Đau dạ dày nên ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Đau dạ dày nên ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe

19/04/2015 01:28 AM
5,682


Căng thẳng, ăn uống thất thường, bạn bị đau dạ dày lúc nào không biết. Nhưng căn bệnh ấy có đáng sợ không? Và nếu không may mắc phải căn bệnh này, chế độ ăn uống như thế nào là tốt nhất?


Ăn gì khi đau dạ dày

Với nhịp sống hối hả, cuộc sống căng thẳng, bệnh đau dạ dày trở nên phổ biến ở mức đáng báo động. Nó có thể chiếm đến 10% dân số, tức cứ 10 người lại có 1 người đau dạ dày. Có thể đếm sơ xung quanh bạn, số người đau dạ dày, hoặc chớm đau, hoặc có dấu hiệu đau thậm chí còn nhiều hơn con số 1/10.

Ai cũng biết, một chế độ ăn điều độ sẽ giảm thiểu nguy cơ đau dạ dày. Nhưng nếu “lỡ” bệnh rồi, nên ăn gì đây để tránh bệnh hoành hành, gây khó chịu và đau đớn?

"Nương" nhẹ dạ dày

Một khi đã bị đau dạ dày, bạn sẽ thấy dạ dày như một cô nàng đỏng đảnh, khó chiều chuộng nhất. Ăn no cũng đau, đói cũng đau. Chả biết làm sao cho “cô nàng” ấy vừa lòng. Đó là chưa kể dạ dày còn là kẻ “vừa đánh trống vừa la làng”, vừa tiết ra dịch vị lại vừa bị bỏng sôi vì chính dịch vị đó.

Nhưng thực ra, không khó để khiến dạ dày dịu lại. Mấu chốt nằm ở chỗ giúp dạ dày giảm tiết acid, như thế, niêm mạc dạ dày sẽ không bị tổn thương. Vì lẽ đó, những thức ăn như xôi, bánh chưng, bánh mì, bánh ngọt… rất thích hợp, vì chúng sẽ giúp thấm phần nào dịch vị, bao bọc niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày trước chất acid do… chính nó tiết ra.

Những thức ăn mềm cũng thường được bác sĩ khuyên nên dùng đối với người bị đau dạ dày. Người mệt cũng chỉ làm được việc nhẹ, huống hồ cái bao tử. Cho nên, một khi dạ dày đã đau, tránh cho nó phải làm việc nhiều, việc nặng cũng là giúp nó nhanh chóng hồi phục. Bạn có thể dùng những món như cháo, súp, bánh giò, hoặc thậm chí gặp lúc đau bao tử cấp, đừng ngại ngần quay lại thời kỳ ăn... bột. Các loại bột ngũ cốc, bột mè đen, bột gạo lứt... dùng để ăn sáng sẽ rất phù hợp. Hoặc nếu muốn “Tây” hơn một tí, có thể dùng các món như khoai tây nghiền trộn với chút phô mai, hoặc ngũ cốc (cereal) trộn sữa tươi.

Ngoài việc ăn mềm, cũng cần chú ý đến độ thô của thức ăn. Nên băm nhỏ hoặc nghiền nhuyễn, để nếu có lười biếng trệu trạo cho qua thì dạ dày cũng không phải làm việc quá sức. Nếu không băm sẵn thực phẩm thì khi ăn, cần chú ý nhai thật kỹ, để hàm răng làm bớt việc cho cái dạ dày khó tính đang cần chiều chuộng.

Để tránh cho dạ dày phải căng mình lên làm việc một lúc, nên chia nhỏ lượng thức ăn ra thành nhiều bữa một ngày, có thể từ 5-6 bữa trở lên. Không để đói nhưng cũng không ăn quá no. Mỗi bữa nên cách nhau khoảng 2-3 tiếng.

Biết cách “nương” theo cái dạ dày đau, bạn sẽ thấy mắc bệnh này cũng không đến nỗi trầm trọng lắm. Chỉ cần theo một số nguyên tắc, tránh để dạ dày phải làm việc quá sức hay tăng tiết acid là bạn sẽ “chung sống với lũ” một cách hiền hòa, an lành.

Ăn gì khi đau dạ dày?

Ăn kiêng, nên không?

Cách đây không lâu, một khi đau bao tử, người ta hãi hùng thấy mình dường như mất sạch một lạc thú của cuộc đời: ăn uống. Một danh sách dài các thứ cần kiêng khem được đưa ra, và nếu không muốn ôm bụng lăn lộn vì đau, người ta đành phải ngậm ngùi làm theo lời bác sĩ căn dặn.

Nhưng rồi, người ta dần nhận ra không hẳn chuyện ăn uống ảnh hưởng 100% đến cái dạ dày. Kỳ thực, chỉ cần theo một số nguyên tắc để tránh, còn lại, những món ngon vẫn đang chờ đợi bạn thưởng thức.

Trước hết, cơ địa mỗi người mỗi khác. Bạn có thể nghe câu “đau bao tử, cữ chuối già”, nhưng ngạc nhiên thấy mình ăn chuối già vẫn... sống phây phây. Thực ra, mỗi người đều có những thức ăn “kỵ”, cần kiêng khem. Có người thì thấy mình có vẻ đau hơn khi ăn táo, có người lại thấy mình chỉ đau khi ăn thơm... Bạn nên chú ý nhớ loại thực phẩm mình dùng để tránh dùng lại, nếu bạn ghi nhận mình bị đau 2 lần trở lên khi cùng dùng loại thức ăn đó.

Ngoài ra, các loại thức ăn có độ acid cao như cà muối, dưa chua, giấm, mẻ... hoặc trái cây vị chua như cam, xoài xanh, ổi... cũng cần tránh. Chưa cần có các loại acid từ ngoài đưa vào này, bao tử bạn cũng đã “trầy trụa” tơi tả rồi.

Một số loại thức ăn có vẻ “lành”, nhưng cũng khiến người đau dạ dày phải nhăn mặt, đơn giản vì nó tạo hơi và khiến dạ dày đau hơn, ấy là chưa kể người bệnh sẽ liên tục bị ợ chua, khó chịu. Đó là các loại đậu đỗ, hoặc hành sống, tiêu tỏi...

Một thứ tưởng chừng như không liên quan gì đến dạ dày nhưng vẫn cần tránh, đó là thuốc lá. Thuốc lá khiến các vết lở loét có khuynh hướng sâu hơn và khó lành. Các “vết thương” trong dạ dày đương nhiên cũng không tránh khỏi quy luật này. Các ông cũng cần “xa lánh” các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày, như bia rượu. Điều này đồng nghĩa với các loại thức ăn cay khác như ớt, gừng, sả... cũng là món “kỵ” đối với người đau dạ dày.

Một món có vẻ rất bổ dưỡng và cũng thường được khuyên dùng khi đau bao tử là sữa. Tuy nhiên, nên biết cách dùng sữa để tránh tác dụng ngược. Khi uống sữa, nên nhấm nháp thêm ít bánh quy hoặc bánh mì để thêm tinh bột “tráng” dạ dày. Nếu không, lượng acid do dạ dày tiết ra để tiêu hóa sữa không có gì để “thấm” sẽ lại tấn công vào thành dạ dày làm bạn đau xé.

Nghe như danh sách cấm kỵ hơi nhiều. Nhưng thực ra, chẳng cần cấm, bởi bạn sẽ nhanh chóng thấy “hậu quả” ngay mỗi khi “phạm” vào danh sách. Cách tốt nhất là tự rút ra những gì tốt và dễ chịu cho bạn nhất, nếu lỡ dạ dày bị đau.

"Chỉ cần theo một số nguyên tắc, tránh để dạ dày phải làm việc quá sức hay tăng tiết acid nhiều là bạn sẽ "chung sống với lũ" một cách hiền hòa, an lành"

Chế độ ăn cho người đau dạ dày cấp:

  • Giai đoạn 1: Nhịn ăn trong 24-48 giờ. Chỉ uống nước khoáng với lượng vừa phải, tránh khát và mất nước. Khi bạn đói, dạ dày sẽ không bị kích thích tiết acid, không làm vết thương loét thêm.
  • Giai đoạn 2: Sau thời gian nhịn, nên ăn súp nấu với rau thịt nghiền, uống sữa hoặc ăn kem. Mỗi lần ăn khoảng 100ml; ăn nhiều lần cách nhau 2-3 giờ. Nên ăn 6 bữa/ngày, sau đó ăn các loại như cơm nếp, bánh mì, thịt cá nghiền nát.
  • Giai đoạn 3: Vẫn ăn 5-6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu nhừ. Khi không còn các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống như bình thường.

THỰC PHẨM NÊN ĂN KHI BỊ ĐAU DẠ DÀY


Người bị đau dạ dày nên ăn thức ăn làm từ bột mỳ, vì những thức ăn này dễ tiêu hóa, làm bão hòa axít trong dạ dày do có chất kiềm

Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thiện Trung, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh loét dạ dày.

Dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc căn bệnh này.

Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.

Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.

Nên ăn gì khi bị đau dạ dày? - 1
Uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày (ảnh minh họa)

Các loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… Trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.

Không nên ăn những thức ăn cứng, thô ráp: Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.

Tránh những thức ăn có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày: Cà phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, hay những thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường dấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét.


Nên ăn gì khi bị đau dạ dày? - 2
Không nên ăn những thức ăn cứng, khó tiêu hóa như rau cần, hẹ, dưa, măng… (nguồn ảnh: internet)

Nấu nướng cũng phải chú ý: Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất. Tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, xào, nấu, ninh; còn những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm không dễ tiêu hóa, sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình làm lành chỗ loét.

Những người bị loét dạ dày, còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này.


NHỮNG ĐỒ ĂN CẤM KỴ KHI BỊ ĐAU DẠ DÀY

Nếu bạn thường xuyên bị chứng đau bụng sau khi ăn thì tốt hơn hết nên giảm thiểu ăn các thức ăn rắn và nên tránh thức ăn có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

Đau bụng sau khi ăn (đau dạ dày) nếu không điều trị dứt điểm, các cơn đau sẽ xảy ra khá thường xuyên, dẫn đến giảm cân và làm cho cơ thể bị suy yếu. Đau dạ dày thường đi kèm với đau bụng liên tục và có xu hướng lan rộng đến vai, ngực và cổ. Ở một số người, cơn đau bụng có thể xảy ra ở toàn bộ vùng bụng, làm cho bụng cứng lên và nhạy cảm hơn. Các triệu chứng khác của chứng đau dạ dày là đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, mùi vị chua trong miệng… nặng hơn nữa thì có thể ói ra máu hoặc máu đi kèm với phân.




Những nguyên nhân gây khó chịu ở dạ dày
Các nguyên nhân thường gặp nhất là hội chứng rối loạn tiêu hóa (ruột kích thích), loét dạ dày và bệnh trào ngược axit. Trong hội chứng ruột kích thích, có một kích thích liên tục trong ruột già của bệnh nhân, gây đau ở bụng. Trong khi ăn thực phẩm, một số thay đổi trong chuyển động xảy ra trong ruột và làm cho cơn đau tăng thêm.

Có rất nhiều điểm giống nhau giữa các triệu chứng của bệnh loét dạ dày và trào ngược axit. Loét dạ dày là do chủ yếu là do một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori gây ra. Trào ngược axit xảy ra khi các axit dư thừa của dạ dày được đẩy lên đến các đường ống thực quản thông qua một số lỗ ở phần cơ trên của dạ dày. Thông thường, axít được đẩy vào dạ dày bởi một số trọng lượng thêm vào dạ dày, ví dụ như khi mang thai hoặc béo phì. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các loại bệnh như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn cũng có thể dẫn đến đau bụng sau khi ăn. Uống rượu, hút thuốc lá, cà phê và các loại thuốc như NSAID (Non-steroidal thuốc chống viêm) cũng gây ra tình trạng tương tự.
Làm gì khi bị đau dạ dày?

Các cơn đau dạ dày chỉ có thể được điều trị bằng cách loại bỏ các nguyên nhân cơ bản gây khó chịu cho dạ dày. Nhiều người mua các loại thuốc theo lời khuyên của dược sĩ và bắt đầu tự dùng thuốc. Tuy nhiên, một ghi nhớ dành cho tất cả chúng ta là, cần tham khảo kĩ lưỡng ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.

Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân bằng cách kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân cũng như kiểm tra lịch sử bệnh tật và thói quen ăn uống của bệnh nhân. Nếu cần thiết sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và thử nghiệm phân, X-quang hoặc siêu âm bụng, bari thuốc xổ...
Khi nguyên nhân gây ra đau bụng là loét dạ dày loét thì các bác sĩ sẽ cho thuốc kháng axit để giảm mức độ axit trong dạ dày. Thêm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn khác nhau như H. pylori. Những loại thuốc này giúp chữa trị các vết loét và ngăn chặn nguy cơ hình thành các vết loét mới.

Trong trường hợp, đó là do hội chứng ruột kích thích, thì thuốc kháng axit không có tác dụng nhiều. Người bệnh nên tăng lượng chất lỏng. Chất lỏng là rất cần thiết để chữa bệnh đau dạ dày, không nhất thiết chỉ là nước miễn là chất lỏng đó không gây khó chịu cho dạ dày.
Những gì không nên ăn khi bị đau dạ dày?

Nếu bạn thường xuyên bị chứng đau bụng sau khi ăn thì tốt hơn hết nên giảm thiểu ăn các thức ăn rắn. Có một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa và do đó, bạn nên tránh hoặc ăn với số lượng hạn chế. Bạn nên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc.

Một số loại thực phẩm dưới đây được coi là không tốt cho dạ dày và nên tránh hoặc ăn với số lượng vừa phải:
- Các loại rau như bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, cải Brussels
- Trái cây như táo, dưa hấu cũng không tốt cho dạ dày.
- Cả hai loại hạt tiêu đỏ và hạt tiêu đen gây kích ứng trong ruột. Vì vậy, bạn nên tránh xa chúng.
- Gia vị thực phẩm và thực phẩm chiên thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tiêu hóa và nên được bỏ qua để làm cho dạ dày tốt hơn.
- Trái cây có múi, các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như hành, cà phê, sô cô la và rượu cần tuyệt đối không ăn tránh tình trạng đau bụng dưới. Điều này là bởi vì, tất cả các chất này có xu hướng làm thư giãn các cơ bắp phía trên của dạ dày, và có thể làm cho cơn đau trầm trọng thêm.

Những người có thói quen ăn rất nhanh dễ bị đau bụng sau khi ăn bất cứ thứ gì. Do đó, cần nhai kĩ trước thức ăn trước khi nuốt. Các vấn đề căng thẳng cũng góp phần làm xuất hiện cơn đau dạ dày, thậm chí làm cho nặng hơn. Tất cả những gì chúng ta phải làm là xác định những nguyên nhân cụ thể để điều trị phù hợp.

QUY TẮC ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH DẠ DÀY


Ăn ít các thực phẩm chiên rán
Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
Ăn ít các thực phẩm ngâm muối
Trong các thực phẩm này chứa muối nên cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư nên bạn càng không nên ăn.
Hạn chế đồ sống, lạnh và thực phẩm kích thích
Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
Ăn uống điều độ
Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.


Quy tắc ăn uống cho người bị bệnh dạ dày
Đúng giờ, định lượng
Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
Ăn chậm rãi để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày
Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Chọn giờ uống nước
Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.
Chú ý phòng lạnh
Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, những người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.
Tránh các chất kích thích
Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu ở bụng bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày hoạt động tốt nhất có thể.
Bổ sung vitamin C
Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.



Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Cách chữa đau dạ dày hiệu quả
Món ăn cho người bị đau dạ dày
Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày
Lời khuyên cho người bị đau dạ dày
Viêm hang vị dạ dày triệu chứng và cách điều trị



(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Vì phải đi làm thời gian nghỉ ngắn,ăn song đi nằm liến có tốt cho người người đau dạ dà y không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
tôi bị đau dạ dày và tá tràng cách điều trị và ăn uống như thế nào
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý