Giấc ngủ ngon rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh bởi giấc ngủ giúp kích thích trí não bé phát triển.
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?
Giấc ngủ, đặc biệt ngủ không đủ giấc là một trong những khía cạnh đáng bàn cãi nhất của việc chăm sóc trẻ. Nhiều ông bố bà mẹ trẻ phát hiện ra sự quan trọng của giấc ngủ ảnh hưởng đến sức đề kháng của bé trong những tuần đầu tiên. Chất lượng giấc ngủ của trẻ còn ảnh hưởng đến mọi người trong nhà, đặc biệt là bố mẹ.
Bố mẹ trẻ khó có thể đặt trẻ vào cũi nếu trẻ vẫn ngủ chập chờn. Thay vì khóc lên, thì nó sẽ làm nũng và không chịu rời bố mẹ. Điều này sẽ dẫn đến bố mẹ sẽ không có một giấc ngủ ngon suốt đêm cho đến khi đứa trẻ đủ lớn để đi mẫu giáo. Làm thế nào có thể đưa trẻ từ vòng tay mẹ sang giường của chúng trong khi chúng vẫn khóc, la hét mà vẫn tránh được sự nũng nịu, bướng bĩnh của trẻ.
Ngủ bao nhiêu là đủ?
Nó phụ thuộc vào độ tuổi. Tuy nhiên không có số giờ đáng thuyết phục nào đối với trẻ cùng độ tuổi. Khi nghiên cứu với những trẻ 2 năm tuổi, người ta thấy rằng nhu cầu được ngủ của trẻ khác nhau, có trẻ ngủ từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối, nhưng trong khi đó đứa trẻ khác lại bắt đầu một ngày tiếp theo sau khi đánh một giấc từ 10 tối đến 5 giờ sáng hôm sau.
6 tháng đầu tiên
Những đứa trẻ mới sinh thường ngủ từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày, chia đều cho cả buổi ngày lẫn đêm. Giấc ngủ dài nhất của chúng thường 4 đến 5 tiếng vì chúng còn cần được cho ăn vào những lúc thức giấc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trẻ có thể ngủ một mạch 10 giờ đồng hồ liền, trong khi có những trẻ chỉ ngủ mỗi giấc 2 tiếng. Không có một công thức giấc ngủ nào cho trẻ mới sinh vì đồng hồ sinh học của nó chưa thực sự phát triển đầy đủ. Miễn sao, đứa trẻ khỏe mạnh là được.
Trong 3 tháng, một đứa trẻ ngủ trung bình 5 tiếng vào buổi ngày và 10 tiếng vào buổi đêm, và thức giấc khoảng 2 lần. Khoảng 90% trẻ em trong độ tuổi này ngủ trọn đêm và cũng có nghĩa là chúng ngủ một giấc kéo dài từ 6 đến 8 tiếng.
Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi tiếp tục khóc khoảng vài phút trong khi đang ngủ, đó chính là phản ứng bình thường của chúng. Chúng có thể cảm thấy khó chịu vì: đói, lạnh, ướt vì tả lót chưa kịp thay, hay thậm chí bị ốm. Buổi đêm khi thức dậy cho trẻ ăn hay thay tã bạn phải thao tác nhanh đến mức có thể. Đừng có có thêm những lời động viên, dỗ dành trẻ không cần thiết như: nói chuyện, đùa giỡn hay bật đèn sáng. bạn phải tập thói quen cho trẻ ngủ trọn vẹn buổi đêm. Vì đứa trẻ không quan tâm mấy giờ rồi, miễn là những yêu cầu của chúng được đáp ứng.
6 đến 12 tháng
Vào lúc 6 tháng, một đứa trẻ sơ sinh có thể ngủ 3 giờ buổi ngày và 11 giờ buổi tối. Vào độ tuổi này, bạn có thể bắt đầu thay đổi phản ứng đối với những trẻ thường hay thức giấc và khóc la vào buổi tối. Cho bé 5 phút để lắng làm dịu cơn khóc và trở về với giấc ngủ. Nếu bé không có động thái gì thì có thể dỗ nhẹ vào mông, ru à ơi không nên bế trẻ lên tay sau đó đặt trẻ xuống trừ trường hợp trẻ bị ốm.
Nếu trẻ không ốm mà tiếp tục khóc, hãy đợi thêm 5 phút, sau đó lặp lại thao tác trên. Sau vài ngày, trẻ sẽ tìm ra được cách trở về giấc ngủ nhẹ dễ dàng hơn. Nếu khi trẻ 6 tháng tuổi vẫn tiếp tục thức giấc từ 5 đến 6 lần mỗi đêm, nên đưa trẻ đến bác sĩ.
Giữa 6 đến 12 tháng tuổi, nỗi lo lắng chia rẽ trở thành nhân tố chính thức giấc cho trẻ của bạn. Điều này xảy ra khi trẻ bắt đầu xem một con vật bông nhỏ hay chiếc chăn là vật không thể thiếu suốt đêm. Quy tắc thức dậy nửa đêm cũng giống như việc trải qua ngày đầu tiên trẻ ra đời vậy: đừng bật đèn sáng, đừng hát ru, đừng nói chuyện, đừng giỡn, hay cho bé ăn. Mọi phản ứng đó chỉ khuyến khích trẻ lập lại thói quen đó. Kiểm tra tại sao trẻ khóc, hãy chắc chắn rằng trẻ không bị ốm hay cần thay tã.
Ngủ đủ rất quan trọng cho sự phát triển của bé, nhưng làm thế nào để có một giấc ngủ "chất lượng" lại là vấn đề cha mẹ cần đặc biệt quan tâm.
Đôi khi, vì quá lo lắng cho bé, nhiều bậc cha mẹ đã mắc sai lầm khi cho bé ngủ mà không biết. Không ít bậc cha mẹ mắc những lỗi "ngớ ngẩn" khi cho bé ngủ mà không biết. Để giúp bé ngủ ngon giấc hơn, cha mẹ tuyệt đối cần tránh những lỗi không đáng có như sau:
Thường xuyên bế bé ngủ
Bé sẽ có cảm giác an toàn khi được cha mẹ bế khi ngủ, nhưng họ đã vô tình tạo cho bé thói quen ỷ lại, không có tính tự lập, và “sở thích” này của bé sẽ khó thay đổi khi bé lớn hơn. Vì vậy cha mẹ nên rèn cho bé tính tự lập và thói quen và ngủ trên giường.
Lệ thuộc vào thói quen của bé
Nếu bé khóc ăn vạ trước khi đi ngủ, hãy cố gắng chế ngự cảm giác xót con bằng cách lơ đi tiếng thút thít của bé hoặc tập trung vào một việc gì đó. Khi bé khóc thật sự, hãy đợi chừng 5 phút rồi mới vào dỗ. Ngày hôm sau, kéo dài thời gian đợi đó thành 10 phút và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn.
Dĩ nhiên, nếu bé bị đau hay khó chịu thì cha mẹ cũng phải sớm đu đưa, dỗ dành giúp bé ngon giấc.
Vỗ nhẹ lưng khi bé giật mình
Khi trẻ ngủ sẽ có 2 trạng thái: ngủ sâu và ngủ nông. Đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, khi trẻ ngủ sẽ có 2 trạng thái: ngủ sâu và ngủ nông, chiếm tỷ lệ 50/50 và 2 trạng thái này thường đan xen nhau. Lúc ngủ sâu, bé hoàn toàn thả lỏng cơ thể nghỉ ngơi, không có bất kì hoạt động nào khác ngoài việc đôi khi khẽ giật mình hay khẽ nhếch miệng. Khi ngủ nông, tay, chân và cả cơ thể bé sẽ vẫn động đậy, trên mặt bé vẫn có những biểu hiện như nhíu mày, mỉm cười….
Do đó, nếu bé có những biểu hiện như trên, cha mẹ đừng vội vỗ nhẹ, bế bé hoặc cho bé bú ngay mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp hay không. Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới nên bế bé lên dỗ dành và cho bú.
Quấn bé quá chặt
Thời tiết se lạnh hoặc vào mùa đông nhiệt độ thấp, nhưng không vì thế mà bịt kín đầu bé, vì như thế sẽ khiến cho bé bị khó thở, toát mồ hôi gây cảm lạnh cho bé…
Đặt bé vào giường với bình sữa
Ngủ với bình sữa trên tay làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tai của trẻ em. Và khi bé ngủ gục lúc đang ngậm vú sữa, điều đó có hại cho răng của bé – răng sẽ vàng và dễ bị sâu.
Ăn không đủ bữa, môi trường quá nhiều ánh sáng hoặc âm thanh sẽ khiến Bé khó có giấc ngủ ngon. Đặc biệt, Bé cũng không thể ngủ ngon với chiếc tã bị ướt hay không thoải mái. Nhưng để lựa chọn cho Bé chiếc tã phù hợp và an toàn là việc không dễ dàng với những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Hãy xua tan nỗi lo lắng với những “bí quyết” dưới đây:
Chọn tã cho bé sơ sinh
Ở giai đoạn sơ sinh (thường dưới 4 tháng tuổi) bé đi tiêu rất nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần lượng không nhiều, hơn nữa da bé lúc này đang rất non nớt và nhạy cảm, vì thế khi chọn miếng lót sơ sinh bạn cần chú ý nhất là miếng lót phải thật mềm, sau đó có độ thấm hút tốt. Một số bà mẹ vẫn sử dụng tã vải (xô) cho bé khi mới chào đời; mặc dù có ưu điểm là thoáng mát nhưng sẽ làm ướt lạnh khi bé tiểu nếu không được thay kịp thời cũng như có thể dính lại sợi vải trên da bé gây kích ứng.
Cách thay tã cho bé
Khi mặc tã cho bé, đừng để cao quá rốn. Đối với bé trai, bạn nên đặt miếng lót tã về phía trước nhiều hơn và hướng bộ phận sinh dục của bé xuống dưới. Đối với bé gái, bạn nên đặt miếng lót tã phía sau lưng nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn nhớ thoa kem để ngăn chặn nước tiểu tiếp xúc với da nếu muốn. Sau khi mặc tã cho bé, bạn luồn ngón tay trỏ của mình vào lưng và giữa bụng bé. Nếu thấy thoải mái là bạn đã mặc tã vừa vặn cho bé. Tã nên vừa khít nhưng không chặt quanh eo và đùi.
Để tã bẩn ngoài tầm với của trẻ con và vật nuôi. Rửa tay thật sạch sau khi cầm tã bẩn.
Những hiểu lầm về giấc ngủ của bé
Ảnh minh họa: Essentialbaby.com.au. |
Cho con ăn tốt, dỗ con ngủ ngoan... vẫn là mối bận tâm lớn nhất của những người mới làm cha mẹ. Bạn thường đi tìm lời khuyên khắp nơi, hy vọng áp dụng thành công với bé yêu của mình. Hãy cân nhắc, vì không phải lời mách nào cũng đúng.
Theo Thebump, dưới đây là những hiểu lầm phổ biến của nhiều người về giấc ngủ của trẻ.
Không bao giờ nên khua bé dậy khi con đang ngủ
Thực tế là: Trong vài tuần đầu sau sinh, bé cần được ăn có vẻ như là liên tục, nhưng thực sự là cứ khoảng 2-3 tiếng một lần. Vì thế, có lúc bạn cần phải nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để cho ăn. Nếu bé sinh đủ ngày tháng và đạt mức cân nặng bình thường, thì sẽ không vấn đề gì nếu để bé ngủ một mạch trong đêm mà không cần đánh thức để cho ăn (chỉ cần chắc rằng ban ngày bé vẫn ăn thường xuyên và đủ lượng).
Quây cũi sẽ bảo vệ bé
Thực tế là: Quây cũi dường như giúp bảo vệ bé khỏi bị va chạm và những vết bầm tím nhưng chúng thực sự nguy hiểm (cũng như chăn gối hay các vật khác trên giường) vì có thể có nguy cơ gây nghẹt thở. "Tôi chưa bao giờ thấy một em bé bị thương nghiêm trọng khi va vào những thanh chắn cũi nhưng từng gặp bệnh nhi bị vướng vào tấm chắn cũi và cuộn lại trong đó, sinh khó thở", một chuyên gia nhi khoa nói.
Giữ cho phòng ngủ của bé hoàn toàn yên tĩnh
Thực tế là: Chắc chắn bạn có thể cần yên lặng hoàn toàn để rơi vào giấc ngủ, còn hầu hết những bé mới sinh thực sự thích không gian có tiếng động với âm thanh dỗ dành, như tiếng một chiếc quạt quay chẳng hạn. Âm thanh đó sẽ khiến bé thấy quen thuộc và dễ chịu vì bé đã nghe thường xuyên từ khi còn nằm trong tử cung.
Bé nên ngủ thẳng đêm khi 12 tuần
Thực tế là: Nếu được như vậy thì quá tốt, song đó dường như là điều không tưởng. Nếu ban ngày bé chơi ngoan, thoải mái, và bạn may mắn, thì bé có thể ngủ thẳng đêm khi 12 tuần, nhưng rất hiếm. Bạn có thể làm một số việc để khuyến khích bé bắt đầu có giấc ngủ lâu hơn: Thiết lập giờ đi ngủ cố định, để bé tự ngủ mà không cần phải cho bú hay đu đưa, không ngay lập tức chạy tới dỗ bé ngủ lại khi con thức dậy giữa đêm... Nếu bạn làm được, bạn có thể giúp bé ngủ 6-8 giờ thẳng đêm khi 4-6 tháng.
Cho ngủ muộn sẽ giúp bé không thức dậy quá sớm vào buổi sáng
Điều này nghe có vẻ logic, nhưng thực tế lại mang đến kết quả ngược. Lý do là: Cố để bé ngủ muộn vào ban đêm sẽ khiến bé quá mệt và khi đó bé sẽ cáu kỉnh, thậm chí khó để tự ngủ và ngủ lại nếu thức giấc sớm. Để con bạn ngủ muộn vào sáng hôm sau, bạn nên cho bé đi ngủ sớm hơn. Hãy đặt bé vào giường sớm hơn thường lệ 30 phút.
Không có vấn đề gì nếu để thú cưng ngủ trong phòng bé
Hội nhi khoa Mỹ khuyến cáo không bao giờ để cho trẻ ở một mình với thú nuôi, bao gồm cả việc để con vật trong phòng ngủ của bé. Lý do là, mỗi năm có vô số trẻ bị chó cắn, và nhiều trường hợp gây tổn thương nặng. Ngay cả một chú mèo đáng yêu cũng có thể nhảy vào cũi và gây ngạt cho trẻ.
Cho bé ăn đặc vào buổi tối giúp ngủ ngon suốt đêm vì được no
Không có bằng chứng là thêm ngũ cốc cho trẻ ăn vào giờ đi ngủ sẽ giúp bé ngủ lâu hơn vì vậy không nên làm như vậy. Thực tế, điều đó làm tăng lượng calo cho bé và một số nghiên cứu cho thấy cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng có thể góp phần gây béo phì sau này. Hội nhi khoa mỹ khuyến cáo nên đợi đến khi bé 4-6 tháng mới cho ăn dặm và nên cho ăn bằng thìa.
Cho bé sơ sinh giấc ngủ an toàn: 9 mẹo mách bạn
Bạn luôn kiểm tra mỗi khi đứa con mới chào đời ngủ để xem liệu rằng mọi việc có bình thường, đó là điều tự nhiên. Bạn cũng có thể thực hiện các bước đơn giản và hiệu quả sau đây để giảm thiểu tối đa nguy cơ của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) và các tai nạn lúc ngủ khác
Bạn có biết?
Có 4 cách chính để giảm thiểu nguy cơ SIDS:
- Để trẻ ngủ úp lưng, không bao giờ ngủ úp bụng hoặc nằm nghiêng
- Đảm bảo khi ngủ đầu của bé không bị bao phủ.
- Giữ bé trong môi trường không khói thuốc lá, cả trước và sau khi sinh
- Giữ cho giường cũi, chăn nệm của trẻ an toàn cũng như nơi ngủ và giường ngủ
Các yếu tố gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS
Các cuộc điều tra về những cái chết đột tử ở trẻ nhỏ SIDS, ở cả Úc và các nước khác, đã chỉ ra rằng 1 hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy hại sau liên quan hầu hết tới các cái chết đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS):
- Để trẻ ngủ úp bụng hoặc nằm nghiêng
- Để trẻ ngủ trên bề mặt mềm (sofa, chăn gối mềm, đệm nước, lên lông cừu)
- Mặt và đầu của trẻ bị bao phủ bởi vật dụng giường ngủ (có thể dẫn tới tai nạn ngạt thở và quá nóng - nguyên nhân của SIDS)
- Mẹ hút thuốc trong khi mang thai hoặc sau sinh
Qua nhiều năm, hội chứng chết đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS tại Úc đã và đang giảm dần. Đó là bởi vì chúng ta đã khám phá và chấp nhận các bước thực hành tạo giấc ngủ an toàn cho trẻ nhỏ.
Các bước thực tế để tránh các yếu tố gây nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS
1. Để bé ngủ úp lưng. Đây là tư thế an toàn nhất cho bé khi ngủ. Trẻ sẽ dễ gặp nguy cơ đột tử nếu ngủ úp bụng hoặc nằm nghiêng. Khi trẻ khoảng 6 tháng, tức là lúc trẻ có thể lẫy (lật người) thì hầu như các nguy cơ đột tử SIDS qua đi
2. Đảm bảo đầu của trẻ không bị bao phủ khi ngủ. Đặt trẻ nằm hơi thấp phía chân cũi sao cho chân gần chạm tới cuối cũi hoặc nôi. Gài, gấp quần áo ngủ một cách an toàn để đầu trẻ không bị bao phủ. Bạn cũng có thể dùng túi ngủ thay vì dùng chăn cho trẻ. Những chiếc túi ngủ vừa cổ của trẻ và có lỗ để tay là an toàn nhất
3. Tránh khói thuốc lá. Có nhiều bằng chứng thuyết phục rằng khói thuốc gây hại tới bé và hút thuốc khi mang bầu cũng như sau khi sinh làm tăng nguy cơ hội chứng SIDS cho bé. Mối liên quan giữa hội chứng SIDS và khói thuốc lá rất mạnh mẽ ngay cả khi cha mẹ có hút thuốc ở cách xa trẻ. Nếu bạn muốn cai thuốc lá nhưng lại cảm thấy khó khăn, hãy liên hệ với các bác sỹ hoặc y tá chăm sóc mẹ và bé để xin lới khuyên
4. Tránh dùng chặn cũi, đồi chơi, gối ngủ mềm, chăn siêu nhẹ và các vật dụng giường ngủ mềm. Các vật dụng mềm này có thể gây ngạt trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ bị ngạt khi lật vào chặn giường hoặc đồ chơi mềm. Tốt hơn là bạn nên để những thứ đó bên ngoài cũi ngủ của trẻ.
5. Dùng các loại cũi đạt tiêu chuẩn an toàn. Chỉ những chiếc cũi tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn an toàn mới đủ tốt cho con bạn. Cũi đạt tiêu chuẩn sẽ có nhãn mác rõ ràng. Những chiếc cũi bong sơn, thiếu thanh chắn khiến con bạn có thể kẹt giữa được hay thành chắn quá thấp và trẻ có thể bò qua dễ dàng cũng là những nguy hiểm gặp phải khi cho trẻ dùng cũi cũ, không đạt các tiêu chuẩn hiện đại
6. Cho trẻ dùng đệm chắc chắn và vừa vặn. Đảm bảo rằng không có lỗ hổng giữa đệm và thành cũi để trẻ không bị kẹt đầu
7. Tránh để trẻ ngủ trên trường kỉ hoặc giường tạm thời. Để trẻ ngủ trên trường kỉ với hoặc không với ai đó sẽ rất nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Bạn cũng nên cẩn thận với giường ngủ tự chế tạm thời như là những chiếc chăn hoặc thảm đặt trên sàn nhà. Các trường hợp khác có thể không an toàn cho bé khi ngủ bao gồm: bị kẹt giữa đệm và tường, kẹt giữa những chiếc gối hoặc nệm hoặc trượt xuống.
8. Mặc ấm cho bé nhưng không nóng. Quá nóng là một yếu tố gây ra hội chứng SIDS. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn nên mặc gì khi ngủ và dùng điều đó như là 1 hướng dẫn khi mặc đồ cho trẻ. Khi ở trong nhà, giữ cho đầu của trẻ không bị bao bọc - điều này giúp cho trẻ thoáng mát và không bị quá nóng.
9. Đảm bảo rằng người chăm sóc con bạn biết cách bảo vệ bé khỏi các tai nạn khi ngủ. Tốt nhất là bạn không nên giả định rằng người khác cũng am hiểu về thực hành giấc ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh, ngay cả đối với những người chăm sóc trẻ chuyên nghiệp. Bạn cần tự khẳng định lại bằng cách xem lại kế hoạch sắp xếp, bố trí giấc ngủ cho trẻ và tự hài lòng khi bé sẽ được đặt ở tư thế ngủ đúng.
Những điểm dẹt trên đầu của bé
Khi trẻ còn nhỏ, đầu của trẻ rất mềm. Cho trẻ ngủ úp lưng đôi khi có thể làm phần sau đầu của trẻ hơi dẹt, tên khoa học là Hội chứng đầu lép (Đầu bẹt). Thông thường thì hiện tượng đó sẽ tiến triển tốt hơn khi trẻ được khoảng 12 tháng tuổi mà không cần bất kì sự trợ giúp y tế nào.
Nếu hiện tượng đó làm bạn lo lắng, bạn có thể nhẹ nhàng thay đổi độ nghiêng đầu của bé mỗi khi đặt bé ngủ. Hãy nhớ, luôn luôn đặt trẻ ngủ úp lưng và sau đó khi trẻ tỉnh, hạn chế phần sau đầu của trẻ tiếp đất.
Chăm sóc giấc ngủ trẻ sơ sinh
Ngay khi sinh xong về nhà, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Ngoài việc thực hiện đúng giờ giấc cho trẻ bú, thường xuyên tay tã lót cần chú ý cho trẻ ngủ đẫy giấc vì giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
Tuần đầu
Trong tuần đầu trẻ ngủ nhiều. Lúc này, giấc ngủ của trẻ không theo nhịp ngày đêm. Trẻ thường ngủ từ 15 - 18 giờ/ngày, ngủ từng giấc ngắn 2 - 4 giờ. Vì thế, bà mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi để phục hồi sức khoẻ. Để sẵn sữa hoặc bình nước bên cạnh (nếu bạn không có hoặc chưa đủ sữa cho trẻ bú) phòng khi cháu thức dậy mà bạn phải cho bú.
|
Tuần thứ 2 - 4
Trong thời gian này, hoạt động của trẻ khó biết trước được. Cha mẹ phải chuẩn bị cho bú, thay tã, hát ru... bất cứ lúc nào. Phần lớn trẻ không ngủ một giấc dài ban đêm. Trẻ chỉ có một giấc ngủ đơn, dài nhất khoảng 3 - 4 giờ. Nếu trẻ không có giấc ngủ đơn dài như vậy có thể trẻ bị đau bụng. Trẻ đẻ non có thể có giấc ngủ dài hơn. Ánh sáng và các tác động lúc này như thay đổi cách vuốt ve, cách cho bú, đều không ảnh hưởng nhiều đến kiểu ngủ. Bà mẹ chỉ cần bế trẻ, ru, đu đưa, đi lại.
- Tạo điều kiện yên tĩnh để trẻ ngủ say. Không để điện thoại bên cạnh.
- Tìm mọi cách để ru trẻ, không sợ vì thế mà làm hư hay tạo thói xấu cho trẻ. Có thể hát ru, đu đưa võng, nôi hoặc cho bú để trẻ thôi khóc và ngủ say. Nếu trẻ đang ngủ mà giật mình tỉnh dậy hoặc ngủ lơ mơ, mẹ nên ôm trẻ, vỗ nhè nhẹ để trẻ ngủ say trở lại.
- Tranh thủ chợp mắt khi con ngủ. Đi ra ngoài thư giãn, vệ sinh cá nhân nếu cần.
Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc miệng cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc mắt cho bé sơ sinh
Chăm sóc bé sau khi ốm dậy
Tắm nắng cho trẻ
Cách ẵm và bế trẻ sơ sinh
(st)