Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa có một phong tục cưới hỏi riêng, mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Hãy cùng Cẩm nang cưới hỏi tìm hiểu những nét độc đáo trong đám cưới truyền thống của người Hàn Quốc.
Đám cưới truyền thống của người dân Hàn Quốc được gọi là Taerye. Lễ cưới được tổ chức linh đình mà trang trọng, với nhiều thủ tục, nghi lễ kéo dài và cầu kỳ.
Lễ cưới truyền thống của Hàn Quốc bao gồm các bước sau:
+ Nhà trai sắm sửa và mang lễ vật để đặt vấn đề hôn nhân với nhà gái
+ Chọn ngày lành tháng tốt hai bên gia đình gặp nhau bàn chuyện hôn nhân
+ Nhà trai thông qua bà mối hỏi nhà gái ấn định ngày cử hành hôn lễ
+ Nhà trai mang sính lễ tới nhà gái
+ Chú rể tới nhà gái đón cô dâu về
Đám cưới truyền thống Hàn Quốc (Ảnh. thvl.com)
Trước lễ cưới ít ngày, gia đình nhà trai thường gửi một cái hộp (ham) đựng quà tặng hay còn gọi là yemul cho cô dâu. Những quà tặng này thông thường là những thước vải đỏ và xanh để may y phục truyền thống cùng đồ trang sức. Trước đây, chiếc hộp này thường do một người hầu cầm đến, nhưng ngày nay người đảm nhận công việc đó thường là bạn bè của cô dâu chú rể.
Chiếc hộp này được giao cho cô dâu vào ban đêm và khi đến gần nhà cô dâu thì người mang quà, với bộ mặt vui vẻ cười nói, có thể kêu to “Mua hộp đi! Hộp để bán đây!”. Chiếc hộp đó sẽ chỉ đưa cho bố mẹ cô dâu khi nào người mang hộp được tặng đồ ăn, rượu và nhận được một khoản tiền. Khi nhận tiền, người đó sẽ đưa chiếc hộp cho mẹ cô dâu. Để trả công, người mang hộp được mời ăn một bữa thịnh soạn, trong lúc đó thì mẹ cô dâu mở hộp ra và kiểm tra những thứ bên trong.
(Ảnh. Homeviet)
Lễ cưới truyền thống Hàn Quốc thường được tổ chức ở nhà cô dâu, ở phòng ngoài hoặc ở trong sân. Buổi lễ bắt đầu bằng việc cô dâu và chú rể cúi chào nhau và làm lễ giao bôi. Họ đứng đối diện nhau trước bàn cưới. Trong suốt lễ giao bôi, cô dâu thường được một người hầu gái lớn tuổi hoặc một hay hai người phụ nữ thông thạo về thủ tục cưới xin giúp đỡ.
(Ảnh. Tin247 )
Lễ cưới diễn ra với nhiều nghi thức, phong tục theo truyền thống từ cung cách cúi chào cho đến cách đi đứng cũng đều rất lễ nghi. Sau khi chú rể đến nhà cô dâu, đại lễ chưa được tiến hành và chú rể cũng chưa được vào nhà cô dâu ngay. Trước tiên, chú rể phải nghỉ tạm tại một ngôi nhà hàng xóm ở gần nhà cô dâu. Chờ khi giờ tốt đến, chú rể phải chỉnh tề trang phục: đầu đội khăn sa, mình mặc lễ phục, lưng buộc dải đai bước vào sân nhà cô dâu. Trong sân, nhà gái đã trải sẵn một chiếc chiếu trên đó có đặt bàn thờ. Một đôi gà sống, hai đài nến, hai vò rượu cùng xôi, bánh trứng, táo là những lễ vật để thờ cúng đã được bày biện tươm tất. Chú rể mang theo một con chim nhạn có màu sắc sặc sỡ tiến lên trước bàn thờ và đặt con nhạn lên đó, sau đó quỳ vái. Nghi lễ này ý chỉ chúc phúc cho chú rể và cô dâu cùng yêu thương kính trọng nhau và không bao giờ chia lìa giống như những con chim nhạn. Sau đó, cô dâu chú rể vái nhau, uống rượu trao chén và nghi thức vào tiệc mừng.
Cô dâu chú rể trước bàn thờ cưới (Ảnh. bbc)
Cô dâu chú rể làm lễ (Ảnh. Ngoisao.net )
Đám cưới còn là dịp để dân làng vui chơi, biểu diễn các trò chơi dân gian đặc sắc như: đu dây, bập bênh, nhào lộn, múa hát…
Các trò chơi dân gian trong đám cưới
Sau lễ cưới chú rể sẽ phải đến nhà cô dâu và ở lại đó ba ngày trước khi đón cô dâu về nhà mình.
Mặc dù, người Hàn Quốc luôn có ý thức giữ gìn phong tục cưới xin truyền thống của mình nhưng hầu hết các đám cưới ngày nay đều bị ảnh hưởng của phương Tây.
Chú rể trong trang phục comlê phương Tây bước vào phòng cưới đã có sẵn khách mời trong tiếng nhạc piano và đứng trước chủ hôn. Sau đó, cô dâu trong trang phục váy cưới phương Tây được cha dắt tay đưa vào phòng cưới, và ở đó chú rể sẽ sánh đôi cùng cô dâu. Đứng đối diện với nhau trước chủ hôn, cô dâu và chú rể sẽ nói lời thề nguyền và tặng quà cho nhau. Người chủ hôn thường có một bài thuyết giảng dài về tình yêu, hôn nhân và những trách nhiệm xã hội mới liên quan đến đời sống hôn nhân. Cô dâu và chú rể sau đó cúi chào khách mời; ngoài tiệc cưới thịnh soạn, sau buổi lễ thường là chụp ảnh kỷ niệm.
Đám cưới Hàn Quốc ngày nay (Ảnh. Tin 247)
Mặc dù lễ cưới ở Hàn Quốc đã thay đổi đi nhiều, tính lễ nghi đã mất đi phần nào và những thủ tục bị cho là rườm rà cũng bị cắt bỏ nhưng những tập tục truyền thống cơ bản làm nên nét đẹp trong văn hóa cưới xin của người Hàn Quốc vẫn được gìn giữ và phát huy.
Tục cưới xin Hàn Quốc
Cũng giống như lễ hwangap, lễ kỷ niệm 60 năm ngày cưới không chỉ đánh dấu việc người ta đã sống qua một đoạn đời dài và hữu ích mà còn kỷ niệm thành tựu đó một cách trọng thể vì đây là tuổi thọ của cả hai người.
Ai đó có lẽ sẽ băn khoăn tại sao một cặp vợ chồng có thể sống để chứng kiến lễ kỷ niệm 60 năm ngày cưới của mình, nhưng trước đây, mọi người thường kết hôn sớm. Trong suốt giai đoạn Choson, kết hôn ở tuổi 12 là chuyện bình thường; tuy nhiên, phụ nữ nhìn chung lập gia đình ở độ tuổi 16. Người vợ có xu hướng nhiều hơn người chồng của mình một hai tuổi, đặc biệt là ở những gia đình thuộc giới thượng lưu. Vì lý do tài chính mà nam giới ở tầng lớp thấp hơn có xu hướng lấy vợ ở độ tuổi muộn hơn. Tuy nhiên, người ta thường lập gia đình trước tuổi 20.
Theo truyền thống, nam và nữ từ tuổi lên 7 đã không được phép ngồi chung bàn. Điều này khiến cho tình yêu đôi lứa có rất ít cơ hội phát triển và nếu có loé lên một tình cảm lãng mạn nào đó thì tình cảm này cũng không được phép thể hiện ra. Trong một xã hội Nho giáo, khả năng kiềm chế cảm xúc được coi là một biểu hiện của việc nuôi dưỡng và giáo dục tốt.
Trước đây, sự yêu thương hay tình yêu đôi lứa không đóng vai trò trong việc lựa chọn bạn trăm năm. Cặp vợ chồng trẻ có ít hay hầu như không có gì để nói trong vấn đề này vì việc hôn nhân của họ thường do cha mẹ sắp đặt với sự giúp đỡ của bà mối. Nói chung, vợ chồng thường không gặp mặt nhau cho đến ngày cưới. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi theo thời gian. Hiện nay đã có hai cách để đến với hôn nhân. Trước tiên là yonea hay còn gọi là hôn nhân theo tình yêu, tức là gặp gỡ, phải lòng, và kết hôn giữa hai người mà không có sự tham gia của bên thứ ba. Hai là chungmae ( mối lái)hay là hôn nhân sắp đặt, tức là cuộc gặp gỡ của hai người được một người trung gian sắp xếp và sau đó dẫn đến hôn nhân có sự đồng ý của hai bên.
Vì được coi là có ảnh hưởng đến số phận con người nên giờ, ngày, tháng, năm sinh được xem xét cẩn thận. Những mốc thời gian quan trọng này được nhắc đến như là bốn cột có tên gọi là saju (tứ trụ). Ví dụ, nếu tất cả tứ trụ này được xem là may mắn thì rõ ràng nhân vật được bàn ở đây sẽ trở thành một quan chức thành đạt. Tuy nhiên, nếu cả tứ trụ đều không may mắn thì người ta tin rằng, người đó sẽ nghèo khó, chết trẻ, hoặc chịu nhiều bất hạnh khác.
Sau khi đã xem xét cẩn thận bốn cột này, người ta sẽ tiếp tục xem xét thêm liệu đôi lứa này có thể sống hoà hợp với nhau với tư cách là một cặp vợ chồng hay không. Bằng phép bói toán kunghap, một thày bói sẽ tiên đoán số phận sau này của cuộc sống lứa đôi; đây là một việc được coi như là một phần thiết yếu của quá trình hôn nhân. Mặc dù tứ trụ đều tốt nhưng nếu kunghap tiên đoán là khó khăn hoặc bất hạnh thì hai bên có thể thôi không quan tâm đến vấn đề này và huỷ bỏ kế hoạch hôn nhân.
Khi tứ trụ và kunghap chấp nhận được thì đôi lứa này sẽ đính hôn. Tại lễ đính hôn, hai gia đình sẽ gặp gỡ tại nhà gái, hoặc đôi khi tại một khách sạn hay một nhà hàng nào đó, nhưng không bao giờ ở nhà trai. Cô dâu chú rể trao tặng phẩm cho nhau, và một mẩu giấy trắng trên đó có ghi tứ trụ về chàng trai được trịnh trọng trao cho gia đình nhà gái. Sau đó mọi người thảo luận và ấn định ngày cưới.
Trước lễ cưới ít ngày, gia đình nhà trai thường gửi một cái hộp (ham) đựng quà tặng hay còn gọi là yemul cho cô dâu. Những quà tặng này thông thường là những thước vải đỏ và xanh để may y phục truyền thống cùng đồ trang sức. Trước đây, chiếc hộp này thường do một người hầu cầm đến nhưng ngày nay, bạn bè của cô dâu chú rể thường đảm nhận vinh dự này.
Chiếc hộp này được giao cho cô dâu vào ban đêm và khi đến gần nhà cô dâu thì người mang quà, với bộ mặt vui vẻ cười nói, có thể kêu to “Mua hộp đi! Hộp để bán đây!”. Chiếc hộp đó sẽ chỉ đưa cho bố mẹ cô dâu khi nào người mang hộp được tặng đồ ăn, rượu và nhận được một khoản tiền. Khi nhận tiền, người đó sẽ đưa chiếc hộp cho mẹ cô dâu. Để trả công, người mang hộp được mời ăn một bữa thịnh soạn, trong lúc mẹ cô dâu mở hộp ra và kiểm tra những thứ bên trong.
Lễ cưới truyền thống thường được tổ chức ở nhà cô dâu, hoặc ở phòng ngoài hoặc ở trong sân. Buổi lễ bắt đầu bằng việc cô dâu và chú rể cúi chào nhau và làm lễ giao bôi. Họ đứng đối diện nhau trước bàn cưới. Trên bàn cưới là những cuộn chỉ xanh đỏ, những ngọn nến đang cháy, đậu đỏ, gạo, kẹo nhỏ giống như thạch, hạt dẻ, quả hồng khô, bánh bột gạo, và một cặp vịt tượng trưng cho tình thương yêu vợ chồng đời đời bền vững. Trong suốt lễ giao bôi, cô dâu thường được một người hầu gái lớn tuổi hoặc một hay hai người phụ nữ thông thạo về thủ tục cưới xin giúp đỡ.
Khi đêm đến, cặp vợ chồng mới cưới sẽ lui về căn phòng đã chuẩn bị của mình. Một trò vui lớn là người thân nhìn trộm phòng tân hôn qua các lỗ được tạo ra trên cửa giấy. Đầu tiên, chú rể sẽ gỡ khăn phủ đầu của cô dâu, cởi dây áo khoác của cô, và chỉ tháo một chiếc bít tất của cô mà thôi. Chú rể sau đó sẽ tắt nến nhưng tránh cách thổi tắt vì người ta rằng thổi tắt nến sẽ đem lại điềm gở. Chú rể sẽ tắt ngọn nến bằng một cái que được chuẩn bị từ trước. Khi đã bước vào căn phòng này, cặp vợ chồng trẻ sẽ ở lại trong đó cho đến lúc bình minh. Rồi sau đó người chồng sẽ đi thăm hỏi bà con bên vợ của mình.
Vợ chồng mới cưới cùng với bố hoặc chú bác của cô dâu mang theo lễ vật và quà tặng theo đám rước sẽ đi đến nhà chú rể. Cô dâu thường ngồi trên chiếc kiệu trong khi chú rể thì ngồi trên ngựa đi cùng đoàn rước (shinhaeng). Một lễ khác gọi là p’yeback sẽ được tổ chức tiếp theo sau lễ shinhaeng. Đây là lời chào hỏi đầu tiên của cô dâu với bố mẹ chồng và các thành viên khác trong gia đình nhà chồng. Trong buổi lễ này, cô dâu sẽ cúi lạy bố mẹ chồng ngồi trước một chiếc bàn có để con gà luộc, những chiếc kẹo nhỏ, hạt dẻ, và hoa quả. Vào lúc đó, cô dâu sẽ biếu bố mẹ chồng các món quà bằng lụa và họ cùng chào hỏi nhau.
Sau khi ở lại nhà chú rể một số ngày, đôi vợ chồng lại sang nhà cô dâu để báo cáo với cha mẹ cô dâu. Lúc đó sẽ có một bữa tiệc lớn để chú rể làm quen với gia đình nhà cô dâu, đặc biệt là với những người trẻ tuổi trong họ hàng gia đình cô dâu. Lễ này rất sôi nổi. Thường là chú rể sẽ bị khích cho uống rượu đến say; anh ta cũng có thể bị “tra tấn” một cách vui vẻ bằng cá khô hoặc gậy.
Ngày nay, đám cưới thường được tổ chức ở các phòng cưới công cộng. Chú rể trong trang phục com-plê phương Tây bước vào phòng cưới đã có sẵn khách mời trong tiếng nhạc piano và đứng trước chủ hôn. Sau đó, cô dâu trong trang phục áo cưới phương Tây được bố mình đưa vào phòng cưới, và ở đó chú rể sẽ sánh đôi cùng cô dâu. Đứng đối diện với nhau trước chủ hôn, cô dâu và chú rể sẽ nói lời thề nguyền và tặng quà cho nhau. Người chủ hôn thường có một bài thuyết giảng dài về tình yêu, hôn nhân và những trách nhiệm xã hội mới liên quan đến đời sống hôn nhân. Cô dâu và chú rể sau đó cúi chào khách mời; ngoài tiệc cưới thịnh soạn, sau buổi lễ thường là chụp ảnh kỷ niệm.
Mặc dù lễ cưới đã thay đổi nhưng nhiều tập tục và nghi lễ truyền thống vẫn được gìn giữ mặc dù đã được giảm bớt cho phù hợp với lối sống hiện đại ngày nay.
Hàn Quốc với phong tục cưới xin đắt đỏ
Có thể nhiều người nghĩ để kết hôn chỉ cần tình yêu là đủ. Nhưng ở Hàn Quốc bạn sẽ cần trung bình gần 200.000USD để lấy được người mình yêu.
Nguyên nhân của chi phí kết hôn ngất ngưởng này bắt nguồn từ truyền thống văn hóa quà cưới giữa các gia đình thông gia, kết hợp với thông lệ từ hàng thập kỉ về việc chú rể phải có khả năng chi trả cho nhà ở.
Theo số liệu của chính phủ Hàn Quốc, chi phí trung bình cho một đám cưới vào năm 2011 tăng khoảng 270% so với năm 1999, trong khi lạm phát cùng giai đoạn này tăng 45,5%. Tổng chi vượt xa thu nhập bình quân hàng năm hộ gia đình (48,3 triệu won, tương đương 42.400 USD).
Do đó, nhiều cặp đôi buộc phải nhờ tới cha mẹ hay vay mượn để kết hôn. Nhiều người được phỏng vẫn từ chối nói về chi phí kết hôn đắt đỏ do theo truyền thống Hàn Quốc, tiền bạc là một chủ đề tránh được nói tới.
Theo ông Harris H. Kim, một phó giáo sư ngành xã hội học ở Đại học Ewha Womans :"Xã hội Hàn Quốc rất gắn kết, và mọi người rất quan tâm người khác nhìn nhận họ ra sao". Ông cũng nói thêm đám cưới giống như một biểu tượng địa vị xã hội của người Hàn Quốc, nói lên việc bạn đang đứng ở đâu trong xã hội.
Một người phụ nữ 27 tuổi, làm việc trong ngành tài chính, giống nhiều người được phỏng vấn khác yêu cầu dấu danh tính, nói rằng cha mẹ cô đã trả gần 90% trong số 144 triệu won (122.900 USD) chi phí đám cưới. Cô nói: "Chúng tôi phải dùng tiền của cha mẹ mình, khoản tiền từ tiết kiệm nghỉ hưu của họ".
Một giáo viên mầm non 30 tuổi kể rằng chồng của cô, chỉ có thu nhập 40 triệu won/năm, đã phải vay thêm 45 triệu won để tổ chức đám cưới với 600 khách mời. Có tới một nửa số này là bạn bè của cha mẹ họ mà cặp đôi không quen biết.
Quà cưới cũng chiếm một khoản lớn trong chi phí. Theo phong tục, gia đình cô dâu chú rể trao đổi các món quà: lụa để may quần áo mới, hay những trang sức đơn giản để thể hiện lòng biết ơn tới gia đình thông gia. Nhưng ngày nay, lụa đã được thay bằng túi xách đắt tiền, và trang sức thì bằng cả bộ đá quý.
Tuy nhiên, phần lớn nhất trong chi phí kết hôn lại do giá nhà tăng cao. Theo số liệu của trang web couple.net, một công ty môi giới hôn nhân. Chi phí cho nhà ở của các cặp đôi đã cao gấp 2,5 lần so với năm 2000, chiếm 70% chi phí kết hôn.
Ông Sungmi Lee, quản lý trang web phát biểu "Trong 5 năm gần đây, tôi đã chứng kiến nhiều khách hàng trực tiếp yêu cầu đối tượng giới thiệu ít nhất có thể chi trả chi phí thuê nhà".
Tham khảo thêm
Phong tục tập quán của người dân Hàn Quốc
Những thay đổi to lớn diễn ra ở châu Á và thế giới nửa sau thế kỷ 20 được cảm nhận rõ trong lối sống hàng ngày của mỗi người dân Triều Tiên. Các phong tục tập quán có nhiều thay đổi lớn do quá trình hiện đại hoá xã hội diễn ra nhanh chóng
Tuy nhiên, bất chấp những thay đổi này, nhiều người cho rằng, dù cho có rất nhiều nhà cao tầng nhưng Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia mạng đậm dấu ấn Nho giáo nhất trên thế giới. Lối sống truyền thống của quá khứ và các phong tục được gìn giữ lâu đời vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đối với lối sống hiện đại mà người Hàn Quốc mới chấp nhận trong thời gian gần đây.
Trong quá khứ, vài thế hệ thường chung sống trong một nhà và các gia đình muốn có nhiều con để mong có được tình trạng ổn định và an ninh cho gia đình trong tương lai. Không có gì là lạ khi có khoảng 12 người hay đông hơn thế cùng chung sống trong một gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng chuyển ra đô thị sống và sự phổ biến của các khu chung cư kiểu mới đồng nghĩa với việc các cặp vợ chồng mới cưới có khuynh hướng ra ở riêng thay vì sống chung với các thành viên khác trong gia đình. Khuynh hướng này làm gia tăng số lượng gia đình hạt nhân ở Hàn Quốc.
Theo truyền thống, người đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình được coi là người nắm giữ quyền hành tối cao. Tất cả các thành viên khác trong gia đình phải làm theo những gì ông ta ra lệnh hoặc mong muốn. Mệnh lệnh phải được tuân thủ ngay lập tức mà không được phép phản đối. Không thể có chuyện con cháu tự đặt mình vào thế phản đối người lớn tuổi hơn. Vâng, lời người lớn luôn được coi là điều đương nhiên. Hơn nữa, đạo hiếu được xem là điều thiêng liêng nhất trong số những giá trị đạo đức của Nho giáo. Mặt khác, mọi người hiểu rằng chế độ gia trưởng trong gia đình sẽ đem lại công bằng trong tất cả các vấn đề liên quan đến kỷ luật của các thành viên trong gia đình.
Câu châm ngôn cho rằng đàn ông phải tu thân và tề gia cho tốt trước khi có thể trị quốc, bình thiên hạ phản ánh một giáo điều phía sau lý tưởng một trật tự xã hội Nho giáo.
Dưới chế độ này, người đàn ông luôn được trao trách nhiệm đại diện, ủng hộ và bảo vệ gia đình mình. Nếu anh ta không nắm được quyền lực này và sử dụng vai trò lãnh đạo của mình một cách khôn ngoan, anh ta sẽ mất thể diện của mình với tư cách là người đứng đầu một gia đình. Trật tự trong gia đình được duy trì thông qua nguyên tắc thứ bậc theo đó con cái phải vâng lời cha mẹ, vợ nghe lời chồng và tớ phải nghe lời chủ. Sự tôn kính người lớn tuổi là một truyền thống lâu đời ở Hàn Quốc.
Trên khắp đất nước Hàn Quốc có nhiều tượng đài tưởng niệm những người trung thành, con trai hiếu thảo và phụ nữ thuỷ chung. Những tượng đài này được dựng nên như là một cách để tôn vinh những con người mẫu mực trong xã hội. Phục vụ cộng đồng và tinh thần cộng đồng cũng được nuôi dưỡng và phát huy nhờ sự công nhận của xã hội đối với những ai tôn trọng các giá trị gia đình, trật tự xã hội, lòng trung hiếu và sự tiết hạnh của họ.
Các tượng đài và những câu chuyện về những người con hiếu thảo cũng có rất nhiều ở Hàn Quốc. Đó là do nhận thức về gia đình truyền thống được thể hiện ở đạo làm con và coi trọng nhất mối quan hệ giữa cha và con trai. Cha mẹ là quyền lực tối cao và cần được con cái tôn trọng và vâng lời. Tuy nhiên, đạo hiếu của một người không chỉ liên quan đến mối quan hệ của người đó với cha mẹ mình mà còn liên quan đến cách cư xử đối với người khác và cách cư xử trong xã hội.
Theo truyền thống, khái niệm đạo hiếu thậm chí còn được phản ánh trong lời nói của người Hàn Quốc. Tiếng Hàn Quốc có hệ thống các từ ngữ xưng hô tôn trọng rất cụ thể và phức tạp. mỗi từ và động từ người nói sử dụng cho từng đối tượng khác nhau, phản ánh chính xác vị trí xã hội của người nghe.
Phong tục trong dòng họ
Người Hàn Quốc có mối quan hệ rất gắn bó giữa họ hàng và các thành viên trong họ tộc. Luôn gắn bó với các nguyên tắc truyền thống là lấy gia đình làm trung tâm, gia đình đa thế hệ ở Hàn Quốc là nơi đầu tiên mà người ta hướng về khi họ gặp khó khăn. Trước kia, anh em trai thường sống trong cùng một nhà sau khi họ đã lập gia đình, và có khi cả những người cháu cũng vậy. Mặc dù những gia đình lớn như vậy bây giờ rất hiếm nhưng các thành viên trong gia đình vẫn sống gần nhau và duy trì mối quan hệ thường xuyên. Những người sống xa nhà thường sum họp vào những dịp đặc biệt như hôn lễ của một người họ hàng, sinh nhật lần thứ 60 hay 70, sinh nhật của một đứa trẻ và vào những ngày lễ hội truyền thống. Vào những dịp như vậy mọi người đều tham gia vào việc chuẩn bị cho buổi lễ.
Lòng tôn kính tổ tiên là rất quan trọng đối với hệ thống gia tộc. Những lễ nghi tưởng nhớ đặc biệt dành cho ông bà, cụ kỵ được tiến hành ngay tại nhà vào ngày giỗ của họ trong khoảng khoảng từ 1 đến 2 giờ sáng. Từ thế hệ thứ 5 trở đi, những lễ nghi như thế này được tổ chức một lần trong một năm vào ngày lễ Chusok (lễ hội gặt mặt trăng), ngày rằm tháng tám hoặc một ngày đẹp đã được chọn trước. Vào những ngày này, con cháu đến bên mộ tổ để cúng bái. Việc cúng bái này quan trọng đến mức mà các thành viên trong gia đình sống xa nhà phải đi một quãng đường dài để về tham gia.
Các thành viên trong gia tộc thường tranh thủ những buổi tụ họp như thế này để tổ chức cuộc gặp gỡ hàng năm. Một gia tộc gồm nhiều nhánh và thành viên có thể chia thành những đơn vị nhỏ hơn, mỗi đơn vị có một ngân quỹ và tài sản riêng. cuộc gặp gỡ này được tổ chức để quyết địnhvà triển khai những chính sách vì lợi ích chung như việc tôn tạo mồ mả và quản lý tài sản của họ tộc.
Người Hàn Quốc rất tôn trọng lịch sử gia đình. Họ ghi chép tỉ mỉ và cập nhật những chi tiết về gia phả mà nhiều khi là của hàng tá thế hệ trước. Họ cũng ghi chép chi tiết về các thứ bậc chính thức, thành tựu, khen thưởng của hoàng gia, vị trí mồ mả và các thông tin khác.
Khi gặp nhau lần đầu tiên, những người Hàn Quốc có cùng họ phải quyết định xem liệu họ có họ hàng với nhau không. Nếu đúng như vậy, họ phải tham khảo gia phả để xem quan hệ họ hàng của họ gần đến đâu. Nếu một trong số họ thuộc về thế hệ trước, sự tôn trọng cần phải được thể hiện qua cách dùng những từ ngữ xưng hô trang trọng cũng như một số cách dùng từ nhất định ngụ ý rằng hai người này có cùng gốc gác họ hàng.
Phong tục hàng năm
Trong suốt mấy nghìn năm, người Hàn Quốc tính thời gian theo lịch âm. Trái với suy nghĩ của nhiều người, lịch âm luôn được điều chỉnh sao cho tương thích với lịch dương bằng phương pháp thêm ngày hay thêm cả một tháng vào một năm âm lịch hai lần trong năm năm. Điều này có thể được minh hoạ ở việc lịch dương được chia thành 24 phần bằng nhau (gọi là chol) mà các điểm cố định là xuân phân, thu phân và đông chí, hạ chí. Thậm chí ngay cả trước khi dương lịch được đưa vào sử dụng ở châu Á, âm lịch đã nhận ra được những chol hay các điểm giao mùa này rồi vì đây là những ngày quan trọng đối với các cộng đồng nông nghiệp. Khi cộng hay trừ đi một hoặc hai ngày, các điểm giao mùa này gần như trùng với ngày của dương lịch. Tuy nhiên với âm lịch thì lại khác. Chol quan trọng nhất tất nhiên là xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí, nhưng ipchun (lập xuân) được coi trọng hơn cả vì đó là điểm giao mùa đầu tiên trong năm và đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân. Ngày nay một số ngày nghỉ đặc biệt vẫn được tính theo âm lịch.
Ngày nghỉ của cả nước
+ Tết dương lịch 1-2 tháng Một dương lịch
+ Tết âm lịch Từ ngày cuối cùng tháng Chạp đến hết ngày mồng hai tháng Giêng âm lịch
+ Ngày phong trào độc lập: Ngày 1 tháng 3 (dương lịch)
+ Ngày trồng cây: Ngày 5 tháng 4 (dương lịch)
+ Ngày Phật đản: Ngày 8 tháng 4 (âm lịch)
+ Ngày Tết thiếu nhi: Ngày 5 tháng 5 (dương lịch)
+ Ngày Tưởng niệm: Ngày 6 tháng 6 (dương lịch)
+ Ngày Hiến pháp : Ngày 17 tháng 7 (dương lịch)
+ Ngày Giải phóng : Ngày 17 tháng 7 (dương lịch)
+ Ngày Chusok: Ngày 14-16 tháng 8 (âm lịch)
+ Ngày Lập quốc: Ngày 3 tháng 10 (dương lịch)
+ Ngày Giáng sinh: Ngày 25 tháng 12
+ Ngày đầu tiên của tháng Giêng, ngày Tết (gọi là Sõl), là một trong những ngày nghỉ quan trọng nhất trong năm. Vào ngày này, người dân được nghỉ làm, khoác lên mình những bộ trang phục đẹp nhất và sum họp với gia đình để làm lễ cúng gia tiên. Người ta tổ chức một bữa tiệc lớn và những thành viên ít tuổi hơn trong gia dình cam kết vâng lời người lớn. Sau đó họ đi chúc Tết họ hàng và người thân.
Một ngày quan trọng khác tính theo lịch âm là Chu õl, tức ngày hội gặt mặt trăng, diễn ra vào rằm tháng 8 trong năm, thương rơi vào tháng chín hay tháng mười dương lịch. Vì ngày này đánh dấu một vụ gặt bắt đầu nên nó cũng được tổ chức rầm rộ như ngày Tết.
Ngoài ra còn có một số ngày quan trọng khác theo lịch âm. Ngày rằm tháng Giêng cũng được coi là một ngày quan trọng vì nó là ngày trăng tròn đầu tiên của một năm. Vào ngày này, mọi người đập vỡ nhiều loại hạt dẻ và đốt pháp hoa để xua đuổi tà ma, sâu bọ và động vật. Vào buổi tối, rất nhiều trò chơi được chơi dưới ánh trăng. Kéo co, ném đá và đánh trận giả với đuốc thường được tổ chức giữa các làng gần nhau. Những trò chơi này được biểu diễn bởi thanh niên và đàn ông trung niên trước hàng trăm khán giả đến từ khắp mọi nơi. Những trò chơi này đều có giải nhất và theo truyền thống thì làng nào thắng thì năm đó sẽ bội thu mùa màng.
Vào khoảng giữa tháng 1 và tháng 2 âm lịch có một ngày gọi là hanshik. Đây là ngày thứ 105 sau đông chí, rơi vào khoảng mồng 5 tháng 4 dương lịch. Vào ngày này, lễ cúng tổ tiên được tổ chức vào sáng sớm khi cả gia dình đi viếng mộ tổ. Lễ này thường bao gồm cả việc sửa sang mồ mả.
Ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch được gọi là tano, đây cũng là một ngày lễ lớn. Theo những ghi chép từ xa xưa thì vào ngày này mọi người nghỉ làm, diện bộ quần áo đẹp nhất và ăn uống linh đình như ngày Tết. Những sự kiện đặc biệt thường được chuẩn bị cho ngày này bao gồm các trận đấu vật của nam giới mà phần thưởng dành cho người thắng cuộc là một con bò. Còn phụ nữ thì thi đánh đu, ai thắng sẽ được nhận một chiếc nhẫn vàng.
Tháng mười âm lịch là tháng của kimjang. Trong tháng này, dưa muối kimchi phải được làm sẵn cho 3 tháng mùa đông sắp đến. Do đó nhà nào cũng bận rộn với công việc quan trọng này. Câu chào phổ biến nhất trong thời gian này là “Bạn đã là xong kim chi chưa?”.
Tháng 12 âm lịch, được gọi là soxttal, là lúc mọi người thường thu xếp mọi việc để chuẩn bị đón Tết, kể cả việc trả nợ.
Phong tục cưới hỏi của người Chăm
Phong tục cưới hỏi của người Hoa
Phong tục cưới hỏi của người Thái
Phong tục cưới hỏi của người Thái trắng Điện Biên
Phong tục cưới cổ truyền của người Việt
Phong tục tập quán ba miền Bắc Trung Nam trong cưới xin
(st)