Đau họng, cảm giác nuốt vướng hoặc khó nuốt, cảm giác này kéo dài trên 48 giờ, sốt nhẹ, người uể oải, cảm giác nhức mỏi toàn thân, hơi thở hôi, nhức đầu, cảm giác căng ở vùng dưới cằm, hạch dưới hàm sưng và đau; đấy là triệu chứng bị viêm a-mi-đan!
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM AMIDAN
Đau họng, cảm giác nuốt vướng hoặc khó nuốt, cảm giác này kéo dài trên 48 giờ, sốt nhẹ, người uể oải, cảm giác nhức mỏi toàn thân, hơi thở hôi, nhức đầu, cảm giác căng ở vùng dưới cằm, hạch dưới hàm sưng và đau; đấy là triệu chứng bị viêm a-mi-đan!
Khi khám thường thấy lớp lót của họng đỏ, đặc biệt trên a-mi-đan hai bên sưng lớn đôi khi có những chấm trắng giống chất bã đậu bám nhiều trên hai a-mi-đan.
Nguyên nhân của bệnh là do nhiễm vi trùng liên cầu Streptococcus, đặc biệt là liên cầu nhóm A (GABHS) chiếm trên 40% trường hợp, ngoài ra còn có tụ cầu trùng Staphylococcus aureus hoặc Moraxella catarrhalis. Ngoài ra còn do nhiễm siêu vi. Trong viêm a-mi-đan cũng có khoảng 10 loại khác nhau, trong đó Adenovirus, Rhinovirus và EpsteinBarvirus là nhiều hơn cả.
Điều trị
Điều trị viêm a-mi-đan chủ yếu là nội khoa với thuốc giảm đau và kháng sinh nếu do vi trùng. Thuốc dùng thuộc nhóm betalactam như Penicilin V với liều 25 mg/kilogram/ngày/tiêm bắp, uống hoặc chích Augmentin (amoxicilline + clavulanate), thuốc thuộc nhóm cephalosporin như Zinnat 250 mg - 500 mg (cefuroxime axetil) với liều dùng 2 lần/ngày kéo dài 10 - 14 ngày ở người lớn hoặc 10 - 15 mg/kg/2 lần/ngày cho trẻ em. Ngoài ra nên nghỉ ngơi nếu chỉ do nhiễm siêu vi, xúc họng nước đun sôi để nguội hoặc muối ấm.
Cắt a-mi-đan là chọn lựa sau cùng sau khi phương pháp dùng thuốc thất bại. Chỉ cắt trong những trường hợp viêm cấp a-mi-đan nhiều đợt trong năm (trên 6 đợt, mỗi đợt kéo dài trên 2 tuần), hoặc đã ít nhất một lần a-mi-đan bị áp xe, viêm a-mi-đan quá phát ở trẻ em gây khó thở hoặc khó nuốt.
Chú ý sau cắt a-mi-đan!
Không cữ nói sau khi cắt, cữ ăn uống những chất chua, cay, cứng và nóng từ 10-14 ngày sau mổ. Không nên đến những chỗ đông người trong tuần đầu sau mổ vì rất dễ nhiễm trùng đường hô hấp từ người khác. Cần uống nhiều nước, hoặc uống những thức uống giàu chất dinh dưỡng như nước trái cây, sữa, súp, nhưng đừng quá lạnh. Không hút thuốc lá hoặc uống rượu, bia vì rất dễ gây kích thích vùng họng.
CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM HỌNG VÀ VIÊM AMIDAN CẤP
Tại sao lại nói về viêm họng và viêm amiđan cấp?
Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Bệnh dễ chữa và không tốn nhiều tiền. Tuy nhiên, nếu không chữa kịp thời, nhất là ở trẻ em, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Mặt khác, nếu dùng kháng sinh không đúng cách, sẽ khiến vi trùng bị kháng thuốc, nguy hiểm cho mình lẫn cho xã hội.
Họng là gì, gồm những phần nào? Có chức năng gì?
Họng là một khoang cấu tạo bỡi bắp thịt và màng nhầy nằm ở sau mũi, miệng và thanh quản. Họng là phần trung gian giữa mũi và phần còn lại của đường hô hấp cũng như giữa miệng và phần còn lại của đường tiêu hoá.
Không khí sau khi được hít qua mũi, sẽ xuống họng, vào thanh quản, khí quản rồi đến phổi. Thức ăn sau khi vô miệng, sẽ qua họng trước khi qua thực quản để vào bao tử, sang ruột non, qua ruột già, trước khi chất cặn bả được thải ra từ hậu môn.
Amiđan là gì? Có chức năng gì?
Amiđan là khối mềm, tròn, nhỏ nằm hai bên họng, được cấu tạo bởi mô bạch huyết (lymphoid tissue). Mô bạch huyết, là một thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch của cơ thể, có chức năng sản sinh ra các tế bào miễn dịch góp phần vào việc bảo vệ cơ thể.
Viêm họng và viêm amiđan là gì? Có liên quan với nhau như thế nào?
Viêm họng, có người gọi là sưng họng, là phản ứng viêm của phần họng, thường bao gồm một phần ba sau của lưỡi, phần sau mềm của vòm họng, và amiđan.
Viêm là một phản ứng của cơ thể với các thành phần mà nó nghĩ là gây hại cho cơ thể. Phản ứng này thường gồm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau của vùng bị viêm. Bỡi vì amiđan là một thành phần nằm trong họng, viêm họng thường cũng làm viêm amiđan (còn thường được gọi là sưng amiđan).
Các nguyên nhân của viêm họng và viêm amiđan?
Rất nhiều thành phần có thể gây ra viêm họng và viêm amiđan. Trong đó hai thủ phạm chính là vi rút (còn được gọi là siêu vi trùng) và vi trùng.
Khoảng 85 phần trăm các trường hợp viêm họng và viêm amiđan cấp gây ra bỡi vi rút. Một số vi rút gây ra các bệnh khác như cúm, lở mép (herpes simplex), Siđa,... cũng có thể làm viêm đau họng. Tuy nhiên, các vi rút này thường cũng gây ra các triệu chứng khác bên cạnh triệu chứng đau họng.
Trong các trường hợp viêm họng không phải do vi rút, nguyên nhân thường là do vi trùng. Trong các loại vi trùng gây ra viêm họng, thường gặp nhất là loại vi trùng có tên là Streptococcus nhóm A (thường được gọi ngắn gọn là strep).
Vi trùng strep chiếm khoảng 10 phần trăm nguyên nhân của viêm họng ở người lớn. Giống như viêm họng do vi rút, viêm họng do strep cũng có thể lan truyền rất nhanh trong cộng đồng, đặc biệt là trong mùa lạnh, khi mà mọi người thường tụ tập với nhau trong cá tc phòng kín, thiếu thông khí cho ấm.
Điều khác biệt giữa viêm họng do vi trùng strep với hầu hết các loại viêm họng do vi rút, là nếu không được chữa trị thích hợp, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng. Các biến chứng này có thể là:
- Bệnh thận - Sốt thấp khớp (có thể làm tổn thương các van tim và có thể gây tử vong) - Sự tạo thành các túi mủ (gọi là áp xe) ở amiđan và các vùng lân cận
Các loại vi trùng khác có thể làm họng bị viêm bao gồm các vi trùng có thể gây ra viêm phổi như Mycoplasma, Chlamydia; đó cũng có thể là vi trùng lậu, vi trùng gây bệnh bạch hầu...
Triệu chứng của các loại viêm họng và viêm amiđan cấp này như thế nào?
Triệu chứng chính của viêm họng và viêm amiđan là đau họng. Triệu chứng hơi khác nhau giữa viêm họng do vi rút với viêm họng do vi trùng strep.
- Trong viêm họng do vi rút, đau họng thường đi kèm với các triệu chứng như: họng bị đỏ, chảy mũi, nghẹt mũi, ho, khàn tiếng, đỏ mắt; ở trẻ em, có thể bị tiêu chảy. Trong một số trường hợp, có thể có các vết lở nhỏ gây đau ở môi và trong miệng, đỏ đau ở xung quanh miệng.
- Trong viêm họng đo vi trùng strep, đau họng có thể đi kèm với sốt, nuốt đau, uể oải, nhức đầu, sưng đỏ họng, tiết đóng chất nhầy ở lưởi và amiđan, sưng đau hạch ở phía trước cổ; trẻ em có thể bị buồn nôn, ói mữa, đau bụng.
Có nhiều triệu chứng giống nhau giữa viêm họng do vi rút và vi trùng. Do đó, đôi khi bác sĩ không thể phân biệt giữa hai nguyên nhân này nếu chỉ dựa vào các triệu chứng. Nếu muốn khẳng định chẩn đoán viêm họng do vi trùng strep, bác sĩ thường cần phải làm một số xét nghiệm từ bệnh phẩm được lấy từ họng. Tuy nhiên, nói chung, nguyên tắc chung là:
- Nếu do vi rút, triệu chứng nổi bật thường là ho và sổ mũi, nghẹt mũi;
- Còn nếu do vi trùng strep, triệu chứng đặc hiệu thường là đau họng đột ngột, tiết chất nhầy ở amiđan, sưng đau các hạch ở cổ và sốt. Trong viêm họng do vi trùng strep, bệnh nhân thường không bị ho và ít chảy mũi.
Ngoài hai nguyên nhân chính là vi rút (chiếm khoảng 85 phần trăm) vi trùng strep (khoảng 10 phần trăm), một số ít tác nhân khác cũng có thể gây đau họng.
Nấm, thường được gọi là ��ẹn, cũng có thể gây ra đau họng, đi kèm với các triệu chứng như nuốt đau và khó, đóng mảng trắng trong miệng. Đẹn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và những người bị suy yếu miễn dịch, hiếm gặp ở trẻ lớn hoặc người lớn mạnh khoẻ.
Nếu đau họng kéo dài hơn vài tuần, đó có thể là triệu chứng của a xít trào ngược từ dạ dày, do thở bằng miệng khi thời tiết khô (do bệnh nào đó ở mũi là mũi bị nghẹt), chất tiết chảy từ sau mũi xuống họng, và trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể do u bướu.
Một số vi trùng gây ra các bệnh ở các cơ quan khác ngoài họng, như cúm, lậu, bạch hầu, Siđa, vân vân, cũng có thể gây ra đau họng. Trong các trường hợp này, đau họng thường kèm với các triệu chứng khác của các bệnh đó.
Bệnh thường kéo dài bao lâu?
Chỉ nói trong hai trường hợp thường gặp nhất:
- Trong các trường hợp viêm họng do các loại vi rút “hiền” thường gặp của viêm họng, các triệu chứng thường sẽ thuyên giảm một các từ từ trong vòng khoảng một tuần
- Nếu bị viêm họng do vi trùng strep, triệu chứng có thể thuyên giảm trong vòng hai, ba ngày sau khi bắt đầu được trị bằng kháng sinh thích hợp
Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.
TRIỆU CHỨNG CỦA TRẺ BỊ VIÊM AMIDAN
Dấu hiệu trẻ bị viêm amiđan là trẻ ăn uống và nuốt mọi thứ trở nên khó khăn. Trẻ có thể bị đau tai, sốt, đau đầu, khi há miệng thì có thể nhìn thấy hai bên họng của trẻ bị sưng đỏ, hơi thở thường có mùi hôi, ho về đêm, ho khan kéo dài.
Ngoài ra, khi thấy trẻ có triệu chứng đau bụng và nôn thì cũng rất có thể đó là dấu hiệu viêm amiđan.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi nghi ngờ con bị viêm amiđan. Bác sĩ sẽ kiểm tra họng, mũi, tai... và các xét nghiệm cần thiết.
Khi trẻ bị viêm amiđan, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, nên ăn thực phẩm mịn như súp, kem, táo xay... tránh ăn thực phẩm khô, cứng; thực phẩm nhiều gia vị.
Nên để trẻ nghỉ ngơi tối đa và nằm trên giường ít nhất là hai ngày, nhiệt độ phòng mát mẻ để trẻ dễ thở hơn.
Trẻ bị nhiễm bệnh nên được cho cách ly, không dùng chung đồ dùng cùng gia đình để tránh ảnh hưởng.
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH VIÊM AMIDAN
Bệnh nhân (BN) Nguyễn Văn T. (phường Phương Sài, Nha Trang) vào Bệnh viện (BV) Quân dân y Khánh Hòa điều trị trong tình trạng sốt cao, rét run, đau họng, vướng họng, ăn uống khó khăn, hơi thở hôi. Sau khi khám, các bác sĩ (BS) xác định BN bị viêm amidan cấp, sau đó BN được điều trị khỏi. Một trường hợp khác là BN Trần Thùy Trang D. (xã Ninh Lộc, Ninh Hòa), vào BV Đa khoa tỉnh điều trị trong tình trạng đau họng tái đi tái lại, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, hạch cổ to lên, hơi thở hôi. BN được chẩn đoán là viêm amidan mãn tính với biến chứng có tụ mủ quanh amidan, viêm thanh quản. BN được chỉ định cắt bỏ amidan, được điều trị khỏi.
Chuyên khoa I Hoàng Minh Lợi - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV Quân dân y Khánh Hòa cho biết, đây là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Amidan là hai khối lympho nằm ở hai bên họng miệng, còn gọi là amidan khẩu cái. Amidan có vai trò tạo ra kháng thể giúp đề kháng vi trùng vào cơ thể qua vùng họng và mũi. Bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là liên cầu, tụ cầu, đặc biệt là liên cầu đa huyết beta nhóm A rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng dẫn đến tử vong; hoặc do một số virus gây bệnh cúm, bệnh sởi, bệnh viêm mũi họng thông thường. Vi khuẩn, virus thường có sẵn trong đường mũi họng của cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc suy yếu, vi khuẩn đó có thể trở thành vi khuẩn gây bệnh. Một số yếu tố thuận lợi dễ gây bệnh như: do lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc một số yếu tố kích thích (như: khói thuốc lá, hóa chất).
Triệu chứng lâm sàng của viêm amidan là người bệnh có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, ớn lạnh. Ở trẻ em và một số thể bệnh nặng thường sốt cao từ 39 đến 400C. Ngoài ra, người bệnh thấy đau họng, nuốt vướng, cảm giác khô, rát họng, sau đó sẽ đau nhói tại chỗ hoặc đau quanh tai, đau răng khi nuốt. BN có thể có triệu chứng ho (do xuất huyết nhầy ở vòm họng) hoặc hơi thở hôi. Khi khám sẽ thấy niêm mạc họng viêm đỏ hay amidan sưng to, có những chấm mụn trắng hoặc một lớp mụn trắng trên bề mặt amidan.
Theo thống kê của nhiều tổ chức y tế trên thế giới, khoảng 75% BN bị viêm amidan không được điều trị cũng có thể khỏi bệnh tự nhiên, BN sẽ hết sốt sau 3 ngày, các triệu chứng cơ năng khác sẽ giảm dần. Tuy nhiên, bệnh hay tái phát và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Bệnh viêm amidan được chia thành 2 loại: cấp tính, mãn tính. Viêm amidan mãn tính có thể là biểu hiện của viên amidan cấp tính tái đi tái lại. Biến chứng tại chỗ của căn bệnh này là viêm tấy amidan, có áp-xe (tụ mủ) quanh amidan. Biến chứng kế cận sẽ viêm tai giữa, viêm mũi xoang và viêm thanh quản. Biến chứng xa có thể gây ra viêm cầu khẩn cấp. Đặc biệt, viêm amidan do liên cầu trùng có thể gây biến chứng sốt thấp khớp, thấp tim, viêm vi cầu thận, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm độc tố liên cầu nhóm A (sốt, hạ huyết áp, suy thận, suy hô hấp cấp gây tử vong rất nhanh). Theo BS Hoàng Minh Lợi, khi tổ chức amidan không còn vai trò miễn dịch và trở thành một ổ viêm chứa các loại vi khuẩn hoặc quá phát bít tắc hô hấp trên, nghi ngờ phát triển thành u ác tính thì phương pháp điều trị hữu hiệu là cắt bỏ amidan.
Để hạn chế viêm amidan phải chú ý giữ gìn vệ sinh, giữ ấm vùng mũi họng, tránh môi trường sống ô nhiễm, tránh dùng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc các loại dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, nên dùng khẩu trang để tránh bụi khi làm việc ở những nơi có mức độ ô nhiễm cao.
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM AMIDAN VÀ CÁCH XỬ LÝ
Viêm amidal có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, lây lan từ người này sang người khác bởi những phần tử trong không khí hoặc những cái bắt tay, ôm hôn…
Đặc điểm của bệnh này là đau ở trong họng và khó nuốt. Viêm amidal thông thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị và thường thì không có biến chứng. Tuy nhiên, không ít trường hợp, viêm amidal gây biến chứng và khó chịu cho người bệnh nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng.
Amidal bị viêm như thế nào?
Rất nhiều loại vi khuẩn, virut khác nhau tiểm ẩn có thể gây ra viêm amidal, ví dụ như Epstein – Barr virus là một nguyên nhân thường gặp. Nó thường gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt trong những trường hợp như ở lớp học, giảng đường đại học, virut dễ dàng lây từ người này sang người khác do sự tập trung đông người. Trong số các loại vi khuẩn hay gây ra viêm họng thì hay gặp nhất là liên cầu nhóm A, người ta thường gọi là viêm họng liên cầu. Trong giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn từ khi nhiễm khuẩn đến khi bệnh toàn phát (thường từ 2 – 4 ngày, có thể ít hơn).
Các triệu chứng của viêm amidal là gì?
Đau trong họng (có khi rất đau, có thể kéo dài hơn 48 giờ) và có thể kết hợp với khó nuốt. Đau có thể lan lên tai; họng đỏ, amidal sưng và có thể được phủ bởi những chấm trắng; có thể sốt cao; có thể sưng hạch dưới hàm và hạch cổ, đau đầu; có thể mất tiếng hoặc thay đổi giọng nói.
Nếu đau họng là do nhiễm virut thì triệu chứng thường nhẹ và liên quan đến cảm cúm thông thường.
Nếu viêm họng do virus Coxsackie thì có những mụn phỏng mọc ở amidal và vùng vòm khẩu cái. Những mụn phỏng này sẽ vỡ trong vài ngày thành những vết loét, những vết loét này sẽ rất đau.
Nếu viêm họng do nguyên nhân nhiễm liên cầu, amidal thường sưng và bị bao phủ bởi những chấm trắng và họng đau. Bệnh nhân có sốt cao, hơi thở hôi và cảm thấy người rất mệt.
Những bệnh cảnh khác nhau này nhiều khi rất thay đổi và chúng ta cũng không thể nhìn vào họng ai đó mà nói rằng: đây là viêm do virut (điều trị bằng kháng sinh sẽ không hiệu quả) hoặc do vi khuẩn (có thể điều trị được bằng kháng sinh).
Lời khuyên tốt
Nếu có dấu hiệu của viêm họng kéo dài quá vài ngày hoặc đau rất nặng gây khó nuốt, sốt cao và nôn, nên đi khám bác sĩ.
Uống nước ấm, ăn thức ăn lỏng, dùng các loại thuốc súc miệng (như nước muối pha loãng, dung dịch súc miệng sát khuẩn có bán sẵn).
Đau họng nhiều có thể làm cho bệnh nhân không muốn nuốt, đây là lý do thường gặp làm cho bệnh nhân bị mất nước do sốt và do thở bằng miệng. Bù nước và điện giải sẽ làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn. Điều quan trọng là người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ và phải giữ ấm cơ thể.
Chẩn đoán xác định viêm amidal
Bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và các dấu hiệu của bệnh, đôi khi phải cấy dịch tiết cổ họng và thử máu để xác định nguyên nhân.
Biến chứng của amidal là gì?
Thường là viêm họng cũng như viêm amidal thì không gây biến chứng gì, chỉ gây biến chứng khi kéo dài quá 1 tuần. Dưới đây là những biến chứng: Viêm nhiễm thứ phát như: viêm tai giữa, viêm xoang. Nếu viêm họng do liên cầu thì có thể gây sốt phát ban (bệnh ban đỏ). Một biến chứng hiếm gặp là áp-xe họng, thường xảy ra ở một bên. Nếu lớn cần phải chích rạch tháo áp-xe. Trong một số hiếm trường hợp có thể gặp biến chứng như: thấp khớp, viêm thận (hiện nay hiếm gặp hơn so với nhiều thập niên trước đây).
Điều trị như thế nào?
Trong hầu hết trường hợp, viêm nhiễm thường gây ra do virut chỉ cần điều trị triệu chứng bằng paracetamol (ví dụ: calpol, panadol) để hạ sốt.
Trong một số ít bệnh nhân viêm amidal gây ra do vi khuẩn thì điều trị bằng penicillin hoặc erythromycin (nếu bệnh nhân bị dị ứng penicillin). Trường hợp dùng kháng sinh trong 2 – 3 ngày đã hết sốt thì người bệnh vẫn cần phải tiếp tục uống thuốc cho đủ phác đồ điều trị, tránh tình trạng bị kháng thuốc cho những lần viêm nhiễm tiếp theo.
Phẫu thuật cắt amidal có thể cần thiết cho những bệnh nhân viêm đi viêm lại nhiều lần hoặc những bệnh nhân viêm amidal nặng không đáp ứng với phác đồ điều trị hoặc ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập và công tác. Nhưng ngày nay, trên thế giới, người ta cắt amidal ít hơn nhiều so với trước đây.
Sau những lần viêm cấp VA quá phát và xơ hóa thành viêm VA mạn tính.
1) Triệu chứng toàn thân
Thường không sốt, cơ thê trẻ chậm phát triển so với lứa tuổi (cả về thể xác và tinh thần)
Lười ăn, người gầy xanh, mảnh khảnh yếu ớt, tai nghễnh nghãng
2) Triệu chứng cơ năng
Ngạt mũi và tắc mũi từ ít đến nhiều gây khó thở.
Mũi thường hay bị viêm, chảy mũi thò lò có thể gây loét phần môi trên.
Hay ho và khóc vặt, ngủ không yên giấc (do thiếu O2), ngáy khi ngủ, hay giật mình.
Hay sốt vặt, năm ngày ba tật.
3) Triệu chứng thực thể
Khám mũi trước : hai hốc mũi mủ thò lò, xanh, các cuốn phù nề.
Khám họng : thấy amidan khẩu cái thường quá phát, có nhiều tổ chức bạch huyết phát triển ở thành sau họng, thành sau họng có mủ nhầy đổ từ trên xuống.
Vén lưỡi gà lên có thể thấy VA
Khám tai : màng nhĩ thường có màu hồng do sung huyết hoặc bị VTG mt mủ nhầy.
Nếu sờ vòm cảm giác có tổ chức VA (cảm giác như sờ vào con sâu)
Viêm amidan mãn tính
Viêm amidan cấp tính điều trị như thế nào
Viêm amidan ở trẻ nhỏ
Viêm amidan khi mang thai có nguy hiểm không
Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng
Viêm amidan có mủ
(st)