Một bác sĩ nước ngoài đã nói: nếu so sánh giữa đi bộ và chạy bộ đương nhiên nên chọn cách đi bộ mỗi tuần từ 4 – 5 lần vẫn hơn. Ông trích dẫn câu nói của một bác sĩ nội tiết: “Đi bộ là sống, chạy bộ là chết”. Câu nói này có ý nghĩa gì? Ông bác sĩ này muốn cảnh báo người chạy bộ: “Phương pháp chạy của đa số người là không đúng. Họ cho rằng chạy rất đơn giản, dễ dàng nhưng thực ra đó là môn vận động đòi hỏi nhiều sức mạnh”. Ông nói: “Nếu bạn không quen, không hiểu cách chạy như thế nào cho đúng sẽ rất có hại cho các khớp. Khi gót chân tiếp xúc với mặt đất thì đầu gối phải chịu lực nhiều nhất và mỗi lần tiếp xúc mặt đất như vậy đều sẽ gây nên những rạn nứt nhỏ sụn đệm cột sống, dầu và lâu ngày sụn đệm sẽ lồi lên”. Nói như vậy không có nghĩa là không được tập chạy nhưng “để đảm bảo có sự hoãn xung thỏa đáng, phải biết làm thế nào để lưng thật thẳng để giảm bớt áp lực cơ bắp của hai chân”. Leo núi cũng không phải là tốt với các khớp. Vị bác sĩ này nói: “Khi leo nói, cơ bắp dồn sức mạnh vào khớp, khi xuống núi, bánh chè khống chế xương đùi dễ nảy sinh ma sát quá mức”. Vậy phải bảo vệ như thế nào? Không nên chạm đất bằng ngón chân, mà phải chạm đất bằng gót chân.
Vậy giữa đi bộ và chạy bộ chọn phương pháp nào tốt hơn? Nhằm mục đích nhanh, mạnh, các vận động viên và bộ đội thường chọn phương pháp chạy nhanh. Người béo thì lại “đốt hết” chất béo thừa trong người nên chọn cách chạy chậm. Có người lại nói: “Người béo không nên chạy”, như vậy là không đúng. Để giảm bớt gánh nặng cho xương bánh chè và gót chân, tránh cho chúng khỏi bị thương tổn khi vận động, khi chạy cần nắm vững yếu lĩnh động tác, lưng phải ở tư thế thẳng, cố gắng giảm nhẹ áp lực của hai chân.