Chăm sóc mắt cho bé sơ sinh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chăm sóc mắt cho bé sơ sinh

19/04/2015 12:33 AM
1,047

Bé sơ sinh thường bị chảy nước mắt và ghèn trong những ngày đầu sau sinh. Tình trạng viêm kết mạc mắt có thể xảy ra ngay trong tuần đầu nếu việc chăm sóc mắt cho bé không được thực hiện hàng ngày.



Một số bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp

Trong một số trường hợp bé sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi, bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).

Trong ba tác nhân trên, nguy hiểm nhất là lậu cầu Neisseria gonorrhoea, vì nó có thể gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù.






Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh. Tuy nhiên, triệu chứng có thể bắt đầu sớm hơn hay muộn hơn. Nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng, rất khó nói nhiễm khuẩn do tác nhân nào gây ra. Ở những vùng có tỷ lệ nhiễm lậu cầu trùng cao, nhân viên y tế nên điều trị ngay bất kỳ trường hợp nhiễm khuẩn mắt nào vì nó có thể do lậu cầu gây ra, chứ không nên chờ đợi kết quả xét nghiệm hay chẩn đoán chắc chắn rồi mới điều trị. Nhân viên y tế nên lưu ý tầm soát và điều trị trong thời gian mang thai những thai phụ có thể bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Ước tính có 3% bé bị bệnh mắt do lậu cầu không được điều trị sẽ bị mù.

Lậu và chlamydia là những nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục hay gặp nhất ở phụ nữ mang thai.

Nhiễm tụ cầu trùng Staphylococcus aureus xảy ra trong 10 đến 20% những bé sơ sinh và có thể lây lan rất nhanh từ bé này sang bé kia, nhất là tại các cơ sở y tế.

Tụ cầu cũng là nguyên nhân thường gặp của nhiễm trùng rốn và rốn có thể là nơi tích trữ vi trùng này.

Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn mắt do lậu cầu trùng và chlamydia





Vì nhiễm khuẩn mắt do lậu rất nặng nên mọi trường hợp viêm kết mạc ở bé sơ sinh nên được điều trị với kháng sinh như là viêm kết mạc do lậu cầu trùng.

Hầu hết những nhiễm khuẩn do chlamydia gây ra đều có thể phòng ngừa bằng cách khử khuẩn mắt ngay sau sinh, thậm chí khi mẹ chưa được điều trị trước sinh.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt cho bé sơ sinh

Tất cả nhân viên y tế và cả những người chăm sóc bé đều phải rửa tay thường xuyên, sử dụng dụng cụ và thiết bị sạch, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ là những biện pháp căn bản để phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt và những nhiễm khuẩn khác ở bé sơ sinh.

Do vậy nếu mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục mà chưa được điều trị (hay điều trị chưa ổn định) thì bé sinh ra có nguy cơ viêm kết mạc mắt. Khi thấy mắt bé bị sưng (hay đổ ghèn) thì phải báo ngay cho bác sĩ (hoặc cho bé đi khám ngay) để bé được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Việc sử dụng kháng sinh nhỏ mắt phải do bác sĩ chỉ định.






Lưu ý: Ngay sau sinh, nên lau sạch mắt bé bằng gạc vô trùng hay bằng khăn riêng. Khăn này phải được nhúng nước sôi để nguọi.

- Bé thường được các nữ hộ sinh nhỏ mắt (hay tra thuốc mỡ mắt) sau khi lau mắt trong vòng một tiếng sau sinh. Chú ý không được để đầu chai thuốc (hay đầu ống thuốc) chạm vào mắt bé.

- Bất cứ người nào chạm đến bé đều phải rửa tay trước và sau chăm sóc bé.

WHO khuyến cáo, mọi bé sơ sinh phải được lau mắt ngay sau sinh và phải được nhỏ nitrate bạc 1% (hay tra thuốc mỡ mắt tetracycline 1%) trong vòng 1 tiếng sau sinh.

Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 32 triệu trường hợp viêm kết mạc do lậu cầu mới mắc và 46 triệu trường hợp phụ nữ mới nhiễm chlamydia trên thế giới hàng năm. Một phần ba đến một nửa bé do những phụ nữ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục này sinh ra sẽ bị nhiễm khuẩn mắt.


Ở trẻ từ sơ sinh đến 3-5 tuổi, chức năng thị giác được hình thành dần. Đây là tuổi rất nhạy với tình trạng giảm hoặc mất thị lực vĩnh viễn.

Khả năng nhìn sẽ tăng từ từ bắt đầu khoảng 20cm khi mới sinh ra và thị lực phát triển tăng dần đến 10/10 tương đương thị lực người trưởng thành khi bé được 5 tuổi.

Trong giai đoạn này, não phải nhận rõ hình ảnh từ hai mắt để từ đó đường thị giác trong não mới được phát triển một cách đúng đắn, bất cứ điều gì gây cản trở sự thu nhận hình ảnh rõ xảy ra trong giai đoạn này mà không được phát hiện, không được điều chỉnh hoặc là điều chỉnh không đủ đều có thể dẫn đến tình trạng nhược thị hay còn gọi là tình trạng mất thị lực không hồi phục lại được. Ngược lại, nếu được điều trị sớm, tình trạng này sẽ được cải thiện tốt, thị lực sẽ được cải thiện tốt.


Khám mắt định kỳ

Trẻ nhỏ từ lúc mới sinh cho đến 3-5 tuổi thường gặp những vấn đề về tật khúc xạ, bị lé. Thông thường, các bà mẹ hay mắc phải một sai lầm, là đợi trẻ lớn mới cho đi khám vì sợ bé không hợp tác được. Ở lứa tuổi này, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám mắt ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như là bị lé, nháy mắt hay dụi mắt thường xuyên, nheo mắt, đến gần để nhìn hoặc là nghiêng đầu nhìn, chảy nước mắt… tất cả những bất thường về mắt hoặc nhìn thấy ánh đồng tử trắng, hoặc ở những bé có nhiều nguy cơ như là trẻ sinh non.

Tóm lại, theo tài liệu hướng dẫn chăm sóc mắt định kỳ của Hội Nhãn khoa Hoa Kỳ, cũng như theo kinh nghiệm của các bác sĩ nhãn khoa, từ lúc mới sinh tới khoảng 3-5 tuổi, bé cần phải được khám mắt định kỳ ít nhất khoảng 3 lần:

Lần khám đầu tiên: từ lúc mới sinh đến 3 tháng tuổi.

Lần khám tiếp theo: khoảng 6 tháng tuổi, để phát hiện những tình trạng lé, sự phát triển của c�� vận nhãn, những bất thường về cấu trúc của mắt.

Lần khám thứ 3: từ 2 - 3 tuổi, bé cần phải được kiểm tra.

Lựa chọn đúng kính đeo mắt nếu trẻ có tật khúc xạ

Khi mới lên 5-6 tuổi, cơ quan thị giác của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện, vì thế việc lựa chọn kính đeo khi mắt bị bệnh cần thận trọng. Vì nếu đeo không đúng cách sẻ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thị giác của trẻ.

Chính vì thế, việc lựa chọn chiếc kính sao cho phù hợp với trẻ là hết sức cần thiết và cần được tiến hành một cách thận trọng. Mỗi tật khúc xạ ở mắt trẻ yêu cầu một loại kính khác nhau và cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa mắt. Thông thường thì sau khi phát hiện con mình có những bất thường về mắt và thị lực, các bậc phụ huynh cần đưa con đến chuyên khoa mắt khám toàn diện để xác định trẻ có cần phải đeo kính hay không.

Ngồi học đúng tư thế

Ngồi học phải giữ đúng tư thế: nên cho trẻ ngồi thẳng lưng, 2 chân khép lại với 2 bàn chân để sát nền nhà, đầu hơi cúi khoảng 10-15 độ. Không được cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học. Luôn để mắt xa sách vở với một khoảng cách thích hợp. Cải tiến các phương tiện phục vụ học tập, kích cỡ bàn ghế phải phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo đủ ánh sáng, sách vở học tập phải được in rõ ràng và sáng sủa. Giảm mọi căng thẳng của mắt. Không thức quá khuya để đọc sách, nhất là những em có thị lực kém. Hạn chế thời gian xem tivi, chơi game, sử dụng máy tính… và phải ngủ đủ giấc. Không đọc sách, truyện có chữ hoặc hình ảnh lem nhem, chữ quá nhỏ.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mắt

Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, củ, quả vàng đậm, đỏ, cam, trái cây tươi, tối thiểu hai bữa cá mỗi tuần, thịt, trứng, sữa, gan, dầu nành, dầu mè… để nhận đủ các vitamin A, C, E, acid béo thiết yếu omega-3, omega-6…. Hàng ngày cơ thể cần khoảng 55-70mg selenium có từ các loại hải sản, phủ tạng động vật, thịt, các loại ngũ cốc… Chất lutein có trong bắp, trứng được gọi là carotenoid võng mạc, do vai trò quan trọng đối với võng mạc, đặc biệt là ở điểm vàng.

Ngoài ra cần bổ sung các chất khoáng như: kẽm (Zn), nhu cầu hàng ngày khoảng 12-15mg qua hải sản, thịt đỏ, gan, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, đặc biệt trong hàu có hàm lượng kẽm rất cao. Magnesium (Mg) có nhiều trong ngũ cốc, trà, rau xanh, sữa, hải sản… Đặc biệt vitamin A không thể thiếu khi nói đến thực phẩm cho mắt, hiện diện trong các thức ăn có nguồn gốc động vật, đặc biệt nhiều hơn trong gan, lòng đỏ trứng, dầu gan cá, sữa mẹ, nhất là trong sữa non.

Ngăn ngừa tổn thương cho mắt

Khi ra nắng, đeo kính râm chưa đủ để bảo vệ con bạn khỏi tia tử ngoại mà bé còn cần phải đội mũ rộng vành, mặc trang phục chống nắng nếu bé trên 6 tháng tuổi. Ngoài ra, các hóa chất độc hại, các loại nước tẩy rửa và các loại hóa chất khác cần để ngoài tầm nhìn của trẻ, bởi chúng có thể gây bỏng mắt khi trẻ tiếp xúc. Khi cho trẻ đi bơi, nên cho trẻ đeo kính bơi để nước không gây kích ứng mắt.


Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh và những lưu ý


Nếu bạn chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh thì những gỉ và ghèn mắt ở bé sẽ khiến bạn vô cùng lo lắng. Tuy nhiên bạn nên yên tâm rằng đó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nếu bạn biết cách giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ. Hãy lưu ý một số điểm về vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh nhé.

Cẩn thận viêm kết mạc

Ngay sau khi sinh 1 đến 2 ngày, nhiều bé đã rơi vào tình trạng mắt đổ ghèn vàng khiến hai hàng mi chặt lại. Mỗi sáng thức dậy, phải nhọc nhằn lắm mẹ mới tách được hai hàng mi để bé mở mắt. Đứng trước tình trạng này, nhiều người vội vã đổ lỗi cho bản thân đã không giữ vệ sinh cho con sạch sẽ. Tuy nhiên, đây chỉ là một lý do gây ra triệu chứng này. Chứng nhiễm trùng sinh lý này phần nhiều là do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối…) chảy vào mắt. Chỉ cần vệ sinh đơn giản, 1, 2 ngày sau hiện tượng này sẽ hết.

Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị mắt dính ghèn gần 1 tuần. đặc biệt đổ ghèn mủ nặng, bạn nên đến bác sỹ khám. Lúc này, có thể bé đã bị viêm kết mạc.

Vệ sinh sạch mắt cho trẻ

Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh và những lưu ý - Chăm sóc bé - Bệnh về mắt ở trẻ em - Chăm sóc trẻ sơ sinh



Lưu ý vệ sinh mắt cho bé

Nhúng bông gòn sạch vào nước muối ấm, vệ sinh mắt cho bé, lau thật nhẹ nhàng theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt. Một ngày vệ sinh mắt cho bé 2-3 lần hoặc lau nhẹ bất cứ khi nào ghèn xuất hiện.

Giúp mắt bé ngưng gỉ ghèn, mát xa vùng mắt tiết ghèn cho bé cũng rất hữu ích. Dùng đầu ngón tay út day nhẹ vùng phía dưới đầu mắt bé. Mỗi ngày day khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 phút. Ngoài ra, để tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, bạn nên rửa mặt cho trẻ sơ sinh (kéo dài đến hết 6 tháng tuổi) bằng nước đun sôi để nguội, lau mắt bằng nước ấm với lượng muối pha loãng. Giặt khăn mặt của trẻ phơi ngoài nắng, không dùng khăn mặt của bé để vệ sinh các vùng cơ thể khác.

Một số bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh

- Trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi) (bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).

- Lậu cầu Neisseria gonorrhoea gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia, là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù.T

- Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh.


Tham khảo thêm
Cách chăm sóc tốt cho trẻ sơ sinh



Dù là người phụ nữ lần đầu hay lần thứ hai làm mẹ cũng đều bỡ ngỡ, hồi hộp khi chăm sóc con vì mỗi trẻ sinh ra có những đặc điểm khác nhau.

Bài viết dưới đây của BS. Lê Thu Hương sẽ cung cấp cho các mẹ, các bạn cách chăm sóc, theo dõi trẻ sơ sinh tốt nhất.

Chăm sóc mắt

Sau khi ra đời, do bị ép trong sản đạo, do sự kích thích của nước ối mà mắt bé có thể bị sưng đỏ, do vậy khi mới ra đời, các bác sỹ sẽ dùng thuốc nhỏ mắt để xử lý. Sau khi về nhà, mắt bé phải được giữ sạch sẽ, hàng ngày dùng tăm bông hoặc khăn mềm chấm mắt cho bé. Nếu phát hiện thấy kết mạc mắt của bé bị sung huyết, dử mắt nhiều thì phải nhỏ mắt cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ánh sáng trong phòng bé không nên quá mạnh, nhất là vào ban đêm. Ban ngày, nếu bé ngủ cũng phải kéo rèm cửa để có lợi cho sự nghỉ ngơi của mắt bé.

Ánh sáng ở hai bên đầu giường phải đều nhau, nếu một bên mạnh hơn, mắt bé sẽ có phản ứng tự bảo vệ, bên mắt đó sẽ nhắm lại. Thời gian đồng tử thu nhỏ lâu có thể làm sụp mí mắt, sự điều tiết giữa hai đồng tử không hài hoà, từ đó ảnh hưởng đến thị lực.

Chăm sóc tai

Đường tai của bé thường khô, không có chất bẩn tiết ra, không cần phải chăm sóc đặc biệt, không cần phải dùng tăm bông để ngoáy tai cho bé. Để phòng ngừa nước sữa hay dịch thể khác chui vào tai bé, khi cho bé ăn tốt nhất phải che tai bé lại, nhất là khi cho bé bú bình. Nếu không làm như vậy, sữa từ miệng bé trào ra rất dễ chui vào tai gây viêm tai giữa.

Khi bé bỗng thấy bứt rứt, khó chịu, khóc nhiều, sốt nóng thì nên kiểm tra hai tai xem bé có bị đau không. Sau khi bé đã ngủ, nếu chạm vào tai mà bé giật mình thức dậy, hoặc là khi cho bé bú, một bên tai bị chèn và bé không chịu ăn thì chứng tỏ tai bé đã bị đau, mẹ cần đưa bé đi khám sớm.

Chăm sóc mũi

Khoang mũi của bé ngắn và nhỏ, đường mũi hẹp, nhiều mạch máu, khả năng thích ứng kém, chỉ hơi bị lạnh thôi là có thể bị ngạt mũi, bé phải thở bằng mồm nên việc bú sữa rất vất vả. Khi bé bị ngạt mũi, phải kịp thời áp dụng các biện pháp sau: nhỏ một chút nước muối sinh lý vào khoang mũi của bé, chờ sau khi gỉ mũi mềm ra, thì lấy tăm bông kích thích vào mũi để bé hắt xì và làm bắn gỉ mũi ra, hoặc dùng tăm bông nhúng nước sạch lau dần khoang mũi của bé cho đến khi sạch hết gỉ. Chú ý động tác phải nhẹ nhàng, không được mạnh tay làm tổn thương đến niêm mạc mũi, làm mũi bé chảy máu. Các trường hợp nặng phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc miệng

Niêm mạc khoang miệng của trẻ sơ sinh rất nhẵn, bé lại chưa có răng nên thức ăn không có chỗ mắc lại, hơn nữa khoang miệng cũng sản xuất ra một số lượng lớn nước bọt nên tính chuyển động lớn tạo nên tác dụng làm sạch khoang miệng, khiến cho các vi khuẩn gây bệnh không dễ gì dừng lại và sinh sôi nảy nở ở đó. Do vậy thông thường không cần phải lau rửa miệng cho bé. Nhưng với các bé nuôi bộ thì phải chú ý, khi cho ăn nhiệt độ sữa không được quá nóng để tránh làm tổn thương niêm mạc khoang miệng của bé.

Có những bé ở trên lợi hay ở hàm trên xuất hiện những hạt nhỏ như hạt vừng màu trắng hoặc hơi vàng, gọi là “nanh sữa”, đây không phải là răng thực sự, cũng không phải là bệnh, mà là do các tế bào thượng bì tích tụ lại trong thời kỳ phôi thai tạo thành, sau một thời gian nó tự rụng và không để lại dấu vết, do vậy không phải xử lý gì cả. Một số nơi, vẫn có người “nhể nanh sữa”, tức là dùng kim để nhể và lấy nanh sữa đó ra, cũng có người quấn khăn vào tay chà xát vào nanh sữa để nó rụng ra, điều này rất nguy hiểm, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn.

Bạn nên vệ sinh trong miệng của bé sau khi bú bằng cách

Cho bé uống 1 – 2 thìa nhỏ nước sạch sau khi bú.

Dùng miếng vải sạch nhỏ tẩm nước sạch lau nhẹ ở nướu và lưỡi sau khi bú nhất là ở vùng có nanh sữa, tránh đi sâu vào vùng đáy lưỡi vì sẽ gây kích thích co bóp các cơ ở hầu họng làm cho trẻ bị nôn nhất là lúc vừa ăn no.

Có thể làm sạch phía trong lưỡi lúc bé bụng đói, không được cho bé nằm ngửa lúc vệ sinh miệng, phải bế bé sao cho đầu thấp lúc vệ sinh miệng để tránh chất nôn chảy ngược vào khí quản gây nguy hiểm.


Tư thế ngủ tốt cho bé

Khi bé nằm trên giường, mẹ phải thỉnh thoảng giúp bé thay đổi tư thế, không nên để bé nằm ngửa hoặc nghiêng quá lâu. Do xương sọ của trẻ chưa khép kín hoàn toàn, nằm mãi một tư thế thì xương sọ sẽ bị biến hình. Dù là cho bé nằm ở tư thế nào thì cũng không được quấn bé quá chặt để tránh làm cản trở đến hoạt động tứ chi và vận động ngực của bé. Thông thường sau khi bé ra đời một ngày, nên để cho bé nằm ngiêng, đầu thấp hơn chân một chút để tiện cho việc bé có thể nôn ra được các chất dịch mà bé đã có thể hít phải trong lúc được sinh ra.

Ngày thứ hai, có thể đặt cho thân trên của bé cao hơn một chút so với thân dưới, thường không cần dùng gối, nếu có gối chỉ cần gối mỏng 3-4cm. Sau mỗi lần cho bé ăn sữa nên cho bé nằm nghiêng về bên phải để không bị trớ, đồng thời để khi bị trớ, sữa không tràn vào đường hô hấp gây ngạt thở cho bé./.


Trẻ sơ sinh bị đau mắt nên làm gì
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Lác mắt ở trẻ sơ sinh
Lẹo mắt ở trẻ
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Bệnh về mắt ở trẻ
Bệnh sụp mí mắt bẩm sinh


(st)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý