Có nên cho con đi du học?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Có nên cho con đi du học?

19/04/2015 12:59 AM
1,725

Nhu cầu cho con em đi du học nước ngoài đang trở nên khá phổ biến ở Việt Nam. Thế nhưng, làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho con? Lựa chọn trường nào, ngành nào?




Nhiều trường hợp cho con đi du học quá sớm không những không đạt được hiệu quả như mong muốn mà còn phản tác dụng. Cho con du học sớm không phải là một xu hướng hợp lý.

" Bạn bè tôi hầu hết đều cho con đi học nước ngoài từ bậc THPT. Trước khi đi, các cháu đều là những học sinh có năng lực, thế nhưng khi sang nước ngoài, không phải cháu nào cũng có kết quả học tập tốt. Có những cháu kết quả kém vì lý do sức khỏe, có những cháu lại không hòa nhập được với môi trường vì kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng sống còn hạn chế, có cháu tâm lý bất ổn."

Không vượt qua được cú sốc tâm lý khi du học:

TPHCM có phong trào cho con đi học tại Singapore, nhưng ở Hà Nội thì phần lớn cho con đi học tại Trung Quốc. Lý do quan trọng của việc chọn Trung Quốc, ngoài về môi trường học tập, chính là khoảng cách về địa lý. Dù đưa đi đâu thì các bậc cha mẹ cũng tính đến khả năng kiểm soát con cái mình. Với khoảng cách khá gần giữa hai nước, các cha mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc đi thăm con, kiểm tra tình hình học tập của cháu cũng như xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình học tập xa nhà.

Tuy nhiên, do tự lập quá sớm dễ khiến các em rơi vào tình trạng căng thẳng. Tôi biết một trường hợp rất thương tâm, chỉ vì nghĩ rằng không đáp ứng được kỳ vọng quá cao của bố mẹ, vì không có đủ bản lĩnh sống mà một học sinh giỏi, một đứa con ngoan đã vĩnh viễn xa người thân, gia đình.

Cháu T. là con một gia đình trí thức, bố cháu là giảng viên một trường ĐH lớn ở Hà Nội, ngay từ nhỏ, do thể lực ốm yếu nên T. được bố mẹ rất cưng chiều. Đáp lại sự quan tâm của bố mẹ, cháu cũng luôn là một con ngoan, trò giỏi, năm cuối cấp cháu còn được nhận học bổng đi học ở nước ngoài.

Khi biết tin con mình có học bổng, bố mẹ cháu T. rất mừng nhưng cũng rất lo. Mừng vì con mình có cơ hội học tập ở một nước tiên tiến, nhưng cũng lo vì con thể chất yếu ớt, không biết có thể tự lập được không? Trước khi quyết định cho con đi học, bố mẹ cháu T. dặn dò con rất nhiều, ngay cả khi cháu đã sang bên đấy, hằng ngày gia đình vẫn liên lạc qua đường email, chat.

Biết được sự kỳ vọng của bố mẹ, cháu T. rất chăm chỉ học. Thế nhưng sang năm thứ hai, khi cháu gặp và yêu một bạn trai, sức học sút dần và kết quả là không theo kịp chương trình học. Không dám nói với bố mẹ về việc học hành, cũng giấu gia đình cả chuyện tình yêu, khi bị bạn trai chia tay, T. rơi vào tình trạng hụt hẫng, đau khổ không thiết sống. Không đủ bản lĩnh vượt qua nỗi đau, nhiều lần T. đã ám chỉ với bạn bè về việc tìm đến cái chết và khi bạn bè T. tìm thấy T. thì đã quá muộn. Bố mẹ T. khóc ngất khi nghe tin dữ. Đến tận bây giờ, bố mẹ cháu vẫn rất ân hận vì đã cho con đi học nước ngoài. Cái giá phải trả cho sự kỳ vọng là quá đắt.

Cho đi du học sớm là tạo áp lực cho con

Tôi biết nhiều gia đình còn cho con đi du học ngay từ những năm cấp hai với hy vọng con mình sớm hòa nhập, học tiếng Anh tốt và giành được học bổng ở những bậc học tiếp theo. Nhưng theo tôi, cho trẻ con đi sớm quá cũng không tốt. Thậm chí là chính bố mẹ đã làm khó cho con, tạo áp lực cho con mình.

Ở tuổi này, kỹ năng sống của các em còn rất non nớt, khả năng tự lập hạn chế, lại đang trong giai đoạn khủng hoảng của sự phát triển nên rất khó để các cháu có thể sống và học tập xa bố mẹ. Tất nhiên, tâm lý mỗi em mỗi khác, có em mạnh dạn, có em nhút nhát, nhưng nhìn chung nếu phải sống trong một môi trường lạ và không hòa nhập được, các em thường hay cô đơn.

Trường hợp có cộng đồng người Việt Nam thì rất tốt cho các em, nhưng nếu không có thì sẽ là một thử thách lớn cho những đứa trẻ. Nhiều trường hợp cho con đi học quá sớm không những không đạt được hiệu quả như mong muốn mà còn phản tác dụng.

Cho con đi du học sớm không phải là một xu hướng hợp lý. Tôi khuyên các bậc cha mẹ nên cân nhắc thật kỹ trước khi đưa con mình vào một môi trường sống và học tập hoàn toàn mới mẻ.

Nỗi lo của phụ huynh cho con đi du học



Chuẩn bị tài chính ra sao?... Rất nhiều câu hỏi được đặt ra khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu chóng mặt!


1. Làm cách nào để biết con đủ khả năng du học?


Một chương trình kiểm tra trình độ tiếng Anh học thuật là cách hữu hiệu và nhanh chóng nhất để các bậc phụ huynh biết khả năng của con mình đang ở mức độ nào. Trung tuần tháng 7 và tháng 8 hàng năm là thời điểm mà các trung tâm tư vấn du học thường xuyên tổ chức các buổi kiểm tra để các bạn học sinh tự xác định năng lực và khả năng du học của mình. “Chỉ một bài kiểm tra thôi nhưng qua đó con tôi nhận ra được điểm yếu và điểm mạnh của cháu, trình độ tiếng Anh cần trau dồi thêm kỹ năng nói và nghe trước khi lên đường du học…” - Cô Lan Hương, một phụ huynh của chương trình Dự bị đại học quốc tế IFY (International Foundation Year) chia sẻ.


2. Nên cho con đi du học ở độ tuổi nào?


Theo các chuyên gia tâm lý, độ tuổi 17-18 là lúc mà tâm sinh lí các em đã phát triển tương đối ổn định, có mong muốn được thể hiện mình và sống tự lập. Bên cạnh đó, cũng muốn con thêm tự tin và sẵn sàng bước vào những năm tháng đại học xa nhà, nhiều bố mẹ đã lựa chọn một giải pháp “thông minh” là cho con em mình học ngay 1 khóa Dự bị Đại học Quốc tế IFY tại Việt Nam. Sau 01 năm nếu các em học full-time (toàn thời gian) hoặc 02 năm part-time (bán thời gian), các em lớp 11 và 12 vừa có trong tay tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 ở Việt Nam cùng chứng chỉ của chương trình NCC-IFY lại có chắc chắn một thư mời từ một trong những trường đại học hàng đầu.


3. Chọn ngành học cho con theo năng lực hay xu thế?


Lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực học tập và định hướng nghề nghiệp tương lai không hề là việc dễ dàng. Các bậc phụ huynh được khuyên nên trao đổi thường xuyên để biết mong muốn của con đồng thời chỉ bảo và định hướng thêm cho con. Đặng Phương Dung, học viên của chương trình Dự bị Đại học Quốc tế IFY cho biết: “Ngoài việc học tiếng Anh để chuẩn bị đi du học, mình còn được học các môn học căn bản của nhiều ngành như Kinh tế, Tài chính, Công nghệ thông tin… qua đó giúp em và các bạn khác có định hướng cụ thể về ngành học phù hợp ở đại học”.


4. Con có được nhập học tại những trường đại học danh tiếng?


Sau khi xác định được ngành học, bước tiếp theo bậc phụ huynh sẽ phải chọn một trường tốt nhất cho con. Đa số phụ huynh thường hạn chế về tiếng Anh nên không thể tham khảo thông tin trên các trang mạng, hoặc không có người thân ở nước ngoài để gửi gắm, giải pháp tốt nhất là tham khảo trực tiếp tại các trung tâm tư vấn uy tín.


Với Chương trình Dự bị Đại học Quốc tế IFY, các bạn học viên không những được tư vấn về ngành học mà các em còn được cung cấp danh sách các trường đại học có thế mạnh về ngành học quan tâm. Đặc biệt, khi tham gia khóa học, chắc chắn mỗi em đều sẽ nhận được thư mời nhập học của một trong các trường hàng đầu thế giới, và đó sẽ là mục tiêu rõ ràng để các em phấn đấu trong suốt thời gian học dự bị của mình.


5. Đau đầu chi phí


Tài chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc học tập của con em, do đó các bậc phụ huynh cần cân nhắc khả năng tài chính của gia đình để lựa chọn cho con chương trình học phù hợp.


“Đăng kí tham gia chương trình Chương trình Dự bị Đại học trong nước cho con, tôi đã tiết kiệm đến 75% chi phí so với một khóa học tương tự ở Anh hoặc Úc. Con tôi vừa được nhận học bổng của chương trình dự bị đại học quốc tế IFY, và sắp tới cháu còn quyết tâm dành học bổng của trường đại học nữa, tôi mừng lắm…” - Chị Quỳnh Hoa tâm sự.


6. Có cách nào để nâng cao trình độ Anh ngữ của cháu nhanh nhất?


Để hòa nhập vào một môi trường chỉ nói tiếng Anh, khác hoàn toàn với cuộc sống tại Việt Nam, học sinh cần có được sự chuẩn bị kĩ càng.


Một trong những ưu điểm khiến Chương trình Dự bị Đại học có lợi thế so với du học tự túc là chương trình được thiết kế toàn diện sao cho học sinh phải luôn nói tiếng Anh, kể cả lúc thư giãn ở phòng nghỉ hay ăn uống ở căng-tin của trường. Các học sinh bắt buộc phải hoàn thiện các học phần Tiếng Anh học thuật cấp độ 3, 4, 5 với mục tiêu kết thúc khóa học có chứng chỉ IELTS tối thiểu 6.0. Đó là hành trang cần thiết để các em vững bước trên con đường du học của mình.


7. Làm thế nào để chuẩn bị cho cháu tâm lý “sẵn sàng tự lập”?


Cuộc sống xa nhà tại một quốc gia khác hoàn toàn dễ khiến các em hoang mang, “sốc” văn hóa và xáo trộn về mặt tâm lý như nhớ nhà, không biết tự chăm lo cho bản thân, rào cản về ngôn ngữ giao tiếp… Một chương trình dự bị đại học tại Việt Nam hiện nay đang thu hút được đông bảo các bậc phụ huynh yên tâm gửi con mình theo học, bởi các lý do (1) Chương trình Dự bị Đại học Quốc tế IFY ngoài việc trang bị kiến thức còn cung cấp cho các em những kiến thức về văn hóa, về khả năng tự lập và quản lí thời gian cá nhân; (2) học viên của Chương trình Dự bị Đại học Quốc tế IFY đến từ nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam, đó là một trong những bước khởi đầu để mỗi học sinh có thể làm quen với môi trường đa văn hóa sau này...


Nên du học ở độ tuổi nào?

Nên du học ở độ tuổi nào?

Thời gian gần đây, vấn đề: học sinh nên đi du học ở độ tuổi nào được rất nhiều phụ huynh, học sinh cũng ngư những người có trách nhiệm quan tâm.

Diễn đàn “Nên cho con du học tuổi nào?” đã thu nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp.

Du học sau lớp 12 hạn chế được bất lợi

TS Mai Ngọc Luông Phó, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục TPHCM đã nêu quan điểm: “Phụ huynh cho con du học sau lớp 12 là tốt nhất vì khi đó các em đã hấp thu tương đối đầy đủ truyền thống văn hóa gia đình và dân tộc”.

Dù lý luận khác nhau nhưng hầu hết các đại biểu đều cho rằng nên du học sau lớp 12. PGS-TS Lê Tiến Thường, Giám đốc Trung tâm Du học ĐH Bách khoa TPHCM, nói: “Độ tuổi từ cấp 3 trở xuống, theo tôi, không nên cho du học. Đó là độ tuổi có nhiều vấn đề về tâm sinh lý”. Anh Đặng Tất Dũng, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Du học sinh TPHCM, quan niệm: “Không thể có kết luận cuối cùng về độ tuổi du học. Nhưng theo tôi, sau lớp 12 du học là tốt nhất”. Anh Dũng phân tích thêm, học sinh sau lớp 12 khi du học về hòa nhập với môi trường tốt hơn, có bạn bè và nhiều kỷ niệm thời trung học. Trong khi đó, đa số (80%) học sinh du học sau lớp 9, tỏ ra tiếc nuối, thậm chí giận ba mẹ vì cho du học sớm. Các bạn trở về hòa nhập khó khăn, kỷ niệm thời trung học tươi đẹp thì bên “trời Tây” xa vời...

Qua thực tế du học của con mình, nhà báo Huy Đức, Báo Sài Gòn Tiếp Thị, cho rằng học sinh cần có một năm học bậc phổ thông để làm quen phương pháp học tập của nước ngoài trước khi bước vào bậc ĐH vì cách dạy của họ rất khác với trong nước. Nhà báo Huy Đức dẫn chứng: “Con tôi đang học ĐH ở Mỹ (đã học lớp 12 tại Mỹ), một ngành không dính gì đến luật nhưng khi tôi viết bài về vụ phát tán phim sex Vàng Anh thì con bé cho tôi xem luật của các nước Anh, Pháp, Mỹ xử lý vấn đề trên như thế nào. Nền giáo dục tiên tiến giúp học sinh có tư duy tra cứu, không bị buộc học thuộc lòng nhưng có khả năng khi cần gì đều có thể tiếp cận”.

PGS-TS Lê Tiến Thường cho rằng nếu cân nhắc việc cho con du học sớm thuận lợi nhiều hơn bất lợi thì cha mẹ cần hiểu rõ con mình khi xét các yếu tố trưởng thành, bản lĩnh, tự lập, xa gia đình. Tốt nhất nên cho con mình sống, sinh hoạt trong gia đình người thân nhằm hạn chế những tác nhân xấu.

Chuẩn bị một năm để giảm rủi ro

Nhiều gia đình cho con du học quá sớm, trong khi truyền thống gia đình, dòng tộc, địa phương chỉ có thể hình thành qua chương trình tiểu học, THCS; tổng kết được qua cấp THPT. Nhân cách Việt Nam, con người Việt Nam hình thành tương đối hoàn chỉnh khi hết cấp THPT


TS Mai Ngọc Luông

Anh Đặng Tất Dũng kể lại những ngày đầu du học của mình khiến nhiều người cũng muốn rơi nước mắt. Khi mới sang nước ngoài, vừa lạ, vừa lạnh. Một đêm đang bị sốt cao lại đói bụng, anh phải cố chạy từ phòng sang nhà ăn để nấu một gói mì trong thời tiết lạnh giá. Quá sốc, anh đã chạy ra trạm điện thoại gọi điện ngay về nhà và khóc nức nở với mẹ... Kể câu chuyện này, anh Dũng muốn nói rằng sốc tâm lý là điều dễ xảy ra với du học sinh. Nhiều học sinh du học sớm bị stress vì ngoại ngữ kém, học tập căng thẳng, môi trường xa lạ... phải tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc dùng thuốc an thần. Do đó, trước khi du học, học sinh cần có một năm để chuẩn bị về ngoại ngữ, tâm lý, sức khỏe và một số “tài lẻ”. Ở nước ngoài, họ rất chú trọng năng khiếu của học sinh. Nếu chơi được một môn thể thao giỏi hoặc hát hay, đàn giỏi... học sinh sẽ cảm thấy tự tin, hòa nhập vào môi trường mới nhanh hơn. Các “tài lẻ” này khi sang nước ngoài sẽ thấy rất quan trọng.

Nhà báo Huy Đức nhấn mạnh thêm, cần xác định cho trẻ du học là sự hy sinh, không được gần gũi gia đình, có nhiều khó khăn phải vượt qua...

Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng gây nhiều tranh luận. Tuy nhiên, các đại biểu đồng tình với đúc kết của anh Dũng: “Khi sang nước ngoài, chính gia đình là cầu nối quan trọng để du học sinh giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc”. Anh cho rằng cách hiệu quả nhất là gia đình có hành động cụ thể để nhắc nhở con mỗi dịp lễ, Tết; cập nhật tình hình trong nước, giữ liên lạc chặt chẽ với con... Nhiều gia đình chỉ trao đổi với con về tiền học, tiền ăn nhưng tiền thì không giữ được bản sắc.



Điểm lợi và bất lợi ở mỗi độ tuổi


Khi du học, ở mỗi độ tuổi đều có những điểm lợi và bất lợi nhất định. Căn cứ vào mức độ trưởng thành, tố chất của con em mình và điều kiện gia đình, phụ huynh cân nhắc để chọn lựa thời điểm thích hợp, khắc phục điểm bất lợi.
1. Du học sau lớp 9 có lợi thế là du học sinh nắm bắt nhanh ngôn ngữ bản xứ, làm quen dần với môi trường và tiếp cận phương pháp học tiên tiến, thuận lợi khi vào ĐH. Tuy nhiên, độ tuổi này chưa thực sự trưởng thành, chưa đủ bản lĩnh cho cuộc sống tự lập.
2. Du học sau lớp 12, du học sinh đã trưởng thành, nền tảng văn hóa dân tộc vững vàng hơn, thuận lợi trong cuộc sống tự lập. Điểm không thuận lợi là phải tốn nhiều công sức cho việc học ngoại ngữ và tiếp cận phương pháp học tập tiên tiến so với du học sinh đã học ở phổ thông.
3. Bán du học, sinh viên có thời gian làm quen phương pháp học tập tiên tiến, nâng cao trình độ ngoại ngữ, học phí chỉ bằng 1/10 so với học ở nước ngoài. Tuy vậy, điểm bất lợi là môi trường học tập không hoàn toàn như du học, phát âm ngoại ngữ có chừng mực, sinh viên không có thôi thúc trong việc rèn ngoại ngữ.
4. Du học sau ĐH, người học đã trưởng thành, hoàn toàn giữ được “chất” Việt Nam nhưng vẫn bất lợi về ngoại ngữ.

"Ngày nay, khái niệm du học không còn xa lạ với chúng ta, và việc đi du học cũng ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng. Có thể đi du học từ cấp 2, cấp 3, đại học hay sau đại học bằng học bổng hay tự túc. Lựa chọn về quốc gia cũng vô cùng phong phú: Mỹ, Anh, Pháp, New Zealand, Nhật Bản, Singapore, v..v.., tùy thuộc vào trình độ và khả năng tài chính của từng người.

Du học là một cơ hội, nó mở ra cả một chân trời mới đầy hi vọng của sự thay đổi, hứa hẹn một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai. Nhưng cuộc sống khi đi du học là cả một thế giới của sự thử thách toàn diện và lâu dài mà chỉ những ai đủ bản lĩnh vượt qua mới có thể chinh phục được thành công.

BẠN ĐƯỢC GÌ KHI ĐI DU HỌC?

Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của bạn, một người đi du học là học tập và môi trường du học làm được điều này.

Có những môn học mà ở Việt Nam không có hoặc chưa phát triển, hoặc phát triển nhưng chưa sánh tầm với nhiều quốc gia khác, mà bạn có thể học được ở nước ngoài. Nếu học ở những trường đại học chất lượng, bên cạnh giáo trình chuẩn quốc tế, bạn còn có cơ hội tiếp cận với những giảng viên là giáo sư, những người có chuyên môn cao và sẵn sàng giúp đỡ bạn. Hơn thế nữa cơ sở vật chất hiện đại và đầy đủ giúp bạn phát huy tối ưu khả năng học tập của bạn. Bên cạnh kiến thức được đảm bảo, kĩ năng thực tế cũng được trau dồi trong một môi trường toàn diện. Ngoài ra khả năng ngoại ngữ của bạn, sau một thời gian rèn luyện  một cách tự nhiên cũng sẽ tiến bộ hơn rõ rệt, hơn hẳn so với khi ở Việt Nam.

Nhiều du học sinh khi ra nước ngoài không khỏi ấn tượng về cuộc sống vật chất: mọi thứ được tự động hóa một cách tối ưu, hiện đại, sạch sẽ và văn minh. Không chỉ bên ngoài mới vậy mà cả trong trường, từ phòng học, thư viện, nhà thể thao hay kí túc xá, hầu như những tiện nghi đều được trang bị đầy đủ để bạn luôn thoải mái và tập trung vào công việc học tập, phát triển của bản thân một cách thuận lợi nhất.

2(2) ICEDDu học cũng là một cơ hội để trải nghiệm. Bạn có thể làm mới mình trong một môi trường mới với những con người mới, những nếp sống mới. Bạn tự lo cho mình, thậm chí có thể đi làm việc bán thời gian để kiếm thêm thu nhập, tức là bạn đã học được cách chịu trách nhiệm với bản thân. Bạn va chạm với những con người từ nền văn hóa khác, giao lưu và học hỏi những cái hay của họ, vậy là bạn học được cách thích nghi. Chính nhờ tất cả những trải nghiệm ấy bạn trưởng thành hơn.

Những nền tảng có được sau cả một quá trình học tập, được định hướng rõ ràng và bài bản, cơ hội việc làm của bạn cả trong nước và ngoài nước đều ổn cả, đảm bảo một tương lai tốt đẹp như đã kì vọng.

NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VIỆC ĐI DU HỌC:

Ngay khi vừa bước vào môi trường mới, để lại sau lưng gia đình, bạn bè và những nếp sống quen thuộc, bạn sẽ có ngay cảm giác nhớ nhà. Tuổi thanh xuân của bạn, một trong những quãng đường đẹp nhất của cuộc đời sẽ trôi qua trên một đất nước khác, nơi không có những người thân ở bên. Vật chất có thể đầy đủ hơn, bạn bè mới rồi sẽ quen, nhưng khoảng trống tinh thần kia thì không thể bù lấp được. Chưa kể đến “sốc văn hóa”, một khái niệm phổ biến đối với du học sinh, dù nặng hay nhẹ cũng sẽ xảy ra với bạn.

Bạn sẽ phải bước vào một cuộc sống hoàn toàn tự lập. Không còn ai ở bên để giúp đỡ bạn những việc nhà trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, không còn ai lo lắng chăm sóc mỗi khi ốm đau. Bạn phải luôn giữ cho mình khỏe mạnh để gồng lên chiến đấu cùng chương trình học với khối lượng bài tập lớn. Thật vậy, những bài luận hàng nghìn từ, nhất là ở đại học là một điều không hề xa lạ. Và những cám dỗ cũng sẽ xuất hiện: những buổi tiệc tùng, những buổi đi chơi với nhiều thú vị mới lạ, mà bạn sẽ phải đắn đo lựa chọn, khi nào tham gia để hòa nhập, cũng như cố gắng giữ mình. 3(2) ICED

Không ở Việt Nam sợi dây gắn kết bạn với quê hương cũng mong manh hơn. Cuộc sống du học cuốn bạn vào những hoạt động mới, suy nghĩ mới. Nếu bạn không ý thức và không đủ hiểu biết, bản sắc văn hóa trong con người bạn cũng có thể mai một. Chưa kể khả năng cập nhật tình hình trong nước cũng sẽ hạn chế hơn, nếu không chú ý đến điều này một ngày nào đó bạn trở về làm việc, đó sẽ là điểm yếu của bạn. 

Những khó khăn trong thời kì du học không phải chỉ của người đi. Cha mẹ cũng phải trải qua một cuộc sống cô đơn thiếu vắng con mình, không thể biết tường tận con ở bên đó ra sao, không tự tay chăm sóc được cho con mà lo lắng bất an và thậm chí, nếu gia đình không khả giả, một bên là cha mẹ cố gắng làm việc để kiếm thêm vì lo không chu cấp đủ cho con, con ở đó có điều kiện học tập không được như các bạn; một bên là con, nếu không thiếu thốn thì cũng phải lo ngại cha mẹ ở nhà làm việc vất vả cho con mình ăn học, nguyên nhân là do chi phí du học quá đắt đỏ.

Du học hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn, nhưng cuộc sống du học cũng không phải chỉ toàn màu hồng. Phải biết cân bằng để đưa ra quyết định có nên đi du học hay không, cũng như nếu đi du học thì làm thế nào để tăng cái lợi, giảm cái hại. Qua những so sánh trên, có thể thấy rằng nếu bạn muốn đi du học, để tạo điều kiện tốt nhất cho bản thân cần phải chuẩn bị càng chắc chắn về trình độ kiến thức, khả năng tài chính, nền tảng văn hóa của đất nước, cũng như ý thức những khó khăn sẽ chờ đợi mình ở  “miền đất hứa” để luôn sẵn sàng."

Nên đi du học vào lúc nào cho thích hợp

Nên đi du học ở bậc phổ thông, bậc đại học hay sau đại học? Thực ra, không có một tiêu chuẩn chung nào vì thời điểm du học thích hợp phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể cái chính là bạn cần phải quyết định được thời điểm đi du học phù hợp với mình.

Nên đi du học vào lúc nào cho thích hợp

Để du học có kết quả tốt, bạn phải cần chuẩn bị một hành trang thật tốt như về nền tảng kiến thức, ngoại ngữ, kinh nghiệm sống. Những yếu tố đó sẽ quyết định thời điểm “chín muồi” để bạn đi du học. Có bạn xuất sắc, ngoại ngữ tốt, từng trải sớm, dễ thích nghi có thể thực hiện thành công giấc mơ du học của mình từ bậc phổ thông trung học, số khác vì nhiều yếu tố đã chọn du học ở các thời điểm sau đại học. Kiến thức nền đóng vai trò quan trọng trong việc học tập của bạn ở xứ người. Ở đây tôi muốn nói đến cả lý thuyết và thực hành (đối với các chuyên ngành liên quan đến thí nghiệm). Nếu bạn thiếu kiến thức cơ bản bạn sẽ rất vất vả để có thể theo kịp và hoàn thành khóa học của mình ở nước ngoài.

Bạn cứ tưởng tượng, khi đi du học, bạn bị hổng kiến thức cơ bản và không hiểu được những cái mà mình đang học, hoặc hoàn toàn không có các kỹ năng thí nghiệm cơ bản nhất của chuyên ngành mình đang học, với nhiều vấn đề khác như cuộc sống mới, ngoại ngữ lúc đầu hạn chế… thì kết quả học tập sẽ ra sao?

Do đó, việc có được kết quả học tập tốt trên lớp, ngoài giúp cho hồ sơ xin học bổng của bạn đẹp hơp còn đóng góp vào việc thành công trong học tập sau này của bạn ở nước ngoài. Thời điểm bạn cảm thấy kiến thức cơ bản của mình ổn nhất là lúc bạn có thể tính đến việc đi du học.

Nên đi du học vào lúc nào cho thích hợp

Ngoại ngữ . Một công cụ không thể thiếu để đi du học. Chắc hẳn ai cũng biết, để du học được thì trước tiên phải hiểu được giáo viên nói gì, đọc được tài liệu bằng ngôn ngữ mà mình sẽ học… Do vậy, việc đi du học vào lúc nào lại phụ thuộc vào thời điểm vốn ngoại ngữ của bạn “đủ dùng”.

“Đủ dùng” trong ngoại ngữ nó khác nhau ở các chuyên ngành mà bạn định đi du học. Với các khối kinh tế, ngôn ngữ học, văn hóa…. thường có yêu cầu ngoại ngữ cao hơn và toàn diện hơn (nghe, nói, đọc, viết) với các khối ngành kỹ thuật. Cũng có người có năng khiếu học ngoại ngữ, học từ nhỏ nên đã có đủ điều kiện về ngoại ngữ để đi du học từ khi còn ít tuổi. Tuy nhiên với nhiều người việc chuẩn bị ngoại ngữ phải mất một thời gian không nhỏ và rất kiên trì.

Kinh nghiệm sống . Đây là yếu tố đôi khi chúng ta không quan tâm đến khi quyết định đi du học. Tuy nhiên nó lại rất quan trọng trong việc thành công của bạn khi học ở xứ người. Do vậy, nó cũng quyết định thời điểm mà bạn đã sẵn sàng để đi du học.

Bạn nên biết, khi đi du học là bạn phải tự lập, tự lo cho cuộc sống của mình, không người thân, thời gian đầu không có hoặc ít bạn bè, thậm chí trong một số trường hợp không có một người Việt Nam hay người châu Á nào học cùng hoặc ở nơi bạn học.

Bạn đã chuẩn bị tốt tinh thần cho một cuộc sống như vậy chưa? Bạn có thể tự chăm sóc được bản thân mình khi sống một mình như vậy không? Bạn có dễ thích nghi với cuộc sống mới, con người mới, đồ ăn mới,… không? Nếu làm được những điều như vậy, tức bạn đã sẵn sàng đi du học.

Nhiều bạn đã trải qua cuộc sống học tập xa nhà như đi học đại học xa nhà, sẽ hiểu một phần của cuộc sống mà bạn sẽ gặp phải khi đi du học. Tuy nhiên, tôi chỉ nói một phần vì dù sao bạn vẫn học trong môi trường toàn người Việt ở nhà.

Bên cạch những yếu tố trên, với các bạn có ý định đi du học bằng con đường học bổng thì thời điểm du học lại phụ thuộc cơ hội xin học bổng. Có thể nói, các học bổng dành cho các bậc sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) thường nhiều và học bổng cao hơn so với bậc đại học, và đương nhiên nhiều hơn so với bậc phổ thông.

Do đó, đi du học bằng con đường học bổng có thể sẽ thích hợp hơn tại thời điểm sau đại học. Khi đó bạn không chỉ có kiến thức cơ bản khá vững tích lũy ở các bậc học trước, thời gian dài học ngoại ngữ, kinh nghiệm sống dồi dào và nhiều cơ hội xin học bổng hơn

Có nên cho con du học bằng mọi giá?


Thiếu niềm tin vào giáo dục trong nước, nhiều vị cha mẹ mù quáng ép con đi du học với bao kỳ vọng mà thiếu chuẩn bị cho trẻ. Thậm chí có người xem du học như phương thức xuất ngoại lao động kiếm tiền. Suy nghĩ ấy đẩy trẻ vào nhiều nguy cơ, rủi ro

Vừa qua, trên các diễn đàn mạng của giới sinh viên du học xôn xao về thông tin Nguyễn Mạnh Cường 19 tuổi, sinh viên đang theo học tại Trường ĐH Golden West Community, đã treo cổ tự tử chết tại nhà trọ trên đường Stoneridge, TP Westminster, Mỹ.

Theo cảnh sát, Cường ở với một người dì và đã tự tử bằng cách treo cổ. Cường dùng khăn lông quấn bên ngoài một sợi dây điện và tự treo cổ trong nhà xe. Cảnh sát tìm thấy trong người nạn nhân có một lá thư tuyệt mệnh và một vé lôtô. Nội dung lá thư cho biết Cường muốn để lại di sản cho mẹ. Cảnh sát cũng cho biết Cường có ít bạn, không thích giao du và không có dấu hiệu uống rượu hay dùng ma túy.

Nhận định nguyên nhân Cường tự tử, nickname onthi trên diễn đàn lamchame.com ghi: “Chắc do bị bố mẹ ép buộc đi du học mà bản thân lại không muốn, để bố mẹ vui nên đi du học. Qua bên đó do không thích ứng được với hoàn cảnh mới, không có bạn bè chia sẻ rồi rơi vào trạng thái trầm cảm, dần dần bệnh càng nặng thêm và cuối cùng là treo cổ”.

Ngoài ra, tình trạng ít giao tiếp, thiếu người chia sẻ cũng là một trong những nguyên nhân có thể đẩy những người trẻ tuổi đến suy nghĩ cùng quẫn. Phú Phạm, một sinh viên vừa tốt nghiệp Orange Coast College, chuẩn bị vào Cal State Fullerton, chia sẻ: “Những tác động về chuyện tình cảm đối với những người du học như tụi em là rất lớn”. Phú cho biết từ kinh nghiệm bản thân: “Khi tình yêu đổ vỡ, nếu ở Việt Nam, mình còn có chỗ nương tựa để tìm sự chia sẻ từ bạn bè, người thân, gia đình. Còn ở đây, mình chỉ có một mình. Cô đơn và lẻ loi khủng khiếp. Nỗi buồn vì vậy mà tăng lên gấp nhiều lần”. Chính từ như vậy, theo Phú: “Nếu không vững vàng, chuyện tìm đến cái chết cũng rất có thể xảy ra”.

Hồ Nguyễn Anh Minh, sinh tháng 11-1990. Năm 2005 nhận học bổng trung học Mỹ. Tháng 9-2007 xuất bản cuốn sách với tựa đề: How to receive a scholarship in USA for international students?(Làm thế nào để nhận học bổng du học ở Mỹ?). Tốt nghiệp phổ thông với bằng ưu, có bằng khen của Tổng thống George Walker Bush (Bush con), Minh nhận học bổng vào đại học và sắp vào năm thứ ba cử nhân sinh học. Trong ảnh: Minh (bìa phải, hàng đầu) đang trong phòng thí nghiệm của lớp học Microarray.

Thanh Mai nêu suy nghĩ: “Có thể do Cường ít bạn, ít nói. Nếu là con gái, khi có chuyện gì tụi em “tám” với nhau rồi thì sẽ hết. Con trai khác, đâu bao giờ những đứa con trai lại mang điều không vui, bất lợi của mình ra mà kể với ai đâu. Vậy nên nhiều khi có thể bạn đó cảm thấy bức bối quá mà không biết có ai để nói ra, nên càng ngày càng stress hơn nữa”.

Trong khi đó, nickname AK tâm sự: “AK không thấy lạ gì thông tin trên vì chính AK đã tự tử gần 10 lần nhưng toàn được cảnh sát và bệnh viện cứu hay thượng đế chưa cho AK chết. Hoàn cảnh và đau khổ mà AK đang phải chịu còn thê thảm hơn thông tin trên rất nhiều, nó đeo đuổi AK từ lúc AK sinh ra rồi chứ không phải từ lúc qua Úc. AK từ bé chẳng có bạn bè gì cả vì AK toàn gặp người lừa đảo và tầm thường nên AK không thích kết bạn. Các bạn cứ xỉ vả AK hay cho là AK bất hiếu thoải mái đi vì đối với các bạn, ai mà tự tử cũng bị đánh giá là người chẳng ra gì, bất chấp hoàn cảnh sống mà họ đang khổ sở. AK sẽ tự tử thành công trong thời gian rất sớm thôi. Không đêm nào mà AK không có ý định để tự tử hết. Tất cả bác sĩ đa khoa, nhà tâm lý học và chuyên gia về tâm thần học đều từ bỏ AK rồi nên cái chết sẽ là sự giải thoát AK”.

Những rủi ro của du học sinh Việt

- Ngày 17-7-2009, thi thể cô Ng. được phát hiện trong tủ áo trong phòng cô ở KTX. Ng. sang Singapore được gần hai tháng và đang học tiếng Anh tại Học viện Quản lý phát triển Singapore.

- Ngày 24-10-2009, San Jose, California, sinh viên Việt Nam Phuong Ho, 20 tuổi, bị cảnh sát đánh bằng gậy sắt hơn 10 lần, trong đó có cả một lần bị đập vào đầu, vì bị nghi ngờ tấn công một người bạn ở cùng phòng.

- Sáng 10-1-2009, Tăng Quốc Bình, sinh viên năm thứ nhất ĐH Tổng hợp quốc gia về quản lý (GUU), đã bị đâm gần một nhà ga tàu điện ngầm ở Matxcơva (Nga) khi đang trên đường về nhà.

Hành trang cho con du học

Theo kinh nghiệm của tôi, muốn con du học thành công, cha mẹ cần chuẩn bị tinh thần cho trẻ từ rất sớm. Trẻ phải thấy đây là việc yêu thích chứ không phải là trách nhiệm, hoặc làm vì sức ép, kỳ vọng của gia đình. Những chuẩn bị phải bắt đầu từ khi còn cấp tiểu học, gồm có:

Học lực: Trẻ du học không thể là đứa học làng nhàng, vì không thể học tốt ở quê nhà bị quẳng đi du học. Cứ nghĩ một cách đơn giản, khi các cháu học với tiếng mẹ đẻ không thể giỏi thì làm sao học giỏi bằng tiếng nước ngoài. Một trẻ muốn học giỏi ở xứ người thì ở quê nhà trẻ phải là học sinh xuất sắc, chí ít cũng khá giỏi. Nếu không trẻ sẽ bị áp lực từ nhiều phía đưa đến tự kỷ, co vào vỏ sò của mình, thậm chí tâm thần chỉ sau vài năm du học.

Ngôn ngữ: Không thể học tốt khi chưa giỏi tiếng của nước sở tại. Trẻ không thể quan hệ tốt với cộng đồng mới khi còn chờ học ESL (English as a second language). Kinh nghiệm cho thấy ngay cả chương trình ESL ở nước Mỹ hay Úc, Anh cũng không dạy tốt hơn ở Việt Nam. Sự thiếu trang bị ngôn ngữ là sai lầm lớn nhất đẩy trẻ vào nhiều bất trắc. Đó là sự kỳ thị chủng tộc, ngại giao tiếp, sợ cộng đồng và stress kéo dài, học lực kém…

Văn hóa: Mỗi dân tộc có lịch sử và văn hóa sống riêng. Người thành đạt là người biết ứng xử phù hợp với văn hóa sống của xã hội. Câu nói đã trở thành chân lý mà các cha mẹ cần nhớ nằm lòng nếu muốn con mình thành công là: “IQ (Intelligence Quotient) làm người ta chọn bạn nhưng EQ (Emotional Quotient: chỉ số cảm xúc) sẽ làm người ta đề bạt bạn”. Để EQ tốt, trẻ phải hiểu biết văn hóa sống của nước trẻ đến du học. Cultural shock (sốc văn hóa) là từ phổ biến của du học sinh trên toàn thế giới. Trước du học, bạn cần cho trẻ tiếp xúc với nền văn hóa ấy qua du lịch và hướng dẫn trẻ về văn hóa học cơ bản. Sau khi trẻ đi cần tiếp tục hỗ trợ. Đừng nghĩ rằng trẻ đã đi du học năm năm rồi, quá quen với môi trường du học rồi là không cần quan tâm nó nữa.

Giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục phổ thông hiện đại không cho trẻ kiến thức tổng quát quá cao, quá nặng nề như Việt Nam nhưng cho trẻ tư duy độc lập trên nền giáo dục kỹ năng sống nhuần nhuyễn. Trẻ cần trang bị kỹ năng sống thật đầy đủ trước khi du học. Ngay từ tiểu học phải cho trẻ tham gia hoạt động cộng đồng, hoạt động liên quan đến thiên nhiên và cuộc sống xung quanh nhằm giúp trẻ hoạt bát, năng nổ và dễ thích ứng với môi trường, cộng đồng mới. Không thể hy vọng trẻ được ấp ủ trong chăn êm, nệm ấm, nắng sợ đen, mưa sợ cảm lạnh có thể thành công mỹ mãn ở môi trường du học. Hãy trao nhiệm vụ và dạy cho trẻ biết chịu trách nhiệm với những hành động của trẻ ngay từ khi còn chập chững biết đi, bạn sẽ không bao giờ hối hận với những việc này. Đừng sợ trẻ còn non nớt, cần nhìn trẻ là người lớn và trao trách nhiệm cho trẻ để trẻ dạn dày khi còn ở trong vòng tay của bạn.

Tập cho trẻ sống tự lập: Ngay từ lúc nhỏ nằm nôi, cần cho trẻ ngủ riêng. Cần giao cho trẻ những việc làm nhỏ hằng ngày để trẻ tự giải quyết và chỉ giúp trẻ khi thật cần thiết. Hãy để hay gợi ý trẻ tự đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề mà trẻ tiếp xúc hằng ngày. Tập cho trẻ có thể ở nhà một mình và theo dõi trẻ một cách kín đáo những xử lý tình huống xảy ra quanh trẻ khi trẻ một mình và tham gia giúp đỡ khi cần. Những việc nhỏ này sẽ giúp trẻ đương đầu với nỗi cô đơn trong du học. Alone shock (sốc cô độc) là cú sốc có thể đánh quỵ cả những cái đầu chai sạn của người lớn. Đừng cho rằng trẻ đi du học là sung sướng mà là sự phấn đấu cam go dưới sự học hành nặng nhọc với nỗi cô đơn ngày đông giá rét, những cơn bệnh ập tới mà thiếu vòng tay che chở của người lớn và sự thấu hiểu, an ủi cho nỗi cô đơn ở xứ người. 

Du học là học một nền văn hóa mới, học cách tiếp cận mới với xã hội mới chứ không chỉ là học khoa học kỹ thuật mới. Du học là để nâng kỹ năng sống qua hiểu biết các nền văn hóa khác nhau để trở thành công dân thế giới, có thể sống và làm việc trong mọi môi trường. Du học là việc lớn và nặng nhọc.

Hãy ghi nhớ rằng chỉ có tiền sẽ không làm cho trẻ thành công trên con đường du học.

Những lưu ý khi cho con đi du học


Phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cho con đi du học. Ảnh: Anh Khôi

Trong xu thế hội nhập thế giới, nhu cầu đi du học đang trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, phải bắt đầu như thế nào, kế hoạch chuẩn bị ra sao... lại là vấn đề không dễ giải quyết.

Theo ThS. tâm lý Đỗ Hồng Quân (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM), để chuẩn bị cho việc du học, phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

Con đã sẵn sàng đi du học chưa?

Hơn ai hết, các bậc phụ huynh là những người hiểu con em mình nhất vì họ biết được khả năng học tập và tính cách của con. Do đó, vấn đề du học cần được bàn thảo kỹ lưỡng để tìm hiểu xem con mình có hứng thú với việc đi du học hay không. Không nên ép buộc con, vì điều này sẽ gây tâm lý ức chế cho con trẻ. Khi con đã sẵn sàng về mặt tâm lý, thì bước tiếp theo là kiểm tra lại trình độ ngoại ngữ. Nếu con chưa có các chứng chỉ như IELTS hay TOEFL iBT thì các bậc phụ huynh có thể đưa con đến các trung tâm ngoại ngữ hoặc các công ty tư vấn du học, họ có các bài test chuẩn để giúp đánh giá được trình độ ngoại ngữ, qua đó có những bước chuẩn bị vững chắc nhất.

Con ở độ tuổi nào thì nên cho đi du học?

Đây là câu hỏi rất phổ biến ở nhiều phụ huynh. Câu trả lời là tùy vào quy định và chính sách của từng quốc gia, và điều quan trọng là tùy thuộc vào khả năng của con để có sự lựa chọn đúng đắn nhất về quốc gia du học và độ tuổi cho con đi du học. Tuy vậy, theo các chuyên gia giáo dục, độ tuổi cho con đi du học phù hợp nhất là khi các con từ 16 tuổi trở lên. Khi đó các con đã trưởng thành, đã phát triển tương đối ổn định và có tư tưởng sống tự lập. Nếu cho đi du học quá sớm thì con sẽ rất khó khăn để thích nghi với cuộc sống mới thiếu cha mẹ. Bài học rút ra là có nhiều bậc cha mẹ cho con đi du học quá sớm, khi con quá nhỏ, khi sang nước ngoài chỉ một thời gian là con thấy nhớ nhà và chỉ muốn về, còn cha mẹ ở nhà thì nhớ con, stress, nên đành hủy khóa học và cho con về nước.

Nên chọn ngành học cho con như thế nào?

Nên chọn ngành học cho con theo xu thế hay sở trường, đây thực sự là vấn đề đau đầu và là một trong những quyết định quan trọng, khó khăn nhất với nhiều phụ huynh. Lựa chọn ngành học theo xu thế thịnh hành tất nhiên là quá tốt nếu con có đúng sở trường về lĩnh vực đó. Nhưng nếu con không có sở trường về lĩnh vực đó mà cứ bắt ép học thì quả là một lựa chọn sai lầm. Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh là hãy trao đổi thẳng thắn và trực tiếp với con để biết con thích học chuyên ngành gì, và sở trường về lĩnh vực gì để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất cho tương lai.

Nên cho con du học ở đâu? trường nào?

Sau khi đã cùng nhau xác định được ngành học, thì bước tiếp theo không kém phần quan trọng là chọn quốc gia và trường học. Có rất nhiều thông tin trên mạng nên các bậc phụ huynh và các em rất khó để có lựa chọn chính xác nhất. Giải pháp tốt nhất là nhờ đến sự trợ giúp của các công ty tư vấn du học uy tín, các chuyên viên tư vấn sẽ đưa ra cho phụ huynh sự lựa chọn phù hợp nhất, vì hơn ai hết họ thực sự là những chuyên gia trong lĩnh vực này. Ngoài ra, phụ huynh có thể hỏi những gia đình có con đi du học hoặc người thân ở nước ngoài.

Cần chuẩn bị tài chính như thế nào?

Rõ ràng đây mới là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh đau đầu và quan tâm nhất. Tài chính là vấn đề then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến việc du học của con, do đó các bậc phụ huynh cần cân nhắc thật kỹ lưỡng để lựa chọn chương trình học tập phù hợp nhất cho con. Học ở các nước như Anh hoặc Mỹ thì chi phí rõ ràng sẽ cao hơn, nhưng chất lượng giáo dục và bằng cấp rất có giá trị. Tuy vậy, các nước như Canada, Úc, New Zealand cũng là lựa chọn của số đông vì chất lượng học tập cao và học phí phù hợp hơn các nước Anh, Mỹ. Còn đối với các học sinh giỏi và muốn chi trả học phí thấp thì nên lựa chọn các nước có chế độ đãi ngộ cao như Phần Lan, Pháp, Thụy Điển, Na Uy… Tuy nhiên, việc xin được visa vào các nước này lại không hề dễ dàng. Trường hợp học sinh muốn học gần nhà và chi phí thấp thì nên chọn các nước châu Á như Singapore, Hàn Quốc... Hầu hết các trường tư ở Singapore đều có liên kết với các trường ĐH uy tín trên thế giới ở Anh, Mỹ, Úc, nên sau khi tốt nghiệp, du học sinh sẽ được cấp bằng tốt nghiệp của các trường ĐH này dù bạn học ở Singapore. Các bậc phụ huynh phải có một nền tảng tài chính thật ổn định trước khi quyết định cho con đi du học, vì đây sẽ là một sự đầu tư tốn kém và là sự đầu tư thiết thực cho tương lai.

Một bộ hồ sơ du học cần có những gì?

Sau khi đã xác định tất cả những vấn đề trên, thì vấn đề tiếp theo là làm thế nào để xin được visa và cần chuẩn bị những gì? Thủ tục từng bước ra sao? Chứng minh tài chính ra sao?  Phần lớn các phụ huynh đều tìm đến các trung tâm tư vấn du học uy tín để nhờ họ giúp và tôi nghĩ đây là một sự lựa chọn sáng suốt. Thay vì đau đầu để tìm hiểu về những việc này, các bậc phụ huynh sẽ nhận được sự trợ giúp đắc lực từ phía các chuyên gia tư vấn du học trong việc vạch ra từng bước trong quá trình làm hồ sơ du học như: Xin thư mời nhập học từ trường nước ngoài, đóng tiền đặt cọc với trường, xin học bổng, chứng minh tài chính du học, điền form xin visa... Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên tìm những trung tâm tư vấn có uy tín, thẩm quyền để tránh cảnh “tiền mất, tật mang”.


Hậu quả khó lường khi cho con đi du học sớm

Khi đời sống kinh tế được nâng cao, nhiều người bắt đầu suy nghĩ đến việc đầu tư chuyện học hành của con cái. Trong đó lựa chọn cho con đi du học luôn nằm ở vị trí hàng đầu.

Thương con hay hại con?

Anh N.T.T. (kinh doanh tại Q.Thủ Đức, TP.HCM) ôm giấc mộng du học từ thời sinh viên mà không thực hiện được. Trong một lần đến dự hội thảo du học Úc, anh được nhân viên tư vấn giới thiệu những cái hay, cái tốt khi cho con đi du học ở độ tuổi măng non. Con sẽ được học tập trong môi trường tiên tiến, tiếp thu nền văn hóa hiện đại, nói tiếng Anh như gió... Như vậy con anh sẽ có công việc tốt hơn khi kết thúc khóa học. Không do dự nhiều anh chọn trường, chuẩn bị thủ tục chờ đến ngày con đi du học.

Việc cho con đi du học sớm sẽ là cơ hội tốt để tiếp cận với nền giáo dục văn minh ở các nước phát triển, giúp bé tự tin, có cách sống độc lập, không phụ thuộc. Tuy nhiên, ông Phùng Văn Minh, chuyên gia du học Công ty du học Thái Bình Dương (Q.10), cho rằng: Việc cho trẻ còn quá nhỏ đi du học rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Vì ở độ tuổi này, bé chưa có khả năng phân tích để tiếp thu một cách có chọn lọc những thay đổi của xã hội. Ngoài ra, lứa tuổi này, trẻ rất dễ bị hư hỏng, chơi bời, bị tác động bởi những mặt xấu của văn hóa phương Tây.

Cho trẻ du học từ nhỏ hại nhiều hơn lợi (Ảnh minh họa)

N.T.L., cựu nhân viên tư vấn của một công ty du học tại Q.1, TP.HCM, lật giở câu chuyện về chị H.T.B.P. (Q.10, TP.HCM), một người cho con du học ở độ tuổi măng non. L. cho biết: “Chị P. tìm đến công ty xin tư vấn cho cậu con trai 10 tuổi đi du học cùng chị gái tại Singapore. Tuy nhiên, cậu này chưa bao giờ tự làm việc gì. Tôi đã khuyên không nên đi nhưng gia đình vẫn nhất mực cho con du học.

Đúng như dự liệu của tôi, sau 2 tháng, chị P. phải bay gấp sang Singapore để đón con trai trở về do tâm lý của cháu bất thường. Trải qua nhiều đợt trị liệu tâm lý, chị P. mới nhận ra con trai qua đó không theo kịp bạn bè, không nói được tiếng Anh, dần dần trở nên lầm lỳ, ít nói. Từ một cậu bé lanh lợi, nay đã trở nên khó gần, ít nói, mặt luôn tỏ vẻ căng thẳng, nghe nói tới chuyện học là ôm đầu bỏ chạy”.

Bi đát hơn là trường hợp con trai của anh N.T.T. (Q.Thủ Đức, TP.HCM). Sau 4 tháng du học tại Úc, con trai anh T. không giỏi lên theo ý muốn của bố mẹ. Nhận tin báo từ người thân, anh T. thảng thốt, bắt ngay chuyến bay sang Úc đón con về Việt Nam. Anh bần thần, bủn rủn chân tay khi thấy con ngồi thu mình trong góc nhà, miệng lảm nhảm, mắt ngờ nghệch. Anh T. cho hay, sau nhiều tháng cùng chuyên viên tâm lý điều trị, con anh cũng dần trở lại bình thường, nhưng mỗi khi nghe tới từ “du học” là cháu lại hoảng sợ, la hét.

Khắc phục hậu quả du học

Bên cạnh việc mắc phải những chấn thương tâm lý, nhiều bé còn gặp tình trạng như: Tính tình trở nên khác thường, hay cáu giận, bực bội, thấy người lạ thì trốn mất.

Phụ huynh khi có con gặp phải các trường hợp rắc rối sau du học cần hết sức bình tĩnh. Tiến sĩ giáo dục Huỳnh Công Minh, cố vấn các chương trình đổi mới giáo dục, sở GD&ĐT TP.HCM, đưa ra lời khuyên: “Phụ huynh hãy gửi bé đi học trở lại, chủ động hướng dẫn con tự hòa nhập. Trong quá trình giúp con vượt qua chấn thương tâm lý, nếu thấy có khó khăn thì điều chỉnh cách dạy dỗ, thường xuyên theo dõi sự phát triển của con. Ngoài ra, phụ huynh cần phải phối hợp với giáo viên để giúp các bé hòa nhập nhanh hơn”.

Việc bé bị nhiễm văn hóa phương Tây, đánh mất các giá trị văn hóa của gia đình Việt Nam là điều thường xuyên xảy ra ở những trẻ đi du học từ sớm. Để giúp bé hòa nhập lại với văn hóa gia đình Việt, TS. Nguyễn Minh Trung, trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chỉ rõ bố mẹ phải là cầu nối để giúp bé tìm lại các giá trị văn hóa mà bé đã tiếp thu trước khi đi du học. Phụ huynh cần thường xuyên tâm sự, chia sẻ, giúp bé hiểu văn hóa nào phù hợp với người Việt, văn hóa nào không phù hợp. Nếu có thể, phụ huynh đăng ký cho trẻ vào học các lớp kỹ năng sống.

Bác sĩ Hồ Văn Bình, bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, cho hay: “Trong trường hợp nặng hơn, các gia đình cần nhanh chóng đưa bé tới các bệnh viện có chuyên khoa thần kinh để điều trị bằng y học. Ngoài ra, có thể đưa bé tới các trung tâm điều trị về tâm lý để các chuyên gia xác định nguyên nhân, đưa ra cách thức điều trị phù hợp”.

Nên cho con du học khi 18 tuổi

Ông Nguyễn Thi, chuyên gia tư vấn du học Công ty Du học Vietin (Q.1), cho biết: “Nhiều gia đình có con đã 16, 17 tuổi nhưng khi cho đi du học vẫn gặp phải tình trạng không bắt nhịp được cuộc sống mới. Họ nghĩ đơn giản, cho con đi du học nghĩa là nhà trường sẽ lo mọi thứ. Tuy nhiên, trường học không thể quan tâm đến cuộc sống ngoài giảng đường. Vì thế, có nhiều trẻ khi du học, thoát khỏi sự kìm kẹp của bố mẹ đã “thả phanh” tìm hiểu những gì mà trước đây mình bị cấm. Vì vậy, để du học đạt hiệu quả cao nhất, các gia đình nên cho con đi du học khi con đã trưởng thành (trên 18 tuổi). Ở độ tuổi này, con đã có thể tự lo cho bản thân và biết hoạch định mục tiêu cho bản thân”.



Có nên cho trẻ học Tiếng Anh sớm
Có nên cho trẻ tiền tiêu v
Có nên cho trẻ chơi điện thoại
Kinh nghiệm cho bé đi học mẫu giáo
Trẻ dậy thì sớm
Làm gì khi con bị điểm kém, cha mẹ cần nhớ



(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em muốn đi du học nhưng em bây giờ em đã tốt nghiệp lớp 9 và chuẩn bị thi vào trường thpt . vì không muốn thi nên em chọn con đường du họ ,nếu đi thì có đươc tuyển luôn vào trương thpt không ?
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
https://www.google.com.vn/webhp?sourceid=chrome-instant&ion=1&espv=2&ie=UTF-8#q=du%20hoc%20site%3Aweconnect.vn
Chào em, Em có thể nói rõ hơn về nước mình muốn đi ko? Ở các nước như Mỹ, Úc, Canada, ... đều có chương trình học phổ thông cho sinh viên quốc tế. Vào các trường này, em cần có vốn tiếng anh nhất định, yêu cầu ko quá cao đâu e vì qua đó mình có khóa học tiếng anh nữa. Mà học tiếng anh khi sống trong môi trường quốc tế, mình sử dụng hàng ngày thì thuận lợi lắm e ạ! Chị tin e sẽ theo rất nhanh. Em có thể tham khảo ở đây nhé ^_^ http://www.duhochoancau.edu.vn/vi/chon-chuong-trinh/chuong-trinh-pho-thong-trung-hoc-va-co-so Chúc em thành công!!
Chào chị em chuẩn bị nhập học vào lớp 10 em có dự định đi du học vào năm lớp 11 em đang phân vân giữa 3 nc Canada Úc và New Zealand em nên chọn nơi nào đây ạ và nếu du học thì có cần thi tuyển vào trg THPT ở đó hay ko chị có thể tư vấn cho em có cần học các khóa tiếng anh hay bổ trợ kiến thức như kinh doanh giao tiếp hay ko và nếu học lớp 11 thì có học bổng k ạ cảm ơn c !!
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý