Thông tin về diễn viên Lý Liên Kiệt

seminoon seminoon @seminoon

Thông tin về diễn viên Lý Liên Kiệt

19/04/2015 01:39 AM
1,052


Lý Liên Kiệt (phồn thể: 李連杰; giản thể: 李连杰; bính âm: Lǐ Liánjié; Wade-Giles: Li Lien-chieh; Quảng Đông: Ley5 Lin4 Git6; tên tiếng Anh: Jet Li; sinh ngày 26 tháng 4 năm 1963 tại Bắc Kinh - Trung quốc) là một diễn viên điện ảnh võ thuật nổi tiếng.





TIỂU SỬ


Lý Liên Kiệt tập wushu từ 8 tuổi, cùng một sư phụ với Chân Tử Đan, anh đã sớm bộc lộ năng khiếu và tư chất để trở thành một cao thủ.

Thuở nhỏ, giống như đàn anh Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt không có một thể trạng tốt cho việc học võ. Anh yếu đuối, lại sống trong một gia đình có quá nhiều áp lực, nên nhiều lần đã định bỏ cuộc. Nhưng được sư phụ động viên, anh đã vượt qua được.

Năm 1974, Lý Liên Kiệt mới 11 tuổi, đã trở thành nhà vô địch giải Wushu trẻ toàn Trung quốc. Mọi người gọi anh là "thần đồng võ thuật". Lúc này Lý Liên Kiệt đã nhận được nhiều lời mời đóng phim và quảng cáo, nhưng nghĩ mình chưa đạt tới trình độ siêu đẳng, anh trở về với sư phụ Hồ Bình.

Tên tuổi của anh nhiều người trên thế giới biết đến sau khi biểu diễn cho Tổng thống Mỹ Nixon xem tại Nhà Trắng năm 1974.

Nhiều năm sau, Lý Liên Kiệt liên tục giật giải quán quân trong các kỳ thi võ thuật, với màn múa thương và kiếm rất đẹp mắt (1975, 1977, 1978). Đến năm 1979, anh đoạt giải thành tựu Vàng của Tổng hội võ thuật Trung Quốc khi mới 16 tuổi.

Ba năm sau, Lý Liên Kiệt tham gia bộ phim điện ảnh đầu tiên: Thiếu Lâm tự, bộ phim làm ngất ngây khán giả hâm mộ phim võ thuật, đưa tên tuổi của anh vào hàng siêu sao, bắt đầu có ảnh hưởng đến khán giả ở Đông Nam Á, Nhật Bản và Mỹ. Anh tiếp tục đóng các phim về Thiếu Lâm và gây được tiếng vang rất lớn.



SỰ NGHIỆP


Lý Liên Kiệt được yêu thích không phải nhờ khả năng diễn suất mà là các thế võ đẹp, lạ, mạnh mẽ đúng chất Thiếu Lâm của anh.

Năm 1991, với bộ phim Hoàng Phi Hồng kinh điển, Lý Liên Kiệt đã đưa tên tuổi của mình đến được Hollywood, khán giả Đông Nam Á thì đâu đâu cũng nhắc đến Hoàng Phi Hồng, Dì mười ba, Quỷ Cước Thất, là các nhân vật trong phim này. Phần thành công của phim cũng nhờ sự đạo diễn tài tình của Từ Khắc và Viên Hòa Bình.

Tiếp đến là hàng loạt các phim kinh điển: Phương Thế Ngọc 1 & 2, Hoàng Phi Hồng 2 & 3, ...đã đưa anh đến đỉnh cao vinh quang, trước hết là một hình tượng anh hùng trong lòng người châu Á, sau đó là thế giới. Nhưng Lý Liên Kiệt không ham danh vọng, anh đã dừng đóng phim một thời gian, có người thắc mắc thì anh nói: "Tôi từ nhỏ đã khổ cực, mục đích sống của tôi chỉ là thoát khỏi khổ cực, chứ danh tiếng thì không đem lại hương vị gì".

Lý Liên Kiệt sùng bá đạo Phật, đời sống của anh rất thanh tịnh, sau những lúc đóng phim mệt nhọc, anh thường đi dạo bộ hoặc ngồi thiền. Đã nhiều lần anh định đi tu, nhưng nghĩ đến cha mẹ, chuyện vợ con lại thôi. Sau này người ta thường nghe Lý nhắc lại ý định này. Anh đang tu tại gia, ăn chay niệm phật, anh đã là một thầy tu duy chỉ không xuất gia mà thôi.

Một thời gian sau người ta nghe Lý có chuyện cãi vã về vấn đề tiền bạc với một đạo diễn, và dính líu tới hội Tam Hoàng Thượng Hải. Hiểu rằng anh đang khó khăn, nhiều đạo diễn có ý mời, Lý Liên Kiệt đã chọn đạo diễn Vương Tinh.

Các phim anh đóng lúc này khá "khác" với hình tượng, những vai Xã hội đen rùng rợn và hài hước nhiều hơn, ít khi đánh đấm, lại đi bên cạnh là một mỹ nhân hết sức gợi cảm như kiểu Mỹ: Cận Vệ Trung Nam Hải với Chung Lệ Đề; Đảm thử Long uy với Khâu Thục Trinh...

Cho đến khi Viên Hòa Bình, nhà chỉ đạo võ thuật nổi tiếng nhất bấy giờ mời anh đóng bộ Tinh Võ anh hùng - một phim về Trần Chân, mà nhiều diễn viên võ thuật đã rất thành công (Như Lý Tiểu Long với Tinh Võ Môn, Chân Tử Đan với Tinh Võ Môn 1995). Và Lý Liên Kiệt đã làm dậy lại được hình tượng này - cũng như hình tượng anh hùng võ thuật cổ truyền của mình. Tên tuổi của anh lại được tung hô, Lý hoạt động rầm rộ hơn trước.

Anh hợp tác với nhiều diễn viên nổi tiếng, như Trương Học Hữu, Khâu Thục Trinh, Chu Tinh Trì, Trương Mạn Ngọc...Đến năm 2001, đạo diễn Trương Nghệ Mưu lần đầu tiên làm phim võ hiệp: Anh Hùng, Lý đóng vai chính. Đây là lần thứ hai Lý Liên Kiệt với lối võ đẹp mắt đối đầu với Chân Tử Đan - lối võ mạnh mẽ. Cả hai lại bất phân thắng bại: vai Vô Danh của Lý Liên Kiệt chiến thắng, nhưng sự thật là vai Trường Không của Chân Tử Đan giả thua. Người hâm mộ vẫn luôn chờ đợi lần hợp tác thứ 3 của 2 võ sư nổi danh này. Cuộc đối đầu của họ trong Hoàng Phi Hồng 2 và cuộc đối đầu trong tư tưởng, âm nhạc tại Ngự Viên - phim Anh Hùng đã đem lại sự mầu nhiệm, hai nhà đạo diễn tài ba Từ Khắc và Trương Nghệ Mưu không ngớt lời khen 2 pha võ này.

Trong phim Anh Hùng, bên cạnh Chân Tử Đan, còn có Lương Triều Vĩ, Trương Mạn Ngọc, Chương Tử Di, Trần Đạo Minh là những diễn viên "chuyên trị" diễn xuất nội tâm. Nên nhiều người đánh giá diễn xuất của Lý là lép vế, tuy nhiên thành công về nghệ thuật của phim là một điều không ai mơ hồ chối cãi được. Anh Hùng có thể là bộ phim đẹp nhất đời của Lý Liên Kiệt.

Anh đến Hollywood sau Lý Tiểu Long, Thành Long, cùng một lúc với Dương Tử Quỳnh, trước Chân Tử Đan, một điều không nhiều người mong muốn -là bị đồng hóa theo phim Mỹ - đã trở thành sự thật Người tiếp theo sẽ là ai ? người hâm hộ vẫn mong Chân Tử Đan đem chuông đi đánh xứ người một cách thận trọng, không đi theo vết xe của Thành Long và Lý Liên Kiệt.

Nhưng dù sao khi xem lại "Hoàng Phi Hồng 1, 2, 3", " Phương Thế Ngọc 1, 2", "Tiếu Ngạo Giang Hồ", "Tinh Võ anh hùng", người ta đã có thể quên đi "Cradle 2 The Grave", "The One", "Danny the dog"... mà không trách sự Tây hóa trong phim Lý Liên Kiệt.

Năm 2006, phim võ thuật Hoắc Nguyên Giáp được công chiếu trên toàn thế giới, được xem như bộ phim võ thuật cuối cùng của Lý Liên Kiệt. Trong Hoắc Nguyên Giáp, Lý Liên Kiệt thủ vai chính Hoắc Nguyên Giáp, một nhân vật có thật trong lịch sử đã lập ra Tinh Võ Môn, từng đánh bại những võ sĩ ngoại quốc và Nhật Bản trên võ đài, lấy lại uy danh cho người Trung Quốc trong một thời kì xã hội phong kiến đang lụi tàn dần. Trước kia, trong phim Tinh Võ Anh Hùng, Lý Liên Kiệt đã từng thủ vai Trần Chân - một trong những đệ tử nổi tiếng nhất của Hoắc Nguyên Giáp. Hoắc Nguyên Giáp được công chiếu vào 26/1/2006 tại Hồng Kông, tiếp theo đó vào 22/12/2006 tiến ra các rạp của Hoa Kỳ và ngay lập tức leo lên đứng vị trí số 2 top phim ăn khách nhất trong tuần công chiếu đầu tiên.

“I stepped into the martial arts movie market when I was only 16. I think I have proved my ability in this field and it won't make sense for me to continue for another five or 10 years. Huo Yuanjia is a conclusion to my life as a martial arts star.”

    Tạm dịch: Tôi bước vào cái chợ phim võ thuật này từ khi mới 16 tuổi. Cho tới giờ tôi nghĩ mình đã chứng tỏ đủ khả năng trên lĩnh vực này và chẳng còn chút gì hứng khởi cho tôi tiếp tục chặng đường này trong năm hay mười năm sắp tới nữa. Hoắc Nguyên Giáp là cái kết của cuộc đời tôi với tư cách là một ngôi sao võ thuật.

Bộ phim Hollywood năm 2007 của Lý Liên Kiệt, Cuộc chiến khốc liệt (War), được công chiếu vào tháng 8 năm đó chính là sự tái ngộ của anh với nam diễn viên Jason Statham, trước kia từng đóng cặp với anh trong The One. Đáng tiếc War chỉ thu được 23 triệu đô trên màn ảnh, trở thành một trong những phim có doanh thu thấp nhất của Lí tại thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên phim lại tạo ra một cú hit trong lĩnh vực video, thu được gần 52 triệu đô la tổng tiền thuê, tức là gấp đôi so với khi công chiếu trên màn ảnh. Ngoại trừ Romeo phải chết và Anh Hùng, những bộ phim của Lý Liên Kiệt thường chỉ đạt những thành công khiêm tốn tại Hoa Kỳ như Nụ hôn của rồng, The One, Unleashed, Cradle 2 the Grave, và cả phim Fearless.

Cuối năm 2007, Lý Liên Kiệt trở lại Trung Quốc tham gia một bộ phim chiến tranh do Hồng Kông - Trung Quốc hợp tác sản xuất Đầu danh Trạng cùng Lưu Đức Hoa và Kim Thành Vũ. Bộ phim đã thành công vang dội về mặt doanh thu và đưa anh lên nhận giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất của lễ trao giải phim Hồng Kông (Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông).
Lý Liên Kiệt và Thành Long tại Hong Kong, năm 2005

Lý Liên Kiệt và đàn anh của mình- diễn viên hài võ thuật Thành Long lần đầu cùng góp mặt trên màn ảnh qua bộ phim Vua Kung Fu; phim được khởi quay từ tháng 7 năm 2007 và lần đầu công chiếu vào 18/4/2008 đã gặt hái thành công lớn về doanh thu. Phim dựa trên truyền thuyết về Tề Thiên đại thánh Tôn Ngộ Không từ một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc - Tây du kí.

Ngoài ra Lý Liên Kiệt còn tham gia đóng vai phản diện Tần Thủy Hoàng trong bộ phim hành động giả tưởng Xác ướp 3: lăng mộ Tần vương cùng nam diễn viên Brendan Fraser và Dương Tử Quỳnh, cùng một vai nhỏ trong bộ phim Kiến quốc đại nghiệp (The Founding of a Republic). Năm 2010, lần đầu tiên Lý Liên Kiệt thử sức với thể loại tâm lý với bộ phim Hải dương thiên đường (Ocean Heaven). Bộ phim được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật, kể về một người đàn ông sắp chết (lý Liên Kiệt) đã kiên cường giúp cậu con trai mắc chứng tự kỷ chiến đấu chống lại bệnh tật. Đây là bộ phim đầu tiên không thuộc thể loại hành động trong suốt 25 năm sự nghiệp điện ảnh của anh, và Lý Liên Kiệt cho biết anh đã hoàn toàn bị kịch bản phim thu hút bởi tính nhân văn và những bài học sâu sắc mà bộ phim chuyển tải.

Bộ phim mới nhất của Lý Liên Kiệt là The Expendables (tạm dịch: Những con tốt thí), một bộ phim hành động quy tụ một dàn diễn viên nổi tiếng, gồm những siêu sao hành động như Sylvester Stallone, Jason Statham, Dolph Lundgren, Steve Austin, Terry Crews, Mickey Rourke... Ngôi sao của Die Hard - Bruce Willis và thống đốc bang California - "Kẻ hủy diệt" Arnold Schwarzenegger cũng góp một vai nhỏ trong phim. Trong phim, Lý Liên Kiệt vào vai Ying Yang, một cao thủ thuộc biệt đội đặc nhiệm mang tên Expendable, được thuê thâm nhập vào Nam Phi để giúp nước này lật đổ tên độc tài tàn nhẫn. Tuy nhiên, khi nhiệm vụ bắt đầu, cả nhóm mới nhận thấy sự việc không giống như những gì họ biết và chính bản thân cả đội bị vướng vào một mớ nguy hiểm của những dối trá và phản bội... Bộ phim được công chiếu tại Hoa Kỳ vào ngày 13/8/2010, và bắt đầu được công chiếu tại Việt Nam từ ngày 27/8/2010.

Dự án mới nhất của Lý là bộ phim sắp bấm máy Tân Long Môn khách sạn (New Dragon Gate Inn) do Từ Khắc làm đạo diễn, làm lại từ bộ phim cùng tên do chính ông đóng vai trò sản xuất năm 1992. Phim dự kiến bấm máy vào tháng 9/2010 và vai nữ chính nhiều khả năng được giao cho nữ diễn viên Châu Tấn





Lý Liên Kiệt hình chụp năm 2006


GIA ĐÌNH


Lý Liên Kiệt hiện đang theo đuổi tư tưởng Phật giáo Tây Tạng[1] của thiền sư Lho Kunsang[2] dòng Drikung Kagyu tại tu viện thuộc Ca-nhĩ-cư phái.[3]

Năm 1987, Lý Liên Kiệt lấy Hoàng Thu Yến (Huang Qiuyan-黄秋燕)[4], đồng diễn viên phim "Thiếu Lâm Tự 2: Thiếu Lâm tiểu tử", thành viên đội tuyển Wushu Bắc Kinh và có với cô hai con gái; họ chia tay năm 1990. Anh tái hôn với Lợi Trí (利智) năm 1999, một diễn viên Hồng Kông gốc Thượng Hải. Họ có với nhau hai con gái: Jane (sinh năm 2000) và Jada (sinh năm 2002).

Năm 2004, khi cơn sóng thần Á châu nổi lên càn quét thì Lý Liên Kiệt đang ở Maldives và chỉ bị thương nhẹ bởi một mảnh gỗ thuyền trong khi đang bảo vệ con gái 4 tuổi Jane, mặc dù có những lời đồn rằng anh đã bị thiệt mạng[5]. Khi đó, hai bố con đang bơi trong một bể bơi gần bờ biển thì cơn sóng ập tới.[6]

Năm 2009, Lý Liên Kiệt - lúc đó đã chính thức nhập quốc tịch Hoa Kỳ sau một thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy tại đây; quyết định nhập tịch Singapore.[7][8] Ngày 28 tháng 7 năm 2009, chủ tịch Quỹ tài trợ Hiệp hội Chữ thập đỏ Trung Quốc 壹基金 (một quỹ từ thiện của Lý) tuyên bố rằng Lý chính thức là công dân Singapore;[7] mục đích của Lý vì sự nghiệp giáo dục của hai cô con gái.[7] Lý là người gia nhập quốc tịch Singapore tiếp theo tấm gương của nữ minh tinh Hoa ngữ Củng Lợi.


Các phim nổi tiếng

1982: Thiếu Lâm Tự (Shaolin Temple)
1983: Thiếu Lâm Tự 2: Thiếu Lâm tiểu tử (Shaolin Temple 2: Kids from Shaolin)
1986:
Sinh ra để tự vệ (Born to defense)
Thiếu Lâm Tự 3: Võ thuật Thiếu Lâm (Shaolin Temple 3: Martial Arts of Shaolin)
1988: Long tại thiên nhai (Dragon Fight, 龍在天涯), đóng cặp với Châu Tinh Trì
1989: Long hành thiên hạ (The master)
1990: Hoàng Phi Hồng (Once Upon a Time in China)
1991: Hoàng Phi Hồng 2: Nam nhi đương tự cường (Once Upon a Time in China 2)
Tiếu ngạo giang hồ: Đông Phương Bất Bại (Swordsman II, 笑傲江湖之東方不敗) vai Lệnh Hồ Xung
1993: Hoàng Phi Hồng 3: Sư vương tranh bá (Once Upon a Time in China 3)
1993: Phương Thế Ngọc (phim) (The Legend of Fong Sai-Yuk)
1993: Phương Thế Ngọc 2 (The Legend of Fong Sai-Yuk II)
1994: Thái Cực Trương Tam Phong (The Tai Chi Master)
1994:
Hồng Hy Quan (The new legend of Shaolin / Legend of the Red Dragon)
Cận vệ Trung Nam Hải (The Bodyguard from Beijing)
Võ thuật quyền sư / Tinh Võ anh hùng (Fist of Legend)
1998: Thiên thần giết chóc / Sát thủ bá vương (The Contract Killer)
2000: Romeo phải chết (Romeo must die)
2001: Nụ hôn của rồng (Kiss of the Dragon)
2001: Kẻ độc tôn (The One)
2001–2002: Anh hùng (Hero)
2002: Đấu đến chết 2 (Cradle 2 the Grave)
2005: Danny The Dog
2006: Hoắc Nguyên Giáp (Huo Yuan Jia)
2007: Chiến tranh / Cuộc chiến khốc liệt (Rogue / War)
2007: Vua Kung Fu (The Forbidden Kingdom)
2008: Xác ướp 3: Lăng mộ Tần vương (The Mummy 3)
2009: Đại nghiệp kiến quốc, Trần Thiệu Khoan, tư lệnh hải quân Quốc dân đảng
2010: Biệt đội đánh thuê (phim 2010) (The Expendables), một phim tập hợp các ngôi sao phim hành động Đông-Tây của Sylvester Stallone: Jason Statham, Bruce Willis, Dolph Lundgren, Randy Couture, Terry Crews, Eric Roberts, Steve Austin, Mickey Rourke, Arnold Schwarzenegger
Thiên đường hải dương (Ocean Heaven), phim không đấm đá của Jet Li.
2011: Long môn phi giáp (The Flying Swords of Dragon Gate): bộ phim kiếm hiệp 3D đầu tiên, khởi quay 10/10/2010[9], dự định ra mắt tháng 12/2011[10]
2011: Truyền thuyết Bạch Xà vai Pháp Hải (đại sư trụ trì chùa Kim Sơn)

Năm 1974, Lý Liên Kiệt mới 11 tuổi, đã trở thành nhà vô địch giải Wushu trẻ toàn Trung quốc. Mọi người gọi anh là "thần đồng võ thuật". Lúc này Lý Liên Kiệt đã nhận được nhiều lời mời đóng phim và quảng cáo, nhưng nghĩ mình chưa đạt tới trình độ siêu đẳng, anh trở về với sư phụ Hồ Bình.

Tên tuổi của anh nhiều người trên thế giới biết đến sau khi biểu diễn cho Tổng thống Mỹ Nixon xem tại Nhà Trắng năm 1974.

Nhiều năm sau, Lý Liên Kiệt liên tục giật giải quán quân trong các kỳ thi võ thuật, với màn múa thương và kiếm rất đẹp mắt (1975, 1977, 1978). Đến năm 1979, anh đoạt giải thành tựu Vàng của Tổng hội võ thuật Trung Quốc khi mới 16 tuổi.

Ba năm sau, Lý Liên Kiệt tham gia bộ phim điện ảnh đầu tiên: Thiếu Lâm tự, bộ phim làm ngất ngây khán giả hâm mộ phim võ thuật, đưa tên tuổi của anh vào hàng siêu sao, bắt đầu có ảnh hưởng đến khán giả ở Đông Nam Á, Nhật Bản và Mỹ. Anh tiếp tục đóng các phim về Thiếu Lâm và gây được tiếng vang rất lớn.


CUỘC ĐỜI LẠ LÙNG CỦA LÝ LIÊN KIỆT

Anh là một trong hai ngôi sao võ thuật chói sáng nhất, sau thời đại của Lý Tiểu Long (người thứ 2 là Thành Long). Dù chưa già, nhưng tên tuổi của anh đã kịp trở thành niềm say mê của vài thế hệ công chúng yêu điện ảnh và võ thuật. Nhưng ít ai biết con đường đi tới vinh quang của Lý Liên Kiệt, có quá nhiều chuyện lạ lùng.

Lý Liên Kiệt sinh ra tại Bắc Kinh ngày 26/4/1963. Cha mất từ khi cậu mới được hai tuổi nên gia đình cậu dựa chủ yếu vào sự tảo tần của người mẹ.

Cậu còn có hai chị gái và hai anh trai. Vì là con út và cũng gầy còm, ẻo lả nhất nên mẹ cậu không bao giờ cho phép con đi bơi hay đi xe đạp. Bất cứ hoạt động nào nặng nhọc, thậm chí là tập thể dục đều bị bà ngăn cản.
"Gia đình tôi rất nghèo. Khi tôi vừa 2 tuổi, cha tôi đã qua đời. Ông chết vì lao động nặng nhọc. Chính phủ trợ cấp cho gia đình tôi 10 tệ 1 tháng/ mỗi đứa con. Và mẹ đã nuôi anh chị em tôi khôn lớn, cho nên, từ bé tôi đã biết phải lao động thế nào, kiếm tiền ra sao vì tôi rất muốn giúp mẹ”, Lý Liên Kiệt nhớ lại.
Do vậy, trong khi trẻ con ở tuổi của anh được tung tăng chơi đùa trên hè phố thì cậu bé nhút nhát này vẫn ru rú trong xó nhà.
Ngay cả sau khi đi học, cậu vẫn không biết lái xe đạp. Khi bọn trẻ phóng xe bạt mạng khắp hè phố thì cậu chỉ biết đứng nhìn cho đến lúc 15 tuổi.

Bơi lội, trượt băng… đó là những trò mà trẻ con chơi rất thạo nhưng với Lý Liên Kiệt thì không. Mẹ cậu không cho phép và cậu thường không bao giờ lén lút làm những điều đó sau lưng mẹ.

Bị bắt học wushu để tránh... lêu lổng

Lý Liên Kiệt bắt đầu học wushu vào mùa hè năm 1971. Trong một tháng nghỉ hè, nhà trường cậu đang theo học, vì không muốn học sinh của mình lêu lổng nên đã quyết định gửi tất cả học sinh vào Trường Thể dục thể thao Bắc Kinh.
Các học sinh mỗi khối lớp được chỉ định phải học các môn như bóng đá, bơi lội. Khối lớp 1 của Lý Liên Kiệt phải học môn thể dục dụng cụ mặc dù chẳng ai biết nó là cái gì. Nhưng thầy giáo lại bắt học cậu học wushu nên cậu buộc phải chấp hành.

Khi năm học mới bắt đầu vào mùa thu, hầu hết 1.000 học sinh học wushu đều bị loại và về trường cũ học văn hóa như bình thường. Chỉ có 20 học sinh, trong đó có Lý được mời đến luyện võ hàng chiều sau giờ đi học. Điều đáng tự hào hơn là chỉ có duy nhất Lý Liên Kiệt đang học lớp 1.

Sau những giây phút tự hào, cậu nhận thấy rằng tất cả các bạn học của mình đều được về nhà và chơi đùa sau khi tan học còn mình thì phải vội vàng đến một ngôi trường khác để khổ luyện trong vòng 2 giờ. Đã có lúc, cậu bắt đầu cảm thấy nản chí về con đường mà mình đã lựa chọn.

9 tuổi giành quán quân võ thuật Trung Quốc
Việc luyện võ ngày một khắc nghiệt hơn. Khi mùa đông đến, các học viên buộc phải luyện tập ngoài trời trong cái rét cắt da cắt thịt của Bắc Kinh vì họ không có nhà tập.
Bàn tay của cậu thường xuyên bị cóng. Nhưng nếu đấm không đủ mạnh để phát ra tiếng vút vút, cậu sẽ bị mắng té tát. Nếu phát được ra tiếng động thì cả cơ thể đau đớn đến tột cùng.

Xét về mặt kĩ thuật, vì không có trao giải chính thức nên đó chỉ là một cuộc trình diễn. Chỉ có duy nhất một giải được trao dành cho vận động viên xuất sắc nhất.
Mặc dù giải thưởng khan hiếm như vậy nhưng các cao thủ võ lâm xuất sắc nhất cả nước đều tụ hội đông đủ.
Cuộc thi được diễn ra ở tỉnh Sơn Đông. Đây là lần đầu tiên Lý đi xa khỏi Bắc Kinh nên mẹ cậu lo đến độ đau tim dù cậu bé vô cùng phấn khích được lần đầu đi tàu hỏa.
Buổi sáng cậu đi, mẹ cậu khóc như mưa khiến con trai nản lòng và định không đi nữa. Nhưng điều đó không được phép và cậu lần đầu xa nhà. Cậu đã giành được giải thưởng duy nhất của cuộc thi một cách xứng đáng.
Sau cuộc thi này, rất nhiều điều lạ lùng khác đã "hiển hiện" trong cuộc sống của ngôi sao võ thuật nhí.

Sau giải thưởng đầu đời năm 9 tuổi, Lý Liên Kiệt được phép thôi học văn hóa tại trường “bình thường”. Những người có trách nhiệm đã đưa cậu vào trường thể thao nội trú. Từ đây, cậu học tập và luyện võ 5 ngày một tuần và chỉ được về nhà ngày thứ 7 và Chủ nhật. Những ngày tập luyện khắc nghiệt chẳng khác gì bị “tra tấn” thực sự bắt đầu.

Những ngày cay đắng
Từ duy nhất mà Lý có thể diễn tả việc tập luyện của anh là “cay đắng”. Đó gần như là những điều quá sức chịu đựng của con người.

13 học sinh được dìu dắt bởi một HLV. 6 giờ hàng sáng, họ bị đánh thức dậy bởi một tiếng chuông to đến điếc tai. Công việc luyện tập của họ kéo dài suốt 8 tiếng và rất khắc nghiệt.

Ngay cả khi gặp một tai nạn thì cũng không được phép nghỉ tập. Đừng dại dột mà than phiền về chấn thương của mình. Bởi vì kêu ca về chấn thương thường dẫn đến việc HLV sẽ bắt người đó phải tập một khối lượng bài tập mới khắc nghiệt hơn để anh ta không bao giờ dám mở mồm nữa.

Chẳng hạn, có học sinh bảo với thầy giáo rằng cậu ta bị đau tay. Thầy giáo liền đáp: “Hừm, cậu được đấy. Cậu không nên tập tay quá sức. Thế thì sao lại không tập chân nhỉ?”.

Thế là ngay lập tức học sinh này phải thi triển 2.000 cú đá hoặc 5.000 thế tấn.

Gãy chân vẫn phải “cắn răng” tập
Dù là lí do gì đi nữa thì HLV cũng có đến cả chục phương án dự phòng để trừng phạt. Cho nên, kêu ca thì chỉ làm cho tình hình xấu đi. Các học sinh vì thế thường phải bấm bụng chịu đựng, không dám hé răng một lời nào.
Một hôm, sau khi về thăm nhà, Lý trở lại trường với đôi chân tập tễnh. Nhìn thấy tình trạng đôi chân của cậu, HLV bắt cậu tập bài tập ở phần cơ thể phía trên. Cậu đứng ở đó, nhìn vào gương và liên tục tung ra những cú thôi sơn.

Bỗng có một giáo viên khác đến thăm lớp. Ông nhìn thấy cậu đang tập ở một góc riêng và hỏi cậu vì sao không tập với mọi người. Khi Lý cho ông ta xem vết thương đang tấy bầm ở chân, ông ta kéo HLV của cậu ra và bảo: “Có lẽ anh nên đứa cậu bé này vào bệnh viện. Có vẻ là chấn thương nghiêm trọng đấy”.

Kết quả chụp X quang cho thấy cậu đã bị gãy xương. Thế mà cậu đã phải tập luyện với chiếc chân gãy hai ngày trời vì cậu quá sợ hãi không dám nói chuyện với ai. Đó là chấn thương nghiêm trọng đầu tiên của cậu.
Đổ máu trên sân khấu biểu diễn
Năm 1975, một giải trình diễn wushu quan trọng được tổ chức tại Côn Minh (Vân Nam) với sự tham gia của 8 thành phố lớn nhất Trung Quốc. Lý Liên Kiệt khi đó mới 12 tuổi, trong khi các đối thủ của anh thường đều ở tuổi 20 hoặc 30, to cao hơn anh một cái đầu.
Khi anh bước lên thảm thi đấu vòng loại nội dung kiếm thuật, ngay từ những bước đầu tiên, anh đã bị một tai nạn. Anh vô tình để lưỡi kiếm vập một đường khá sâu vào mé đầu.

Đầu anh nóng dần lên và ướt sũng, anh bắt đầu cảm thấy các bước di chuyển nặng nề hơn. Anh càng đá và nhảy thì “mồ hôi” dường như lại túa ra nhiều hơn. Những giọt máu cứ thế tuôn chảy vào mắt anh, rồi bắn tung tóe khắp nơi. “Lạ thật”, khi đó anh nghĩ vậy.

Ngay từ lúc còn khá nhỏ, anh đã được tôi rèn không thể để sự đau đớn thể chất làm ảnh hưởng đến bài biểu diễn. Kể cả có gãy xương thì vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cho nên, có chút máu chảy như vậy cũng chẳng nhằm nhò gì. Anh vẫn điềm nhiên biểu diễn bài võ của mình.
Khi anh hoàn thành bài biểu diễn, chào khán giả và chạy ra khu vực kĩ thuật, anh thấy khoảng 3 hay 4 đồng đội nữ của anh đứng đó đang khóc nức nở.
Ai đó vội chùm chiếc khăn tắm lên đầu anh. Khi nhìn xuống, anh thấy một nửa bộ võ phục của mình thấm đẫm máu. Đến lúc cởi áo ra, từ vai đến tận gót chân anh đều đỏ nhòe nhoẹt.

Nhìn thấy máu me như vậy, anh mới kêu lên đầy ngạc nhiên rồi gần như ngất lịm. Họ phải đưa anh ngay vào bệnh viện để khâu vết thương lại.
HLV nói với anh rằng vòng chung kết sẽ diễn ra trong 3 ngày nữa nhưng bác sĩ bảo vết khâu không được phép tháo chỉ trong vòng một tuần bất luận thế nào.
Nhưng, bất chấp kết luận của bác sĩ, Lý Liên Kiệt vẫn bước lên sàn đấu trong trận chung kết.

Dù chỉ là một cậu bé con, nhưng ngay lần đầu tiên sang Mỹ, Lý Liên Kiệt đã làm Tổng thống Nixon và nhiều quan chức cấp cao lặng người đi sau một câu nói.

Tháo băng để thi chung kết

Dù đã bị ngất vì vết thương khá nặng trên đầu; dù bác sĩ đã kết luận không được thi đấu…, nhưng Lý Liên Kiệt vẫn bước lên võ đài trong trận chung kết wushu. Tại nhà thi đấu, mọi con mắt đều đổ dồn về phía cậu. Lúc này, những bài học trong lần bị gãy chân khi trước đã giúp cậu thêm tự tin.

Lý bước ra thảm đấu và cởi băng. Vết chém vẫn chưa lành và mồ hôi sẽ túa xuống dễ làm nhiễm trùng. Một y tá đứng trực sẵn ở đó với thuốc tẩy và bơm tiêm bảo với cậu: “Ngay khi thi xong thì lại đây ngay để tôi rửa vết thương và băng lại luôn nhé”.
Bài biểu diễn thành công. Lý chạy ùa vào khu vực kĩ thuật để băng bó lại. Cuối cùng, cậu cũng đã giành được ngôi vị quán quân ở tuổi 12. Trên vị trí nhận huy chương, mặc dù đứng ở bục cao nhất, anh vẫn còn thấp hơn cả người thứ hai và thứ ba.


Bé: khù khờ; lớn: ranh mãnh
Trở lại năm 1974, Jet Li (Lý Liên Kiệt) được chọn di tham gia một khóa tập luyện đặc biệt khác. Bản thân anh cũng không biết rằng chính khóa học này đã làm thay đổi cả cách nhìn của anh về thế giới.
Khi đó, chính phủ Trung Quốc tiến hành một chương trình thể thao nhằm tìm kiếm các vận động viên wushu trẻ triển vọng nhất. Quá trình tuyển chọn kéo dài mấy tháng. Một nhóm sinh viên thường cùng nhau tập luyện trước sự chứng kiến của hàng loạt võ sư. 13 học viên được vào vòng chung kết, trong đó có Lý Liên Kiệt.
Lúc này, Lý Liên Kiệt đã lớn hơn và anh trở nên ranh mãnh hơn. Rất nhiều đứa trẻ khác thường rất ngỗ ngược trước khi vào trường wushu nhưng dần dần kỉ luật thép khiến chúng trở nên hiền lành.

Jet Li thì ngược lại. Vốn dĩ là một cậu bé lành như cục đất nhưng khi lớn lên anh ngày một hoạt bát và láu cá.
Một bất ngờ đến với các võ sĩ Trung Quốc. Đoàn wushu nước này được mời đến Mĩ để biểu diễn võ thuật cổ truyền. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho chuyến Tây du này, cả đoàn phải mất nửa năm để học tập các nghi thức xã hội phương Tây.

“Nhà ngoại giao” lão luyện
Vào cuối chuyến lưu diễn, một số học sinh xuất sắc được mời đến Nhà Trắng để phô tài. Sau khi trình diễn xong, họ được chụp ảnh cùng các quan chức cấp cao của Mĩ.

Khi đó, Tổng thống Nixon bảo với anh: “Này chàng trai, món võ kung-fu của cậu thật ấn tượng. Khi nào lớn lên, cậu làm bảo vệ cho tôi nhé”. Jet lập tức đáp: “Không. Tôi không muốn bảo vệ bất kì một cá nhân nào. Tôi muốn bảo vệ 1 tỉ người Trung Hoa”.
Mọi người ai nấy đều khựng lại. Một giây phút im lặng khó nuốt trôi. Không một ai tưởng tượng nổi chàng trai trẻ này lại trả lời “cứng” đến vậy.

Kissinger là người phá thế im lặng bằng câu “chữa cháy”: “Trời đất, cậu còn trẻ thế này mà nói hệt như một nhà ngoại giao vậy”.
Tất nhiên, người Trung Quốc rất khen ngợi khẩu khí của Jet và anh một lần nữa lại “ghi điểm”.

10 bộ phim đáng nhớ của Lý Liên Kiệt


Trong số những bộ phim làm nên tên tuổi của ngôi sao võ thuật nổi tiếng này, không thể không nhắc tới "Hoàng Phi Hồng". Cùng điểm lại những bộ phim đáng nhớ của anh.




Series phim Thiếu Lâm Tự: Thiếu Lâm Tự ra mắt năm 1982 chính là bộ phim đánh dấu sự lấn sân và chuyển mình thành ngôi sao võ thuật điện ảnh của nhà vô địch wushu Lý Liên Kiệt. Ngay khi ra mắt, Thiếu Lâm Tự đã ngay lập tức tạo nên cơn sốt ở Trung Quốc. Đây cũng là bộ phim Hong Kong đầu tiên được quay ở đại lục. Dù được thực hiện vào thời kỳ điện ảnh còn thô sơ nhưng cho đến tận thời điểm này, ít bộ phim nào về Thiếu Lâm vượt qua được bộ phim của Lý Liên Kiệt. Sau Thiếu Lâm Tự, Lý Liên Kiệt còn có Những đứa trẻ Thiếu Lâm, Nam Bắc Thiếu Lâm.
Series phim Hoàng Phi Hồng (Once upon a time in China): Được thực hiện dưới bàn tay của đạo diễn Từ Khắc, phim là câu chuyện về cuộc đời của người anh hùng dân gian Trung Quốc Hoàng Phi Hồng. Lý Liên Kiệt đảm nhiệm vai diễn chính trong 3 phần Hoàng Phi Hồng, còn sau đó, phần 4 và phần 5, vai diễn này được giao cho Triệu Văn Trác. 2 phần đầu tiên của Hoàng Phi Hồng là một trong những bộ phim được yêu thích nhất trong thời hoàng kim của điện ảnh Hong Kong (1986 - 1993). Đây cũng là series phim gắn liền với tên tuổi của Lý Liên Kiệt cho đến tận bây giờ.

Phương Thế Ngọc (Fong Sai Yuk): Ra mắt năm 1993, Phương Thế Ngọc là bộ phim võ thuật - hài được đạo diễn Nguyên Khuê thực hiện. Cũng như Hoàng Phi Hồng, Phương Thế Ngọc là anh hùng dân gian của Trung Quốc. Bộ phim đã giành cả 2 giải thưởng quan trọng của điện ảnh Hoa ngữ là Kim Mã và Kim Tượng ở hạng mục Chỉ đạo võ thuật xuất sắc nhất.

Romeo must die (2000): Lethal weapon (1998) là bộ phim Hollywood đầu tiên của Lý Liên Kiệt, nhưng Romeo must die (2000) mới là tác phẩm đầu tiên nam diễn viên đảm vai chính. Đây cũng là phim đưa tên tuổi nam diễn viên Trung Quốc lên hàng sao thế giới.

Kiss of the dragon (2001): Bộ phim được làm dựa trên yêu cầu của người hâm mộ là muốn được xem nhiều pha chiến đấu thật hơn của Lý Liên Kiệt. Kiss of the dragon được coi là một bộ phim hành động điển hình không sử dụng đến kỹ xảo máy tính hay dây cáp. Trong phim chỉ có 2 cảnh duy nhất phải nhờ đến công nghệ và một cảnh dùng dây cáp. Thậm chí, trong cảnh quay cuối cùng, cả Lý Liên Kiệt và bạn diễn đều được yêu cầu đánh chậm lại vì máy quay không ghi rõ được hình ảnh nếu 2 diễn viên ra đòn với tốc độ như bình thường.

Anh hùng (Hero - 2002): Đây là một bộ phim quy tụ toàn sao của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Ngoài Lý Liên Kiệt, phim còn có sự tham gia của Trương Mạn Ngọc, Lương Triều Vỹ, Chương Tử Di, Chung Tử Đơn, Trần Đạo Minh. Vào thời điểm đó, với số tiền đầu tư lên tới 30 triệu USD, Anh hùng là phim có kinh phí đắt nhất của Trung Quốc và từng giữ vị trí số 1 về doanh thu trong suốt nhiều năm liền.

Hoắc Nguyên Giáp (Fearless - 2006): Đây là bộ phim võ thuật wushu cuối cùng của Lý Liên Kiệt. Trong phim, anh vào vai Hoắc Nguyên Giáp - người sáng lập nên Tinh võ thể dục hội với mục đích phổ cập võ thuật để phát triển thể lực, nâng cao tinh thần chống ngoại xâm của thanh niên Trung Quốc và là người đánh bại rất nhiều tay đấm người nước ngoài.

"Tôi đã bước vào làng phim võ thuật từ năm 16 tuổi và chứng tỏ được năng lực ở thể loại này. Tôi cho rằng sẽ không khôn ngoan nếu mình còn tiếp tục làm thế trong 5 hay 10 năm tới. Hoắc Nguyên Giáp là dấu chấm cho sự nghiệp là một ngôi sao võ thuật của tôi" - Lý Liên Kiệt phát biểu khi ra mắt phim.

The forbidden kingdom (2008): Đây là bộ phim đầu tiên có sự tham gia của 2 ngôi sao võ thuật nổi tiếng nhất châu Á là Lý Liên Kiệt và Thành Long. Phim được xây dựng dựa trên nhân vật Tôn Ngộ Không và cuốn tiểu thuyết Tây Du Ký.

The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor (2008): Trong phim, Lý Liên Kiệt vào vai phản diện bên cạnh những ngôi sao Hollywood như Brendan Fraser, Isabella Leong, Dương Tử Quỳnh.

Biệt đội đánh thuê (The Expendables - 2010): Đây là một trong những bộ phim được người hâm mộ chờ đợi nhất trong năm 2010 bởi lẽ phim quy tụ những ngôi sao hành động hàng đầu Hollywood từ trước tới nay - Sylvester Stallone, Jason Statham, Mickey Rourke, Bruce Willis và Lý Liên Kiệt. Trong tập này, Lý Liên Kiệt có nhiều đất diễn hơn và xuất hiện từ đầu tới cuối phim chứ không phải chỉ "ló dạng" một chút như trong phần 2 vừa ra mắt hè năm nay.




Cuộc đời của Châu Tinh Trì -
Những cuộc tình của Triệu Vy
Trương Bá Chi scandal ảnh sex với Trần Quán Hy
Thông tin về ca sĩ Ngô Kiến Huy
Tạ Đình Phong Trương Bá Chi và Profile toàn tập
Tiểu sử diễn viên Võ Sông Hương



(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý