Có thể bạn vẫn còn hoài nghi trước những thông tin trái ngược nhau về 'ở cữ'. Vậy thì hãy kiểm tra xem tin nào đáng tin cậy nhé
Để lấy lại phong độ, sau khi sinh con cơ thể người phụ nữ cần thời gian trên dưới 6 tuần. Bác sĩ phụ khoa hoặc sản khoa đã khuyên, cần phải làm gì. Tuy nhiên, có thể vẫn bạn còn hoài nghi, bởi thiên hạ không ít thông tin trái ngược về thời gian “ở cữ”.
Hãy kiểm tra, thông tin nào sau đây đáng tin cậy mà bạn nên áp dụng trong những ngày “ở cữ” của mình nhé!
1. Suốt 6 tuần cần hạn chế tối đa mọi hoạt động
Điều này hoàn toàn sai. Hoạt động thể chất nhẹ nhàng cần phải khuyến khích – tử cung sẽ lành lặn nhanh hơn, cơ bụng và cơ chậu nhanh trở về trạng thái bình thường. Ngay thời gian còn nằm viện đã có thể đi lại trong phòng, vài ngày sau khi về nhà có thể dạo bộ ngắn cùng con nhỏ.
Cũng nên bắt đầu thực hiện bài tập tử cung đơn giản – tập co thắt cơ bụng vài lần mỗi ngày.
Thời gian ở cữ sau sinh ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người mẹ. (ảnh minh họa).
2. Không tắm bồn (nước nóng) trong thời gian “ở cữ”
Chính xác. Nước nóng làm gia tăng sự chảy máu và nguy cơ nhiễm bệnh đường sinh sản. Vì thế - cho đến thời gian “cửa vào” hoặc vết mổ sau phẫu thuật chưa hoàn toàn lành miệng – bạn không nên ngâm mình trong bồn tắm, chỉ nên rửa dưới vòi nước.
3. Chỉ khâu có thể đứt
Sai. Đừng sợ, vết khâu “cửa vào” sẽ đứt chỉ. Bạn không làm đứt chỉ, cũng như không làm rách “chỗ ấy” – thậm chí cả khi co thắt mạnh. Tuy nhiên phải tránh đứng lâu, bởi khi ấy chỉ khâu bị áp lực lớn, mô sẽ bị kéo căng.
4. Thời gian “cửa vào” lành miệng chậm chạp và đòi hỏi giữ gìn vệ sinh đặc biệt
Chính xác. Tình trạng khó chịu sẽ giảm nhiều sau khi rửa ráy, vì thế hãy rửa ráy cẩn thận sau mỗi lần bạn tiểu tiện hoặc đại tiện. Sau khi dội nước sạch, nên dùng nước vệ sinh có độ pH tự nhiên – nước rửa có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa ngáy và bôi trơn. Nên làm khô “cửa vào” bằng khăn giấy hoặc máy sấy mát. Có thể dùng vadơlin hoặc kem (thí dụ Linomag) bôi lót khăn mềm lót “cửa vào”.
5. Có thể sử dụng băng vệ sinh, nếu tình trạng ra máu không nhiều
Sai. Băng vệ sinh sẽ làm khô dịch nhầy tự nhiên trong âm đạo, mà nhiệm vụ của nó là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bằng cách này băng vệ sinh có thể trở thành lý do nhiễm bệnh. Vì thế thay vì băng vệ sinh, nên dùng khăn mềm lót chỗ ấy.
6. Không mang vác vật nặng
Chính xác. Mọi nỗ lực thể chất lớn sẽ làm gia tăng tình trạng chảy máu đường sinh sản. Vậy duy nhất người mẹ mới sinh có thể mang vác là “mặt trời tý hon” mới chào đời.
Trong suốt thời gian ở cữ, mẹ và bé nên tranh thủ nghỉ ngơi. (ảnh minh họa).
7. Thường xuyên bị đầy bụng trong thời gian “ở cữ”
Chính xác. Tuy nhiên hoàn toàn có thể né tránh, nếu biết cách sống thích hợp. Cố gắng uống nhiều nước, tốt nhất nước khoáng không ga hoặc nước đun sôi để nguội, áp dụng thực đơn giàu chất xơ (bạn cần ăn nhiều rau xanh, và hoa quả).
8. Không nhịn tiểu tiện vì lý do đau đớn
Chính xác. Cần thường xuyên đi tiểu, để cơ thể đào thải lượng nước dư thừa và tử cung co lại nhanh hơn. Cố gắng đi tiểu cứ 2 - 3 giờ/lần, không chờ đến khi có tín hiệu cứng bụng rõ rệt. Để tránh đau, có thể tiểu tiện ở tư thế đứng dưới vòi nước, như vậy nước tiểu sẽ không dính vào chỉ khâu.
9. Có thể cảm thấy đau thắt – khi cho con bú
Chính xác. Trong thời gian “ở cữ” từ trạng thái tử cung đã phình to kích cỡ xấp xỉ quả bí ngô, sẽ co nhỏ dần (đến kích cỡ một quả táo tây). Sự co thắt này có thể gây đau đớn, nhất là khi cho con bú. Động tác nhai vú mẹ kích thích cơ thể tiết ra oksytocyne, hormone đảm nhiệm cả việc tiết sữa, cũng như co thắt tử cung.
Chú ý thở nhịp nhàng – nếu đau nhói. Có thể sử dụng thuốc giảm đau (trước đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ).
10. Cần gặp bác sĩ, trường hợp bị sốt
Sai/đúng. Trong thời gian “ở cữ” thân nhiệt có thể cao hơn bình thường. Đó là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Là hiện tượng liên quan đến quá trình co thắt tử cung và lành vết khâu. Tuy nhiên cần gõ cửa phòng khám – trường hợp sốt cao hơn 38 độ C và kéo dài 1 – 2 ngày.
11. Có thể “chiều chồng” – ngay khi vết cắt “cửa vào” (hoặc vết mổ đẻ) khô miệng, hết chảy máu
Sai. Chỉ có thể tái “chiều chồng” khi bác sĩ phụ khoa sau thăm khám khẳng định “đã hoàn toàn lành miệng”. Thường phải sau tối thiểu 6 tuần.
12. Việc ra mồ hôi nhiều suốt vài ngày sau sinh con là hiện tượng tự nhiên
Chính xác. Đó là thời điểm cơ thể đào thải lượng nước đã gom nhặt trong thời gian mang thai, vì thế có thể toát mồ hôi đầm đìa, nhất là ban đêm. Sự ra mồ hôi thái quá cũng là dấu hiệu mệt mỏi sau sinh nở và phản ứng với nồng độ hormone thay đổi.
13. Nên từ chối những cuộc thăm viếng trong vài tuần đầu
Sai. Việc tiếp xúc với mọi người, sự quan tâm của họ, sự hỗ trợ, trò chuyện thân tình và nụ cười chắc chắn giúp bạn chóng làm quen với tình huống mới.
Nguyên tắc “vàng” cho kỳ ở cữ
Ở cữ - thời kỳ đầu sau khi sinh con là nỗi kinh hoàng với nhiều bà mẹ, đặc biệt là với những cô gái trẻ lần đầu thực hiên thiên chức cao cả.
Nhưng với người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng, không kiêng cữ trong thời gian nhạy cảm này có thể sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Không tắm, không ra gió, không ăn đồ chua, không gội đầu.. giam mình trong căn phòng tối ngôt ngạt, thiếu ánh sáng, nhất là trong những ngày oi bức khiến những bà mẹ trẻ cảm thấy như phát điên.
Tuy nhiên, với điều kiện cuộc sống ngày càng được nâng cao, sự hiểu biết về sức khỏe sau sinh của phụ nữ đươc phổ câp rộng rãi, ỡ cữ không còn đáng sợ như trước. Các bà mẹ của thời hiệnđại chỉ cần tuân thủ nguyên tắc "nghỉ ngơi điều độ, ăn uống hợp lý, môi trường vệ sinh, vận động phù hợp, tinh thần thoải mái", ỡ cữ sẽ giúp bạn phục hồi sức khỏe.
Có những nguyên tắc "vàng" để ở cữ không còn là nỗi kinh hoàng. (ảnh minh họa)
Trang phục
Trước đây, bất chấp thời tiết nóng lạnh, các bà mẹ thường bắt con dâu, con gái "kín cổng cao tường", không chỉ tổn hại đến sức khỏe mà gây khó chịu, mất vệ sinh. Trang phục của phụ nữ sau sinh cần rộng rãi, thoáng khí, chất liệu mềm, thấm mồ hôi... giúp thuận tiện trong quá trình chăm em bé, vệ sinh cơ thể và đảm bảo sức khỏe.
Ẩm thực
Trong thời kỳ ở cữ, các sản phụ nên đặc biệt chú ý bổ sung lượng nước cho cơ thể. Dùng những đồ ăn có chứa nhiều nước là phương thức tốt nhất. Hạn chế những đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ nguội. Nhiều người mang tâm lý, đồ ăn cho phụ nữ sau sinh thường phải thật nhiều chất dinh dưỡng, nhiều thịt, nhiều cá, nhiều cao lương mỹ vị... nhưng thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là một sai lầm tai hại.
Không phải sản phụ nào cũng thích nghi và tiêu hóa được những đồ ăn này, có thể dẫn đến những phản ứng có hại cho người mẹ, và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của em bé. Quan niệm hiện đại cho rằng, chỉ cần thức ăn vệ sinh, tươi, phù hợp với điều kiện sức khỏe và sở thích, thì bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng.
Ở
Đã xa rồi thời ở cữ trong những căn phòng kín mít, thiếu ánh sáng, không không khí thoáng mát... Các bà mẹ mới sinh cần đươc ở những nơi thoáng mát, nhiệt độ không cao, không thấp, đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh nơi ở.
Vận động
Ở cữ không có nghĩa là nằm một chỗ nghỉ ngơi cho người thêm... bệnh. Trừ những ngày đầu sau khi sinh, các bà mẹ nên vận động nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe của từng người. Đi bộ, tâp thể dục, yoga... đều là những sự lựa chọn tốt cho các bà mẹ trong thời gian ở cữ, giúp cơ thể mạnh khỏe, thoải mái, thư giãn..., còn là bước khởi đầu để bạn lấy lại vóc dáng thon thả về sau.
Tuy nhiên, giữ tâm trạng thoải mái trong thời kỳ ở cữ là điều quan trọng nhất với các bà mẹ sau sinh. Sự mệt mỏi vì mất sức sau khi vượt cạn, bận rộn với việc chăm em bé, thiếu ngủ vì thức đêm, những trục trặc trong quan hệ vợ chồng khi xuất hiện "người thứ ba"... khiến nhiều bà mẹ gặp những vấn đề về mặt tâm lý, thậm chí dẫn đến căn bệnh trầm uất... Do đó, bên cạnh tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh trong thời kỳ ở cữ, giữ tâm trạng lạc quan, vui vẻ sẽ là liều thuốc tốt để bạn vượt qua giai đoạn khó khăn khi con nhỏ mới chào đời.
7 ngộ nhận trong thời gian ở cữ
Ở cữ thì phải kiêng tắm gội, kiêng ra gió và vô vàn thứ kiêng khác? Có những điều kiêng thật lý nhưng cũng có những điều hết sức vô lý.
1. Gió độc
Nhiều người cho rằng, sản phụ nên kiêng gió vì nó là thủ phạm chủ yếu gây sốt sản hậu, vì thế phòng của sản phụ thường khép kín, đầu giường treo rèm để tránh gió. Kỳ thực thì gió tự nhiên không có tội gì cả.
Sốt sản hậu là do một số vi khuẩn gây bệnh ẩn trong cơ quan sinh dục của sản phụ gây nên. Điều này thường là do việc kiểm tra trước khi sinh không được khử trùng sạch sẽ hoặc do sản phụ không chú ý giữ gìn vệ sinh sau sinh. Nếu môi trường trong phòng không sạch sẽ, không khí không trong lành rất dễ khiến cả mẹ và bé mắc bệnh về đường hô hấp. Đóng kín cửa phòng trong những ngày hè nóng nực còn khiến sản phụ dễ bệnh hơn.
2. Xuống giường càng muộn càng tốt
Mọi người thường cho rằng cơ thể người mẹ sau sinh rất yếu, cần phải được tĩnh dưỡng nên để cho sản phụ được nằm nhiều ở trên giường, thậm chí ăn cơm ngay tại giường. Tuy nhiên cách làm này lại là lợi bất cập hại. Nếu không vận động trong một thời gian dài sau sinh thì dễ khiến sản phụ mắc chứng tắc động mạch, đồng thời tổ chức bắp thịt ở vùng khoang chậu không nâng đỡ được tử cung, trực tràng hoặc bàng quang do không được rèn luyện.
Sau sinh nên xuống giường sớm để vận động nhẹ, điều này không chỉ có lợi cho việc lưu thông máu ở chi dưới mà còn giúp bụng được tập luyện sẽ nhanh chóng lấy lại được lực co giãn, đàn hồi như ban đầu từ đó bảo vệ được tử cung, trực tràng và bàng quang. Thông thường, 24h sau sinh sản phụ có thể ngồi dậy, ngày thứ 3 sau sinh có thể xuống giường vận động.
3. Không được tắm gội
Nhiều nơi, đặc biệt là ở ở các vùng nông thôn, sản phụ phải chờ sau khi con đầy tháng mới được tắm gội. Điều này thật sai lầm bởi vì khi sinh cơ thể sản phụ đã ra rất nhiều mồ hôi, sau sinh cũng thường xuyên ra mồ hôi cộng thêm việc đào thải chất độc và sự tiết sữa khiến cho cơ thể sản phụ rất dễ bẩn, dễ bị vi khuẩn xâm nhập, vì thế giữ gìn vệ sinh cơ thể sau sinh là điều vô cùng quan trọng. Sau sinh từ 2 đến 3 ngày các bà mẹ có thể tắm nước ấm bình thường tuy nhiên nên tắm dưới vòi hoa sen chứ không nên tắm bồn.
7-10 ngày sau sinh có thể gội đầu bằng nước ấm. Nếu tắm bồn thì nên cho thêm một chút Potassium manganate (K2MnO4) để diệt khuẩn.
4. Ăn kiêng
Nhiều nơi có thói quen buộc sản phụ phải ăn kiêng, đặc biệt là kiêng đồ tanh như các loại tôm cá. Thực tế sau sinh sản phụ cần phải bổ sung nhiều loại chất dinh dưỡng, các nhóm thực phẩm chính và phụ đều cần phải đa dạng hoá, nếu chỉ thiên về một số loại nào đó sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể khiến tuyến sữa hoạt động kém hiệu quả. Vì thế sản phụ sau sinh không nên ăn uống kiêng khem quá mức.
5. Ăn càng nhạt càng tốt
Thậm chí có những nơi còn không cho sản phụ ăn muối, đặc biệt là trong những ngày đầu sau sinh. Thực tế thì sau sinh sản phụ ra nhiều mồ hôi, tuyến sữa lại làm việc cật lực vì thế cơ thể thiếu nước và muối, vì lẽ đó vẫn nên bổ sung một lượng muối thích hợp cho sản phụ.
6. Không được đánh răng
Sản phụ càng cần phải chú ý vệ sinh răng miệng hơn so với người bình thường vì số lần dùng bữa nhiều hơn, cơ hội để thức ăn bám lại trên kẽ răng cũng nhiều hơn. Vì thế sản phụ vẫn nên đánh răng 2 lần một ngày vào hai buổi sáng tối, nếu có thể đánh răng, súc miệng sau mỗi bữa ăn thì càng tốt.
7. Ăn càng nhiều trứng gà càng tốt
Dinh dưỡng trong trứng gà rất phong phú lại dễ tiêu hoá, rất thích hợp dùng cho phụ nữ sau sinh tuy nhiên không phải cứ ăn nhiều là tốt. Ăn quá nhiều chẳng những không tiêu hoá hết mà còn ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Vì thế mỗi ngày không nên ăn quá 2-3 quả là tốt nhất.
Bí kíp dân gian của "các cụ" - Đâu là đúng?
Kinh nghiệm chăm sóc sau sinh của “các cụ” ngày xưa liệu có khoa học và còn đúng trong thời hiện đại?
Ăn gì, kiêng gì, chăm sóc như thế nào là việc bà mẹ nào sau sinh cũng được người thân, bạn bè mách nước. Ai cũng muốn chia sẻ với các mẹ những kinh nghiệm hay bí kíp dân gian “các cụ” truyền lại, đảm bảo vừa đúng lại vừa tác dụng cao, vì rất nhiều mẹ đã áp dụng thử hoặc chỉ đơn giản: “Ngày xưa đẻ chúng mày mẹ toàn làm thế!”. Kinh nghiệm “các cụ” truyền lại áp dụng trong thời nay liệu có còn đúng – là câu hỏi vẫn còn khiến không ít mẹ đau đầu.
Kinh nghiệm dân gian – Đúng hay sai?
Kinh nghiệm dân gian là những mẹo nhỏ, bí kíp được các cụ đúc rút từ xưa và truyền lại, đã chứng minh tác dụng của mình trong thời gian khá lâu. Tuy nhiên với cuộc sống hiện đại đã hoàn toàn thay đổi, một số kinh nghiệm đã không còn phù hợp, nhiều bí kíp đã được khoa học chứng minh không an toàn với sức khỏe.
Kiêng nước – kiêng tắm giặt trong vòng vài tuần đến 1 tháng là điều phổ biến nhất các bà mẹ thường khuyên con gái sau sinh. Điều này chỉ phù hợp với điều kiện sinh hoạt xưa, nhà tắm ở ngoài sân vườn không kín gió. Hiện nay, các mẹ hoàn toàn có thể tắm trong phòng kín. Chỉ cần chờ vết mổ hoặc vết khâu lành lại là đã có thể tắm nhanh và nhẹ nhàng. Vậy nhưng nhiều người lớn tuổi vẫn bắt các con kiêng theo đúng quan niệm xưa, khiến nhiều sản phụ gặp không ít phiền phức vì ngứa ngáy, bức bối do thiếu vệ sinh: “Sinh bé giữa mùa hè, chỉ vài ngày không tắm là đã khó chịu lắm rồi, vậy mà mẹ mình bắt kiêng cữ tới cả tháng, ngứa ngáy đến không thể chịu nổi”.
Hay như việc tránh vận động sau sinh trong thời gian dài, thật ra việc kiêng này có hại nhiều hơn là có lợi với sức khỏe phụ nữ. Các mẹ sau sinh khoảng 2 ngày cần vận động nhẹ nhàng, đi lại vận động xương khớp cho máu dễ lưu thông. Nhiều bà mẹ vẫn cố chấp với những kinh nghiệm cũ, kiên quyết bắt con không vận động, khiến nhiều bà mẹ trẻ thậm chí bị căng thẳng thần kinh vì nằm một chỗ quá lâu ngày.
Làm thế nào cho đúng?
Mẹ chồng, mẹ đẻ thường là những người thân thiết nhất và ảnh hưởng trực tiếp tới việc chăm sóc các sản phụ sau sinh. Tuy nhiên không phải người lớn nào cũng hiểu được sự đúng, sai của những phương pháp chăm sóc xưa. Không ít sản phụ được chăm sóc sai cách, dựa trên những kinh nghiệm thiếu cơ sở khoa học.
Sau sinh cơ thể người phụ nữ còn yếu, “sai một ly là đi một dặm”. Vì vậy, họ cần có người chăm sóc chu đáo, tận tình và đặc biệt có hiểu biết về y tế, giúp họ nhanh chóng phục hồi sức khỏe bằng những kiến thức an toàn. Nhiều mẹ mới sinh xong thường thuê người tới nhà massage, xông hơi hay tới spa làm đẹp. Massage, làm đẹp sẽ rất tốt nếu được thực hiện an toàn. Nhưng nếu người chăm sóc thiếu các hiểu biết y tế cơ bản về sản phụ và chăm sóc trẻ sơ sinh, massage quá mạnh gây đau bụng, sử dụng hóa chất mỹ phẩm ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ, áp dụng kinh nghiệm thiếu cơ sở khoa học, đó sẽ là một mối nguy lớn tới sức khỏe các mẹ sau sinh.
Bởi vậy, từ trước khi sinh bé, các mẹ cần tìm hiểu về những kiến thức sau sinh, chỉ áp dụng những biện pháp có căn cứ khoa học. Bên cạnh đó, nếu muốn áp dụng các phương pháp chăm sóc sau sinh tại nhà, cần tìm tới những công ty uy tín có nhân viên có bằng cấp về y tế và nhiều kinh nghiệm về sản khoa, để chính mình được chăm sóc, nâng niu đúng cách và an toàn cho cả mẹ và bé.
Ăn kiêng sau sinh
Sau khi sinh bao lâu thì tắm gội được
Kiêng cữ sau khi sinh mổ
Mười điều phụ nữ vừa sinh con nên tránh
Sau khi sinh có nên nịt bụng
Chăm sóc cơ thể sau khi sinh
Cách bảo quản sữa mẹ
(st)