Tiết kiệm điện không chỉ giảm chi phí sinh hoạt trong gia đình mà bạn còn giúp cho những nơi khác có điện để dùng. Vì vậy hãy chú ý đến những đồ dùng điện trong nhà thường xuyên được sử dụng như tủ lạnh. Dưới đây là một số cách để bạn tiết kiện điện cho nó.
Khi cho đồ vào tủ lạnh phải sắp xếp có tính toán, chừa các khoảng cách để khí lạnh đối lưu, lượng điện hao tổn giảm xuống.
Tủ lạnh là thiết bị điện gia dụng thường xuyên cắm vào điện nguồn cả ngày lẫn đêm và kéo dài từ ngày này qua tháng khác, hầu như không ngưng nghỉ. Nếu sử dụng tủ lạnh đúng cách vừa tiết kiệm được điện năng tiêu thụ vừa giữ cho tủ có tuổi thọ cao hơn.
Theo các chuyên viên về điện lạnh, nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, hạn chế đặt vào những góc nhà chật hẹp, lưng và hai vách bên hông tủ lạnh phải cách tường chí ít là 10cm để bảo đảm thoát nhiệt. Bởi nhiệt độ xung quanh truyền vào tủ lạnh nhiều sẽ ảnh hưởng khả năng tản nhiệt, điện hao nhiều hơn.
Khi thực phẩm trữ lạnh trong tủ không nhiều, nên điều chỉnh cấp độ làm lạnh ở mức trung bình hoặc thấp sẽ tiết kiệm điện hơn. Người tiêu dùng nên sử dụng một nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ lạnh: với buồng giữ lạnh, nhiệt độ ở mức 7 – 8 độ C là đạt, không cần thiết điều chỉnh độ lạnh tối đa. Với ngăn đông lạnh, điều chỉnh nhiệt độ ở mức -18 độ C thay cho -22 độ là vừa đủ.
Nếu thực phẩm trữ lạnh nhiều, khi cho vào tủ lạnh phải sắp xếp có tính toán, chừa các khoảng cách để khí lạnh đối lưu, lượng điện hao tổn giảm xuống. Không nên để thực phẩm bít kín “họng” thổi hơi lạnh ra hoặc chất quá nhiều – ken kín các ngăn trong tủ. Các loại thịt, cá tươi sống… nên cho vào các hộp bằng thép hoặc inox thay thế cho hộp nhựa, bởi tính dẫn lạnh của kim loại nhanh hơn, thời gian làm lạnh rút ngắn, ít hao điện.
Hạn chế mở cửa tủ lạnh liên tục vì khi mở cửa không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ trong tủ cao lên. Khi đó, bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian hoạt động gây hao điện, về lâu dài sẽ dẫn đến hư hỏng tủ.
Cần vệ sinh tủ lạnh khoảng 2 – 3 tháng/lần để vi khuẩn, nấm mốc không có điều kiện phát sinh. Lau chùi phần rìa cao su ở cửa tủ lạnh cẩn thận sẽ giúp phần cao su giữ được độ bền, đóng khít khao, không thất thoát hơi lạnh nhiều làm hao điện.
Điều chỉnh nhiệt độ tốt nhất ở 7-8 độ C sẽ tốn ít điện hơn. Với tủ lạnh mới mua về, có thể chuẩn bị một nhiệt kế, đặt vào một ngăn trong khoang giữ lạnh. Sau khi đã đặt đồ ăn vào rồi mới bắt đầu điều chỉnh độ lạnh, nên điều chỉnh 2-3 lần để tiến dần tới nhiệt độ tốt nhất (thường là 7-8oC). Đây là nhiệt độ thích hợp nhất. Nếu cứ giữ mãi ở khoảng trên dưới 5oC, so sánh với để ở 8oC thì vào mùa nóng điện phải hao hơn 1kW. Nếu là tủ lạnh có 2 cửa nhiệt độ buồng đông lạnh ở mức -180C là đủ để nước đóng băng. Nếu dùng -18oC thay cho –22oC thì mỗi tháng bạn tiết kiệm được trên dưới 25% điện.
Nên thay hộp đựng thức ăn bằng kim loại để tiết kiệm điện hơn. Ảnh: internet
Khi thực phẩm cần giữ chỉ chiếm một diện tích nhỏ buồng giữ lạnh, bạn có thể đem những miếng nhựa xốp chứa đầy vào buồng giữ lạnh, từ 1-2 ngăn. Tính dẫn nhiệt của nhựa xốp rất kém, hầu như không hút khí lạnh bên trong tủ. Làm theo cách trên, dung tích ban đầu của tủ lạnh bị thu nhỏ lại, làm cho thời gian làm việc của bộ phận chế lạnh được trút ngắn, tất nhiên là điện sẽ được tiết kiệm.
Mỗi khi mở cửa tủ để lấy thực phẩm ra dùng, không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng ở bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ bên trong tủ cao lên, làm tăng thời gian hoạt động của bộ phận nén, do đó làm hao điện và làm các chi tiết bị mài mòn hơn.
Bạn có thể dùng một mảnh ny lon trong, to hơn cửa của khoang giữ lạnh một chút làm rèm che để ngăn cản sự đối lưu giữa hai luồng không khí trong và ngoài. Làm thế vừa tiết kiệm vừa là bảo vệ máy.
Khi đồ ăn được mua về với số lượng lớn, bạn hãy chọn một ít cho vào buồng lạnh. Khi lấy thực phẩm ở buồng giữ lạnh ra dùng, bạn hãy mang đồ ăn đã kết đông từ buồng đông lạnh chuyển xuống buồng giữ lạnh. Nếu đồ ăn này vẫn chưa dùng đến lại cho trở lại buồng đông lạnh. Cứ làm như thế nhiều lần, buồng giữ lạnh không cần nhờ vào sự hoạt động của thiết bị chế lạnh cũng giảm được nhiệt độ.
Tủ lạnh cần phải để vào chỗ thông gió, thoáng mát. Bởi vì, nhiệt độ không gian càng cao, nhiệt lượng truyền vào tủ càng nhiều, càng tản nhiệt chậm, điện càng hao nhiều hơn. Cố gắng hạn chế số lần mở cửa tủ lạnh. Mở càng nhiều, lượng điện tổn hao sẽ càng nhiều hơn. Muốn không khí lưu thông xung quanh tủ lạnh và để chống ẩm, bạn có thể kê tủ cách mặt đất hơn 5cm.
Tuyệt đối không được cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh. Ảnh: internet
Không được chất quá đầy vào tủ. Giữa các đồ ăn cần phải chừa ra một khoảng cách để khí lạnh có thể đối lưu, lượng điện tổn hao sẽ giảm xuống.
Nước nóng, rau nóng, cơm nóng phải để nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh. Nếu cho vào khi còn nóng sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên quá nhanh, làm điện hao nhiều hơn.
Nên dùng đồ đựng bằng kim loại thay cho đồ nhựa. Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều những hộp đựng bằng nhựa chuyên dụng cho tủ lạnh. Loại hộp này có ưu điềm là nhẹ sạch sẽ và giá lại rẻ do tính năng dẫn lạnh của nó rất kém nên thời gian làm lạnh sẽ dài ra. Nếu dùng đồ đựng bằng nhôm hay thép không rỉ thì thời gian làm lạnh sẽ được rút ngắn, điện được tiết kiệm hơn.
Khi mua, chọn tủ có màu sáng vì màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn. Ngoài ra, trên thị trường bây giờ cung cấp nhiều loại tủ có khả năng tiết kiệm điện rất tốt. Để “nhận diện” tủ lạnh tiết kiệm điện, người mua phải dựa vào công nghệ nhà sản xuất áp dụng hoặc các tính năng hoạt động tiện ích hơn của chúng. Các thông tin này được cung cấp đầy đủ ngay trên bề mặt sản phẩm hoặc tờ hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thường xuyên vệ sinh máy, các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc... làm trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, làm máy chậm lạnh. Với lưới lọc bụi, vệ sinh khoảng một tháng/lần. Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông. Khoang chứa nước do quá trình làm lạnh tạo ra (thường nằm phía đáy, mặt sau của tủ lạnh) cũng cần thường xuyên được đổ đi. Nước này thường có cặn bẩn, thậm chí có cả xác côn trùng trong nhà rơi vào. Nếu để nước quá đầy có thể gây tràn, chập mạch hoặc gây rò điện mà chủ nhân không biết, vì thế hao điện hơn.
Hàng năm, nên tiến hành kiểm tra lượng gas làm lạnh của máy, nếu thiếu gas (khiến cho hiệu quả làm lạnh giảm, máy vẫn phải làm việc liên tục) phải bổ sung kịp thời.
Cuối cùng, câu hỏi đặt ra là có nên tắt, bật tủ lạnh liên tục không? Nếu sử dụng lâu (thường là trên 3 ngày), không nên ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện. Bạn nên cắm điện cho tủ lạnh suốt ngày vì mỗi lần khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn. Trong trường hợp lâu ngày không dùng đến tủ thì ngắt nguồn điện nhưng cần dọn sạch các đồ có trong tủ, vệ sinh tủ và để tủ khô rồi dùng vật phủ che bụi phủ lên.
Tiết kiệm điện cho tủ lạnh và điều hòa bằng cách chêm dung tích
Tủ lạnh và máy điều hòa là các thiết bị tiêu thụ nhiều điện trong sinh hoạt. Bên cạnh các giải pháp kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành tủ lạnh, máy điều hòa, để sao cho tiết kiệm được nhiều điện năng nhất... biện pháp “chêm bớt dung tích tủ lạnh, máy điều hòa”, là biện pháp có mức đầu tư thấp mà hiệu quả cao.
Tủ lạnh thường đầy, chật ở thời điểm những ngày Tết hoặc những đợt cần bảo quản nhiều thực phẩm, cần làm nhiều đá... Ngoài thời gian này, phần lớn thời gian tủ lạnh vận hành trong tình trạng ít đồ ăn, thức uống bên trong, thậm chí có những ngăn, những giá trống rỗng hoàn toàn. Nhưng vì nhiều lý do, tủ lạnh vẫn phải vận hành tủ lạnh 24/24 giờ và liên tục trong suốt tháng, suốt năm.
Để tiết kiệm điện trong thời gian tủ lạnh vận hành mà trong tủ có những khoảng không gian trống rỗng lớn, bạn hãy chêm vào khoảng trống rỗng đó bằng những khối xốp. Khối xốp chêm vào sẽ làm giảm dung tích cần làm lạnh, do đó động cơ máy nén của tủ lạnh chỉ cần vận hành với thời gian ngắn hơn so với lúc không chêm xốp là đủ độ lạnh cho thực phẩm, nước đá ở không gian còn lại trong tủ lạnh.
Để có những khối xốp chêm vừa từng ngăn, từng khoảng trống trong tủ lạnh, cách làm như sau: Mua tấm xốp dày 20cm tại, dùng dây may so (loại dây điện trở của bếp điện) căng ra sợi thẳng trên giá cố định bằng gỗ, tre (giá đơn giản có thể bằng chân ghế, chân thang). Đấu dây may so vào điện áp nhỏ hơn điện áp định mức của dây để vừa đủ làm dây nóng lên. Đẩy nhẹ tấm xốp vào dây may so để cắt cho vừa vặn từng khoang, từng ngăn, từng khoảng trống trong tủ lạnh kể cả các ô lõm ở mặt trong cánh cửa tủ. Cắt bằng phương pháp này, các mặt khối xốp rất láng mịn. Khi đặt các khối xốp vào ngăn trống, bạn phải lưu ý đặt sao cho các khối xốp không làm cản trở sự lưu thông của khí lạnh trong tủ.
Biện pháp chêm tủ lạnh còn được áp dụng đối với việc sử dụng phòng điều hòa nhiệt độ: Nếu phòng đặt máy điều hòa có dung tích lớn mà số người ở bên trong ít, dùng vách ngăn di động để ngăn bớt khoảng không gian không có người và không cần làm mát. Nên áp dụng biện pháp này cho hội trường nhỏ, có kích thước dài và các phòng có hình hộp dài. Việc chọn phòng điều hòa có kích thước phù hợp với số lượng người hội họp có ý nghĩa tương đương việc thực hiện biện pháp chêm phòng điều hòa có sức chứa lớn mà số người sử dụng lại ít.
Làm sao để tăng tuổi thọ Tủ lạnh?
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật, phiếu bảo hành trước khi quyết định chọn.
- Khi vận chuyển tủ, nhất thiết phải để ở tư thế đứng.
- Độ ẩm không khí trên 80% thì không nên vận hành. Chính vì vậy, tốt nhất nên kê tủ ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng chiếu vào và cách xa các nguồn nhiệt như: bếp, lò sưởi…
- Nên cho tủ lạnh hoạt động với môi trường nhiệt độ tốt nhất là 14oC – 32oC. Nếu nhiệt độ bên ngoài cao hơn 32oC, tủ sẽ mất đi nhiều nhiệt năng còn nếu nhiệt độ phòng thấp hơn 14oC cũng không tốt cho việc làm lạnh.
- Khi đặt 2 tủ lạnh khác nhau hoặc cạnh tủ đá, khoảng cách tối thiểu là 2cm để ngăn ngừa sự tụ nước. (Đối với sản phẩm của SANYO khoảng cách tối thiểu là 10 cm theo tài liệu hướng dẫn sử dụng
- Các thông số của lưới điện phải thích hợp với các thông số của tủ lạnh (ví dụ tủ lạnh dùng điện 220V chỉ phù hợp với nơi có điện lưới 220V). Khi cắm tủ lạnh vào mạng điện, không sử dụng các bộ chuyển tiếp và bộ phận nối dài không hợp với công suất của tủ lạnh.
- Các đồ uống có cồn đặt trong tủ lạnh luôn luôn trong tư thế đứng.
- Không đưa vào tủ lạnh các chất lỏng dễ bay hơi, dễ cháy nổ, các hợp chất và các loại thuốc có mùi đặc biệt. Không đặt các vật nặng lên trên tủ lạnh, không ấn mạnh vào cửa tủ lạnh.
- Thực phẩm để trong tủ lạnh phải được đậy kín hoặc gói trong các túi nylon, còn đồ để trong ngăn đá phải cho vào khay.
- Không để bơ hoặc mỡ chạm vào các phần nhựa của tủ lạnh và bộ phận ép của cửa.
Tiết kiệm điện năng của tủ lạnh.
- Ít mở cửa tủ và mở trong thời gian ngắn.
- Không nên phủ bất kỳ vật gì lên lưới thông gió. (Lưới thông gió chỉ có ở các dòng máy cũ)
- Không đưa đồ ăn còn nóng vào tủ lạnh, hãy để nguội rồi cho chúng vào.
- Không nên để lớp đá dày 5-6mm vì nó sẽ cản trở việc làm lạnh các sản phẩm đông lạnh và làm tăng tiêu dùng điện năng. (Sản phẩm của SANYO quy định trên 10 mm)
Khử mùi tủ lạnh như thế nào?
- Bạn hãy đun một ít nước hàn (đường caramel), sau đó chia thành từng cốc nhỏ cho vào từng ngăn trong tủ lạnh sẽ làm mất mùi hôi trong tủ lạnh.
- Lấy 500gr quýt tươi, sau khi ăn quýt xong, đem vỏ quýt rửa sạch lau khô, đặt vào nhiều nơi trong tủ lạnh. Sau 3 ngày, mở tu lanh ra mùi hôi trong tu lanh sẽ không còn nữa.
- Có thể cắt chanh thành những lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bị hút hết.
- Lấy 50gr chè ướp hoa đựng vào túi vải xô cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết. Sau 1 tháng, ta lấy chè đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, tiếp tục sử dụng, hiệu quả rất tốt.
- Lấy1 lít giấm đựng vào lọ thuỷ tinh mở nắp đặt vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ hết.
- Lấy 500gr Cacbônát natri đựng vào 2 lọ thuỷ tinh rộng miệng (mở nắp lọ) đặt ở tầng trên và tầng dưới của tủ lạnh, mùi hôi sẽ hết.
- Lấy 1 ít than củi nghiền nát, đựng vào túi vải đặt vào trong tủ lạnh, hiệu quả khử mùi rất cao.
- Bạn hãy múc 2 muỗng cà phê bột cho vào một chiếc dĩa và đặt vào tu lanh. Mùi cà phê sẽ át đi mùi hôi. Nhưng cần chú ý, cách này chỉ áp dụng với tủ lạnh nhỏ trong phòng ngủ, chỉ đựng nước uống đóng hộp, các loại trái cây hoặc thực phẩm, bánh gói trong bao bì cẩn thận.
Ngày nay, trong tủ lạnh còn lắp đặt các tính năng khử mùi và duyệt khuẩn tự động.
Nên bảo quản những loại thực phẩm nào trong tủ lạnh?
- Chỉ những thực phẩm tươi mới thích hợp cho việc làm lạnh. Trước khi đặt chúng vào ngăn đá, nên gói kín chúng trong các túi nylon hoặc các hộp đựng đặc biệt có nắp kín để không tiếp xúc với không khí.
Điều đó giúp chống mất các phẩm chất của thực phẩm và độ ẩm của chúng.
- Nhờ sự luân chuyển tự do của không khí ở bên trong buồng tủ lạnh nên những chỗ khác nhau có nhiệt độ khác nhau. Vì vậy tùy loại thực phẩm mà bảo quản ở các ngăn khác nhau:
+ Thịt tươi, thịt gia cầm và cá muốn bảo quản trong thời gian ngắn thì nên đặt ở ngăn trữ lạnh. Bơ và pho mát cũng nên để ở ngăn này.
+ Rau quả nên để ở ngăn dưới cùng.
+ Thức ăn muối và thức ăn có ướp gia vị nên để ở ngăn dưới.
+ Rượu, nước hoa quả và nước khoáng nên bảo quản ở cửa tủ lạnh.
Để lạnh quá lâu, một số thực phẩm có thể bị mất phẩm chất, mùi vị của chúng.
Đa số các tủ lạnh đang sử dụng trong các gia đình là loại tủ hai cửa, không đóng tuyết. Điều đáng nói ở đây là tủ chia làm hai ngăn, nhưng lại sử dụng chung một nguồn lạnh. Do vậy chúng như một chiếc mền đắp chung cho hai người, cứ người này kéo thì người kia thiếu. Ở tủ lạnh hai ngăn hiện đa số cũng tương tự, trừ một số loại sau này được thiết kế cung cấp độ lạnh riêng biệt cho từng ngăn. Nhưng do hơi lạnh thường được thiết kế cung cấp chủ yếu cho ngăn đá, ngăn trên và sau đó chia cho ngăn dưới bằng cách thổi hơi lạnh xuống nên việc điều chỉnh độ lạnh của tủ phụ thuộc vào cách điều chỉnh nhiệt độ ở ngăn trên.
Theo lời khuyên của những chuyên viên bảo hành tủ lạnh, thì khi sử dụng bình thường, khi tủ không làm đá nhiều, ngăn lạnh cũng không chứa quá nhiều thực phẩm thì nên điều chỉnh độ lạnh của cả hai ngăn ở mức trung bình. Ở mức này, có điều lợi là khi tủ đạt đủ độ lạnh đã điều chỉnh thì block làm lạnh tự ngưng hoạt động, nhờ thiết bị cảm biến nhiệt độ được thiết kế bên trong tủ, cho đến khi nhiệt độ tăng lên quá mức đã chọn mới hoạt động trở lại. Chúng giúp cho phần vỏ tủ có thời gian toả nhiệt và cũng giúp tiết kiệm điện.
Trong trường hợp phải làm nhiều đá ở ngăn trên, cần điều chỉnh độ lạnh ở ngăn này thật sâu thì ở ngăn dưới, ngăn trữ lạnh sẽ thiếu độ lạnh, dù cho chúng ta có điều chỉnh độ lạnh ở ngăn này đến mức cao nhất. Trong trường hợp này, không nên tham lam trữ quá nhiều thực phẩm ở ngăn làm mát. Thực phẩm sẽ bị chóng hư do thiếu độ lạnh.
Nhiều người nghĩ rằng khi không sử dụng tủ lạnh trong một thời gian dài, thì nên rút điện ra không cho tủ hoạt động để tiết kiệm điện. Thực tế điều này lợi bất cập hại. Các phần bên trong tủ sẽ bị rỉ sét khi tủ không hoạt động. Do vậy cần phải cho tủ chạy một tuần từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ dù cho bên trong tủ không chứa gì.
Tiết kiệm điện tủ lạnh
Tủ lạnh không thể thiếu trong những ngày hè nóng. Làm thế nào để tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh. Mẹo vặt Hay xin giới thiệu cùng bạn.
Giảm trao đổi nhiệt với bên ngoài
Chọn mầu sáng: Mầu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn mầu sáng. Do đó, tường phòng nên sơn hoặc quét vôi mầu trắng.
Phòng kín nhưng vẫn có quạt thông gió: Các khe hở ở cửa càng kín càng tốt để tránh thoát "hơi" lạnh trong phòng. Càng ít đóng mở cửa phòng càng tốt.
Thường xuyên vệ sinh máy:
Các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc... làm trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, làm máy chậm lạnh.Với lưới lọc bụi, vệ sinh khoảng một tháng/lần. Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông.
Không nên tắt tủ lạnh
Nếu đã dùng thì bạn nên cắm tủ lạnh suốt ngày vì mỗi lần khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn.
Sử dụng và bảo quản tủ lạnh để tiết kiệm điện năng
Sử dụng và bảo dưỡng đồ điện
Chọn mua điều hòa thế nào là đúng
Sử dụng và bảo dưỡng tủ lạnh
Mẹo tiết kiệm ga khi đun nấu bà nội trợ nên biết
Chọn mua điều hoa không khí hiệu quả, tiết kiệm
Cách chọn mua máy giặt phù hợp với túi tiền
(st)