Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng).
Nên mua trứng nào cho con?
Nhiều mẹ cho rằng trứng gà vỏ nâu sẽ tốt hơn trứng gà vỏ trắng. Điều này là hoàn toàn không đúng. Màu vỏ trứng khác nhau không có nghĩa là thành phần dinh dưỡng của trứng khác nhau. Trứng gà vỏ trắng hay vỏ vàng nâu đều có chung những thành phần dinh dưỡng. Do đó các mẹ không cần phải cân nhắc việc màu sắc của vỏ trứng khi mua trứng cho con.
Trứng gà nuôi công nghiệp là trứng của gà được nuôi hoàn toàn bằng thức ăn hữu cơ, có tác dụng giảm lượng độc tố tồn tại trong trứng thông qua thức ăn.
Ngoài ra, còn có loại trứng gà đặc biệt là trứng gà omega3. Loại gà này được nuôi hoàn toàn bằng hạt cây lanh (giàu axit béo omega 3). Tuy nhiên, trứng gà loại này thường đắt và chưa phổ biến trên thị trường.
|
Chế biến trứng cho bé ăn như thế nào?
Các mẹ có thể luộc trứng cho chín rồi bóc vỏ, tách riêng lòng đỏ và lòng trắng ra. Dùng thìa dầm nhuyễn lòng đỏ rồi trộn với bột/ cháo cho bé ăn.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể tách lòng trắng - lòng đỏ khi quả trứng còn sống. Sau đó dùng lòng đỏ chế biến món ăn cho con như bình thường.
Bé nên ăn bao nhiêu trứng mỗi tuần?
Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho con ăn trứng theo độ tuổi, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 6-7 tháng tuổi: Bé nên ăn 1 bữa trứng mỗi tuần (mỗi bữa ¼ lòng đỏ).
- Giai đoạn 8-12 tháng tuổi: Bé nên ăn 1-2 bữa trứng mỗi tuần (mỗi bữa ½ lòng đỏ).
- Trên 12 tháng tuổi: Bé nên ăn 2-4 quả trứng mỗi tuần (ăn cả lòng trắng và lòng đỏ).
Lưu ý gì kho cho bé ăn trứng?
Với bé dưới 1 tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn lòng đỏ trứng. Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bé. Bạn nên tránh cho bé ăn lòng trắng trứng gà đến khi bé được khoảng 1 tuổi vì hàm lượng cao protein có trong lòng trắng trứng tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng.
Với những bé thừa cân, các mẹ thường kiêng trứng cho bé. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm vì với những bé dưới 2 tuổi, bé cần nguồn dinh dưỡng dồi dào để phát triển, bao gồm cả chất béo và cholesterol. Do đó, loại thực phẩm chứa chất béo và cholesterol là hữu ích cho bé (kể cả bé thừa cân).
Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm…
|
Giá trị dinh dưỡng của trứng
Thông thường 1 quả trứng gà ta nặng khoảng 40g (cả vỏ), 1 quả trứng vịt: 70g (cả vỏ).
Nếu bỏ vỏ thì 100g trứng gà tương đương 3 quả, còn 100g trứng vịt tương đương 1,5 quả.
Như vậy, giá trị dinh dưỡng của trứng gà và vịt không khác nhau nhiều lắm, nhưng thành phần các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, virtamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng chất đạm của trứng gà cũng cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu, như vậy nên cho trẻ ăn trứng gà thì tốt hơn.
|
Lượng trứng cho trẻ ăn bao nhiều là đủ?
Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa.
Tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau:
Trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần
Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần.
Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần. ăn cả lòng trắng.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.
Cách chế biến trứng tốt nhất
Không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, anh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn… Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella - một yếu tố gây ngộ độc thức ăn. Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trứng gà rán hoặc ốp mà dùng lửa to thì dễ khiến bên ngoài cháy mà bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, còn lòng đỏ chưa được tiệt khuẩn nếu có. Vì vậy, khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt. Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%, trưng ôp 97%.
Cách luộc trứng đúng: cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ trứng không bị vỡ. Trứng gà vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.
Chế biến trứng cho trẻ tùy theo tháng tuổi:
Trẻ 6-12 tháng: nên cho ăn bột trứng. cách nấu bột trứng: nấu chín bột, mới cho trứng, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá.
Trẻ 1-2 tuổi: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm.
Trứng rất tốt cho sức khỏe khi ăn đúng và đủ”
(Dân trí) - Đây là khẳng định của PGS.TS. Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết.
Lựa chọn trứng
Hiện nay, trên thị trường trứng rất đa dạng và phong phú, điểm qua một vài loại thường gặp như trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút, trứng ngỗng, trứng đà điểu…Các bà nội trợ nên nắm rõ về hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi loại để có sự lựa chọn hợp lý cho thực đơn bữa ăn hàng ngàycủa gia đình mình khi đưa trứng vào trong thực đơn.
Trứng gà, trứng vịt là loại phổ biến nhất và cũng được tiêu thụ nhiều nhất. “Trong trứng gà có chứa tới 8 loại amino axit cơ bản và hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng quý, cần thiết cho sức khỏe như kẽm, lipít, protein và các loại vitamin đa dạng như vitamin A, B1, B2, PP”, PGS.TS. Trần Đình Toán cho biết .
Mặc dù kích thước nhỏ nhưng trứng chim cút rất giàu dưỡng chất. Bên cạnh đó, trong trứngcút còn có chứa những loại amino axít, khoáng chất, vitamin tương tự như trứng gà và trứng vịt. “Trứng cút rất thích hợp cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi , là đối tượng dễ có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm”, PGS.TS. Trần Đình Toán cho biết thêm.
Ăn thế nào là đủ
Trong trứng có chứa rất nhiều dinh dưỡng, thế nhưng ăn sao cho hợp lý và vừa đủ để có lợi nhất có sức khỏe. “Lượng trứng ăn trong một tuần còn tùy theo từng nhóm đối tượng”, PGS.TS. Trần Đình Toán nhấn mạnh. “Người lớn chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần dù là trứng gà hoặc trứng vịt. Người đang mang thai cũng nên ăn trứng một cách hợp lý không nên ăn quá nhiều”.
Đối với trẻ em, ăn trứng cần phải lưu ý nhiều hơn. Trẻ nên ăn trứng gà vì trứng vịt chậm tiêu hơn, sẽ làm cho bé no lâu. Bé 0-6 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/ bữa, ăn 1-2 lần/tuần.
“Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất nhưng không phải ai cũng nên ăn trứng vì cholesterol trong trứng sẽ có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu”, PGS.TS. Trần Đình Toán khuyến cáo. Một số nhóm đối tượng sau nên hạn chế ăn trứng như những người bị mắc bệnh gan, tăng mỡ máu, tiền sử mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, trong trứng có chất gây dị ứng nên nếu bị dị ứng thì không nên ăn trứng.
Nấu sao cho đúng
Trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút hay bất kì loại trứng nào đi chăng nữa thì khi chưa nấu chín kĩ như trứng chần, trứng tráng sơ qua… thì cơ thế rất khó hấp thu chất đạm (protein). PGS.TS. Trần Đình Toán cho biết thêm: “Trứng chưa chín sẽ dễ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng”. Không nên nấu trứng chín quá bởi sẽ làm phân hủy, mất tác dụng của chất sắt có trong trứng. Nên ăn trứng luộc bởi vì trứng luộc có khả năng bảo toàn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cả so với các loại trứng được chế biến kiểu khác.
Cần có sự lựa chọn từng loại trứng phù hợp với nhu cầu, sở thích của mỗi thành viên, nhưng các bà nội trợ nên bố trí trứng vào trong thực đơn cho gia đình sao cho đủ và hợp lý để có thể tận dụng được tất cả những chất dinh dưỡng từ thực phẩm này./.
Trẻ bị rụng tóc vành khăn
Cách trị nấm da đầu ở trẻ nhỏ
Bệnh do ký sinh trùng ở trẻ
Chọn quần áo cho trẻ sơ sinh
Lau mình cho bé bằng bọt biển
Ủ ấm cho trẻ sơ sinh đúng cách
(st)