Nhà tuyển dụng sử dụng các cuộc phỏng vấn qua điện thoại như một cách kiểm định ứng cử viên cho vị trí họ đang tìm kiếm. Đây cũng là một cách các doanh nghiệp sử dụng để tối ưu chi phí tuyển dụng.
Khi bạn đang trong quá trình tích cực tìm kiếm việc làm, điều quan trọng là cần có một sự chuẩn bị trước. Bạn không biết lúc nào nhà tuyển dụng sẽ liên hệ, dành vài phút để nói chuyện và có một vài câu hỏi bất ngờ dành cho bạn, vì vậy, hãy chuẩn bị để sẵn sàng:
- Chuẩn bị phỏng vấn
Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn qua điện thoại cũng giống như một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Bạn phải liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu của mình, tìm kiếm và đưa ra trước các câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn qua điện thoại. Ngoài ra, hãy lên kế hoạch chuẩn bị cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng và một số các lưu ý sau:
Lấy hồ sơ để trong tầm nhìn giúp bạn có thể sẵn sàng trả lời khi có điện thoại.
Liệt kê một danh sách ngắn các thành tựu của bạn để xem xét trước.
Chuẩn bị bút và giấy nhớ.
Kiểm tra điện thoại để tránh không bị gián đoạn.
Nếu thời gian nói chuyện không thuận tiện, có thể yêu cầu một cuộc nói chuyện ở thời điểm khác.
Đảm bảo không gian yên tĩnh để có thể lắng nghe ( đóng cửa, tắt các thiết bị tivi, đài…).
- Thực hành phỏng vấn
Nói chuyện qua điện thoại không hẳn là dễ dàng như chúng ta vẫn tưởng. Sẽ không thừa nếu bạn tự thực hành trước. Nhờ người thân hoặc bạn bè rồi ghi âm lại và tìm ra những lỗi sai để chỉnh sửa và trả lời tốt hơn cho lần chính thức.
- Trong thời gian phỏng vấn
Hãy tránh các yếu tố sau đây để cuộc phỏng vấn qua điện thoại trở nên hoàn hảo hơn:
Không hút thuốc, nhai kẹo cao su, ăn, uống.
Lấy một ly nước để chuẩn bị.
Mỉm cười. Mỉm cười sẽ thể hiện một hình ảnh tích cực cho người nghe và cũng sẽ làm thay đổi giọng điệu của giọng nói của bạn.
Nói chậm, phát âm rõ.
Đừng ngắt lời người phỏng vấn.
Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời, điều này hoàn toàn chấp nhận được..
Đưa ra câu trả lời ngắn gọn, súc tích.
- Sau cuộc phỏng vấn
Ghi lại những lưu ý mà bạn đã hỏi và trả lời.
Hãy nhớ mục tiêu của bạn là có được một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Vì vậy, sau cuộc nói chuyện qua điện thoại, hãy nhớ cảm ơn Nhà tuyển dụng và không quên nhắc nhở mong muốn được trao đổi trực tiếp.
Phỏng vấn qua điện thoại không còn là một điều quá mới mẻ, đây là một bước đang được nhiều chủ sử dụng lao động áp dụng để sàng lọc và tìm kiếm ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí đang tuyển dụng.
Bạn cảm thấy hơi lạ lẫm so với các cuộc phỏng vấn mặt đối mặt thông thường, nhưng đừng vì thế mà tìm cớ lãng tránh hay bác bỏ cơ hội tạo ấn tượng tốt đẹp đầu tiên này.
Có thể, công ty đó đang muốn biết thêm một ít thông tin cá nhân về bạn ngoài những điều có trong resume hoặc còn thắc mắc về kinh nghiệm, kỹ năng, nền tảng học vấn hoặc tại sao bạn muốn ứng cử vào vị trí này… Đấy là những câu hỏi không quá khó khăn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải có một thái độ nghiêm túc khi trả lời như thể bạn đang ngồi trước mặt nhà tuyển dụng. Họ sẽ dựa vào đó để quyết định có nên mời bạn đến thảo luận trực tiếp hay không. Nhờ thế, bạn cũng sẽ tiết kiệm được nhiều công sức và thời gian đi lại.
Phỏng vấn qua điện thoại không quá khó khăn chỉ cần nắm vững một số nguyên tắc cơ bản. Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn qua điện thoại, bạn cần thực hiện theo những bước sau đây như:
Chọn thời điểm thích hợp:
Nếu được quyết định thời điểm, bạn nên chọn thời gian thích hợp cho mình, những lúc không bị chi phối bởi các công việc khác như: giữa hai cuộc họp, đang trông trẻ, đang làm một công việc chân tay nào đấy…Hãy sắp xếp thời gian mà bạn hoàn toàn rảnh rỗi. Mặc dù cuộc trò chuyện với nhà tuyển dụng có thể tốn chỉ vài mươi phút nhưng bạn nên dành một quỹ thời gian nhiều hơn cho công việc này.
Không trả lời phỏng vấn tại chổ làm hiện tại:
Tốt nhất, bạn tránh nhận điện thoại của nhà tuyển dụng tại nơi làm việc hiện tại, cho dù bạn có phòng làm việc hay tìm được một không gian riêng thích hợp. Trả lời phỏng vấn ở công ty hiện tại sẽ mang đến cho bạn cảm giác căng thẳng hồi hợp hơn và luôn lo sợ bị một ai đó vô tình bắt gặp
Chuẩn bị tinh thần như bạn tham gia cuộc phỏng vấn trực tiếp:
Ngồi thẳng lưng trên ghế, tư thế nghe và cách trả lời điện thoại như thể bạn đang ngồi trong phòng phỏng vấn kể cả khi bạn có đang ngồi ở nhà. Điều này sẽ giúp bạn tạo và cảm nhận được phong thái chuyên nghiệp trong cách giao tiếp. Nằm dài ra ghế sofa mà nhận điện thoại sẽ làm bạn dễ bị phân tán tư tưởng và không thể hiện được sự nghiêm túc cần thiết.
Lắng nghe cẩn thận:
Bạn cần tập trung nghe và nắm rõ nội dung thông tin, câu hỏi mà họ nhà tuyển dụng đặt ra .Bạn không thể thấy được thái độ phản ứng của họ khi nghe bạn trả lời vì thế bạn nên lắng nghe thận trọng và trả lời đúng và đầy đủ ý.
Ngôn ngữ cơ thể:
Hãy thể hiện ngôn ngữ cơ thể như một cuộc giao tiếp đối mặt thông thường, Nếu bạn thường nở một nụ cười xã giao khi bắt đầu thì hãy thực hiện như thế khi bạn trả lời phỏng vấn qua điện thoại, nhà tuyển dụng không thấy nhưng chắc chắn họ sẽ cảm nhận được điều đó, bạn nên tránh tuôn là những từ cảm xúc thông thường như "wow"… khi kết thúc cuộc điện thoại.
Càng nghiêm túc bạn càng làm tăng thêm hiệu quả và khả năng loạt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng giữa nhiều ứng viên khác.
Ngày nay rất nhiều nhà tuyển dụng lựa chọn việc phỏng vấn ứng viên qua điện thoại. Cuộc phỏng vấn tưởng chừng khó khăn ấy sẽ trở nên đơn giản nếu bạn tìm hiểu những lời khuyên dưới đây.
Nhà tuyển dụng muốn phỏng vấn bạn qua điện thoại vì:
- Nơi bạn sống xa công ty
- Cách nói chuyện qua điện thoại cũng là một kỹ năng quan trọng của công việc
- Bạn có thể làm việc tại nhà
Phỏng vấn qua điện thoại quả là một thử thách bởi vì bạn không thể nhìn thấy người phỏng vấn mình cũng như họ không thể nhìn thấy bạn. Điều bất lợi đó là bạn phải “lăng xê” mình bằng ngôn từ và giọng nói. Tuy nhiên, bạn lại có sẵn những ghi chép ngắn gọn để “quảng bá” kỹ năng và kinh nghiệm của mình.
Nếu nhà tuyển dụng gọi điện và muốn phỏng vấn bạn ngay lập tức, bạn luôn có hai lựa chọn:
- Nhận cuộc điện thoại
- Lịch sự đề nghị một thời gian khác (có thể để sau một vài phút)
Nếu bạn đang ở trong một môi trường thích hợp với bản lý lịch trích ngang trên tay, đây chính là thời điểm tốt nhất để bạn thực hiện cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở một địa điểm ồn ào, bạn nên giải thích khéo léo tình huống hiện tại của mình bây giờ và nếu có thể xin được phỏng vấn ở một thời điểm khác.
Khi bạn “quảng cáo” trình độ và kỹ năng của mình cho nhà tuyển dụng, hãy để ý tới những bước sau đây:
Lập kế hoạch từ trước: Nếu bạn dễ “nằm trong” những ứng viên được phỏng vấn qua điện thoại, hãy thực hành trước đó với những lời quảng bá kỹ năng ngắn gọn cùng những khẳng định thú vị của mình liên quan đến công việc.
Chuẩn bị: Bỏ tờ lý lịch tóm tắt của bạn sang một bên, chuẩn bị những câu hỏi có thể xảy ra. Thêm vào đó, bạn nên có một cây bút và một vài tờ giấy cạnh bên để có thể ghi lại những thông tin của cuộc trò chuyện nếu bạn muốn gọi lại lần sau.
Không ăn uống hoặc hút thuốc khi phỏng vấn: Điều đó chỉ đem đến nhà tuyển dụng những sự chú ý không cần thiết.
Ăn mặc thích hợp và ngồi ngay ngắn: Điều này nghe có vẻ buồn cười vì nhà tuyển dụng đâu có thấy được bạn. Thế nhưng tạo ra một môi trường làm việc tinh thần chuyên nghiệp cho chính bạn là điều rất cần thiết.
Đưa ra những câu trả lời ngắn gọn: Thứ duy nhất nhà tuyển dụng có thể dựa vào đó là giọng nói của bạn. Những câu trả lời ngắn gọn luôn dễ hiểu hơn những lời đáp dài lê thê, những câu giải thích lan man. Trả lời ngắn gọn cho phép bạn và nhà tuyển dụng có thời gian trò chuyện và khiến cuộc phỏng vấn thoải mái và thú vị hơn.
Thực hành cùng băng ghi âm: Nhờ có vậy bạn có thể luyện tập cho giọng nói của mình - nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn sự nhiệt tình và quan điểm tích cực từ ứng viên.
Hỏi lại câu hỏi: Bạn nên hỏi lại nếu bạn chưa chắc mình phải trả lời thế nào. Việc hỏi lại câu hỏi sẽ cho bạn thêm thời gian để suy nghĩ câu trả lời. Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ câu hỏi và tránh để nhiều thời gian chết. Vì sự im lặng quá 10 giây khiến cuộc phỏng vấn trở nên kéo dài, chán ngắt cũng như gây mệt mỏi cho nhà tuyển dụng.
Hỏi liệu bạn có đưa ra một câu trả lời phức tạp: Đây là cơ hội để nhà tuyển dụng hỏi thêm bạn và tránh được hiểu lầm không đáng có.
Trả lời một cách lịch sự: Biểu hiện khó chịu nào đó trong giọng nói của bạn sẽ “lộ” hơn nhiều so với phỏng vấn trực tiếp. Hãy nói một cách thoải mái và tự tin. Cười khi trò chuyện cũng là một cách thể hiện phản ứng tích cực với câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Cách trả lời phỏng vấn qua điện thoại
Ngày nay, để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhiều nhà tuyển dụng có xu hướng phỏng vấn ứng viên qua điện thoại. Tuy nhiên, nhiều người đã thất bại ở hình thức phỏng vấn này do mắc phải những sai lầm đáng tiếc.
Các ứng viên thường lơ là với hình thức phỏng vấn qua điện thoại.Theo Vicky Salemi, tác giả cuốn sách Sự nghiệp lớn trong thành phố lớn, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sai lầm của ứng viên là không nhìn nhận cuộc phỏng vấn một cách nghiêm túc như cuộc phỏng vấn gặp mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng.
Trong cuốn sách của mình, Salemi đã chỉ ra một số điều cần tránh, giúp ứng viên nhanh chóng vượt qua vòng phỏng vấn qua điện thoại:
Phỏng vấn trong trang phục luộm thuộm
Mặc dù không gặp mặt trực tiếp, bạn vẫn nên mặc quần áo khiến mình cảm thấy tự tin, Salemi khuyên. Bà cũng đề nghị ứng viên nên dậy sớm trước ít nhất 30 phút (nếu nhà tuyển dụng hẹn phỏng vấn vào buổi sáng sớm), chải đầu, ăn mặc chỉnh tề.
“Tôi đã từng phỏng vấn qua điện thoại với nhiều người vừa mới ngủ dậy. Người đó tạo ấn tượng cho tôi về vẻ ngoài lếch thếch với hàm răng chưa đánh, tóc rối bời và không có khả năng tập trung”, bà giải thích. Và chắc chắn, những nhà tuyển dụng khác cũng sẽ có cùng quan điểm như vậy.
Chọn sai địa điểm phỏng vấn
Bất cứ khi nào bạn nói chuyện với nhà tuyển dụng qua điện thoại, tốt nhất hãy thực hiện nó ở nơi yên tĩnh. Tiếng ồn và sự ngắt quãng xung quanh sẽ khiến bạn khó tập trung vào cuộc phỏng vấn. Do đó, hãy tránh nơi đông đúc, có trẻ con.
Salemi khuyên bạn nên ở nhà và nói chuyện qua điện thoại bàn chứ không phải di động, vì sóng điện thoại sẽ ổn định hơn và không có chuyện điện thoại di động hết pin khi ở giữa chừng cuộc nói chuyện.
Không biết tận dụng cách tiếp cận thông tin ngay bên cạnh
Theo Salemi, thuận lợi của phỏng vấn qua điện thoại là bạn có thể tận dụng những nguồn thông tin hữu ích ngay bên mình. Ví dụ, bạn có thể liếc qua danh sách những điểm quan trọng hoặc có thể vào website của công ty bằng máy tính ngay trước mặt để trả lời phỏng vấn. Tuy nhiên, nhiều ứng viên lại chưa biết tận dụng cơ hội này.
Quên nở nụ cười “tỏa nắng”
Có lẽ bạn sẽ nghĩ việc gì phải cười vì có ai nhìn thấy đâu, nhưng chắc chắn người phỏng vấn sẽ chú ý đấy! Họ sẽ để ý giọng nói thoải mái và lạc quan của bạn.
Salemi cũng đề nghị ứng viên nên đứng khi phỏng vấn: “Bạn sẽ thấy hào hứng hơn và nói tự tin hơn là ngồi phỏng vấn”.
Quên cảm ơn
Bước kết thúc rất quan trọng, cũng như trong cuộc phỏng vấn chính thức. Đây là cơ hội cuối cùng để bạn khiến nhà tuyển dụng nhớ tới mình như một ứng viên chuyên nghiệp. Vì vậy, hãy kết thúc bằng cách đặt ra câu hỏi về việc bạn cần làm gì tiếp theo… Sau đó, không quên nói lời cảm ơn, chào tạm biệt, cúp máy và ngay lập tức viết thư cảm ơn gửi tới người đã phỏng vấn bạn.
Phỏng vấn qua điện thoại tuy không được trang trọng như phỏng vấn trực tiếp, nhưng chúng ta cũng cần phải chuẩn bị chu đáo. Phỏng vấn qua điện thoại, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tính cách, kỹ năng giao tiếp của bạn. Đây là một số hướng dẫn cần thiết cho cuộc phỏng vấn qua điện thoại đạt hiệu quả:
Cần chuẩn bị:
- Nghiên cứu trước thông tin
- Liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu
- SYLL
- Cách thức xã giao
Bước1: Nghiên cứu công ty và vị trí bạn ứng tuyển. Tìm hiểu công việc cặn kẽ để xác định lựa chọn của mình đã đúng đắn.
Bước 2: Liệt kê những điểm mạnh và yếu của bạn. Hỏi chính mình về thành tích đạt được trong quá khứ và viết ra để tham khảo khi cần trong cuộc phỏng vấn. Bạn không biết chính xác nhà tuyển dụng hỏi gì nhưng với phần liệt kê này giúp bạn trả lời những câu hỏi khi cần.
Bước 3: Đặt SYLL bên cạnh để có thể giải thích SYLL của mình chi tiết, hiệu quả đối với bất cứ câu hỏi nào nhà tuyển dụng đặt ra.
Bước 4: Nghi thức xã giao. Hãy lịch sự, nhã nhặn. Đừng ngắt quãng nhà tuyển dụng khi họ đang nói. Không ăn, uống hoặc nhai kẹo gum qua điện thoại. Không đánh máy hay mở TV, Radio bên cạnh. Hãy chọn một nơi yên tĩnh để đảm bảo cuộc phỏng vấn không bị quấy rầy và hoàn toàn tập trung. Kết thúc cuộc phỏng vấn cảm ơn nhà tuyển dụng và gởi email hoặc viết bưu thiếp cảm ơn.
Làm thế nào để giao tiếp hiệu quả trong một cuộc phỏng vấn?
Giao tiếp hiệu quả là một kỹ năng thúc đẩy nhiều khía cạnh tích cực trong cuộc sống. Một cuộc phỏng vấn rõ ràng, hiệu quả, phù hợp từng nền văn hóa khác nhau sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được người có khả năng thích nghi và làm việc dưới áp lực được hay không.
Thực hành kỹ năng giao tiếp của bạn
Bước1: Dành một tiếng liệt kê ưu điểm của bạn. Tô đậm những điểm bạn muốn xây dựng trong cuộc phỏng vấn.
Bước 2: Thực hành phỏng vấn với người bạn hoặc đồng nghiệp để đánh giá kỹ năng giao tiếp của bạn.
Bước 3: Tập nói trước gương; chú ý những thói quen, động tác không tốt như là huơ tay, gác chân, chuyển động nhiều, mắt nhìn chỗ khác không tập trung hoặc nói chuyện kéo dài, ậm ừ…
Giao tiếp hiệu quả và tự tin trong cuộc phỏng vấn
Bước 1: Chú ý lắng nghe điều này sẽ giúp bạn hiểu và trả lời chính xác câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra .
Bước 2: Hãy suy nghĩ kỹ càng trước khi trả lời. Ngừng một phút để suy nghĩ điều đó không để lại ấn tượng xấu mà ngược lại giúp bạn có những câu trả lời chính xác, rõ ràng thể hiện sự tự tin hơn.
Bước 3: Hãy hỏi lại câu hỏi khi bạn đã không hiểu rõ, tránh trả lời dài dòng, loanh quanh.
Bước 4: Nói thật và chắc chắn rằng thông tin khớp với SYLL của bạn. Cách giao tiếp hiệu quả và đạt được sự tin cậy là nhấn mạnh những ưu điểm của bạn.
Đánh giá khả năng trình bày của bạn
Bước 1: Chắc chắn rằng nhà tuyển dụng đã ghi nhận được tất cả những câu trả lời họ đang cần biết.
Bước 2: Hỏi một vài câu hỏi vào cuối buổi phỏng vấn để chứng tỏ rằng bạn quan tâm vào vị trí đang ứng tuyển.
Bước 3: Để lại thông tin liên lạc cho nhà tuyển dụng khi họ cần gặp lại bạn.
Và nên chú ý văn hóa các nước: Ví dụ người Mỹ sẽ cấm kỵ những câu hỏi trả lời liên quan đến tình trạng hôn nhân, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, đặc điểm giới tính hay những điểm khuyến
9 “chiêu” phỏng vấn qua điện thoại
TTO - Phỏng vấn qua điện thoại là một trong những cách tuyển dụng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, cho phép nhà tuyển dụng khảo sát ứng viên trước khi phỏng vấn trực tiếp.
Nhưng làm sao để tìm được đúng người, đúng việc qua những cuộc phỏng vấn này? Dưới đây là những gợi ý dành cho nhà tuyển dụng và ứng viên:
* Dành cho nhà tuyển dụng:
1. Trước khi gọi điện cho ứng viên, bạn cần sắp xếp các thông tin cần thiết, xem lại các điểm chính cùng với yêu cầu cần thiết cho công việc để chuẩn bị các câu hỏi phù hợp cho ứng viên.
2. Lập danh sách các câu hỏi và các điểm chính về công việc. Hãy nhớ ghi cả những câu hỏi về kỹ năng chính của người nộp đơn, về kinh nghiệm làm việc, những dự định tương lai, vị trí hiện tại của người xin việc, những hiểu biết của họ về công ty của bạn và các chi tiết sâu hơn về các vấn đề liên quan. Danh sách câu hỏi này có thể giúp cuộc phỏng vấn trôi chảy hơn và đảm bảo rằng bạn sẽ thu thập đủ thông tin cần thiết.
3. Gọi cho ứng viên đúng giờ đã hẹn trước. Chuẩn bị sẵn giấy và viết để ghi chú. Có thể tiến hành phỏng vấn chung với người có liên quan tới vị trí cần tuyển dụng, nhưng hãy nhớ đặt sơ yếu lý lịch của ứng viên ở trước mặt trong suốt cuộc phỏng vấn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho bạn làm rõ bất kỳ thông tin nào cần thiết và tham khảo kinh nghiệm làm việc của họ.
4. Đừng quên giải thích quá trình tuyển dụng của công ty bạn và những gì công ty mong muốn đối với ứng viên.
5. Tránh để quá nhiều thời gian chết trong cuộc phỏng vấn. Điều này khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp, không tổ chức tốt trong mắt người xin việc. Đôi khi sự im lặng sẽ bắt buộc người xin việc có những câu hỏi ngược lại.
6. Có thể nhận xét thêm về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của người xin việc bằng cách để họ tự nhận xét về bản thân mình, đồng thời chú ý cách ứng xử của họ trong suốt cuộc điện thoại.
7. Hãy xem xét sự phù hợp của người xin việc đối với vị trí cần tuyển dụng. Điều này giúp bạn có thể quyết định được liệu có nên chuẩn bị một buổi phỏng vấn trực tiếp sau này hay không.
8. Sắp xếp cuộc hẹn cho buổi phỏng vấn kế tiếp nếu bạn cảm thấy ứng viên này phù hợp với vị trí cần tuyển trong công ty.
* Dành cho người xin việc:
1. Nếu có thể chủ động trong việc sắp xếp lịch phỏng vấn qua điện thoại, bạn nên chọn thời điểm mà mình cảm thấy có thể tập trung tốt nhất và khi cuộc phỏng vấn diễn ra, đừng để bị gián đoạn.
2. Tìm hiểu kỹ về công ty mà bạn đang xin việc bằng cách tham khảo thông tin từ trang web của công ty, nói chuyện với các nhân viên để hiểu rõ hơn về công ty mà bạn xin việc, thậm chí hỏi thăm thêm từ gia đình hoặc bạn bè về công ty này.
3. Tập trả lời các câu hỏi mà bạn cho rằng nhà tuyển dụng có thể đưa ra, trên cơ sở đó chuẩn bị các câu trả lời nhanh và chính xác trong cuộc phỏng vấn.
4. Chuẩn bị một danh sách câu hỏi để hỏi người tuyển dụng. Đặt câu hỏi không chỉ giúp bạn làm rõ những thắc mắc mà còn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn rất hứng thú với công việc sắp tới.
5. Hãy di chuyển trong suốt cuộc phỏng vấn qua điện thoại vì điều này có thể giúp bạn suy nghĩ linh hoạt hơn và làm giọng của bạn có vẻ hào hứng hơn.
6.Tránh ăn, uống hoặc nhai kẹo cao su trong cuộc phỏng vấn vì điều này làm bạn trở nên không chuyên nghiệp và giọng sẽ có vẻ như bị nghẹn. Thỉnh thoảng nhấp một chút nước lọc sẽ rất có ích nếu cổ họng bạn bị khô.
7. Hãy trả lời ngắn gọn và đủ ý khi được hỏi, đừng trả lời quá dài làm lãng phí thời gian của cuộc phỏng vấn.
8. Hãy nói sự thật. Nếu không biết trả lời câu hỏi như thế nào, bạn hãy thẳng thắn thừa nhận. Tốt hơn hết là nhận mình thiếu kiến thức trong lĩnh vực nào đó thay vì nói dối quanh co. Đồng thời hỏi người tuyển dụng rằng liệu bạn có thể để câu hỏi này đến lần phỏng vấn sau rồi trả lời có được không.
9. Hỏi về bước kế tiếp trong quá trình phỏng vấn của công ty. Hãy tỏ ra hứng thú với sự hợp tác tiếp theo giữa bạn và công ty.
10 mẹo gây ấn tượng khi phỏng vấn qua điện thoại
Phỏng vấn qua điện thoại cũng căng thẳng không kém phỏng vấn trực tiếp. Đây là một trong những thử thách đầu tiên mà bạn phải vượt qua nếu bạn muốn chinh phục một nấc thang mới trong sự nghiệp của mình.
Đặc điểm quan trọng của phỏng vấn qua điện thoại là nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn thông qua giọng nói, câu trả lời hay những âm thanh phát ra trong suốt cuộc trò chuyện.
“Nếu như bạn không vượt qua cuộc phỏng vấn điện thoại, bạn sẽ không được nhận vào làm”, Paul Bailo, CEO của Phone Interview Pro và là tác giả của cuốn Cẩm nang kĩ năng phỏng vấn qua điện thoại chia sẻ.
Dưới đây là những mẹo vặt nên làm và những điều nên tránh khi phỏng vấn qua điện thoại.
1. Không nhìn vào gương
Nhiều người nghĩ rằng việc nhìn vào gương sẽ giúp họ có thể quan sát những hành vi của mình tốt hơn trong suốt cuộc phỏng vấn nhưng điều này thực ra không chính xác. Khi nhìn vào gương, bạn trở nên quá tập trung vào những hình ảnh trong gương thay vì chú tâm vào cuộc phỏng vấn.Việc làm này cũng sẽ khiến bạn cười nhiều hơn khi nói chuyện và đánh mất sự tự nhiên trong lời nói của mình.
2. Sử dụng một tấm ảnh của người phỏng vấn
Bailo khuyên bạn nên tìm một bức ảnh của người phỏng vấn và đặt nó ở trước mặt trong suốt cuộc phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn có cảm giác như đang nói chuyên trực tiếp với họ và giúp bạn bình tĩnh hơn. Nếu bạn không thể tìm thấy một bức ảnh nào của họ, hãy thay thế bằng một bức ảnh của một người nổi tiếng và nghiêm khắc mà bạn biết.
3. Không nói quá nhiều
Một số người nghĩ rằng việc cố gắng nói nhiều trong cuộc phỏng vấn sẽ giúp họ có được kết quả tốt hơn nhưng điều này là không chính xác.
“Hãy nói ít hơn và chú ý lắng nghe nhiều nhất có thể. Điều đó sẽ giúp bạn hoàn thành cuộc phỏng vấn tốt hơn”, ông Bailo chia sẻ.
Theo ông, cách tốt nhất là ngừng khoảng vài giây trước khi trả lời các câu hỏi. Điều này sẽ cho bạn thời gian để suy nghĩ và giảm bớt những tiếng ậm ừ không cần thiết trong cuộc nói chuyện. Ông ví phỏng vấn điện thoại giống như một điệu nhảy mà người tham gia nên dành thời gian để lắng nghe âm nhạc. Nhà tuyển dụng là những người quyết định điệu nhảy, vì vậy nếu họ muốn nhảy sau thì bạn hãy dẫn dắt họ, còn nếu họ muốn dẫn dắt thì bạn hãy nhảy theo.
“Hãy chắc chắn rằng bạn không để sót bất cứ điều gì mà người phỏng vấn đã nói, dành một vài giây để hiểu kỹ câu hỏi và sau đó chuẩn bị một câu trả lời thật hoàn hảo hơn là thỉnh thoảng bật ra những ý kém thông minh và thiếu suy nghĩ”.
4. Luyện giọng trước cuộc phỏng vấn
Bạn nên luyện giọng trước khi phỏng vấn, điều này đảm bảo cho bạn có một giọng nói trong, khỏe và tự tin. Ngay cả những diễn giả chuyên nghiệp cũng cần luyện giọng trước khi nói. Hãy luyện các âm thanh với cường độ khác nhau. Hát to là một cách hữu hiệu không những giúp giọng khỏe hơn mà còn giúp giảm căng thẳng, tạo cảm giác hưng phấn, sẵn sang cho buổi phỏng vấn.
Trước cuộc phỏng vấn khoảng một giờ, bạn hãy dùng một thìa mật ong để giảm ho hoặc giữ cho giọng nói được rõ ràng và lưu loát. Điều này tốt hơn so với việc bạn chỉ uống nước hoặc cà phê trong suốt cuộc phỏng vấn.
5. Tránh thực hiện cuộc phỏng vấn tại một nơi quá thoải mái
Hãy đảm bảo rằng không gian mà bạn chọn để tiến hành cuộc phỏng vấn sẽ khiến bạn cảm thấy giống như đang ở trong một phòng phỏng vấn trực tiếp. Trước đó, hãy chuẩn bị tất cả những giấy tờ có liên quan và đặt chúng trước mặt. Như vậy trong suốt cuộc phỏng vấn bạn sẽ không cần phải lục tìm. Điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn để đưa ra những câu trả lời thông minh.
6. Lựa chọn trang phục phù hợp
Hãy chọn một bộ trang phục sang trọng dù chỉ là phỏng vấn qua điện thoại. Điều này sẽ cho bạn một niềm tin to lớn rằng bạn có thể chinh phục cả thế giới và giúp bạn phản ứng tự tin hơn trong cuộc phỏng vấn.
7. Thường xuyên nghe radio
Bailo cho biết nghe trên đài phát thanh là cách tốt nhất để luyên tập và giúp tạo nên một buổi phỏng vấn thành công. Trong các chương trình trên đài phát thanh, nhiệm vụ của phát thanh viên là kể cho bạn một câu chuyên mà bạn không thể trực tiếp nhìn thấy.Vì vậy bạn sẽ phải cố gắng để tưởng tượng. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng để có một cuộc phỏng vấn qua điện thoại thành công.
8. Đăng ký thời điểm thực hiện phỏng vấn phù hợp
Không đăng ký trả lời phỏng vấn vào những thời điểm mà khi đó bạn thường đang ngủ, ăn uống hay làm những việc vặt khác. Một số người trong chúng ta có khả năng tập trung rất cao vào buổi sáng nhưng một số khác lại thức dậy muộn hơn và cảm thấy hào hứng khi bắt đầu công việc vào buổi tối. Vì vậy, hãy tự chọn cho mình một thời gian thích hợp khi mà bạn chắc chắn mình làm mọi việc tốt nhất.
9. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn trong 3 ngày
Ngày thứ nhất: Hãy tìm hiểu thông tin về tài chính cũng như những văn hóa của doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển.
Ngày thứ hai: Sử dụng tất cả những thông tin mà bạn thu thập được và kết hợp chúng với nhau theo môt cách nào đó để sử dụng trong cuộc phỏng vấn, đặc biệt là khi bạn có thể đặt câu hỏi cho người phỏng vấn. Bên cạnh đó, nên chuẩn bị vài câu hỏi điển hình có thể bị hỏi. Bailo đã đưa ra một câu hỏi ví dụ như: “Điều gì khiến bạn tự hào nhất về công ty của mình?” hay “vấn đề nào của công ty khiến bạn mất ngủ?”
Ngày thứ ba: Đây là ngày để bạn chuẩn bị mọi thứ và luyện tập những mẹo phỏng vấn đã được cung cấp trên.
10. Phỏng vấn xong không có nghĩa là kết thúc
Vào cuối cuộc phỏng vấn, hãy để người phỏng vấn biết được bạn muốn được làm ở vị trí đó như thế nào và yêu cầu họ thông báo cho bạn về những bước tiếp theo.
Bailo khuyên bạn nên thực hiện một số việc dưới đây sau cuộc phỏng vấn:
24-48 giờ sau cuộc phỏng vấn: Gửi một email cảm ơn và phân tích lý do tại sao bạn là sự lựa chọn hoàn hảo cho công việc đó.
24-48 giờ sau khi gửi email: Gửi một tấm thiệp viết tay cảm ơn họ, không cần quá cầu kì, tốt nhất là thật đơn giản và rõ ràng.
24-48 giờ sau khi gửi thiệp: Nếu bạn tình cờ đọc được điều gì đó thú vị liên quan đến những gì đã đề cập trong cuộc phỏng vấn, hãy gửi nó tới cho người phỏng vấn cùng với một bản tóm tắt lý do tại sao bạn nghĩ rằng nó thú vị. Điều này sẽ chứng tỏ bạn là một người thông minh và biết chia sẻ suy nghĩ của mình.
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Phong thái khi đi phỏng vấn
Những câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp
Làm gì khi được mời phỏng vấn
Nghệ thuật phỏng vấn nhân viên
Mức lương mong muốn khi phỏng vấn ứng phó thế nào
Cách tạo CV ấn tượng để nhà tuyển dụng chọn bạn
(st)