Ý chí xét về mặt tâm lý học là phẩm chất ý chí của một con người, nó bao gồm tính kiên cường, tính quyết đoán, tính tự giác và năng lực tự kiềm chế. Ý chí kiên cường sẽ giúp cho con người có niềm tin vững chắc. Niềm tin chính là yếu tố số một của mạnh khỏe sống lâu, nó có thể giúp cho con người nâng cao khả năng chiến thắng bệnh tật.
Luôn luôn hy vọng
Một cụ già ở Iran thọ 156 tuổi. Cụ cho biết bí quyết trường thọ của mình là luôn có niềm vui và tinh thần lạc quan.
Nhà văn hào Pháp Victo Hugo năm 40 tuổi mắc bệnh tim rất nặng, mặt ông xám xịt, thở nặng nề, nhiều người cho rằng ngôi sao văn học này sẽ nhanh chóng lụi tàn trên bầu trời. Nhưng Victo Hugo không lấy đó làm buồn. Ông đã xây dựng cho mình một niềm tin, phối hợp cùng các bác sĩ, tích cực tham gia rèn luyện thân thể, cuối cùng thì một kỳ tích đã đến với ông: Sức khỏe của ông được khôi phục và ngòi bút của ông lại tung hoành trên văn đàn. Năm 60 tuổi ông đã sáng tác tiểu thuyết “Thế giới bi thảm”, năm 70 tuổi ông viết tiểu thuyết “Năm chín ba”, đến năm 80 tuổi ông lại viết một vở kịch khá nổi tiếng. Sở dĩ ông trường thọ đến 84 tuổi chính là vì ông có niềm tin vào mình. Nội dung của cuốn tiểu thuyết “Chiếc lá cuối cùng” nói về một người bệnh mắt nhìn qua khe cửa sổ thấy lá cây rơi lả tả. Cô bỗng cảm thấy như một điềm báo trước: Khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống chính là lúc cô sẽ đi gặp thượng đế. Một họa sĩ bạn của cô biết được tin ấy vội vẽ một bức tranh vẫn có một cái lá bám lại trên cành cây, bức tranh của anh vẽ rất tuyệt đến nỗi cô gái tưởng đó là thật. Hàng ngày cô chăm chú ngắm nhìn chiếc lá còn lại trên cành, nhưng mãi chẳng thấy chiếc lá rụng. Thế là cô chợt lóe niềm tin: đây là cơ hội trời giúp ta. Do có niềm tin nên cô đã vượt qua cơn nguy hiểm, sức khỏe dần dần được khôi phục.
Trong đời sống thực tế hiện nay, cũng có nhiều người mắc bệnh nặng như vậy, do không chịu đựng nổi, tinh thần suy sụp, nên đã nhanh chóng dẫn tới kết cục cuối cùng của đời mình. Trái lại, một số người có ý chí kiên cường, có niềm tin vững chắc, tích cực lạc quan chữa trị, cuối cùng sức khỏe đã được khôi phục.
Qua đó đủ thấy việc xây dựng niềm tin có tầm quan trọng như thế nào đối với sức khỏe và chống lại bệnh tật.
Kiên định niềm tin
Theo tin tức cho biết có một công dân Mỹ mắc bệnh ung thư trong lúc vợ anh đang mang thai, anh hạ quyết tâm phải bằng mọi cách sống đến ngày con anh chào đời, kết quả chàng thanh niên này sau 20 năm vẫn sống kiên cường. Theo phân tích của các nhà tâm lý học trong và ngoài nước nhận định thì: Nếu người mắc bệnh ung thư có thể động viên được sức mạnh của cơ thể để chống lại bệnh tật thì có khả năng sẽ cải thiện hoặc chí ít cũng đẩy lùi được bệnh tật.
Các giáo sư tâm lý học ở trường đại học Caliphonia đã quan sát 62 ca phẫu thuật về các bệnh sỏi mật, tuyến giáp trnagj và ung thư thời kỳ đầu đã pháp hiện: Người bệnh không hề muốn biết các chi tiết về phẩu thuật, họ cũng không muốn nghĩ tới những nguy hiểm có thể xảy ra, họ chỉ có niềm tin tuyệt đối vào phẫu thuật, kết quả là sau phẫu thuật sức khỏe đã dần dần được hồi phục. Ngược lại những người không có niềm tin thường tỏ ra hoang mang lo lắng, vì thế thường đem lại kết cục không tốt.
Các nhà khoa học cho rằng: có niềm tin rõ ràng, có sự kiên định sẽ giúp cho người bệnh có sự thay đổi về mặt sinh lý nâng cao được sức chống đỡ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hai loại nguyên tố kích thích, đó là nguyên tố kích thích của thận và nguyên tố kích thích của chất xúc tác, là những nguyên tố ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của con người. Khi con người ở vào trạng thái ưu phiền thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ giảm sút rõ rệt.
Vì thế, các chuyên gia y học hiện đại đã chính thức nêu lên một công thức như sau: Mất đi sự chi phối của bản thân cũng có nghĩa là mất đi tất cả. Đứng trước bệnh tật, có ý chí kiên cường, có niềm tin vững chắc, luôn giữ thái độ lạc quan yêu đời, vẫn là liều thuốc tốt nhất để chiến thắng bệnh tật.
Thực hiện nghiêm túc thời gian nghỉ ngơi
Páplốp là một nhà sinh lý học nổi tiếng của Liên Xô trước đây, ông đã xây dựng một học thuyết nổi tiếng gọi là “Phản xạ có điều kiện”. Ông thọ trên 86 tuổi, trong đó có trên 60 năm hoạt động về khoa học thực nghiệm trong các phòng thí nghiệm và làm việc trong điều kiện tương đối khó khăn. Nguyên nhân trường thọ của ông chính là biết cách nghỉ ngơi khoa học, biết tham gia tập luyện và lao động chân tay, cũng như ăn uống một cách khoa học, hợp lý. Trong đó đặc biệt là thời gian biểu khoa học của ông, đã giúp ông luôn luôn sống theo quy luật.
Hàng ngày ông ăn uống, làm việc, vận động, đi ngủ đều nhất nhất tuân thủ nghiêm ngặt thời gian biểu đã đề ra: 7 giờ sáng dậy, sau đó làm món ăn sáng, 8 giờ ăn sáng, 9 giờ bắt tay vào công việc nghiên cứu khoa học tại phòng thực nghiệm, 12 giờ ăn cơm trưa, sau đó nghỉ ngơi rồi 1 giờ 30 phút chiều lại bắt tay vào làm việc, 6 giờ chiều ăn cơm tối, sau đó nghỉ ngơi rồi tập luyện thể dục hoặc lao động, buổi tối trước khi đi ngủ, ông đọc báo chí hoặc tài liệu, đến 10 giờ 30 phút thì ngủ. Páplốp đã chấp hành nghiêm ngặt thời gian biểu đó trong gần 50 năm.
Cả cuộc đời Páplốp chưa bao giờ bị mất ngủ hoặc ăn uống thất thường, chính vì thế mà ông luôn luôn giữ được sức khỏe, tinh thần sung mãn. Khi ông 70 tuổi, ông vẫn đạp xe đi chơi xa hàng mấy chục cây số. Đến năm 86 tuổi, ông vẫn hăng say lao động như dọn dẹp vườn tược, trồng hoa, đào đất, làm phân, tưới nước v.v… Ông rất thích bơi lội, chèo thuyền, chạy bộ v.v…
Páplốp rất chú ý đến sự hợp lý trong ăn uống và chất dinh dưỡng, hàng ngày ông thường ăn nhiều rau quả như đậu đỗ, hành, hồng v.v… Về thịt, ông thích ăn thịt bò nạc, gà rán và các loại cá tươi. Về thực phẩm ông thích ăn cháo, bánh mỳ đen, sữa bò, ông coi đó là những món không thể thiếu trong mỗi ngày và ăn đúng thời gian, đúng định lượng. Ngoài ra, ông không bao giờ hút thuốc lá, uống rượu.
Páplốp thọ 86 tuổi, sáu ngày trước khi qua đời, ông còn soạn thảo kế hoạch công tác năm. Nguyên nhân chủ yếu để Páplốp được sống lâu là ông luôn luôn hoạt động, luôn luôn động não, làm cho các bộ phân trong cơ thể luôn có sức sống mãnh liệt, chậm suy thoái.