng thời có tác dụng long đờm, giảm ho.

- Tía tô: Có tác dụng ức chế phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác. Luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Hạt tía tô được dùng trị hen suyễn và ho có đờm. Ngày dùng 3-10 g hạt tía tô sắc uống.


NHỆN CHỮA HEN PHẾ QUẢN CÓ TÁC DỤNG KHÔNG?


TT - Tôi có đọc về một bài thuốc dân gian, lấy con nhện nhà nướng rồi ăn để chữa bệnh hen phế quản. Ăn nhện nhà có tác hại gì không? Tôi mới lập gia đình và bị bệnh hen phế quản, nếu ăn nhện có ảnh hưởng tới sinh nở không?

Nhện nhà thường gặp quanh năm trên vách, có tên khoa học là Uroctea compactilis, thường nhện có ôm bọc trứng màu trắng. Theo đông y, nhện tính mát, không độc, được dùng chữa chảy máu không ngừng, mụn nhọt chưa vỡ mủ như đinh râu (dùng nhện sống ngắt bỏ chân rồi ấn lên chỗ mụn nhọt), viêm họng, đái dầm, đổ mồ hôi trộm (nhện sao vàng tán bột uống, ngày 1-2 con).

Không thấy tài liệu nào nói nhện nướng chữa hen suyễn. Bạn bị hen suyễn, ngoài việc sử dụng thuốc tây theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa, y học cổ truyền cũng có nhiều thảo dược có thể giúp bạn cắt cơn hen như:

Đinh hương: lấy khoảng 5-6 nụ đinh hương sắc chung với 30ml nước, thêm một tí mật ong, chia ba lần uống trong ngày, đây là một phương thuốc chữa hen hiệu quả.

 Kha tử: lấy một miếng nhỏ quả kha tử nhai mỗi đêm trước khi đi ngủ, sẽ ngăn chặn các cơn hen.

Ma hoàng: 0,5-2gr bột ma hoàng hòa trong nước rồi uống sẽ giúp giãn nở phế quản, giúp dễ thở và còn có tác dụng làm thông sạch phế quản.

Bài thuốc từ tỏi: ba tép tỏi, giã giập, bóc vỏ, đun nóng với sữa uống mỗi tối trước khi đi ngủ đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân hen suyễn. Hoặc lấy 10 tép tỏi, bóc vỏ, giã nhuyễn đun trong 120 ml giấm lúa mạch tinh khiết. Lọc sạch và để nguội sau đó hòa thêm đồng lượng mật ong làm thành xirô rồi cho vào chai sạch để dùng. Mỗi ngày 1-2 muỗng xirô tỏi uống chung với một muỗng nước sắc từ hạt hồ lô ba, uống buổi chiều và tối trước khi đi ngủ sẽ ngăn chặn các cơn hen.

Bèo cái: lấy một nắm lá tươi giã nát, vắt lấy nước pha trong một ít đường đun sôi thành xirô uống ngày 2-3 lần hoặc nấu lá chung với cơm nếp rồi ăn cũng có tác dụng phòng ngừa cơn hen.

6 Lá hoặc hoa cà độc dược: lấy lá thái nhỏ phơi thật khô rồi lấy khoảng 1gr quấn thành điếu thuốc, đốt lên và hít vài hơi sẽ thấy hạ cơn hen ngay, không dùng nhiều hơn vì đây là thuốc độc bảng A, dùng quá liều sẽ bị ngộ độc gây nguy hiểm tính mạng.

Bạn bị hen cần chữa dứt trước khi muốn có thai, vì trong giai đoạn mang thai dùng bất kỳ loại thuốc nào đều không tốt cho thai nhi. Tốt nhất nên đi khám chuyên khoa để được theo dõi kỹ hơn, không nên mạo hiểm sử dụng loài nhện vì nhiều nguy cơ hơn là có lợi cho sức khỏe.

TRÀ DƯỢC CHO NGƯỜI BỊ HEN PHẾ QUẢN

Trà dược cho người bị hen phế quả

Sau đây là một số bài thuốc đơn giản dành cho người bị hen phế quản dùng dưới dạng trà dược:

Bài 1

- Cách pha chế: Tô tử 6 g, hạnh nhân 6 g, quất bì 4 g. Ba vị tán vụn, cho vào túi vải, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút có thể dùng được. Chế thêm 1 thìa mật ong, uống thay trà trong ngày.

- Công dụng: Nhuận phế chỉ khái, trừ đàm bình suyễn. Dùng cho người bị hen phế quản có ho và khạc đờm nhiều.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, cả ba vị đều có tác dụng long đờm, chống co thắt phế quản và giảm ho. Tuy nhiên, những người dễ bị rối loạn tiêu hóa và đi lỏng không nên dùng bài này.

Bài 2

- Cách pha chế: Nấm linh chi 6 g, bán hạ chế 5 g, tô diệp 5 g, hậu phác 3 g, bạch linh 9 g, đường phèn vừa đủ. Các vị tán vụn, cho vào túi vải, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút có thể dùng được. Chế thêm đường phèn, uống thay trà trong ngày.

- Công dụng: Phù chính ích phế, trừ đàm bình suyễn. Dùng cho những người bị viêm phế quản co thắt, hen phế quản. 

Bài này có nguồn gốc từ một phương thuốc cổ gọi là "Bán hạ hậu phác thang" được ghi trong y thư cổ "Kim quỹ yếu lược", bỏ sinh khương gia thêm nấm linh chi. Công dụng của từng vị như sau:

 * Bán hạ phối hợp hậu phác có tác dụng trừ đàm, làm thông thoáng đường thở.

 * Bạch linh kiện tỳ lợi thấp, có khả năng nâng cao năng lực miễn dịch, làm tăng hàm lượng IgG trong máu.

 * Nấm linh chi ngoài tác dụng giảm ho bình suyễn còn có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào niêm mạc phế quản, ức chế phản ứng quá mẫn, cải thiện năng lực miễn dịch và bồi bổ cơ thể.

Người bị hen phế quản kèm theo sốt, ho và khạc đờm mủ vàng không nên dùng loại trà này.

Bài 3

- Cách pha chế: Vỏ rễ cây bông 30 g thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút có thể dùng được. Chế thêm một chút đường đỏ, uống thay trà trong ngày.

- Công dụng: Bổ trung ích khí, chỉ khái bình suyễn. Dùng thích hợp cho những người bị viêm phế quản mạn tính, hen phế quản.

Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ rễ cây bông có thể chữa hen suyễn, thiếu máu, phụ nữ bế kinh, sa tử cung...

Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng cho thấy, vị thuốc này có khả năng làm giảm ho, tiêu viêm và chống co thắt phế quản. Phụ nữ có thai không được dùng bài này.

Bài 4

- Cách pha chế: Địa long khô (giun đất) 2 phần, cam thảo sống 1 phần. Hai vị thái vụn, mỗi lần lấy 3-4 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được. Mỗi ngày có thể pha chế 2-3 lần, dùng ngay trong ngày.

- Công dụng: Thanh nhiệt, bình suyễn. Dùng cho người bị hen phế quản thể đàm nhiệt (biểu hiện bằng các triệu chứng sốt, ho rát họng, khó thở, khạc đờm vàng đục, đại tiện táo...).

Theo quan niệm của y học cổ truyền, địa long vị mặn, tính lạnh có công dụng thanh nhiệt, bình can, định kính, chỉ suyễn, thông lạc, được dùng để chữa khá nhiều chứng bệnh, trong đó có chứng hen suyễn.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, địa long có tác dụng chống dị ứng, chống co thắt phế quản và tham gia vào quá trình điều tiết miễn dịch nên rất hữu ích cho người bị hen phế quản. Tuy nhiên, những người bị bệnh thể hàn không nên dùng bài này.

Bài 5

- Cách pha chế: Xuyên bối mẫu 15 g, lai phục tử 15 g. Hai vị tán vụn, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần lấy 3 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút có thể dùng được, uống thay trà.

- Công dụng: Chỉ khái hóa đàm, giáng khí bình suyễn.

Trong y thư cổ "Bản thảo cương mục", lai phục tử có khả năng: hạ khí định suyễn, trị đàm, tiêu thực, trừ chướng, lợi đại tiểu tiện, chỉ khí thống, hạ lỵ hậu trọng, phát sang chẩn.

Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại, xuyên bối mẫu có tác dụng trừ đàm, giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và nâng cao khả năng chống đỡ của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy.

Bài 6

- Cách pha chế: Ngũ vị tử 4 g, nhân sâm 4 g, tô ngạnh 3 g, đường phèn lượng vừa đủ. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút có thể dùng được. Chế thêm đường phèn, uống thay trà trong ngày.

- Công dụng: Bổ khí liễm phế, chỉ khái bình suyễn. Dùng cho người già bị hen phế quản lâu năm, khó thở nhiều, tức ngực, ho khạc đờm trắng dính... Những người thể chất béo bệu không nên dùng.

Nhìn chung, các phương trà dược trên đây đều rất đơn giản, dễ kiếm, dễ pha chế và tiện sử dụng. Có thể dùng để phối hợp điều trị trong giai đoạn bệnh tái phát hoặc dùng đơn thuần trong giai đoạn bệnh ổn định. Nên tìm mua các vị thuốc ở những cơ sở đông dược có giấy phép kinh doanh.


Bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản


Bài 1: Gừng tươi 50g, rễ cây chè 100g, mật ong một ít. Cho gừng, rễ chè vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc một lúc, sau đó lọc chắt lấy nước thuốc, bỏ bã đi, đổ mật ong vào nước thuốc, khuấy đều, cho vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml

Bài 2: Tỏi củ 500g, giấm ăn 500g, đường đỏ 200g. Tỏi bóc vỏ, tẽ nhánh giã nát cho vào lọ cùng với đường đỏ rồi rót giấm ăn vào sau đó bịt kín lọ, ngâm trong khoảng 15 ngày là được. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 – 20ml, ăn củ tỏi ngâm

Bài 3: gừng già 1 củ bằng ngón tay, gọt bỏ vỏ, chấm mật ong mà ăn. Chữa ho lâu ngày rất tốt.

Bài 4: Chanh 1 quả. Buổi tối cắt quả chanh vắt lấy nước, pha vào 1 ly nước nguội và 1 thìa đường phèn, đem phơi sương, rồi lúc 4 – 5 giờ sáng thức dậy uống hết. Uống trong 3 – 4 ngày là có tác dụng.

Bài 5: Tiêu sọ 1 chén con. Mua 1 cái dạ dày lợn để nguyên, lộn ra, cạo rửa sạch rồi lộn trở lại, cho tất cả hạt tiêu nguyên hột vào dạ dày lợn, thêm hành, tỏi, đường, muối, nấu chín rục. Lấy ra, hạt tiêu bỏ riêng phơi khô, ăn dạ dày lợn. Còn hạt tiêu để dành, mỗi lần uống trà nhai 3 – 5 hạt rồi nuốt cho ấm tạng phủ, sẽ hết ho luôn

Bài 6: Mơ chín 100 trái (bỏ hạt), chanh 7 trái (vắt lấy nước), cam thảo 40g, mật ong 1 thìa. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín rục, bỏ xác, lấy nước cô thành cao. Ngày ngậm 2 lần, mỗi lần 1 thìa con

Bài 7: Gừng tươi 500g, mật ong 200g. Gừng rửa sạch, nghiền nhỏ, cho vào túi vải ép lấy nước, đổ vào nồi, thêm mật, đun nhỏ lửa cô thành cao đặc, cho lọ đậy kín. Khi dùng, hòa nước sôi mà uống, mỗi ngày uống 2 lần.

Thảo dược có tác dụng điều trị viêm phế quản

Để điều trị viêm phế quản bạn có thể sử dụng một số thành phần tự nhiên và thảo dược như hành tây, tỏi, mật ong, gừng và trà.

Tỏi

Tỏi là một phương thuốc tuyệt vời cho người viêm phế quản. Nó kháng virus, đờm, và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phổi. Tỏi là một kháng sinh tự nhiên, chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Người bị viêm phế quản hãy cắt một nhánh (tép) tỏi và nuốt, thực hiện ba lần mỗi ngày.

Mật ong, gừng

Lấy một nửa muỗng cà phê mật trộn với một lượng nhỏ hạt tiêu xay, 1-2 tép tỏi và gừng tươi (đã được xay nhuyễn), và đưa cho bệnh nhân viêm phế quản ăn. Điều này giúp làm giảm cảm giác nóng rát trong ngực, mở ống bị chặn giữa cổ họng và phổi, người bệnh dễ thở hơn.

Để làm giảm ho do viêm phế quản, hãy cắt một củ hành tây vào tô, sau đó phủ mật lên. Để qua đêm, sau đó loại bỏ hành tây và lấy 1 thìa cà phê mật uống, uống bốn lần một ngày.

Hành tây

Nước ép hành tây tươi chữa viêm và đau ngực ở người viêm phế quản. Với một nửa thìa nước ép hành tây, chắc chắn người bệnh sẽ tìm thấy cảm giác thoải mái.

Ngoài ra, hành tây còn là một loại thuốc long đờm, giúp chất nhầy được lưu thông. Có thể sử dụng hành tây là nguyên liệu, nấu chín, nướng, súp và món hầm, là gia vị, hoặc bất kỳ cách nào bạn thích chúng.

Trà

Trà giúp làm giảm các kích thích phế quản, ho và đau do viêm phế quản cấp, cho những người cần được long đờm. Uống trà 3-4 lần/ ngày được coi là một cách khắc phục hậu quả bệnh viêm phế quản.

Ngoài ra, còn có cách uống trà thảo dược dễ chịu hơn, bạn có thể thực hiện một cốc trà chanh bằng cách: lấy 1 muỗng cà phê vỏ chanh cho vào 1 chén nước sôi, ngâm trong năm phút. Hoặc, bạn có thể đun sôi nước và nêm chanh, lọc vào một cốc và uống.

Đối với người đau họng mà do ho, cho 1 muỗng cà phê nước cốt chanh vào 1 chén nước ấm và súc miệng. Điều này giúp loại bỏ các vi khuẩn và chất nhầy.

Để phòng ngừa viêm phế quản hiệu quả, cần ngừng hút thuốc và thở khói ra nơi đông người, tránh tiếp xúc với chất kích thích. Cuối cùng, không để cho mình bị cảm lạnh và cúm.


Mẹo chữa hen phế quản đơn giản hiệu quả
Bệnh hen suyễn ở trẻ em
Thức ăn cho người bị bệnh hen suyễn
Triệu chứng bệnh giãn phế quản
Bé bị ho lâu ngày
Công dụng chữa bệnh của đông trùng hạ thảo

(st)





Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em biết quả đào tiên dùng để chữa bệnh hen suyen.xin hoi cach làm quả đào tiên như thế nào
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Làm sao biết được mình bị hen suyễn phong hàn hay phong nhiệt.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý