Trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, thịt và cá không nên quá mức vì này có thể gây ảnh hưởng đến thận và có thể có tác động tiêu cực đến chức năng gan của trẻ.
Khi trẻbắt đầu ở độ tuổi 7 tháng tuổi, trẻ tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể sơ sinh củamình, vì vậy cơ thể trẻ có nhu cầu cần tăng lượng protein, các chất dinh dưỡngcần thiết để thúc đẩy sự phát triển cho các tế bào cơ thể. Và một trongnhững nguồn năng lượng trọng nhất đối với trẻ là thịt và cá.
Trong những tháng đầu đời, cha mẹ nên lưu ý rằng thịt và cá món ăn không đơn thuần chỉ là loại thực phẩmmới đối với cơ chế ăn của trẻ mà nó thực sự là một thành phần cần thiết trong chếđộ ăn uống của trẻ ở năm đầu tiên của cuộc sống.
Thịt vàcá chính là nguồn cung cấp protein và các axit amin thiết yếu cho sự phát triểncủa trẻ. Ngoài ra, thịt còn cung cấp các chất sắt, phốt pho, kali, magiê vàvitamin B và cá rất giàu axit béo, bao gồm nhóm omega-3 cần thiết để sản xuấtmột loạt các hợp chất có hoạt tính sinh học liên quan đến quy trình của sự traođổi chất, phát triển não bộ... Tuy nhiên, trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, thịtvà cá không nên quá mức vì này có thể gây ảnh hưởng đến thận và có thểcó tác động tiêu cực đến chức năng gan của trẻ.
Thực đơn thịt cho trẻ
Đối với các loại thực phẩm từ thịt thì các mẹ nênưu tiên hàng đầu cho những loại có nhiều phần nạc như: ngựa, thỏ, gà, thịt bò, thịtlợn nạc hoặc thịt cừu, thịt bê. Đối với những trẻ có biểu hiện dị ứng với sữabò thì các mẹ không nên sử dụng thịt bò và thịt bê, thịt ngựa.
Khi món ăn được chế biến,sử dụng các loại thịt nạc, vị sẽ ngọt, ít chất béo và tốt tiêu hóa của trẻ. Trẻbắt đầu tập ăn thì các mẹ chỉ cho một lượng thịt nhỏ là 5 gram, trộn vớirau và thức ăn ngũ cốc của trẻ để bé làm dần dần với chế độ ăn mới.
Nếu quá trình cho trẻ ăn thử thuận lợi, sau đó các mẹ bắtđầu tăng dần số lượng thịt lên. Đến 9 tháng tuổi,hãy cho trẻ ăn khoảng 40 gram thịt mỗi ngày, và trong 1 năm tuổi tăng lên 60-70gram/ngày, chế độ ăn của trẻ tăng dần lượng thịt lên 100g/ngày khi 1,5 tuổi và 120g/ngày khi trẻ 3 tuổi. Các chuyên gia Viện Dinh dưỡng lưu ý các mẹ hãy kếthợp thêm các loại rau củ ngũ cốc vào chế độ ăn kèm thịt cho trẻ.
Lợi thế của cá là cấu trúc phần thịt mềm rất dễ tiêu hóa,và protein của cá cũng được tiêu hóa dễ dàng hơn, nhanh hơn và đầy đủ hơn sovới các loại thịt. Ngoài ra, cá là một nguồn cungcấp flo, phốt pho và iốt, có tác động quan trọng vào sự phát triển thể chất vàtinh thần của trẻ.
Tuy nhiên, đối với trẻ, các bác sĩ nhi khoa khuyếncáo không nên cho trẻ ăn cá vào 8-9 tháng tuổi đầu tiên của. Chỉ để cá xuất hiện trên thực đơn của con một tháng sau khi trẻđã được ăn các loại thực phẩm từ thịt. Điều này chủ yếu để cho trường hợp trẻcó thể gặp phải phản ứng dị ứng với cá.
Sau từ 8 – 9 tháng tuổi, mẹ hãy bắt đầu cho trẻ tập ăn cá với 1/2 muỗng cà phê thịt cá cho một ngày khi trẻ 8tháng tuổi, tăng dần khẩu phần lên 50g/ngày (khi trẻ được 9 tháng tuổi), và khitrẻ 1 tuổi hãy tăng lên 60g/ngày. Đối với những năm đầu đời của trẻ, mẹ hãy chotrẻ ăn các loại cá biển và nạc là tốt nhất như: cá thu, cá hồi...
Đối với trẻ lớn hơn mẹ có thể tạo một thực đơn hấp dẫn chotrẻ bằng việc hấp cá, nướng cá để hợp với sở thích ăn uống của trẻ hơn.
Trứng gà
Ngoài cá và thịt, nguồn protein trong chế độ ăn của trẻ còncó từ lòng đỏ trứng gà Lòng đỏ trứng gà thường được thêm vào thức ăn của trẻ( trộn vào hồn hợp bột cho trẻ). Ở độ tuổi 6tháng tuổi khi lần đầu tiên ăn trứng, các mẹ hãy cho trẻ ăn 1/8 của lòng đỏ và tăngdần số lượng đến 1/2 lòng đỏ trứng khi trẻ được 8 tháng. Các mẹ cũng nênthận trọng với biểu hiện không dung nạp trứng gà ở trẻ trong độ tuổi này.
Thức ăn và đồ uống cho bé 7 tháng tuổi
Những thức ăn phù hợp với bé 7 tháng tuổi gồm: Đậu phụ / phômai / bột tự xay / lòng đỏ trứng nấu chín kỹ (không phải lòng trắng).
- Carrot / đậu Hà Lan / quả bí.
- Quả tươi nghiền nhuyễn (hoặc nước ép quả pha loãng, không thêm phụ gia) như táo, mơ, nho, đu đủ, đào, lê, mận.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho là, hãy đợi đến khi bé được 8 tháng tuổi mới cho bé ăn lòng đỏ trứng gà và phômai. Do đó, bạn có thể đợi đến thời điểm trên mới cho bé thử hai món này. Để an toàn hơn thì với bé 7 tháng tuổi, hãy tập trung vào món rau xanh và quả tươi mới cho bé.
Tránh cho bé ăn lòng trắng trứng cho đến khi bé được 1 tuổi, vì bé dễ bị dị ứng nếu ăn lòng trắng trứng sớm. Nhưng bạn có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng được nấu thật kỹ (để tiêu diệt vi khuẩn salmonella, gây bệnh tiêu chảy). Lòng đỏ trứng luộc chín kỹ, xắt dạng hạt lựu còn hợp cho bé ăn bốc.
Đậu phụ (đậu hũ) là thức ăn ngon cho bé 7 tháng tuổi. Đậu phụ còn có tên gọi “phômai từ đậu nành”. Đậu phụ là thực phẩm khá phổ biến và an toàn. Thậm chí, với đậu phụ đã luộc chín, khi dùng thìa dầm nhuyễn vào rau xanh hoặc quả tươi còn là món ngon cho bé. Hoặc bạn có thể nấu bột cùng đậu phụ để đổi món cho con.
7 tháng tuổi, bé ăn được bột trộn với rau xanh hoặc một số quả tươi như carrot, chuối chín…
Độ tuổi này, bé cầm được đồ ăn và cho nó vào miệng. Hãy tạo cơ hội để bé được ăn bốc để hoàn thiện kỹ năng điều khiển tay. Những mẩu hoa quả, phômai cứng hay đậu phụ mềm xắt hạt lựu hoặc khúc mỏng, nhỏ rất hợp với bé.
Nước quả pha loãng hoặc quả đóng hộp (dành cho bé 7 tháng tuổi)
Giai đoạn này, có thể cho bé uống nước quả pha loãng. Hoặc chọn nước quả đóng hộp nhưng phải dành cho bé 7 tháng tuổi.
Hãy bắt đầu bằng những loại quả dịu như táo, nho, đu đủ, đào hoặc nước quả có vị chua như mận, mơ, tránh táo bón cho bé. Nhiều người mẹ cho con uống nước cam, quýt khi bé được 6 tháng tuổi nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, hãy đợi đến khi bé 1 tuổi mới làm điều này, nhất là khi gia đình bạn có tiền sử dị ứng cam, quýt. Cam, quýt là thức ăn dễ gây dị ứng nhất. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm cho bé uống nước cam.
Nước ép táo tây khá phổ biến vì nó ít khả năng gây dị ứng.
Nếu dùng nước quả đóng hộp, bạn không cần pha loãng. Nước quả đóng hộp dành cho bé đã được pha loãng bởi nhà sản xuất. Nên chọn nước quả 100% trái cây nguyên chất và có nhãn hiệu rõ ràng. Không chọn nước quả pha đường cho con. Hãy đọc kỹ nhãn hiệu và thành phần dinh dưỡng. Dù nhiều loại quả tự nhiên chứa đường nhưng đó là đường có lợi cho sức khoẻ.
Khi bắt đầu cho bé uống nước quả, có thể pha 1 phần nước quả, 3 phần nước lọc. 1-2 tháng sau, pha theo tỷ lệ 50% nước quả, 50% nước lọc. Khi bé lớn hơn, có thể cho uống nước quả không cần pha thêm nước lọc.
Nước quả không thay thế cho sữa
Với bé, sữa mẹ (sữa công thức) vẫn giữ vai trò chủ đạo. Không cho bé uống hơn 100ml nước quả mỗi ngày. Uống nhiều nước quả sẽ khiến bé không uống đủ sữa mẹ (sữa công thức), thiếu chất béo, kalo và protein cần thiết cho quá trình phát triển.
Bảo vệ men răng cho bé
Cho bé dùng cốc thay vì dùng bình khi uống nước quả sẽ giảm được thời gian nước quả lưu lại trong miệng bé. Không để bé nhấm nháp nước quả quá lâu vì chất đường tự nhiên sẽ tiếp xúc lâu với răng miệng, gây nên bệnh về răng miệng. Bé 7 tháng tuổi có thể uống bằng cốc hoặc bằng thìa.
Số lượng bữa ăn
7 tháng tuổi, bé có thể ăn 2 bữa mỗi ngày. Tham khảo lịch dinh dưỡng của bé như sau:
- Rau xanh / Hoa quả: 3-5 phần mỗi ngày, gồm ít nhất một phần rau nhiều vitamin A và một phần nhiều vitamin C. Mỗi phần tương đương 1-4 thìa cafe. Tổng cộng khoảng 3-10 thìa cafe rau quả mỗi ngày.
- Bột ăn dặm: 2 phần mỗi ngày. Tương đương 3-4 thìa bột khô, chưa nấu mỗi ngày.
- Đậu phụ: Thêm một vài thìa cafe đậu phụ để tăng cường protein cho bé. Lượng protein có trong đậu phụ tương đương với protein trong thịt.
- Lòng đỏ trứng gà: 2-3 bữa một tuần hoặc 2-3 ngày một lần, mỗi lần ¼-1/2 lòng đỏ trứng gà.
- Sản phẩm từ sữa (sữa chua, phômai): 1 phần mỗi ngày. Tương đương 1/3-1/2 cốc sữa chua hoặc ¼-1/3 miếng phômai. Tất nhiên, sữa mẹ (sữa công thức) là chủ yếu.
Bé có thể bú tổng cộng 5 cữ sữa mẹ và sữa công thức trong ngày. Nếu bé kém bú, có thể do bé ăn dặm nhiều nên cần giảm thức ăn dặm. Có thể cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội nhưng không nhiều.
Nhiều người mẹ bắt đầu thêm thịt vào món bột của con nhưng nên chọn loại thịt ít protein như thịt lợn.
Thực đơn cho bé 7- 8 tháng tuổi
Ở giai đoạn 7-8 tháng tuổi, bé bắt đầu làm quen với những thức ăn dạng finger food (viên nhỏ). Đây cũng là thời điểm bé cần chất sắt nhiều hơn từ thức ăn (do chất sắt dự trữ trong cơ thể đã được bé sử dụng hết trong vòng 6 tháng đầu đời)
Bé nhanh nhẹn hơn nhờ đã biết bò vì thế cần thêm kalo để tăng trưởng và phát triển. Cha mẹ nên đa dạng thức ăn hàng ngày cho con. Bé đã biết cách nhai và dùng tay nghịch thức ăn của mình rồi.
Bé cũng có thể được đặt trong chiếc ghế riêng để tham dự vào bàn ăn chung của cả gia đình. Khoảng 1 tuần, nhiều bé ăn được một số thức ăn như của người lớn, nhưng cũng có nhiều món chưa phù hợp vì có thể gây hóc cho bé.
Chế độ sữa
7-8 tháng tuổi, bé vẫn cần sữa mẹ và sữa công thức là đồ uống chính. Nhưng nếu bé càng ăn dặm được nhiều thì lượng sữa dung nạp vào cơ thể hàng ngày có thể bị giảm. Cơ thể bé sẽ tự điều chỉnh vấn đề này.
Bạn chưa nên cắt giảm lượng sữa mẹ cho bé giai đoạn này. Hãy duy trì cho bé thói quen bú mẹ vào một thời gian nhất định. Ngoài ra việc vắt sữa mẹ vào bình sữa cho con cũng là gợi ý hợp lý. Nếu không, bạn có thể chuyển việc bú sữa trong bình sang việc uống sữa bằng cốc cho bé.
Gần 1 tuổi, lượng sữa dành cho bé là khoảng 600ml mỗi ngày. Bên cạnh đó, thức ăn có nguồn gốc từ sữa là sữa trứng (custard) và sữa chua cũng khiến bé thích thú. Cho bé uống nhiều sữa không phải gợi ý tốt. Có khi, khoảng 1 tuổi, bé chỉ bú mẹ 1-2 lần mỗi ngày, lượng dinh dưỡng còn lại đến từ sữa ngoài và thức ăn.
Thức ăn dành cho trẻ
Phần lớn các loại rau xanh và hoa quả tươi, bé có thể ăn được trong độ tuổi này. Những thức ăn khác mà bạn có thể cho bé ăn là: Phômai, mỳ sợi, sữa chua, lòng đỏ trứng gà; thịt gia súc và gia cầm; cá được bỏ xương; bột yến mạch hoặc hạt kê...
Những thứ cần tránh: Trứng còn mềm (nấu chưa chín); các loại hạt; muối, đường, gia vị mạnh; quả họ cam quýt...
Đồ uống
Đồ uống tốt cho sức khỏe bé giai đoạn này là nước lọc, sữa (sữa mẹ và sữa công thức), nước quả pha loãng (1 phần nước quả với 3-5 phần nước lọc). Thức ăn giàu chất sẳt và vitamin C (vì vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả).
Nước quả dành cho bé cần được pha loãng. Bởi vì, axit có trong nước quả có thể làm hỏng men răng của bé. Có thể cho bé uống nước quả sau bữa ăn, vì khi đó, lượng nước bọt trong miệng giúp bé ngăn chặn sâu răng. Tránh cho bé uống nước quả trong bình sữa. Vì quá trình mút nước quả trong bình sữa kéo dài, khiến cho chất đường càng dễ bám vào men răng của bé, gây sâu răng.
Tránh cho bé uống nước ngọt hoặc nước được thêm đường vì chúng không tốt cho răng của bé.
Thức ăn thô dần lên
Khoảng 7 tháng tuổi, bé bắt đầu làm quen với thức ăn có độ thô tăng lên. Điều này giúp bé hoàn thiện kỹ năng điều khiển lưỡi và miệng, có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của bé về sau.
Thay vì dùng máy xay nhuyễn, bạn có thể dùng thìa dầm nhuyễn, dùng dao xắt nhỏ thức ăn cho con. Đồng thời, nếu phải xay thì bạn cần giảm lượng nước khi cho vào máy xay để thức ăn đỡ bị loãng quá.
Ăn bốc = fingerfood
7-8 tháng tuổi là lúc bạn dạy bé tập bốc thức ăn. Thức ăn bé có thể bốc là: phômai cắt viên hạt lựu nhỏ; mỳ cắt sợi ngắn; rau nấu chín thái sợi hoặc xắt dạng hạt lựu...
Bạn nên cùng bé ăn bốc vì bé rất dễ bị nghẹn. Nếu bé bị ho hoặc đẩy thức ăn ra khỏi miệng là dấu hiệu thức ăn không vừa miệng của bé. Khi đó, bạn hãy nhẹ nhàng đưa ngón tay vào miệng con, lôi thức ăn mà bé không thế nuốt ra ngoài.
Tham khảo thêm
Cách nấu cháo cho trẻ dưới một tuổi
Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu đối với trẻ dưới một tuổi. Bên cạnh đó, ăn dặm là cách tốt nhất để cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ cứng cáp hơn. Bột hoặc cháo là thức ăn dặm mà các bác sĩ khuyên các bà mẹ. Theo tháng tuổi, lượng thành phần trong cháo có thể thay đổi, còn cách nấu thì tương tự như nhau. Khi nấu cháo cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
|
Sai lầm thường gặp khi nấu và cho con ăn bột dặm
Dù ngày nào cũng rất kỳ công chế biến và đổi món liên tục, hết thịt, cá, tôm, cua, lươn, mực... nhưng cô con gái 16 tháng tuổi của chị Hoa vẫn lười ăn và chỉ được 9 kg. Chị đưa con đi khám dinh dưỡng và ngạc nhiên khi bác sĩ bảo: 'Lỗi tại mẹ. Đi học nấu và cho con ăn nhé!".
Thực ra, chị Hoa, Gia Lâm, Hà Nội luôn nghĩ chắc con có vấn đề về hệ tiêu hóa hay hấp thu không tốt. Chị muốn được bác sĩ kê đơn thuốc kích thích cho bé ăn nhiều chứ không nghĩ cách nấu của mình có vấn đề gì.
Tuy nhiên, đến học lớp nấu bột, khi được bác sĩ phân tích, chị mới biết vì con gầy nên gia đình cố cho cháu ăn thật nhiều chất đạm, rồi mỗi bữa ăn là một cuộc chiến nhồi nhét nên càng ngày con bé càng sợ ăn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Yến, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, trường hợp như chị Hoa rất nhiều. Hiện nay, do vừa có điều kiện kinh tế, vừa đẻ ít con nên các gia đình thường rất quan tâm đến trẻ và luôn cố gắng đảm bảo một chế độ dinh dưỡng tốt nhất để bé phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ.
Thế nhưng, nhiều bà mẹ đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào bữa ăn cho trẻ mà bé vẫn không thích ăn và không tăng đủ cân. Lý do là họ chưa biết nấu đúng cách hoặc sai khi cho con ăn. Chính vì thế, các cháu không thích ăn, hay nôn ói... dẫn đến còi, suy dinh dưỡng hoặc hay rối loạn tiêu hóa.
|
Theo bác sĩ Yến, tùy vào lứa tuổi và khẩu vị của từng cháu mà mẹ có thể chế biến cho phù hợp nhưng phải đảm bảo làm sao bát bột/cháo luôn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm...), chất béo (dầu, mỡ), chất bột đường (bột, gạo), vitamin và khoáng chất (rau xanh, củ).
Ngoài ra, các chất này cần được cân đối lượng vừa phải để vừa cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất, vừa giúp bé hấp thu và tiêu hóa tốt.
Qua kinh nghiệm khám và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ, theo bác sĩ, những sai lầm dưới đây là các bà mẹ hiện đại hay mắc nhất:
-Cho trẻ ăn dặm quá sớm. Thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Tuy vậy, có rất nhiều bà mẹ cho con ăn bột từ khi bé mới được 3, 4 tháng và nếu thấy con thích thú lại cho bé ăn nhiều ngay. Lúc này khả năng tiêu hóa tinh bột của bé còn kém, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
- Bắt con ăn quá nhiều và phải ăn hết khẩu phần: Ở mỗi tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của bé khác nhau và mẹ nên cung cấp một lượng vừa phải. Nếu bắt trẻ ăn nhiều quá, mà bữa nào cũng cố ép ăn hết bát, bé sẽ chán và sợ ăn.
- Quá ưu tiên đạm: Nhiều mẹ nấu bột cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng,... và nghĩ như thế mới đủ chất nhưng lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ. Bát bột phải đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm.
- Chỉ cho ăn nước, không ăn cái: Hiện nay ít bà mẹ mắc sai lầm này hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, vẫn có chị em ninh xương, nghiền rau, xay thịt chỉ lấy nước, bỏ cái để nấu bột cho con vì nghĩ như thế cũng đủ chất rồi hay sợ trẻ bị hóc, ói. Thực ra, các chất dinh dưỡng, vitamin nằm trong phần xác thực phẩm là chính.
- Không cho hoặc cho rất ít dầu khiến bát bột không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Thực ra dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thu.
- Nghiền nhuyễn mọi thức ăn: Khiến bé không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán. Nhiều trẻ 3 tuổi đi mẫu giáo không ăn được cơm cùng các bạn do ở nhà bố mẹ vẫn cho ăn cháo xay.
Ngoài ra, nhiều phụ huynh có thói quen nấu một nồi cháo có đầy đủ thịt, rau từ sáng rồi để bé ăn cả ngày, đến bữa nào lại lấy ra xay rồi nấu lại. Với cách này, cháo bữa sau sẽ có mùi khó chịu, rau giảm chất lượng và chắc chắn trẻ sẽ không thích ăn.
- Các bữa ăn kéo dài quá: Nhiều người cố bắt con ăn hết bát bột, vừa ăn vừa chơi hay đi rong có khi kéo dài cả 1-2 tiếng. Điều này vừa làm bát bột vữa, khó ăn, vừa khiến bé thêm chán. Hơn nữa bữa ăn kéo dài khiến thời gian tới bữa sau quá ngắn, bé còn chưa kịp cảm thấy đói. Vòng luẩn quẩn này khiến bé ngày càng không muốn ăn. Tốt nhất, bữa ăn chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút, dù bé mới ăn được ít cũng nên kết thúc.
Hiện nay, chiều thứ 5 hằng tuần, khoa dinh dưỡng, Viện Nhi trung ương, đều có lớp hướng dẫn các mẹ thực hành nấu bột/cháo cho trẻ, đồng thời trả lời những thắc mắc của các mẹ về vấn đề dinh dưỡng của con.
Tại lớp học, bác sĩ về dinh dưỡng, tiết chế sẽ thực hành giúp các mẹ cách nấu một bữa bột/cháo hoàn chỉnh cho con với lượng và tỉ lệ các loại thực phẩm thích hợp cho từng lứa tuổi. Theo các bác sĩ, nên cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc dần. Riêng với thịt, rau, cần tập cho bé ăn từ dạng mịn đến thô dần để trẻ tập nhai. Các bà mẹ hạn chế sử dụng máy xay sinh tố mà nên băm.
Dưới đây là gợi ý của bác sĩ về chế độ ăn bột/cháo của trẻ trong 2 năm đầu (kết hợp với các bữa phụ +sữa mẹ hoặc sữa công thức):
- 6-7 tháng: 1 bữa bột lỏng khoảng 100 - 200 ml
- 8-9 tháng: 2 bữa bột đặc 200 ml.
- 10-12 tháng tuổi: 3 bữa bột đặc 200 ml - 250 ml
- 12 - 24 tháng: 3 bữa cháo 250 - 300 ml
- 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng gia đình
Với mỗi bé, tùy thể chất, khẩu vị có thể thời gian và số bữa khác đi.
Nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng cho trẻ
Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng khiến bé thích thú, phàm ăn hơn, các mẹ hãy tìm hiểu tỷ lệ chất đạm, hoa quả và sữa... đưa vào thực đơn hàng ngày của bé sao cho hợp lý nhất nhé!
Rau củ, hoa quả là thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ nhỏ
Từ 4 đến 6 tháng tuổi, mẹ cần đa dạng các món ăn trong khẩu phần ăn để bé không bị thiếu chất và được thay đổi khẩu vị. Mẹ có thể xay nhuyễn các loại khoai tây, cà rốt cho bé ăn từng thìa nhỏ một, lần đầu làm quen với món ăn khác bé có thể ngạc nhiên. Nếu cảm thấy bé khá ưng ý, hãy tăng dần khẩu phần cho bé lên từ 1 thìa, 2 thìa, 3 thìa... mỗi ngày.
Song song với đó, mẹ hãy xem bé thích loại rau, loại quả nào bằng cách mỗi tuần lại thay đổi thực đơn rau và hoa quả mới có lượng dinh dưỡng phù hợp với bé như lê, chuối, cà rốt... Các mẹ để ý là chỉ cho bé ăn từng loại rau, quả một, đừng trộn lẫn nhiều vị với nhau sẽ khiến bé khó phân biệt. Nếu bé nhà bạn không thích một loại rau, quả nào đó, đừng ép bé ăn liên tục cho quen mà hãy chờ 1 tuần sau rồi thử lại với một chút thay đổi trong chế biến xem sao nhé!
Ngoài ra, mẹ hãy cho bé ăn các loại rau, quả đúng mùa sẽ vừa bổ, vừa ngon lại giảm khả năng bị phun thuốc trừ sâu nữa. Ở thời kỳ đầu, rau quả cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho bé tương đương với sữa. Duy trì thực đơn đầy đủ rau quả sẽ đảm bảo cho bé sự phát triển tốt nhất.
Không nên cho bé ăn nhiều đạm
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, khi còn nhỏ, bé không nên ăn quá nhiều thịt, cá để nạp một lượng lớn chất đạm vào cơ thể. Từ 6 đến 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn 2 thìa cafe thịt, cá vào bữa trưa hoặc nửa lòng đỏ trứng gà bắt đầu từ tháng thứ 9 (nguyên tắc là 10gr protein mỗi ngày trong 6 tháng đầu và tăng lên 20gr kể từ tháng thứ 9).
Từ tháng thứ 12 trở đi, bạn có thể cho bé ăn 3 thìa cafe thịt, cá hoặc 1 lòng đỏ trứng.
Tuy nhiên, bạn đừng bỏ qua mỡ và các loại dầu trong thực đơn của bé nhé! Hãy trộn 1 ít bơ khi bạn nghiền rau cho bé ăn. Bơ sẽ bổ sung vitamin A và tăng thêm hương vị cho khẩu phần ăn của bé. Hoặc bạn cũng có thể thay thế bằng các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu oliu, dầu cải, lượng axit béo trong các loại dầu rất tốt cho phát triển trí não ở trẻ.
Hạn chế đường ở mức tối đa
Khi bé chưa tròn 1 tuổi, các mẹ nên tránh cho bé ăn các loại bánh quy, bánh ngọt, kể cả loại dành riêng cho trẻ sơ sinh. Các loại bánh này không những ít dinh dưỡng mà còn cung cấp đường và trong bánh thường không thể thiếu lòng trắng trứng, thành phần có thể gây dị ứng ở trẻ.
Các mẹ có thể nghĩ rằng nếu cho bé ăn ít thì không sao, điều này không sai vì với số lượng ít, các loại bánh ngọt không gây ảnh hưởng gì đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, tuy nhiên nó lại kéo theo mặt trái khác, đó là bé sẽ quen với mùi thơm của các loại bánh, từ đó chỉ thích ăn các món có mùi thơm tương tự.
Cách nấu súp ngon cho bé
Thực đơn cho trẻ bị táo bón
Làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng
Trẻ ăn gì cho thông minh
Tìm hiểu về phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em
Chế độ ăn siêu hạng dành cho trẻ
(st)