Trẻ ăn sữa bột có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sữa mẹ thì chưa đủ để phòng còi xương vì hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ khá thấp (30-60 đơn vị/lít). Vì vậy, trẻ cần tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời.
Còi xương là bệnh rất phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi tại các thành phố công nghiệp vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Việc bổ sung vitamin D vào chế độ ăn của trẻ đã có tác dụng dự phòng và giảm tỷ lệ mắc bệnh. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất quan trọng ở nhiều quốc gia.
Nguyên nhân còi xương là thiếu vitamin D. Việc thiếu chất này sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, dẫn tới hạ canxi máu, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương.
Vitamin D tan trong chất béo và có trong thức ăn động vật như gan, cá, trứng, sữa... Tuy nhiên, nguồn cung cấp chủ yếu chính là quá trình tự tổng hợp của cơ thể. Dưới tác động quang hóa của tia cực tím ánh sáng mặt trời, tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D
Các yếu tố nguy cơ còi xương
- Thiếu ánh sáng mặt trời: Nhiều trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn quá kỹ hoặc không có điều kiện cho tắm nắng (do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường...).
- Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai: Điều này có thể phá vỡ cân bằng canxi nội mô ở bào thai và gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương từ trong bào thai. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp, nên trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào lượng vitamin D dự trữ thu được qua rau thai để đáp úng nhu cầu cơ thể. Vì vậy, việc người mẹ thiếu vitamin D trong thời gian mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây còi xương sớm ở trẻ sơ sinh.
- Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và canxi, tỷ lệ canxi/photpho thấp. Chế độ ăn nhiều phytat (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng làm giảm hấp thu canxi.
- Trẻ suy dinh dưỡng: Một số công trình nghiên cứu cho thấy, còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất, kể cả vitamin D và muối khoáng; đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D. Ngược lại, tình trạng thiếu vitamin D cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng cảm nhiễm với vi khuẩn, do đó tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ còi xương cao hơn so với trẻ bình thường.
- Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp (dưới 2.500g) có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân nặng lúc đẻ bình thường. Nguyên nhân là cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia vào chuyển hóa vitamin D còn yếu.
- Có hội chứng kém hấp thu: Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.
Để dự phòng còi xương, trong thời gian có thai và cho con bú, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời. Nên ăn uống hợp lý, chú ý thực phẩm giàu vitamin D, canxi để phòng tránh còi xương sớm cho trẻ từ trong bào thai và trong những tháng đầu sau đẻ.
Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu , sau đó cho ăn bổ sung. Chú ý cho ăn dầu mỡ, thực hiện tô màu bát bột. Hằng ngày phải cho trẻ tắm nắng 5-10 phút để có đủ vitamin D.
Bổ sung vitamin D 400 đơn vị/ngày cho trẻ đẻ non, đẻ thấp cân. Một trong những biện pháp phòng bệnh còi xương là tăng cường vitamin D vào thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em.
Thiếu ánh nắng mặt trời: đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc nắng sớm sẽ hay bị ốm. Điều này rất đáng buồn vì nước ta là nước nhiệt đới, hầu như quanh năm ánh sáng thừa thãi vậy mà tỷ lệ còi xương vẫn cao chỉ vì thiếu hiểu biết không cho con trẻ phơi nắng.
Nguyên nhân còi xương ở trẻ em
Các bà mẹ cần lưu ý trẻ 2 tuần tuổi đã cần được tắm nắng: tốt nhất là vào buổi sáng sớm (trước 8 giờ) nếu không có thời gian thì buổi chiều muộn. Trung bình yêu cầu 2 tiếng/tuần hay 10-15 phút/ngày tùy vào khả năng của trẻ và mức độ phát triển xương vận động (nếu trẻ ít ốm hoặc trẻ có biểu hiện của chớm còi xương có thể tắm nắng lâu hơn).
Sai lầm trong chế độ ăn dặm của trẻ: ăn sữa bò ở trẻ dưới 1 tuổi: là lứa tuổi nhu cầu vitamin D đang rất cao và nguồn dự trữ canxi hay thiếu hụt ở trẻ đẻ nhẹ cân, đẻ non, vì vậy ở những trẻ này rất thiếu vitamin D dẫn đến còi xương. Hoặc những trẻ ăn quá nhiều chất bột, đạm (thịt) gây tình trạng toan chuyển hóa – tăng đào thải canxi ra nước tiểu. Hoặc do trong chế độ ăn dặm hằng ngày không cho hoặc cho quá ít dầu/mỡ dẫn đến không có dung môi hòa tan để hấp thu được vitamin D.
Các yếu tố thuận lợi khác: tuổi (càng nhỏ càng dễ bị còi xương), đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, bệnh nhiễm khuẩn, trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Triệu chứng còi xương ở trẻ
Nếu mẹ bị thiếu canxi hoặc thiếu vitamin D, trẻ có thể bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ. Các triệu trứng của bệnh này biểu hiện rất rõ rệt trong 2 năm đầu sau khi sinh.
Ngủ kém
Giấc ngủ ngắn, không ngon giấc, hay giật mình, dễ bị kích thích quấy khóc, hay khóc đêm…
Ngoài ra, bé còn hay ra mồ hôi trộm khi ăn, khi bú, nhất là khi ngủ.
Táo bón
Dễ bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống cũng là một trong những triệu chứng của bệnh còi xương. Ở lứa tuổi lớn hơn, trẻ hay bị đau bụng nhưng chỉ đau một lúc rồi hết.
Trẻ hay kêu đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm. Tình trạng nhức xương hay gặp ở những xương dài, điển hình là xương cẳng chân.
Rụng tóc
Cha mẹ thường không để ý khi chỉ thấy vài sợi tóc vương trên gối. Nhưng sau đó một thời gian, tóc rụng nhiều thành mảng, có thể tròn nhẵn thín sau gáy hoặc tạo thành hình vành khăn nối từ bên tai này sang tai kia.
Đầu có bướu
Nếu bé bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ thì biểu hiện dễ thấy nhất trong 3 tháng đầu sau sinh là có bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô).
Xương biến dạng
Từ tháng 6 đến tháng 12 xuất hiện các nốt ở đầu xương sườn hoặc xương sườn bị cong gây biến dạng lồng ngực (ngực dô ức gà)g.
Sau 1 tuổi, quá trình biến dạng sẽ ảnh hưởng lên chi khi trẻ em tập đi như cong xương chi dưới (chân vòng kiếng), đầu gối vẹo ra ngoài, gù vẹo cột sống, khung chậu hẹp, chậm phát triển chiều cao.
Trẻ chậm mọc răng. Thông thường sẽ mọc răng ở tháng thứ 6 với bé gái và 8 tháng với bé trai).
Còi xương là một dạng bệnh lý không quá khó chữa nhưng cần được phát hiện kịp thời bởi nếu không, di chứng của nó sẽ rất nặng nề, theo trẻ đến hết cuộc đời.
Những trẻ dễ có nguy cơ bị còi xương
- Trẻ sinh non, đẻ sinh đôi.
- Trẻ nuôi bằng sữa bò.
- Trẻ quá bụ bẫm.
- Trẻ sinh vào mùa đông.
Phân biệt còi xương và bệnh còi cọc
Trẻ còi cọc: trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không.
Bệnh còi xương: có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phospho cao hơn trẻ bình thường.
Làm gì khi trẻ bị còi xương?
- Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.
- Cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ngày trong 4 - 8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 - 10.000 UI/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/uống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên.
- Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 - B2 - B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 - 2 thìa cà phê/ngày.
- Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày (cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương); cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
Phòng bệnh còi xương cho trẻ
- Khi có thai các bà mẹ phải làm việc nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000UI/3 tuần, mỗi tuần 200.000UI.
- Sau khi sinh cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.
- Sau khi sinh 2 tuần cho trẻ ra tắm nắng 15 - 20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ).
- Cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên nhất là về mùa đông.
- Khi trẻ ăn bổ sung: cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ
Đông y trị bệnh còi xương ở trẻ em
Từ các vị đơn giản như mật ong, vỏ trứng gà, xương động vật hay vỏ quýt, đông y đã kết hợp để trở thành những vị thuốc hiệu quả chữa bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em.
|
Vỏ trứng gà là một trong những vị thuốc chữa trẻ bị còi xương. Ảnh: minh họa - Internet |
Chữa bệnh còi xương
Còi xương ở trẻ em là do thiếu vitamin D. Khi trẻ bị thiếu vitamin thần kinh của trẻ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình, quấy khóc, trẻ đổ mồ hôi không phụ thuộc vào thời tiết. Khi sốt cao có thể bị co giật, khó thở.
Bị còi xương nặng trẻ sẽ bị yếu cơ, biến dạng xương đầu, lồng ngực, tay chân và cột sống. Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Giới thiệu cùng bạn đọc vài bài thuốc của Đông y trị bệnh còi xương ở trẻ. Nếu kiên trì thực hiện sẽ cho kết quả tốt.
Trẻ em chậm lớn, thấp bé, nhẹ cân: lấy 50g hoàng tinh, 100g mật ong. Ngâm hoàng tinh vào nước sạch cho mềm, rửa sạch, cho vào nồi luộc chín để nguội. Lại cho hoàng tinh đã nguội vào đun cùng mật ong đến khi mật ong ngấm hết vào hoàng tinh, dùng bình sứ để đựng, cho trẻ ăn dần có tác dụng bổ gan, thận.
Trẻ em thiếu canxi, chiều cao không đạt chuẩn, dậy thì muộn: dùng các loại xương lợn, gà, bò, dê, chó mỗi loại 100g. Mang tất cả các loại xương trên rửa sạch, đập nát, cho vào nồi đun kỹ lấy nước, bỏ bã. Thêm gạo vào nấu thành cháo, cho gia vị đủ dùng cho trẻ ăn. Món này có tác dụng làm mạnh gân cốt, thêm canxi cho trẻ.
Dùng 30g ngũ gia bì, táo tầu 5 quả, 15g nhân hạnh đào. Đem sắc kỹ, cho trẻ uống nước và ăn táo tầu, hạnh nhân.
Dùng 6g hạt sen, 10 cái vỏ trứng gà, 12g sơn tra. Đem sắc kỹ cho trẻ uống ngày 2 lần.
Chữa trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ em dễ bị suy dinh dưỡng nhất ở lúc tuổi từ 6 đến 24 tháng. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, hay quấy khóc, it hoạt động, bụng to dần, bắp thịt tay chân mềm nhão, chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi…
Các trẻ không hoặc ít được bú sữa mẹ, trẻ sinh thiếu tháng nhẹ cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đều dễ bị suy dinh dưỡng nếu thiếu điều kiện chăm sóc chu đáo. Đông y giới thiệu một số bài thuốc trị suy dinh dưỡng ở trẻ:
Lấy 2g sa nhân, cam thảo nam 4g, thạch môn 4g, sinh địa 6g, bạch truật 6g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang, có tác dụng chữa sinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài.
Lấy 5g vỏ quýt, 5g chỉ thực, 5g hoàng liên, 6g kê kim nội, 6g lạ bặc tử (sao), 10g sơn tra, 10g thần khúc, 10g mạch nha. Đổ 600ml nước sắc còn 150ml chia uống 3 lần trong ngày sau các bữa ăn hoặc lúc đói bụng (sáng, trưa, chiều). Ngày 1 thang.
Lấy 1 cái gan gà thái nhỏ, 10g ý dĩ tán bột, 15g hoài sơn. Hấp chín ngày ăn 2 lần.
Lấy 50g trần bì, 80g hạt quân tử, 100g hoài sơn, 100g hạt keo giậu, 100g thần khúc, 100g hạt sen, 100g ý dĩ. Tất cả đem phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, hoàn viên bằng hạt đậu xanh. Ngày cho trẻ uống 15 - 20 viên.
Trẻ bị rụng tóc vành khăn
Bổ sung canxi cho trẻ
Thay răng sữa ở trẻ em và những điều lưu ý
Thực đơn cho bé chậm mọc răng
Bệnh khó thở ở trẻ em
Pha sữa bằng nước cơm
(st)