Các bà mẹ luôn cảm thấy khó khăn khi tắm cho các bé sơ sinh, nhất là lần đầu làm mẹ. Vì bé quá nhỏ, nên các bà mẹ luôn có cảm giác sợ rớt bé khi ẵm bồng, càng khó hơn khi tắm, sợ nước hay xà phòng làm cay mắt bé, sợ làm ướt rốn
Nếu bạn dành khoảng nửa giờ chuẩn bị mọi thứ cần thiết và giữ cho tâm trạng thoải mái, bạn sẽ thích thú với công việc này và rất vui khi tự mình tắm cho đứa con thân yêu. Sau 2,3 lần bạn sẽ quen dần với việc tắm cho bé.
Cách tắm gội:
Trước khi tắm bé, cần chuẩn bị
·Thau tắm: 2 thau
·Khăn tắm: 2 khăn lớn và 2 khăn nhỏ
·Dầu tắm hay xà phòng tắm (có độ kiềm thấp)
·Gòn viên, que gòn vô trùng
·Tả, áo sạch
·Túi đựng đồ dơ
·Nước sạch ấm 37-38oC
·Cồn 70o
·Rửa tay sạch
·Tắt quạt, đóng cửa tránh gió lùa
·Chuẩn bị nước ấm bằng cách: cho nước lạnh vào khoảng 1/3 thau, sau đó cho nước nóng vào, kiểm tra nhiệt độ của nước bằng khuỷu tay hay mặt trong cổ tay, nếu không chắc chắn có thể sử dụng nhiệt kế
Các bước tắm
- Rốn chưa rụng hay mới rụng chân rốn còn ướt:
·Cởi áo, chừa tả
·Quấn khăn vùng chưa tắm
·Dùng gòn lau mắt, mũi, tai, mặt. Dùng 1 que gòn lau từ khóe mắt ra đuôi mắt, chỉ lau 1 lượt, không lau qua lau lại, xong bỏ que gòn này, sử dụng tiếp các que gòn khác nếu cần. Tương tự như vậy khi vệ sinh mũi, tai
·Tiến hành gội đầu, rửa sach, lau khô đầu
·Tắm theo thứ tự:
§Cổ, nách, cánh tay, ngực, bụng
§Lưng mông, chân.
§Bộ phận sinh dục: khi lau bộ phận sinh dục bé gái phải lau từ trước ra sau, không lau từ sau ra trước vì có thể đưa phân bẩn vào cơ quan sinh dục bé gái
·Lau khô vùng da đã tắm xong trước khi tắm vùng khác
·Cho trẻ sang khăn sạch. Quấn tả, mặc quần áo
- Rốn đã rụng:Thực hiện giống như rốn chưa rụng khi gội đầu và rửa mặt cho trẻ, không cần quấn khăn và mặc tả
-
Trải một khăn nhỏ vào đáy thau để tránh trượt
-
Cho trẻ từ từ vào thau. Giữ trẻ tư thế ngồi, lưng trẻ tựa vào tay bà mẹ, nâng đầu trẻ bằng bàn tay. Thoa xà bông và tắm từ cổ đến chân
-
Cho trẻ vào thau nước thứ 2 để làm sạch xà phòng
-
Cho trẻ sang khăn sạch. Lau khô quấn tả, mặc áo
Săn sóc rốn.
-
Dùng cồn để sát trùng rốn
-
Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài. 1 que gòn chỉ lau qua 1 vòng, không lau qua lau lại, bỏ que gòn này và dùng thêm các que gòn khác nếu cần
-
Dùng que gòn để làm khô rốn
-
Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tả dưới rốn
Cần chú ý:
·Rửa tay, tránh nhiễm trùng
·Tắm trong phòng ấm, tránh gió lùa, tránh trẻ bị lạnh
·Thử nhiệt độ nước, tránh bị phỏng da
·Rốn chưa rụng, chân rốn còn ướt không cho vào thau tắm, tránh nhiễm trùng rốn
·Chú ý tắm kỹ các nếp gấp cổ, nách, gáy, bẹn
·Không nhất thiết phải tắm hàng ngày, nếu trời lạnh, bé không quá dơ thì có thể lau cho bé
·Quan trọng là tránh bé bị lạnh khi tắm
Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Trẻ sơ sinh mới sinh ra còn yếu ớt, việc chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cho trẻ những ngày đầu mới sinh ra phải cực kỳ cẩn thận và kỹ lưỡng để vừa ngăn ngừa bệnh vừa bảo vệ bé.Đặc biệt việc vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn lại càng cẩn trọng hơn nữa.Bởi vì nếu trẻ bị nhiềm trùng rốn sẽ rất nguy hiểm cho sự sống của trẻ.
Rốn thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm trùng.
Tốt nhất nên tắm bé mỗi ngày một lần để giữ vệ sinh cho bé. Nếu bé có da khô có thể tắm bé hai ngày một lần, những ngày không tắm cũng nên lau rửa bé bằng khăn sạch và nhất là phải giữ cho bộ phận sinh dục của bé luôn sạch sẽ.
Da bé lúc này còn quá mỏng manh và cũng không có gì là dơ nên bạn không cần phải sử dụng sữa tắm hay xà bông cho bé mà chỉ cần tắm bé bằng nước ấm và sạch là đủ. Khi pha nước nóng nhớ dùng tay Bạn kiểm tra xem nước có quá nóng hay không, để tránh làm bé bị bỏng.
Bạn chỉ được sử dụng nước sạch để lau mặt bé, không được dùng xà bông hay sữa tắm. Lau mắt bé nhẹ nhàng khi mắt bé nhắm lại và lau kỹ ghèn ở góc mắt của bé, có thể sử dụng một góc khăn mặt để thực hiện. Dùng khăn để lau chùi tai bé, không dùng tăm bông.
Bạn cũng nên nhớ gội đầu cho bé trong những lần tắm. Dùng một chiếc khăn sữa nhúng vào nước và nhẹ nhàng lau đầu bé với chiếc khăn còn sũng nước đó, lặp lại nhiều lần cho đến khi đầu bé sạch sẽ. Dùng một chiếc lược mềm chải đầu cho bé sau khi tắm gội để cho lớp gây trên đầu bé bong tróc dần đi, tránh cào xước quá mạnh có thể gây chảy máu và làm đau bé, thậm chí nhiễm trùng.
Nên tắm bé trong phòng kín gió, nếu bé quá nhỏ có thể tắm bé trong phòng ngủ để kín gió. Trình tự tắm bé như sau:
Khâu chuẩn bị:
Hai thau nước ấm sạch, mực nước vừa phải, không quá nhiều.
Hai cái khăn lông nhỏ, một khăn sữa. Bạn trải hai khăn lông sẵn trên giường.
Một bộ đồ ấm để bé mặc sau khi tắm.
Vớ tay và vớ chân của bé.
Dầu khuynh diệp.
Một chiếc tả giấy.
Bông gòn ướt cắt miếng độ khoảng hai ngón tay.
Lược mềm để chải đầu bé.
Các bước tắm bé: Tuần tự thực hiện theo các bước sau:
-Lau mặt cho bé: Bạn ngồi bên cạnh hai thau nước tắm, quần áo bé vẫn giữ nguyên không cởi, đặt bé nằm gọn trong lòng Bạn, đầu bé nằm trên một bàn tay của Bạn. Bạn dùng tay còn lại nhúng khăn sữa vào thau nước đầu tiên, vắt hơi khô và nhẹ nhàng lau mặt bé thật sạch sẽ, nhớ lau sạch cả hai khoé mắt bé.
-Gội đầu cho bé: Nâng đầu bé lên phía trên thau nước (người bé vẫn nằm trong lòng Bạn), dùng tay không thuận năng trọn đầu bé trong lòng bàn tay, tay kia dùng khăn sữa nhúng nước lau đầu bé như đã hướng dẫn trên và sau đó vắt khô khăn sữa lau đầu bé lại cho khô. Tránh dùng ca múc nước xối lên đầu bé, vì bé có thể giật mình sợ hãi và nước có thể tràn vào mắt mũi bé nếu Bạn sơ ý gây sặc nước.
-Tắm thân cho bé: Cởi quần áo bé ra và nhẹ nhàng đặt bé vào thau nước sao cho bé có tư thế nửa nằm nửa ngồi trong thau nước, đầu bé tựa lên một cánh tay của Bạn và cánh tay này cũng được vòng qua ngang vai bé với bàn tay giữ chặt nách và cánh tay bên ngoài của bé. Tay còn lại dùng khăn sữa nhẹ nhàng khoát nước lên rửa sạch người bé, nên lưu ý rửa sạch cả phần cổ bé, các kẽ ngón tay và hai nách bé, đừng làm ướt rốn bé nếu rốn bé chưa rụng và khô lại. Sau đó, rửa sạch bộ phận sinh dục của bé (nếu là bé gái chỉ rửa bộ phận sinh dục bên ngoài mà thôi, tránh lau rửa bên trong), tiếp đến nhẹ nhàng kỳ cọ hai chân bé.
-Chuyển bé qua thau nước sạch thứ hai và khoát nước tráng lại người bé cho sạch.
-Hoàn tất việc tắm gội, nhanh chóng đặt bé lên khăn tắm đã trải sẵn trên giường và ủ bé lại cho ấm, lau khô hết người bé và dùng cái khăn tắm còn lại lau lại một lần nữa cho bé thật khô ráo. Bạn nhớ lau chùi cho tai bé khô nữa nhé và nhẹ nhàng lau hai cửa lổ mũi bé cho khô sạch. Sau đó:
-Lấy miếng bông gòn ướt lau chùi bộ phận sinh dục bé (nếu là bé gái).
-Làm vệ sinh rốn cho bé (nếu bé chưa rụng rốn) theo hướng dẫn ở phần sau.
-Mặc tả cho bé (xem bài cách mặc tả cho bé)
-Mặc quần áo ấm cho bé, mang vớ tay vớ chân cho bé.
-Thoa dầu khuynh diệp vào hai lòng bàn tay Bạn, xoa nhẹ tay với dầu lên đỉnh đầu và hai lòng bàn chân, đừng quên thoa một ít vào lưng bé nữa nhé.
Nhẹ nhàng chải đầu cho bé.
-Sau khi tắm nên cho bé ở trong phòng kín độ 30 phút và tránh gió lùa. Không nên ngâm mình bé trong nước quá lâu bé sẽ bị cảm, đối với bé ở hai tuần tuổi mỗi lần tắm cho bé chỉ cần 7 đến 10 phút là đủ vì bé không quá dơ lắm đâu.
Chăm sóc rốn:
-Luôn luôn giữ cho rốn bé được khô ráo và sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Bạn hãy nâng cuốn rốn bé lên và nhẹ nhàng lau sạch sẽ xung quanh rốn.
-Làm sạch rốn (đặc biệt là ngay tại cuốn rốn) với một cái tăm bông nhúng đẫm nước ấm hoặc một miếng bông gòn nhúng nước ấm và vắt hơi ráo nước.
-Lau rốn lại cho khô và băng lại cho sạch sẽ theo hướng dẫn của nữ hộ sinh đã hướng dẫn cho Bạn lúc Bạn còn ở bệnh viện.
-Tránh tắm ướt rốn bé cho đến khi rốn rụng, thời gian để rốn rụng khoảng từ 10 đến 14 ngày tùy theo mỗi bé. Nếu quá thời gian này mà cuốn rốn vẫn chưa rụng hoặc Bạn phát hiện những vùng sưng đỏ, chạm vào làm bé quấy khóc hoặc những bất thường khác thì phải gọi ngay cho BS của Bạn.
Chăm sóc dây rốn chưa rụng cho trẻ sơ sinh
Thưa bác sĩ, tôi mới sinh con nên rất băn khoăn và chưa biết cách chăm sóc núm rốn chưa rụng đúng cách cho bé. Mong bác sĩ chỉ giúp tôi cách vệ sinh dây rốn cho bé để tránh bị nhiễm trùng. Xin cảm ơn.
Trả lời:
Dây rốn là “cầu nối” giữa cơ thể mẹ và bé, nó làm nhiệm vụ vận chuyển ôxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé. Sau khi trẻ được sinh ra, dây rốn không còn tác dụng nữa nhưng cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng. Nếu bị nhiễm trùng núm rốn sẽ rất nguy hiểm và có thể dẫn đến những biến chứng.
Bình thường, dây rốn của trẻ sơ sinh sẽ khô và rụng sau khoảng từ 10 đến 21 ngày. Tuy nhiên, không có cách nào để dự đoán chính xác thời điểm rụng rốn. Vì thế, bạn không nên sốt ruột và tuyệt đối không dùng tay để giật núm rốn ra.
Yêu cầu đầu tiên, bạn phải luôn giữ cho núm rốn của trẻ được khô ráo và sạch sẽ. Theo kinh nghiệm, bạn thường dùng cồn để lau rửa vùng rốn cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho rằng điều này thật sai lầm, mà thay vào đó hãy dùng nước sạch đã tiệt trùng để lau cho bé hoặc có thể để cho nó tự khô và rụng đi. Hãy dùng một chiếc tã sạch cuốn quanh núm rốn của trẻ.
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau, có thể trẻ đã bị nhiễm trùng rốn. Cần đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Trẻ bị sốt hay quấy khóc khác thường.
- Rốn và vùng quanh rốn trở nên sưng tấy và đỏ.
- Nổi cục hoặc sưng ở vùng rốn.
- Chảy mủ vàng
- Chảy máu
Tắm cho bé sơ sinh 'chuẩn' như bác sĩ
Hướng dẫn hữu ích của bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai về cách tắm cho bé sơ sinh
Khi các em bé mới sinh còn nhỏ xíu, rốn lại chưa rụng, nhiều bà mẹ trẻ rất sợ hoặc ngại tắm cho con vì sợ bé bị lạnh, bị nước vào mắt, nước vào rốn gây viêm nhiễm…
Những hướng dẫn chi tiết của BS CK1 Phạm Thị Thục – Nguyên Trưởng phòng khám Nhi và tư vấn dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai dưới đây chắc chắn sẽ giúp các mẹ tự tin hơn trong việc chăm sóc và tắm cho bé yêu của mình nhé!
Chuẩn bị:
- Nơi tắm: Phòng ấm, đóng cửa tránh gió lùa, bật đèn sáng. Mùa lạnh có thể dùng điều hòa ấm hoặc lò sưởi nhưng phải có chỗ thông hơi, nhiệt độ phòng khoảng 29 – 30 độ C.
- Đồ dùng để tắm:
+ Hai chậu nước đã đun sôi để nguội xuống 36 – 37 độ C, hoặc thử bằng khuỷu tay thấy nước ấm là được.
+ Khăn tắm, khăn lau khô, tã, quần áo, tất, bao tay, mũ và một ít bông khô, cồn 70 độ.
+ Xà phòng tắm, dầu gội đầu dành cho trẻ sơ sinh, không chứa nhiều kiềm.
+ Thoa dầu cho bé, loại dành cho trẻ (thoa lên lưng, ngực và bụng, giúp bé chống lạnh trong khi tắm).
Nơi tắm cho trẻ sơ sinh nên kín gió để tránh gió lùa (Ảnh minh họa).
Cách tắm cho bé
Tư thế người tắm bé: Tốt nhất, bạn ngồi trên một chiếc ghế thấp một cách thoải mái. Bế trẻ trên cánh tay trái, đầu nằm gọn trong lòng bàn tay và lưng nằm trên cánh tay trái. Mông trẻ đặt trên đùi trái của bạn.
Cách tắm:
- Rửa mặt cho bé: Tay phải dùng khăn thấm nước ấm, vắt khô, lau mặt, lau tai, lau cổ cho bé.
- Gội đầu cho bé: Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa của bàn tay trái bịt hai lỗ tai bé. Tay phải dội nước rồi dùng dầu gội đầu xoa lên đầu bé. Sau đó, gội sạch đầu bằng nước ấm của chậu nước thứ nhất rồi lau khô tóc.
- Tắm toàn thân bé: Cởi áo và tã lót cho bé, xoa xà phòng hoặc dầu tắm lên người bé.
+ Nếu rốn chưa rụng: Vớt nước lên phần trên rốn: ngực, nách, tay, lưng… sau đó chuyển bé sang cánh tay phải, đầu bé quay vào phía nách người tắm. Đặt mông bé vào chậu nước. Tay trái vớt nước tắm phần dưới rốn: bẹn, mông, bộ phận sinh dục, hậu môn và hai chân. Sau đó dùng chậu nước thứ hai để rửa sạch lại. Chú ý không làm ướt rốn bé.
+ Nếu rốn đã rụng, chân rốn đã lành: Sau khi đã gội đầu và lau khô, bạn có thể xoa xà phòng lên người bé rồi đặt bé vào chậu nước. Tay phải đỡ đầu và cổ bé, tay trái kỳ cọ nhẹ nhàng những phần còn lại, sau đó chuyển bé sang chậu nước sạch khác để rửa lại rồi lau khô toàn thân cho bé.
Thay băng rốn, chăm sóc da và mặc quần áo, tã lót cho bé: Khi đã tắm xong, đặt bé vào khăn sạch, mềm, lau khô toàn thân (chú ý lau khô các nếp gấp da), rồi mặc áo cho bé. Sau đó, bạn sát trùng tay bằng cồn 70 độ rồi thay băng rốn cho bé, bôi kem chống hăm lên cổ, nách, ngực, lưng, khuỷu tay, khuỷu chân.
Bôi kem dưỡng da cho bé vào hậu môn, bẹn, quanh bộ phận sinh dục để giữ cho da khô, đề phòng hăm loét. Quấn tã, lót và đi tất chân, bao tay cho bé… Làm ẩm bông bằng nước chín ấm để lau vành tai, mũi rồi đội mũ và quấn chăn cho bé nếu trời lạnh.
Một số lưu ý khi tắm
- Thời gian tắm không kéo dài quá 10 phút.
- Mùa hè, có thể tắm cho bé hằng ngày. Mùa đông, bé chỉ cần tắm 2 – 3 lần/ tuần lúc trời ấm. Thay vào đó, bạn có thể dùng nước ấm lau mặt, cổ, nách, bàn tay, bẹn… cho bé thường xuyên để tránh hăm loét da.
Tắm cho trẻ sơ sinh - những điều cần chú ý
Trẻ sơ sinh có làn da đặc biệt nhạy cảm và mỏng manh, rất dễ bị vi khuẩn tấn công, dễ mẫn cảm với các loại xà bông, các chất làm sạch không thích hợp.
Trẻ sơ sinh có diện tích da rộng (một cách tương đối), lớp mỡ dưới da mỏng. Vì vậy trẻ rất dễ bị cảm lạnh, mất nhiệt (đặc biệt vào mùa đông có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng).
Tắm cho trẻ sơ sinh là một phần không thể thiếu được trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ vào những ngày tháng đầu đời.
Các bà mẹ cần nhớ rằng việc tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ đạt được:
• Giảm thiểu nhiễm khuẩn qua da.
• Không làm cho bé bị mất nhiệt.
• Làm cho trẻ thaỏi mái, ngủ ngon và ngoan hơn.
Kỹ thuật tắm:
Cần chuẩn bị:
- 2 khăn tắm loại to
- 2 khăn tay nhỏ bằng vải mềm (vải màn)
- mũ đội đầu, bao chân, bao tay
- quần áo, bỉm
- 2 cái chậu: một để tắm và một để đựng nước tráng
Thứ tự thao tác:
- Rửa mặt: thực hiện đầu tiên (lưu ý lau mắt bằng khăn riêng, lau mắt từ trong ra ngoài)
- Gội đầu: lưu ý ngay khô đầu ngay sau khi gội sạch, tránh để nước vào tai bé.
- Tắm thân người: thao tác nhanh để tránh mất nhiệt, đặc biệt chú ý những vùng nếp gấp như cổ, nách, háng phải dùng khăn lau rửa cẩn thận hơn. Nếu đặt trẻ ở tư thế úp sẽ làm trẻ bớt sợ hãi và khóc.
- Sau khi tắm xong: đặt trẻ vào một khăn to, dài để sẵn, lau khô toàn thân rồi chuyển ngay sang một cái khăn khô khác. Nếu trời rất lạnh, chưa cần mặc quần áo và vệ sinh rốn ngay (nếu rốn còn chưa rụng), mẹ có thể ôm bé vào lòng và cho bé bú, người bé sẽ ấm lên nhanh chóng.
Người ta nhận thấy việc tắm cho trẻ sơ sinh so với lau rửa từng phần không những không làm mất nhiệt của trẻ nhiều hơn mà còn làm cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Những câu hỏi thườnggặp:
Có nên tắm hàng ngày cho trẻ không?
Điều này tùy thuộc vào thời tiết, điều kiện môi trường và sức khỏe của bé. Nếu là mùa hè, thời tiết nóng ẩm, trẻ khỏe mạnh thì tắm háng ngày là cần thiết. Nếu trời lạnh hoặc phòng tắm (nơi tắm cho trẻ) không đủ ấm, hoặc bé non yếu thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày đâu. Vì nếu so sánh giữa nguy cơ nhiễm bẩn và nguy cơ mất nhiệt thì mất nhiệt nguy hiểm hơn nhiều.
Phòng tắm phải như thế nào?
- Nhất thiết không có gió lùa.
- Nhiệt độ phóng tốt nhất đạt 28 đến 30 độ C.
Nước tắm phải như thế nào?
- Phải là nước chín (nước đun sôi để nguội)
- Nhiệt độ nước phải đạt 38-40 độ C (có thể sử dụng nhiệt kế đo nước hoặc sờ tay thấy nóng già một chút).
Xà phòng (xà bông) tắm phải như thế nào?
- Phải là các loịa đặc biệt dùng riêng cho trẻ sơ sinh có tính kiềm rất thấp. Hiện nay trên thị trường có các loại phổ biến như Lactacid, Johnson BabyBath...
- Một số lá tắm thiên nhiên cũng rất tốt nhưng cần rửa rất sạch trước khi dùng cho bé như lá kinh giới, sài đất, mướp đắng...
Tắm cho trẻ sơ sinh không hề khó
Rất nhiều bà mẹ rất lo lắng khi lần đầu tiên tắm cho em bé của mình. Đừng lo lắng gì cả. Việc tắm cho bé sẽ là một kinh nghiệm thú vị đối với cả hai mẹ con
Có rất nhiều cha mẹ thắc mắc rằng bé có cần tắm mỗi ngày không hay cách vài ngày cũng được. Việc cho bé tắm hàng ngày hay cách bao ngày là tùy ở bạn, tuy nhiên việc tắm hàng ngày là thực sự không cần thiết.
Bạn cũng có thể chỉ cần giữ cho mặt mũi, chân tay, người bé sạch sẽ bằng cách sử dụng khăn mềm, ấm lau mỗi ngày là được.
Bạn cũng không cần chờ cho đến khi bé rụng rốn rồi mới tắm. Chỉ cần khi tắm xong bạn lau khô sạch sẽ vùng rốn của bé là ổn. Khi bạn đã sẵn sàng việc tắm cho bé, dưới đây là một số cách để cho lần tắm đầu tiên của hai mẹ con là một trải nghiệm thành công.
1. Chọn thời điểm thích hợp
Bạn hãy chọn thời điểm khi cả hai mẹ con đang rất thoải mái để giới thiệu bé với bồn tắm. Đó có thể là buổi sáng, chiều, miễn là thoải mái nhất. Khi đã tìm thấy thời điểm thích hợp cho việc tắm rửa, hãy biến nó thành thói quen cho bé để bạn dễ làm việc. Có bà mẹ tạo thành thói quen tắm cho bé trước khi đi ngủ.
2. Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết
Hãy lên danh sách những thứ cần thiết cho việc tắm của bé từ khăn tắm, sữa tắm, khăn sạch lau người, tã, kem bôi da, quần áo. Tất cả mọi thứ phải dễ lấy trong tầm tay bạn để bạn luôn có dễ dàng khi cần.
Lúc nào bạn cũng phải để ý đến bé và giữ tay chắc trên người bé. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đặt bé vào bồn, chậu mà không giữ được bé. Bạn có thể đặt một chiếc khăn ở dưới đáy chậu tắm rồi đặt bé lên đó. Điều này sẽ giúp làm giảm sự trơn trượt khi tắm. Hãy dùng khuỷu tay của bạn để kiểm tra nhiệt độ của nước tắm.
3. Cách tắm
Khi bạn đưa bé đến chỗ tắm, hãy cởi bỏ tã lót, quần áo của bé và nhẹ nhàng hạ bé vào nước, sử dụng cánh tay để giữ bé chắc chắn. Nếu bạn cảm thấy không thể xoay sở một mình, có thể tìm người hỗ trợ như chồng, ông bà. Bạn có thể nhờ những người đó giữ bé cho mình trong khi bạn tắm rửa cho bé cho đến khi bạn dần quen làm một mình. Sử dụng khăn mềm lau cho bé từ trên xuống bắt đầu từ khuôn mặt, tai, xung quanh mắt, sau đó di chuyển xuống thân người, chân.
4. Thao tác nhanh chóng và hiệu quả
Trẻ sơ sinh không có nhiều mỡ trong cơ thể, do đó rất dễ bị cảm lạnh. Nếu bé trông có vẻ lạnh, khóc không ngừng hãy cắt ngắn thời gian tắm của bé. Hãy hát cho bé nghe, dùng đồ chơi để đánh lạc hướng bé trong lúc bạn cố gắng hoàn thành việc tắm rửa.
5. Lau khô cẩn thận
Khi việc tắm rửa hoàn tất, hãy lau khô người cho bé. Phải đảm bảo mọi chỗ đều được lau khô một cách cẩn thận nhất là những vùng gấp của da để tránh kích ứng da của bé. Trẻ sơ sinh không cần kem dưỡng da, tuy nhiên nếu bạn sử dụng hãy chắc chắn là dùng sản phẩm ít gây dị ứng và dùng cho trẻ sơ sinh.
Tắm rửa và làm vệ sinh cho bé sơ sinh
Giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông
Rôm sảy ở trẻ
Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
Cách giảm sốt cho trẻ
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa?
Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh
(st)