Bị viêm nướu, đau răng... là những vấn đề nha khoa phổ biến ở nhiều phụ nữ mang thai có thể dẫn đến những nguy hại cho thai nhi. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Nguy hại khi đau răng trong thời gian bầu bí
Đau răng trong khi bầu bí được gây ra bởi sự gia tăng các cấp độ nội tiết tố trong cơ thể làm cho răng và nướu răng dễ bị nhiễm khuẩn.
Nếu tình trạng này không được chữa trị, khối u có thể phát triển trên nướu răng. Kết quả, bạn sẽ dễ bị sưng và chảy máu nướu răng khiến việc ăn uống hoặc nói của bạn bị đau đớn. Trong nhiều trường hợp những vấn đề này không được điều trị sẽ có thể dẫn tới biến chứng khi mang thai như sự sẩy thai, đẻ non hoặc trọng lượng của trẻ sơ sinh nhẹ.
Điều trị đau răng khi mang bầu
Nếu khi mang bầu bạn bị đau răng, hãy sớm có một cuộc hẹn với nha sĩ. Khi bạn tới nha sĩ, bạn cần phải thông báo với họ rằng bạn đang mang thai. Bác sỹ sẽ cung cấp cho bạn những biện pháp điều trị làm giảm đau nhức răng như: kê một số thuốc kháng sinh như penicillin để điều trị các nhiễm trùng.
Trong trường hợp các nhiễm trùng nghiêm trọng thì một số công việc nha khoa có thể được thực hiện bằng việc chụp X-quang. Bạn không cần phải lo lắng về những ảnh hưởng của X- quang và gây mê khi nha sỹ thực hiện biện pháp này bởi vì nha sĩ sẽ có cách tiến hành thích hợp nhất để đảm bảo an toàn cho thai nhi của bạn. Họ sẽ cung cấp cho bạn một phương pháp đặc biệt để bảo vệ thai nhi khỏi những tác động có hại của bức xạ tia X- quang. Hơn nữa, liều gây tê thường được giữ ở mức tối thiểu để đảm bảo bảo vệ thai nhi của bạn.
Biện pháp giảm đau răng khi mang bầu
Có những biện pháp khắc phục đau răng khi mang thai tại nhà khá hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Nếu sau khi đã tiến hành những biện pháp này mà đau răng vẫn không thuyên giảm thì bạn hãy thăm khám bác sỹ nha khoa của bạn nhé.
Đinh hương:
Đây là một biện pháp khắc phục tại nhà tuyệt vời cho việc đau răng trong lúc mang thai vì nó hoạt động như một loại thuốc hiệu quả. Ép, nghiến 1,2 nhánh đinh hương ở giữa răng và để cho nước ép chảy vào trong miệng. Giữ nước đinh hương ở răng đau của bạn trong vòng 1 giờ, bạn sẽ thấy sự đau đớn giảm xuống hẳn.
Dầu đinh hương cũng có thể được sử dụng cho mục đích tương tự. Lấy bông thấm dầu đinh hương và đặt nó trên răng đau. Khi dầu lan rộng, nó sẽ có tác dụng làm dịu sự đau răng.
Nước muối ấm:
Để chuẩn bị cho giải pháp này, bạn cho một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm. Đánh sạch răng miệng của bạn và súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ẩm khoảng khoảng 30 giây và sau đó nhổ nó ra. Muối giúp khử trùng và có thể giết chết các vi khuẩn có trong miệng, làm dứt cơn đau tạm thời.
Lưu ý:
Các biện pháp nói trên có thể giúp giảm đau răng trong một thời gian ngắn. Song nếu bạn đau răng nghiêm trọng trong khi mang thai, thì không nên tiếp tục tự điều trị một thời gian dài mà tìm đến nha sĩ càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, trong khi mang bầu, bạn nên đặc biệt chăm sóc nha khoa để ngăn ngừa nhiễm trùng và nướu răng. Sử dụng kem đánh răng có chứa florua để đánh răng hàng ngày và xỉa răng 1lần/ngày. Ăn nhiều canxi, vitamin C và vitamin B12 trong chế độ ăn uống khi mang thai và nó cũng là những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng. Tránh xa những loại thực phẩm có đường vì chúng làm tăng mảng bám cao răng trên răng.
Cách giảm đau răng khi đang mang bầu
Đau răng khi mang bầu là vấn đề lo ngại đối với nhiều phụ nữ. Nhiều câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giảm đau răng khi mang bầu?
Sự gia tăng hormone progesterone trong cơ thể của bạn trong thời kỳ mang thai làm cho các vi khuẩn hoạt động mạnh khiến bạn bị sâu răng và viêm nướu phổ biến hơn trong suốt chín tháng mang thai của bạn. Đau răng gây khó chịu và đau đớn trong bất kỳ lúc nào, nhưng đặc biệt khi bạn đang mang thai. Một số phương pháp giảm đau - chẳng hạn như dùng ibuprofen không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Điều quan trọng là bạn tìm cách an toàn để đối phó với đau răng cho đến khi bạn có thể đến gặp nha sĩ.
Lời khuyên để giảm đau răng khi đang mang bầu
Bước 1
Sử dụng loại thuốc giảm đau chứa acetaminophen (paracetamol) giúp giảm đau nhức. Acetaminophen hoạt động bằng cách làm mê các thụ thể cảm giác đau trong cơ thể của bạn vì vậy bạn sẽ không có cảm giác đau và được giảm đau tạm thời. Tránh sử dụng thuốc giảm đau có chứa ibuprofen và aspirin, vì chúng ảnh hưởng đến thai nhi và không thích hợp cho phụ nữ mang thai.
Bước 2
Dùng một tách nước ấm và thêm một muỗng cà phê muối. Súc miệng bằng nước muối ấm giúp loại bỏ các hạt thức ăn có thể bị mắc kẹt trong răng, gây đau răng. Súc miệng mạnh trong 30 giây, sau đó nhổ vào bồn rửa. Lặp lại khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.
Bước 3
Dùng một túi nước đá chườm lên má vùng răng bạn bị đau. Nước đá sẽ gây tê và giảm đau tạm thời cho đến khi bạn có thể đến gặp một nha sĩ.
Bước 4
Gọi điện cho nha sĩ trước khi sử dụng một loại gel hoặc kem chứa Benzocain - một tác nhân gây tê trong miệng của bạn. Dùng các loại thuốc tê trong miệng này hiệu quả giảm đau rất tốt nhưng cần kiểm tra đảm bảo rằng nồng độ thuốc này là an toàn đối với phụ nữ mang thai. Nếu bác sĩ của bạn đồng ý cho sử dụng, thì dùng thuốc tê mỡ để lên ngón tay của bạn, sau đó chà trên răng đau và nướu răng của bạn. Lặp lại khi cần thiết, tuy nhiên nước bọt của bạn sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tê theo thời gian.
Bước 5
Lên lịch đến khám nha sĩ để tìm và giải quyết các nguyên nhân gây ra đau răng của bạn. Thủ thuật nha khoa tiến hành trong thời kỳ mang thai (gồm hàn răng, điều trị tủy…) là hoàn toàn chấp nhận được, đặc biệt nếu nó được tiến hành trong thời kì 3 tháng giữa, khi đó sẽ có ít rủi ro cho em bé hơn và thuận tiện cho bạn điều trị nha khoa hơn. Hãy nói với nha sĩ của bạn rằng bạn đang mang thai để nha sĩ có biện pháp phòng ngừa đặc biệt, chẳng hạn như bỏ qua các khâu chụp x-quang và tránh một số thuốc không an toàn trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn lo ngại các thủ thuật nha khoa trong thời kì mang thai, nha sĩ sẽ xử lý tạm thời để ngăn ngừa đau răng cho đến khi bạn không còn mang thai. Và việc điều trị triệt để sẽ được tiến hành sau khi bạn không còn mang thai nữa.
Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu
Hầu như việc mang thai không gây khó chịu đến răng nhưng rất nhiều phụ nữ mang thai có vấn đề về răng miệng. Các biểu hiện thường thấy là chảy máu, sung huyết, ngứa ở lợi, đau răng. Điều này không tốt cho họ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi.
Những vấn đề răng miệng hay gặp ở phụ nữ có thai
Bệnh thường gặp nhất là viêm lợi, có thể không do nhiễm khuẩn mà là do rối loạn tuần hoàn máu ở lợi. Hiện tượng này hay thấy từ tháng thứ 3 và giảm dần đến tháng thứ 8. Người ta thấy rằng một nửa các rối loạn kiểu này cũng như những biến đổi khác trong cơ thể khi mang thai sẽ tự động biến mất sau khi sinh. Nhưng nếu cứ để tự nhiên, cộng thêm với vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt rất có thể răng của những phụ nữ này sẽ bị sâu và bị bệnh nha chu. Những trường hợp chảy máu khi đánh răng, nhức răng rất có thể do chân răng đã bị lộ từ trước, giờ đây những tác động cơ học và rối loạn tuần hoàn làm cho trầm trọng hơn cùng với những viêm nhiễm nếu có đi kèm. Đó chính là hiện tượng sâu răng, người bệnh cần được đi khám và điều trị.
Chăm sóc răng miệng thế nào?
Trước khi mang thai: Nếu trước khi mang thai bạn bị các bệnh răng miệng thì có thể nguy cơ mắc các bệnh này khi mang thai, vì vậy cần phải chăm sóc răng miệng ngay từ khi có ý định mang thai. Điều quan trọng là luôn duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt. Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, nên sử dụng kem đánh răng có chứa fl uor. Nên dùng chỉ nha tơ để làm sạch các kẽ răng thay cho dùng tăm. Kiểm tra định kỳ răng miệng và điều trị triệt để các bệnh răng miệng nếu đã mắc phải.
Trong thời kỳ mang thai: Trong thời kỳ này người phụ nữ thường có những thay đổi trong cơ thể, hay bị ợ chua, mệt và khó thở, thay đổi thói quen ăn uống… Để tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khoẻ nói chung và đến răng miệng nói riêng nên dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước sạch vì phụ nữ mang thai thường hay bị nôn trong mấy tháng đầu, nhất là khi chải răng, dịch axít trong dạ dày lưu lại dễ gây sâu răng. Hơn nữa thời kỳ thai nghén cũng làm cho phụ nữ ăn uống thất thường, nhiều người ăn đồ ngọt nhiều hơn bình thường nên rất dễ bị sâu răng. Do vậy để tránh mắc bệnh răng miệng, cố gắng ăn những chế phẩm có chứa ít đường mà thay vào đó ăn vị ngọt từ trái cây tươi, nên uống nhiều sữa, ăn ít muối, vừa phải chất béo.
Thay đổi nội tiết cũng làm cho lợi dễ bị viêm và chảy máu, làm nhiều người sợ không đánh răng, nhưng như thế sẽ làm cho tình trạng này trầm trọng hơn. Khi khám bệnh nên báo cho bác sĩ biết người bệnh đang mang thai ở giai đoạn nào để bác sĩ có các biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt nhiên không nên tự ý dùng thuốc, nhất là không nên sử dụng tetracyclin, vì thuốc này sẽ làm cho răng con bạn sau này có màu nâu hoặc đen. Để những đứa trẻ sẽ có hàm răng khoẻ đẹp nên ăn uống đầy đủ các chất bổ dưỡng, đặc biệt là canxi, cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt, chất béo.
Sau khi sinh: Với các quan niệm tiến bộ về dinh dưỡng nên sau khi sinh các sản phụ không phải có chế độ kiêng khem ngặt nghèo như trước, tuy nhiên đối với răng không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Cũng như trong thời kỳ mang thai luôn phải giữ gìn răng miệng thật tốt. Khi nuôi con một lượng canxi của cơ thể người mẹ được tập trung trong sữa, do vậy cần phải uống sữa thường xuyên và ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung canxi cho chính cơ thể mẹ và trong sữa cho con bú. Trẻ mới sinh ra không có vi khuẩn gây sâu răng, để giữ vệ sinh cho trẻ người lớn không nên hôn vào miệng trẻ và không nên mớm thức ăn cho bé.
Nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh mắc phải.
Bảo vệ răng miệng bà bầu
Bệnh răng miệng, không chỉ gây khó chịu cho bạn mà còn ảnh hưởng tới cả bé yêu.
Nguyên nhân gây bệnh răng miệng
Trong thời kỳ mang thai, bạn thường gặp phải những vấn đề về răng miệng gây ra bởi những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thay đổi hormone trong cơ thể:
Trong thời kỳ mang thai, lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể bạn tăng nhanh làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu, gây bệnh tình trạng viêm nướu do thai nghén (bệnh viêm nướu trầm trọng hơn bình thường).
Bệnh thường khởi đầu ở tháng thứ 2 của thai kỳ, kéo dài và trầm trọng hơn trong các tháng tiếp theo, bùng nổ vào tháng thứ 7, 8 và giảm dần vào tháng thứ 9 của thai kỳ.
Những thay đổi nội tiết này không chỉ gây viêm nướu răng mà còn làm chảy máu chân răng, chảy máu lợi, khiến nhiều người trở nên sợ đánh răng. Điều này càng làm cho tình trạng trầm trọng hơn.
Thay đổi lượng Canxi trong cơ thể:
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu canxi cho bé yêu của bạn rất cao vì vậy cơ thể bạn rất có thể bị rơi vào tình trạng thiếu canxi và làm răng cũng bị ảnh hưởng. Men răng trở nên xốp hơn do vậy làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng:
Trong những tháng đầu thai kỳ, ốm nghén làm bạn thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí hay nôn mửa và thay đổi các thói quen ăn uống. Bạn có nhu cầu ăn nhiều hơn, ăn trước khi đi ngủ, ăn khi vừa ngủ dậy (thậm chí khi bạn còn chưa kịp ra khỏi giường), ăn chua/ngọt nhiều hơn…
Thêm vào đó, bạn có nhu cầu ăn nhiều thức ăn chứa glucô (đường) hơn bình thường. Đây chính là những nguyên nhân gây nguy cơ sâu răng cao ở phụ nữ mang thai.
Những bệnh răng miệng phổ biến trong thai kỳ
Viêm lợi (viêm nướu):
Nướu răng của bạn sưng đỏ, ngứa, vệ sinh khó khiến bựa tích tụ ở chân răng, biểu hiện thường thấy là chảy máu lợi, đôi khi còn có thể hở chân răng. Đây là các triệu chứng của viêm lợi, do rối loạn tuần hoàn máu ở lợi gây ra. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn, bệnh có thể tiến triển thành bệnh lý nướu răng và sâu răng.
Khoảng 90% phụ nữ mang thai bị các triệu chứng này. Sau khi sinh, các triệu chứng này sẽ hoàn toàn kết thúc sau vài tuần. Trong trường hợp bạn không giữ vệ sinh răng miệng tốt, bệnh có thể chuyển biến thành sâu răng và nha chu.
Sâu răng:
Bạn bị chảy máu khi đánh răng, nhức răng và có thể bị hở chân răng (hoặc chân răng đã bị hở từ trước) kèm theo viêm nhiễm. Đây là triệu chứng của sâu răng.
Bạn cần đến bác sĩ khám để có phương pháp điều trị thích hợp.
Cách điều trị và phòng ngừa
Thông thường khoảng một nửa các triệu chứng về bệnh răng miệng ở phụ nữ mang thai sẽ biến mất khi thai kỳ kết thúc. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, bệnh sẽ phát triển nặng hơn.
Tốt nhất là bạn cần có cách chăm sóc thật hợp lý để bảo vệ răng miệng của bạn, thậm chí từ trước khi mang thai và kéo dài trong suốt thai kỳ. Bạn nên điều trị triệt để các bệnh răng miệng từ trước khi mang thai để tránh bệnh tái phát nặng hơn lúc mang thai.
Nếu tình trạng ốm nghén của bạn quá nặng (buồn nôn, ghê răng, ợ chua…), bạn có thể dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước sạch.
Bạn nên đánh răng với kem đánh răng có chứa flour ít nhất 2 lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám trên bề mặt của răng (sau khi ăn và trước khi đi ngủ). Ngoài ra bạn có thể dùng bàn chải chải nhẹ lên lưỡi để làm sạch các mảng bám trên lưỡi. Bạn nên kết hợp sử dụng với dung dịch súc miệng để tăng khả năng diệt khuẩn, sát trùng cho răng miệng. Như vậy bạn có thể loại bỏ nguy cơ bị nha chu – một trong những nguyên nhân gây đẻ non và bé sinh thiếu cân.
Thay vì dùng tăm làm sạch răng sau khi ăn, bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng mà không làm to kẽ chân răng.
Bạn cần hạn chế các thực phẩm có nhiều đường, thay vào đó, bạn có thể ăn trái cây tươi, uống nhiều sữa, bổ sung thêm canxi, ăn ít muối và lượng chất béo vừa phải.
Bạn nên đi khám răng định kỳ và lấy cao răng thường xuyên để tránh các bệnh về lợi. Việc này cũng giúp bạn sớm phát hiện các bệnh răng miệng và có cách điều trị thích hợp.
Một số lưu ý khác
Khi bị bệnh về răng miệng, bạn cần đi khám ngay và thông báo cho bác sĩ bạn đạng mang thai ở giai đoạn nào để bác sĩ có cách điều trị thích hợp.
Bạn cần tránh nhổ răng trước tháng thứ 4 và sau tháng thứ 7 để tránh tình trạng sảy thai và sinh non. Bác sĩ có thể sẽ có những phương pháp tạm thời để khắc phục tình trạng răng miệng của bạn (hàn răng, chống nhiễm trùng…)
Bạn không nên tự ý dùng thuốc giảm đau bừa bãi khi bị đau răng vì thuốc có thể ảnh hưởng đến bé yêu, chẳng hạn như Tetracyclin làm răng bé có màu nâu hoặc đen… Nhiều loại thuốc bị chống chỉ định cho phụ nữ mang thai như: Ibuprofène, Aspirine hay Piroxicam. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể cho bạn dùng Doliprane hay Amoxiciline để giảm đau, chống viêm.
Bạn cũng cần lưu ý trong quá trình mang thai không nên chụp X-quang để tránh những rủi ro cho bé (sảy thai, dị tật ở thai nhi…) và thông báo cho tìn.
Giảm đau lưng cho bà bầu
Giúp chị em giảm đau đầu khi bầu bí
'Bí kíp' hay giảm đau trước khi vượt cạn
"Bí kíp" giảm đau ngực khi mang thai
Hướng dẫn tập yoga cho bà bầu dễ sinh
Bà bầu có được dùng thuốc giảm đau?
(st)