Cây cảnh trong dịp Tết theo phong thủy mang lại tài lộc may mắn

seminoon seminoon @seminoon

Cây cảnh trong dịp Tết theo phong thủy mang lại tài lộc may mắn

19/04/2015 12:18 AM
1,172

Theo phong thuỷ, có nhiều loại cây được xem là cây cát tường, tức có thể mang lại may mắn và sức khoẻ cho gia đình. Vào dịp Tết, bạn có thể bài trí những loại cây này trong nhà để gặp nhiều may mắn và tài lộc trong năm mới.

Cây đào




Được xem là tinh hoa của Ngũ hành, theo phong thủy, cây này có thể trị bách quỷ. Do đó khi đón năm mới, mọi nhà hay trồng đào trước cửa. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Ở Trung Quốc, hoa đào còn là biểu tượng cho lễ cưới.

Những ai độc thân nếu treo một bức tranh cây đào có quả trong phòng riêng thì người đó sẽ may mắn trong đường tình duyên, hoặc đặt một bức tượng hình cây đào ở hướng Tây Nam để có vận may trong tình duyên.


Cây quất






Âm Hán của từ “quất” gần giống với âm của từ “cát”, nó thường được chọn để trang trí nhà vào ngày Tết. Mọi người chọn những cây lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống. Do đó mỗi khi Tết đến xuân về, nhà nhà đều bài trí cây quất với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn cả năm cho gia đình.

Trong kinh doanh, việc đặt cây quất ở văn phòng hoặc cửa hàng sẽ đem lại cát khí lớn lao, sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc. Cây quất còn là biểu tượng của sức khoẻ, bình an trường thọ và sự may mắn trong tình duyên.

Cây tầm xuân




Cây tầm xuân có sức sống rất lâu, dân gian thường gọi là “vua của các loài cây”, có nơi rất thịnh hành phong tục trồng cây xuân. Theo truyền thuyết thì trong đêm Trừ tịch (đêm giao thừa), trẻ con sẽ sờ vào cây tầm xuân rồi đi vòng quanh cây mấy vòng với hy vọng sẽ chóng lớn.

Cây hòe




Nó được gọi là cây “lộc”, là một trong ba loại cây được người xưa coi trọng nhất. Họ luôn coi đó là biểu tượng của sự giàu sang phú quý. Theo điển tích Trung Hoa, ở trước triều môn mà trồng 3 cây hòe là tượng trưng cho chức Tam công trong triều đình. Vì thế nhân gian thường hay trồng hòe trước cửa nhà với ước mong con cái thành danh sau này. Nếu trồng hòe phía sau nhà thì lại bị coi như bế tắc công danh.

Cây cọ




Trong phong thủy thì cây cọ có tác dụng sinh tài, giữ của. Vì thế, rất nhiều gia đình đã trồng những cây cọ cảnh bên hiên nhà hoặc ở lối đi vào nhà, vừa tạo bóng mát vừa mong muốn ăn nên làm ra.

Cây trúc




Cây trúc ngụ ý trời đất trường xuân, trời đất dài rộng. “Trúc” gần âm với “chúc” có ý chỉ chúc phúc tốt đẹp. Theo phong thuỷ Trung Quốc, trước và sau nhà có trúc là đem lại tốt lành cho cả gia đình. Loại cây này tượng trưng cho sự mảnh mai, thanh nhã, rất thích hợp với nhiều không gian và phong cách thiết kế khác nhau.

Cây tre




Cây tre cũng mang rất nhiều ý nghĩa, là biểu tượng của tuổi thọ bởi luôn xanh tươi quanh năm trong bất cứ thời tiết nào, và vẫn có thể phát triển trong những điều kiện rất khó khăn. Hãy treo một bức tranh vẽ theo lối truyền thống hình dáng cây tre lá xanh tươi trong phòng học hay văn phòng để gặp may mắn về học hành và công việc kinh doanh.

Cây bách




Trong quan niệm dân gian, đồng âm với “bách” là “bách” (100) là số cao nhất, nhiều và toàn vẹn, có ý chỉ đại cát. Theo phong thuỷ, cây bách còn  mang lại sự trường tồn, cuộc sống dài lâu. Vì vậy, loại cây này rất thích hợp để làm quà biếu cho những người lớn tuổi.

Cây quế





Còn gọi là cây mộc, hoa quế thường nở vào dịp hè. Phong thuỷ quan niệm, hoa quế là cây tốt lành, nếu trồng cây quế trong nhà sẽ có đường làm quan phát tài, vinh hoa phú quý.

Cây ngô đồng




Đây được coi là “cây linh”, có khả năng ứng nghiệm. Truyền thuyết cho rằng cây ngô đồng có thể hấp dẫn loài phượng hoàng đến ở, là con vật thần kỳ khác lạ. Vì vậy trồng cây ngô đồng trước sân nhà sẽ mang lại bình yên, may mắn tốt lành cho gia chủ.

Thạch lựu




Trong phong tục tập quán, cây thạch lựu được xem là “thạch lựu bách tử”, tượng trưng của “đa tử đa phúc” (nhiều con nhiều phúc). Trên thực tế, hoa và quả thạch lựu màu đỏ như lửa, quả lại có thể giải khát chống say, có giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng, vì vậy nó được trồng trong vườn của nhiều nhà.

Không chỉ trong phong thuỷ mà ở dân gian, các gia đình đều trồng những cây lựu trước nhà bởi họ tin rằng, cây lựu luôn đem đến điềm may và tin tốt lành cho gia chủ.


BÀI TRÍ CÂY CẢNH TUYỆT VỜI NGÀY TẾT


Bài trí cây cảnh trong ngày Tết không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn tạo may mắn, rước tài lộc khi cây hợp phong thủy.

Theo Thạc sĩ - KTS Hà Anh Tuấn - nhà nghiên cứu, giảng dạy Phong thủy thì việc bài trí cây cảnh ngày Tết có những nguyên tắc nhất định:


  Bài trí cây cảnh tuyệt vời ngày Tết - 1


Danh chính ngôn thuận

Thực chất, đa số các loại cây được chuộng thường ngày và đặc biệt là dịp Tết hay được chọn chỉ vì tên gọi mà thôi. "Ăn khế trả vàng, phát tài phát lộc" … là những câu nói khiến người trưng bày cây thêm tin tưởng vào may mắn đến qua cái tên của cây.

Từ "Phát Tài" (với hàng chục loại khác nhau) đến "Kim Ngân" thể hiện lời cầu chúc tài lộc ngân lượng tuôn chảy dạt dào, hay "Đỗ Quyên" mong ước đỗ đạt, "Hồng Môn" cầu chúc tươi thắm duyên tình, có vẻ như các nhà vườn đánh đúng tâm lý khách hàng nhờ cây cảnh “thay lời muốn nói”, gửi gắm ước mơ.

Những tên gọi cây cối mang ý nghĩa may mắn, thể hiện mong ước của các gia chủ thường được ưa chuộng hơn như "Cần Thăng" (mong muốn thăng tiến), "Đỗ Quyên", "Trạng Nguyên" (đỗ đạt, học giỏi), "Kim Ngân", "Kim Quýt" (Tài lộc dồi dào),  Đào, Mai, Hồng (duyên tình tươi thắm), Hướng Dương, Cúc vàng (đón ngày mới, ấm áp tự tin)...

Giới chơi cây cảnh thường quy định bộ tứ linh ( thực vật ) gồm Đa – Sung – Sanh – Si , bộ tứ quý gồm Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Khi bày biện cây cối cho hợp cách thì cây tượng trưng cho nam quân tử bày bên ngoài ( đối ngoại )  là tùng và trúc, cây tượng trưng nữ khuê phòng bày bên trong ( đối nội ) là cúc và mai. Riêng hoa Sen thanh tịnh và nhất là Sen Phật Bà tượng trưng cho lòng thành kính hướng thiện thì thường bày trang trọng nơi phòng thờ hay phòng khách. Các loại hoa như Cát Tường mang ý nghĩa may mắn, hạnh thông mọi việc, hoặc Thiên Điểu với ý nghĩa tượng trưng cho sự phóng khoáng, bay nhảy, cũng khá được ưa chuộng vào dịp tết.

Nhất dáng, nhì... hoa

Phổ biến hơn cả là nhóm các cây bonsai. Chọn đơn giản thì dáng thẳng dáng ngang (trực hay hoành) là dễ chưng nhất. Chọn chậu quất thì tháp nhọn vươn cao, chậu mai thì uốn éo dáng rồng cũng là những dáng phổ biến vì thể hiện sự cân đối , phát triển.


  Bài trí cây cảnh tuyệt vời ngày Tết - 2

Những thế cây bonsai vững chãi cân đối, có tầng bậc…luôn được chuộng.

Bài trí cây cảnh tuyệt vời ngày Tết - 3
Đồng thời những thế cây lạ độc như thác đổ, vượt phong ba… cũng hút hàng không kém.



Cầu kỳ hơn là những dáng cây được tạo tác theo các nhóm biểu tượng trong văn hóa Việt Nam và phương Đông. Ví dụ như Tam Đa là thế cây tượng trưng cho ba ông Phúc, Lộc, Thọ, ngũ phúc là thế cây có năm tán, gồm bốn cành và một ngọn, không có tán quá to hay quá bé, tượng trưng cho phú, quý, thọ, khang, ninh. Thất hiền là thế cây gồm bảy thân cùng một gốc, tượng trưng cho bảy người hiền giữa rừng trúc hay rừng thông. Phụ tử, mẫu tử, huynh đệ, phu thê là những thế cây biểu tượng tình cha con, mẹ con, anh em, vợ chồng trong gia đình phương Đông thuở trước.

Năm 2012 là năm Thìn với con rồng làm linh vật chủ niên nên các thế cây hình rồng được ưa chuộng hơn. Long giáng là thế cây nằm ngang như con rồng đang hạ xuống mặt đất, gốc cây là đầu rồng, chùm rễ là râu rồng, cành là chân, ngọn là đuôi. Long thăng là thế cây như con rồng sắp bay lên, đầu rồng là ngọn cây, thân rồng là cành, vảy rồng là lá, đuôi rồng là gốc, rễ cây. Tất cả tạo nên một sự hòa quyện và ước vọng vươn lên, phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra còn các thế cây lạ như “Bạt phong hồi đầu” là thế cây đổ giạt theo chiều gió, nhưng ngọn cây nghiêng rồi mà vẫn quay ngược lại, thể hiện sự gan góc vững vàng chống trả phong ba bão táp, các doanh nhân hay thích thế này vì tượng trưng cho tinh thần chèo chống kiên cường trong buổi kinh tế khó khăn.

Gần đây, các thế cây biểu hiện tâm hồn dân tộc Việt Nam đang được ưa chuộng nhiều hơn, như thế cây đa làng, tạo dáng một bệ gốc rễ sum xuê tỏa đều bốn phía, một thân to vươn thẳng, các chùm rễ phụ từ các cành buông thõng xuống đất, gợi cảnh làng quê thuần Việt êm đềm, môc mạc mà sum xuê sung túc.


Bài trí cây cảnh tuyệt vời ngày Tết - 4
 
Bài trí cây cảnh tuyệt vời ngày Tết - 5
 
Hoa cắm bình, mâm ngũ quả luôn được gửi gắm nhiều mong mỏi về sự sung túc, viên mãn, đủ đầy, hoan hỉ.


Sau dáng là hoa. Với những ai không chơi bon sai thì ưu tiên ngày Tết nhà phải có hoa. Tiêu chí chọn hoa dễ hơn chọn dáng, bởi chỉ cần hoa lớn, nở đều và nở đúng mấy ngày tết , sắc tươi, ít rụng …là đạt yêu cầu. Những loại hoa có gam màu ấm áp (vàng, cam, đỏ, hồng …thể hiện tính Dương) được ưa chuộng và gần như đã thành lựa chọn truyền thống, ít thay đổi.


Ý nghĩa của hoa đào ngày Tết
Chăm sóc hoa mai ngày tết
Bí quyết cắm hoa ngày lễ
Kỹ thuật trồng mai ngày tết
Kỹ thuật trồng hoa cúc đón tết
Chọn hoa theo phong thủy cho ngày Tết


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý