1. Tập luyện sẽ tăng cường khả năng làm việc của tim và huyết quản
Vận động sẽ làm cho nhịp đập của tim tăng lên, tăng cường sức co bóp của cơ tim, lượng máu của tim tăng lên. Dung lượng máu trong tim có thể lên tới 965ml, nhiều hơn người khỏe mạnh bình thường khoảng 1/3. Lượng máu từ tim chảy ra tăng lên, tỷ lệ hấp thụ oxy của cơ thể cũng được nâng cao, tính đàn hồi của huyết quản tăng lên, do đó giúp cải thiện được dinh dưỡng và chất thay thế của cả cơ thể và cơ tim.
Sự tăng cường chức năng làm việc của tim có thể giúp làm chậm lại quá trình suy thoái của tim, giảm thấp tỷ lệ xơ cứng huyết quản, huyết áp cao. Vận động còn giúp giảm mỡ máu, giảm tỷ lệ xơ cứng huyết áp cao. Ai trong chúng ta cũng đều biết rất rõ về bệnh tim và nhồi máu cơ tim, nó là loại bệnh gây đột tử ở người già. Muốn đề phòng bệnh này thì phải tìm cách nâng cao hoạt động của tim, bảo vệ tính đàn hồi của huyết quản, giảm mỡ máu. Muốn như vậy chỉ có cách thường xuyên rèn luyện mới có thể đạt được mục đích.
2. Vận động có thể cải thiện được khả năng của hô hấp
Hô hấp là điều kiện quan trọng để duy trì sự sống. Vận động có thể tăng thêm khả năng hô hấp. Chủ yếu gồm các điểm sau đây: vận động sẽ giúp hô hấp có phản xạ thở sâu, thở nhanh hơn, làm tăng thêm sự hoạt động của các cơ hô hấp và nước bọt, khả năng làm việc của bộ máy hô hấp tăng gấp đôi so với không hoạt động; người thường xuyên vận động thì số lần thở sẽ dần dần giảm đi, nhưng thở sâu và đều hơn, lượng khí tăng lên rõ rệt; các chức năng hô hấp được tăng cường sẽ có lợi cho việc tuần hoàn máu, làm cho tinh thần sảng khoái, sức khỏe dồi dào, có tác dụng làm chậm sự suy thoái.
3. Vận động làm cho gân cốt khỏe mạnh
Gân cốt là giá đỡ vững chắc cho cơ thể. Không có gân cốt, cơ thể sẽ không có hình hài và sẽ không có bất cứ công năng nào. Nhưng khi đến tuổi về già, gân cốt có hiện tượng thoái hóa, dễ gãy xương. Nếu thường xuyên tham gia hoạt động sẽ làm cho gân cốt vững chắc hơn, có thể chịu đựng được gánh nặng và tăng cường được khả năng chống gãy, phòng ngừa được việc xảy ra gãy xương khi tuổi già.
Đồng thời, hoạt động thường xuyên còn có thể đề phòng được hiện tượng mọc thêm xương, tăng cường độ trơn nhẵn và tính linh hoạt của các khớp, phòng ngừa được bệnh viêm khớp. Cơ bắp và dây chằng là những bộ phận vận động quan trọng của cơ thể, vận động thường xuyên sẽ giúp cho cơ bắp nở nang, rắn chắc phòng ngừa được hiện tượng teo cơ, tăng cường được sự trao đổi chất trong cơ thể, làm chậm sự suy thoái.
4. Vận động sẽ tăng cường khả năng của hệ thần kinh, nâng cao năng lực điều phối.
Thần kinh là hệ thống chỉ huy của cơ thể, đồng thời cũng là một trong những bộ phận điều tiết quan trọng. Vì thế, trạng thái, khả năng, sự thông minh tài trí của con người đều có quan hệ mật thiết với hệ thống thần kinh. Vận động thường xuyên sẽ giúp cho người già tiếp tục duy trì được sự minh mẫn, phản ứng nhạy bén, động tác linh hoạt, tai, mắt tốt và sự khỏe khoắn của các bộ phận trong cơ thể. Nếu năng lực làm việc của hệ thần kinh bị giảm sút thì các dấu hiệu thoái hóa của con người sẽ trở nên rõ rệt hơn, như phản ứng chậm, nghe kém, động tác vụng về và dễ mắc bệnh tật. Vì thế, kiên trì vận động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh tật.
5. Vận động sẽ tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa
Nguồn năng lượng chính của cơ thể bắt nguồn từ hệ tiêu hóa và hấp thụ món ăn qua dạ dày, ruột, gan, tụy. Thường xuyên vận động sẽ tăng thêm sự chuyển động của dạ dày, ruột, tăng sự tiết dịch của dạ dày, ruột, gan, tụy, do đó tăng cường được khả năng tiêu hóa và hấp thụ, bảo đảm cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, có đủ nguồn năng lượng tốt cung cấp cho cơ thể. Nếu một người không tham gia tập luyện thì có khả năng hệ tiêu hóa sẽ suy thoái và thoái hoa rõ rệt, cơ thể mỏi mệt.
6. Vận động sẽ nâng cao khả năng bài tiết, tăng cường khả năng tạo máu
Do thường xuyên tham gia vận động nên khả năng trao đổi chất trong cơ thể dồi dào, sẽ thải ra nhiều “phế liệu” cho nên cần được tăng cường khả năng bài tiết. Do vận động nên việc cung cấp máu cho thận tăng lên, nhờ đó tăng cường được sức sống của các tổ chức tế bào, giúp cho năng lực bài tiết tăng lên rõ rệt. Vận động còn giúp khả năng tạo máu của hệ thống máu. Những người thường xuyên tham gia vận động, hồng cầu từ 450 vạn có thể tăng đến 700 vạn, huyết sắc tố có thể tăng từ 25 – 30%, bạch cầu cũng tăng lên, vì thế sức đề kháng tăng, phòng ngừa được suy thoái.