Mẹo chọn nồi cơm điện và cách sử dụng an toàn, hiệu quả

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Mẹo chọn nồi cơm điện và cách sử dụng an toàn, hiệu quả

19/04/2015 01:28 AM
2,815

Nồi cơm điện được cấu tạo bởi một bếp điện và các linh kiện điện tử tắt tự động. Cơm chín do sức nóng của mâm lửa đặt trong nồi. Vì vậy, nếu không chú ý bảo quản đúng cách, nồi dễ bị hỏng.



Phân loại

Hiện tại trên thị trường có khá nhiều nhãn hiệu nồi cơm điện khác nhau từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,…Việt Nam, nhưng về cơ bản được phân thành 2 loại chính: nồi cơm điện cơ và nồi cơm kỹ thuật số.

- Nồi cơm điện cơ là loại nồi có rơ le tự ngắt, xuất hiện trên thị trường từ những ngày đầu, hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học, khi nhiệt độ đạt đến mức nhiệt nhất định khoảng 102 độ C thì rơ le này sẽ tự ngắt và chuyển sang chức năng giữ ấm.

Loại nồi này chỉ có 2 chức năng nấu và giữ ấm thông thường, vì thế mà giá của chúng cũng rẻ hơn, khoảng từ 300,000 đến 1 triệu đồng, và tất nhiên cũng có sản phẩm giá cao hơn tùy hãng sản xuất và dung tích nồi.

nồi cơm điện


- Nồi cơm kỹ thuật số hay nồi cơm điện tử, có khả năng tự điều chỉnh nhờ một chip điện tử đã được cài đặt sẵn các chương trình nấu nướng. Việc điều chỉnh và cài đặt được hiển thị thông qua một màn hình tinh thể lỏng, do vậy mà ngoài chức năng nấu cơm thì nồi kỹ thuật số có thể dùng để nấu cơm nếp, nấu cháo, làm bánh hay hầm, xào,..

Giá bán trung bình từ 1,6 cho đến 2,5 triệu đồng và cũng có các sản phẩm cao cấp hơn với giá đắt hơn tùy vào chức năng sử dụng).

nồi cơm kts


Chọn mua nồi

1. Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng làm cơ sở cho việc kiểm tra các tiêu chuẩn của nhà sản xuất gốc: công suất, định lượng, trọng lượng, chứng chỉ, chứng nhận an toàn cho kim loại, men chống dính... Không nên tin vào tem hợp qui dán trên thân nồi vì tem này có thể làm giả hoặc các trung tâm kiểm định chất lượng cho qua cả những sản phẩm không đạt chất lượng.

2. Đọc kỹ cam kết chất lượng của nhà sản xuất, nhà cung cấp về các tiêu chuẩn như mâm nhiệt, xoong nấu tráng men, dây nguồn... Nếu tư vấn của nơi bán cũng như nhà cung cấp cho rằng nồi của họ nấu an toàn, cơm ngon thì hãy thử cắm điện theo cách sau: cho khoảng 350ml nước sạch vào xoong nấu, cắm điện, bật chế độ nấu cơm đợi cho nồi hoạt động đến khi tự chuyển sang chế độ giữ nóng. Trong quá trình đun sôi nước nếu bạn ngửi thấy mùi khét của nhựa, kim loại cháy... thì đánh giá ngay chất lượng nguyên liệu để sản xuất ra các linh kiện thành phẩm không đạt yêu cầu an toàn nhất là trong trường hợp chập điện (nồi tiêu chuẩn luôn sử dụng hệ thống dây điện đấu nối bên trong được bảo vệ bằng vỏ chống cháy an toàn tuyệt đối). Khi mở nắp nồi, quan sát phía đáy xoong nếu khô thì đạt tiêu chuẩn nấu cơm Việt Nam còn nếu vẫn đọng lại nước mà nồi không thể nấu cạn trong quá trình đun thì nồi đó không đạt tiêu chuẩn nấu cơm Việt Nam. Hãy hỏi các ông bà cao tuổi thì sẽ rõ cách nấu cơm của các cụ ngày xưa bằng nồi đất, gang... tiết nhiệt và ủ nóng như thế nào để cơm chín nức nhưng không bao giờ hạt gạo nở hết...


- Khi mua, bạn yêu cầu nơi bán cắm điện để thử các bóng đèn (nấc đun, cạn cơm) để xem xét nồi hoạt động tốt hay không.

- Yêu cầu mở vít đáy nồi, xem có chỗ nào rỉ sét không. Nhìn đáy nồi nếu thấy không còn bằng phẳng là đồ cũ.

- Nếu ưng bên trong thì tiếp tục xem bên ngoài có bị trầy xước không.

- Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, nồi cơm điện Trung Quốc giá rẻ nhưng men chống dính kém bền, chỉ dùng vài ba lần đã bị tróc.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại nồi cơm điện với mẫu mã và nguồn gốc khác nhau, vì vậy để lựa chọn được một sản phẩm tốt phù hợp với gia đình bà nội chợ cần phải có những kiến thức cơ bản về nguyên tắc hoạt động của sản phẩm này.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại nồi cơm điện với mẫu mã và nguồn gốc khác nhau, vì vậy để lựa chọn được một sản phẩm tốt phù hợp với gia đình bà nội chợ cần phải có những kiến thức cơ bản về nguyên tắc hoạt động của sản phẩm này.

Hiện nay nồi cơm điện hiện đang là một vận dụng không thể thiếu, đối với hầu hết người tiêu dùng Việt từ nông thôn đến thành thị. Chính vì vậy mà nhu cầu tìm được một sản phẩm vừa túi tiền và có chất lượng luôn được đặt ra.

Theo tìm hiểu trên thị trường, nồi cơm điện có rất nhiều loại, nhưng loại nồi thông dụng dùng trong gia đình thường có dung tích từ 0,6 đến 1,8 lít và được phân làm 2 loại là nồi cơm điện cơ và nồi cơm điện tử, với giá khoảng từ 400 nghìn đến 1 triệu đồng.

Vì vậy, khi mua nồi cơm điện người tiêu dùng nên chú ý dung tích của nồi, để phụ thuộc vào số người trong gia đình. Ví dụ như một người ăn thì nên chọn 0,6 lít, 2 – 4 người nên chọn dung lượng nồi là 1,2 lít…

Đối với nồi cơm điện cơ loại nồi có rơ le tự ngắt, xuất hiện trên thị trường từ khá lâu. Loại nồi này được hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học, khi nhiệt độ đạt đến mức nhiệt nhất định khoảng 102 độ C thì rơ le này sẽ tự ngắt và chuyển sang chức năng giữ ấm.

Loại nồi này chỉ có 2 chức năng : nấu chín và giữ ấm thông thường, vì thế mà giá của chúng chỉ tầm từ 400 nghìn đến 1 triệu đồng, và tất nhiên cũng có sản phẩm giá cao hơn, tùy hãng sản xuất và dung tích nồi.

Các loại nồi cơm điện cơ phổ biến và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, là các loại Panasonic, Sharp, Cuckoo ….

Còn đối với nồi cơm điện tử là loại nồi danh cho những gia đình thích hình thức đẹp và có nhiều tính năng. Bởi vì nồi cơm điện này được thiết kế với kỹ thuật khá cao, có khả năng tự điều chỉnh các chức năng nấu khác nhau, nhờ một chip điện tử đã được cài đặt sẵn các chương trình nấu nướng, hầm canh …. Vởi đặc thù là một nồi có nhiều tính năng hiện đại, nên loại nồi này thường có giá đắt hơn khoảng trên 1 triệu đồng/cái.

Những loại nồi cơm điện tử phổ biến hiện nay và được nhiều người lựa chọn dùng là Tiger, Panasonic, Fuji xuất xứ Nhật…

Với những tính năng và phân tích như trên, người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu của từng gia đình. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của các chủ kinh doanh thì loại nồi phổ biến mà người tiêu dùng hay lựa chọn đó là nồi cơm điện cơ. Bởi giá cả phải chăng, đơn giản, có thể dùng tự động và độ bền cao, phù hợp với những gia đình có kinh tế trung bình.

Riêng đối với những gia đình khá giả hơn, thích nhiều tính năng và công dụng khác nhau thì có thể dùng nồi cơm điện tử. Mẫu mã khá đa dạng và bắt mắt, tuy nhiên độ bền không được cao như nồi cơm điện cơ.

Ngoài ra, thì người tiêu dùng cần lưu ý không nên chọn những loại nồi cơm quá rẻ, nhãn hiệu và xuất xứ không rõ ràng. Nguyên nhân là do những loại nồi này thường có lớp cách nhiệt rất kém, tiếp xúc giữa mâm nhiệt và đáy xoong không đều, hay nắp nồi không kín sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cơm. Đặc biệt, thời gian sử dụng không được bền.


Cách chọn nồi cơm điện cơ, điện tử tốt


Mặc dù nồi cơm điện tử đã xuất hiện từ lâu nhưng do giá cao nên phần đông khách hàng vẫn chọn nồi cơ. Nồi cơm điện cơ là loại nồi có các công tắc nấu phải gạt lên, xuống hay trái phải, còn nồi cơm điện tử có một bảng điều khiển để bạn nhấn nút.

Nồi cơm điện cơ:

Nồi cơm điện cơ giá rẻ, dễ sử dụng và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Gần đây, ngoài chức năng nấu cơm, nồi cơm điện cơ đã có thêm chức năng nấu cháo, súp, hấp chín hay có thể làm bánh bông lan khá tiện lợi. Do cơ chế hoạt động với 1 mâm nhiệt ở đáy nồi sử dụng công suất điện lớn nên thời gian nấu của nồi cơ nhanh, chỉ khoảng 20 – 30 phút. Giá nồi cơ dao động từ 200.000 – trên 1 triệu đồng/chiếc.

Sự chênh lệch này được lý giải bởi nhiều yếu tố. Thứ nhất là chất liệu của lồng nồi, trong đó lồng nồi bằng nhôm tráng men có giá rẻ hơn cả, thứ 2 là mẫu mã sản phẩm, cuối cùng sản phẩm nhập khẩu phải chịu thuế nên giá cao hơn. Tuy nhiên sản phẩm giá rẻ có thể gặp những vấn đề như: sôi trào ra ngoài khi nấu, lòng nồi nhanh bị trầy xước, cơm chín không đều…

Cách chọn nồi cơm điện cơ, điện tử tốt phù hợp với nhu cầu 1

Nồi cơm điện cơ nấu nhanh nên thoát hơi nước mạnh vì thế luôn có bộ phận khay hứng nước đính kèm. Tuy nhiên loại nồi cơm điện cơ áp dụng cơ chế nấu tương tự nồi điện tử, hơi nước bám trên nắp nồi sẽ được rải đều lên cơm, vì vậy không cần bộ phận hứng nước.

Một số loại nồi cơm điện cơ có nắp kim loại tháo rời rất gọn nhẹ. Tuy nhiên, nhiều người từng sử dụng sản phẩm này cho biết, nồi nắp rời không thể giữ cơm nóng lâu như nắp liền và sau một thời gian sử dụng, cơm chín không đều do phần nắp không đủ kín để giữ nóng như ban đầu.

Cách chọn nồi cơm điện cơ, điện tử tốt phù hợp với nhu cầu 2

Nồi cơm điện tử:

Nấu cơm bằng nồi điện tử sử dụng bảng điều khiển kỹ thuật số là lựa chọn của nhiều gia đình. Sản phẩm này sử dụng 2 mâm nhiệt ở đáy và nắp nồi nhưng thời gian nấu lâu hơn nồi cơ, khoảng 40 – 45 phút. Theo các nhà sản xuất, nồi cơm điện tử tuy có thời gian nấu dài nhưng sử dụng nguồn điện công suất thấp vì vậy tiêu hao ít điện năng hơn nồi cơ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có kiểm nghiệm thực tế nào được công bố để chứng minh cho nhận định này.

Tuy nhiên, một số khách hàng chọn nồi cơm điện tử vì sản phẩm này có nhiều ưu điểm so với nồi cơ như: Có chế độ đặt hẹn giờ, hàng chục chế độ nấu khác nhau (nấu các loại gạo, ủ lên men, nước bánh, hầm thức ăn…), mẫu mã hiện đại và đẹp. Với những gia đình có giờ giấc sinh hoạt bất thường, nồi điện tử sẽ tự động nấu khi cài đặt sẵn thời gian. Một đặc điểm nữa của nồi điện tử là không có bộ phận hứng nước do hơi nước được điều hòa và sử dụng tối đa. Nấu cơm bằng nồi điện tử sẽ bảo quản tối đa nguồn dinh dưỡng, cơm chín đều và mềm ngon.

Nồi cơm điện tử hiện có giá khá cao, từ trên 1 triệu – 4, 5 triệu đồng/chiếc. Gần đây trên thị trường xuất hiện những mẫu nồi điện tử nấu cơm theo cơ chế điện từ, cho cơm ngon và giữ dinh dưỡng trong gạo tốt nhất. Hiện có các sản phẩm của Tiger (Nhật) và Panasonic (Thái), giá từ 6 – 8 triệu đồng.

Cách chọn nồi cơm điện cơ, điện tử tốt phù hợp với nhu cầu 3

Những lưu ý khi lựa chọn:

Theo đại diện trung tâm điện máy Ideas, khi mua nồi cơm điện, ngoài những yếu tố chủ quan như sự yêu thích về nhãn hiệu và chi phí, khách hàng cần lưu ý một số điều sau đây:

- Tùy thuộc vào số lượng thành viên trong gia đình để lựa chọn nồi theo kích thước, dung tích từ 0,6-1.8 lít thích hợp cho gia đình 1-6 thành viên. Loại nồi có dung tích lớn sẽ tiêu thụ lượng điện năng cao hơn so với nồi có dung tích nhỏ.

- Không nên chọn những loại nồi cơm quá rẻ, nhãn hiệu và xuất xứ không rõ ràng, vì thường lớp cách nhiệt không tốt, tiếp xúc giữa mâm nhiệt và đáy xoong không đều, hay nắp nồi không kín sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cơm. Nên chọn sản phẩm được phân phối chính thức và có đơn vị chịu trách nhiệm bảo hành nếu có trục trặc xảy ra.

- Trước khi nhận hàng, bạn nên yêu cầu nơi bán cắm điện để xem thử các bóng đèn ở nấc đun có hoạt động tốt không, đáy nồi có bằng phẳng không, phần vỏ bên ngoài có bị trầy xước hay không…


Các loại nồi cải tiến


Thị trường có nhiều loại nồi cơm điện được cải tiến công nghệ để khắc phục những nhược điểm của nồi điện cũ.

Nồi cơm điện, sau khoảng 2 – 3 năm sử dụng, thường có nhiều trục trặc. Do vậy các hãng Sharp, Panasonic, Midea, Supor, Gali… hiện đang giới thiệu những nồi cơm điện được cải tiến công nghệ để khắc phục những nhược điểm của nồi điện cũ.

Thị trường có nhiều loại nồi cơm điện được cải tiến công nghệ để khắc phục những nhược điểm của nồi điện cũ.

Những nhược điểm như: tróc men chống dính lồng nồi do người nội trợ có thói quen vo gạo trực tiếp trong lồng nồi làm cơm chín dễ bị khét, dính cháy ở dưới đáy nồi hoặc mâm nhiệt trục trặc, điều tiết sai nhiệt độ nấu làm cho cơm có hiện tượng nửa sống nửa chín. Cũng có trường hợp cơm nấu xong mau bị thiu vì nước đọng trên nắp nồi rớt xuống mặt cơm.

Nồi điều khiển nhiệt ba hướng

Theo nhà sản xuất, nồi cơm điện nắp cài “Magic Steam” R series của Sharp có lồng nồi dùng lớp men chống dính polyflon và mạch điện tử điều khiển áp nhiệt ba hướng, ở đáy, ở thân, và ở đỉnh nồi. Giá trung bình 1,2 triệu đồng/cái.

Ông Hoàng Tâm, kỹ sư phụ trách điện gia dụng Thanh Sơn nhận xét, nồi cơm điện nắp cài kiểu mới có hai bộ xử lý nhiệt: một mâm nhiệt dưới đáy nồi và hai phần mayso nhiệt quanh nồi và trên đỉnh nồi. Phần thân có tác dụng giữ ấm cơm, phần trên đỉnh làm hơi nước không ngưng tụ, tránh bị thiu. “Cơm nấu xong sẽ ngon hơn, ráo nước nhờ vào hệ thống điều chỉnh nhiệt tăng – giảm theo kiểu “cơm ngon lửa nhỏ”. Và dạng này sửa chữa không đơn giản vì dùng mạch điện giống nồi cơm điện tử.

Lồng nồi dày với nhiều lớp chống dính

Trong khi đó, hãng Midea, Supor… cũng có cách tạo “cơm ngon ráo nước” bằng cách nâng cấp lồng nồi. Ông Nguyễn Văn Thân, phụ trách thông tin của Midea cho biết: “Mỗi hãng có một cách xử lý phần nhiệt để tạo nên cơm ngon, ráo nước khi nấu. Các hãng cao cấp thì dùng mạch điều khiển tiên tiến. Riêng với những sản phẩm bình dân hơn thì đầu tư vào lồng nồi để tạo nên khác biệt”.

Cụ thể, những lồng nồi của Midea, Supor được phủ từ 5 – 8 lớp men chống dính khác nhau để tăng thêm phần nhiệt lan toả, chống va đập, trầy xước… cho lồng nồi. Một lồng nồi dày, nhiều lớp chống dính sẽ khắc phục được sự bào mòn do vo gạo trực tiếp trong lồng nồi. Lồng nồi có nhiệt lượng lan toả đều cho phần thân sẽ làm bốc hơi nước cao, không bị ngưng tụ trong nồi. “Thời gian nấu cơm nhanh hơn, tiết kiệm điện vì không cần phải tốn thêm nhiệt lượng để hâm cơm nhờ giữ nóng tốt”, bà Thanh Tuyền, phụ trách sản phẩm Supor, nói. Loại nồi này có giá từ 700 ngàn đến 1,4 triệu đồng/cái.

Ông Bảo Lộc, quận 10 đã sử dụng nồi có lồng dày và nhiều lớp chống dính, nhận xét: “Phần thân của lồng nồi nóng hơn khoảng 20% so với các loại lồng nồi khác, trẻ em tiếp xúc có thể gây phỏng. Do nhiệt lượng của lồng nồi lan toả nhiều nên khi nấu cơm cần cho lượng nước nhiều hơn 15% so với cách đo nước cũ”.

Lồng nồi bằng đất nung

Trên thị trường hiện nay còn có loại nồi cơm điện tử với lồng nồi bằng đất nung chịu nhiệt với các hiệu như Jauza, Gali… Nấu với lồng nồi này sẽ xốp, ráo nước do bản thân đất nung có những lỗ thoát hơi nước li ti mà mắt thường không nhìn thấy được.

Nồi cơm điện với lồng nồi bằng đất nung chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc. Dạng nồi điện tử này có thể dùng cho những kiểu nấu khác như tiềm, hầm… để giữ được hương vị đặc trưng. Lồng nồi đất nung khi sử dụng phải cẩn thận vì dễ vỡ. Giá sản phẩm trung bình từ 1,3 – 2 triệu đồng/cái.



Sử dụng



- Phải lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt.

- Nồi có một lỗ thoát hơi ở trên vùng nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi nấu, bạn không mở nắp. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nhớ dàn đều mặt gạo để cơm chín đều. Muốn cơm tơi khi nồi chuyển chế độ giữ ấm, hãy mở nắp nồi và xới nhanh, sau đó đậy lại. Không nên để chế độ hâm cơm quá 12 giờ. Để lâu, cơm biến màu và kém thơm ngon.

- Khi vệ sinh nồi phải làm cả vỏ, lưu ý không dùng vật nháp cứng, dùng giẻ mềm. Ngâm nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính. Dùng muỗng nhựa hoặc gỗ xúc cơm.

- Có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh nhưng không hầm thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng. Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì bộ phận kiểm soát sẽ ngắt mạch.

- Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh. Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau.



nồi bên trong


- Không nên vo gạo trực tiếp trong nồi vì nó có thể làm xước lớp chống dính bên trong, hoặc làm méo nồi do va chạm. Khi đó, khả năng tiếp xúc giữa xoong với mâm phát nhiệt không tốt, dẫn đến tình trạng cơm chín không đều hoặc dễ bị cháy khét.

- Lau khô nước xung quanh bên ngoài nồi trước khi cho chúng vào nồi to để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu “lộp bộp” khi cấp nhiệt cũng như cháy khét khi có vật lạ rơi vào mâm nhiệt.

- Không nên dùng một tay để cho xoong nấu vào nồi. Cách này có thể làm hỏng rơ le chính của nồi vì thiết kế đáy xoong hơi lõm nên việc đặt bằng một tay dễ khiến rơ le tiếp xúc không khít dẫn đến cơm chín không đều.

Do đó khi đặt xoong, nên xoay một vòng qua trái hoặc phải để rơ le tiếp xúc đều với đáy xoong, khi đó cơm nấu sẽ không bị sượng.

- Mỗi nồi cơm đều có một lỗ thoát hơi trên nắp, tránh cho nhiệt bị ứ đọng quá nhiều, vì thế phải giữ cho lỗ thông thoáng.


Bảo quản


- Sử dụng hay không sử dụng cũng nên để nồi cơm ở những nơi thông thoáng, khô ráo và trên những bề mặt bằng phẳng.

- Không sử dụng chung phích cắm với những đồ gia dụng khác vì điện áp có thể tăng giảm thất thường dẫn đến việc chập cháy thiết bị.

- Dùng khăn mềm để lau chùi vỏ nồi, tránh để nước rớt vào mâm điện. Không dùng những vật nháp cứng để tẩy rửa nồi con vì dễ làm trầy xước lớp chống dính bên trong.

- Với những nồi cơm đơn năng thì có thể dùng để luộc rau, nấu canh nhưng không hầm hoặc xào thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng do rơ le sẽ ngắt mạch liên tục.

- Nồi cơm điện thường không tạo cháy nhưng nhiều người sử dụng lại chọn việc bật nút “Cook” nhiều lần để có cháy, chính việc làm này cũng góp phần làm giảm tuổi thọ của nồi, nguyên nhân là hoạt động của nam châm vĩnh cửu ở mâm điện khiến rơ le bật tắt không chính xác.


Sửa chữa


- Với loại nồi có dây điện trở quấn trên lõi mica (hình vành khăn tròn), khi dây điện đứt có thể nối, thay mới khá dễ. Loại nồi có dạng thanh điện trở, trong ống hợp kim và manhê hỏng, đứt thì phải thay đáy mới.

- Nồi bị chạm điện, mát vỏ cần ngưng dùng. Nếu dây cháy hay vỡ công tắc nguồn thì phải thay mới. Nếu do ướt bị chạm thì có thể dùng máy sấy tóc làm khô dây hay chỗ bị ướt.

- Cầu chì bảo vệ nồi có thể bị cháy do phích cắm lỏng hoặc dây dẫn bị chập bên trong, cần kiểm tra kỹ để thay cái mới.



Tham khảo thêm cách chọn nồi hợp với nhu cầu



Không ít "chủ bếp" thường chọn nồi bằng cách... "mua đại" mà bỏ qua nhu cầu nấu, chế biến món ăn thực sự của mình.

Mỗi loại nồi có một chức năng khác nhau và đôi khi không thể dùng lẫn, như việc dùng nồi nấu nước để xào rán chẳng hạn... Có một số cách để bạn chọn cho gia đình mình những chiếc nồi phù hợp với nhu cầu:

Tiết kiệm

Để tiết kiệm điện và thời gian nấu nướng, bạn có thể dùng nồi áp suất. Loại nồi này được ưa chuộng, nhất là khi bạn đang muốn thắt chặt chi tiêu. Nồi áp suất chất liệu nhôm và nồi inox cao cấp là hai loại chính trên thị trường hiện nay.

Có cả loại nồi dùng điện và loại nồi dùng gas để nấu. Có rất nhiều dung tích cho người dùng lựa chọn, ngoài kiểu dáng truyền thống, một vài nồi áp suất kiểu dáng mới cũng vừa xuất hiện thị trường.

Tuy nhiên, nồi áp suất thường được dùng để nấu các món hầm và những món đòi hỏi thời gian kéo dài.

Một số cách tiết kiệm gas, điện:

- Sử dụng cỡ nồi phù hợp với lượng thức ăn (tránh thức ăn quá ít so với nồi).
- Nên sử dụng nồi kim loại với đáy và thành nồi không quá dày.

- Áp dụng các công đoạn ngâm, vò, băm nhỏ khi nấu để hạn chế việc đun nấu quá lâu.

Ngoài nồi áp suất, nồi ủ cũng giúp hầm mềm thức ăn mà tốn ít gas. Nồi có hệ thống khóa nắp kín, có lớp cách nhiệt chân không ở thành và nắp nồi nên giữ hơi nóng không thoát ra ngoài rất tốt. Thức ăn chỉ cần nấu gần chín rồi cho vào nồi ủ là sẽ tự chín nhừ nhờ hơi nóng từ chính thức ăn đã được nấu trước. Người dùng sẽ tiết kiệm đáng kể lượng gas dùng nấu. Chất liệu chính của nồi ủ là thép không gỉ hoặc inox. Trong quá trình dùng nồi, lớp cách nhiệt ở thành và nắp nồi cần được bảo quản tốt, đặc biệt không được dùng nồi bên ngoài để nấu.

Chức năng

Nếu thường xuyên phải rán, chiên, bạn nên chọn một chiếc chảo chống dính đế hơi dày. Chảo đế mỏng sẽ khiến thức ăn nhanh bị cháy bén. Tuy nhiên, chảo đế mỏng lại rất phù hợp khi bạn cần rang khô một thứ gì đó như lạc, ngô...

Nếu gia đình bạn thích đồ nướng thì nồi nướng cũng là gợi ý hay. Loại nồi này có thể đồng thời nướng và hấp thực phẩm nên làm thực phẩm nhanh chín và chín đều. Nồi nướng thủy tinh được cho là lựa chọn tối ưu nhờ đặc tính chịu nhiệt tốt. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần chú ý chọn nồi có độ trong suốt, không có bọt khí, lớp đúc đều đặn, không có vết rạn, dùng tay gõ vào nghe tiếng vang thanh, sờ vào bề mặt cảm nhận láng mịn hoàn toàn.

Nồi ủ, nồi cơm điện, nồi hấp cũng là những loại nồi chức năng mà bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên, nếu không có nhu cầu nhiều về nồi hấp, bạn có thể tận dụng giá hấp của nồi cơm điện để tiết kiệm gas.

Cách chọn nồi hợp với nhu cầu - 1
Chọn nồi đúng chức năng. (ảnh minh họa)

Chất liệu

I-nox (thép không gỉ)

Ưu điểm: Bền, dễ làm sạch, hình thức bắt mắt. Có thể sử dụng với máy rửa chén bát chuyên dụng (dishwasher).

Nhược điểm: Dẫn nhiệt kém.

Đồng

Ưu điểm: Đun nóng và làm nguội nhanh chóng.

Nhược điểm:
Giá đắt, nặng và cần sự bảo quản cẩn thận để duy trì vẻ sáng bóng và sạch sẽ.

Nhôm

Ưu điểm: Đun nóng và làm nguội nhanh, chất liệu nhẹ và giá mềm.

Nhược điểm: Phản ứng với thực phẩm có nồng bộ a-xít cao (cà chua), sulfur cao (trứng, tỏi), alkaline cao (bắp cải) làm thực phẩm biến màu. Bên cạnh đó, nồi chảo nhôm dùng lâu dễ bị móp méo, sần sùi, bị oxi hóa trong không khí.

Gang

Ưu điểm:
Chất liệu dày dặn, cầm chắc tay. Rất phù hợp khi làm dụng cụ nướng, chiên, hầm. Dụng cụ nấu bếp bằng gang giá bình dân, phù hợp với đông đảo người tiêu dùng.

Nhược điểm:
Đun nóng và làm nguội đều lâu, dễ bị gỉ sét.

Gang tráng men

Ưu điểm: Giữ nhiệt lâu, chất liệu dày dặn.

Nhược điểm:
Giá đắt, nặng.

Dù bạn chọn chất liệu nào cũng nên cân nhắc thêm những điểm sau:

- Nồi hoặc chảo cần có chất liệu và hình dạng vừa vặn, dễ thao tác. Nồi chảo dày dặn sẽ khó bị cong vênh hơn.

- Những sản phẩm nặng nên có tay cầm 2 bên; nếu là chảo với một tay cầm dài thì nên có thêm một phần tay cầm phụ phía đối diện để thuận tiện khi sử dụng.

- Tay cầm bằng nhựa và gỗ không phù hợp nếu bạn sử dụng trong lò vi sóng. Thay vào đó, phần tay cầm nên bằng kim loại.



Mẹo chọn bếp ga cực chuẩn cho mỗi gia đình
Mẹo tiết kiệm ga khi đun nấu bà nội trợ nên biết
Chọn mua bát đĩa đẹp và an toàn đón Tết
Chọn màu sơn cho bếp và phòng ăn
Sử dụng và bảo dưỡng đồ điện

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh an toàn


(st)





Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý