Tác dụng chữa bệnh của cây cam thảo đất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng chữa bệnh của cây cam thảo đất

19/04/2015 02:09 AM
37,417

Theo Đông y, cam thảo đất vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giảm ngứa, cầm tiêu chảy, chữa cảm sốt, ho. Nó thường được dùng chữa một số bệnh như dị ứng mề đay, rôm sảy, eczema, lở ngứa. cảm mạo, ho hen.

 

Image result for cây cam thảo đất

 

Cam thảo được nói tới trong các đơn thuốc cổ là rễ của cây Glycyrrhiza uralensis Fisch, hoặc các cây Glycyrrhiza inflata Bat, Glycyrrhizaglabra L thuộc họ Ðậu ( Fabaceae ), thường gọi là cây Cam thảo bắc, mọc ở các nước ôn đới; không phải cây Cam thảo dây Abrus precatorius L hoặc cây Cam thảo nam Scoparia dulcis L.

Tác dụng của cam thảo trong Ðông y

Cam thảo là một trong những vị thuốc Ðông y lâu đời nhất; trong sách "Thần nông bản thảo" thế kỷ thứ 3 trước công nguyên đã nói đến Cam thảo. Nhìn chung các sách bản thảo (sách nói về dược) Ðông y đều cho rằng Cam thảo vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, giải co thắt giảm đau, nhuận phế giảm khát, thanh nhiệt giải độc, giải độc thuốc và thức ăn, điều hòa tính vị của các vị thuốc khác. Người xưa nhấn mạnh 2 tác dụng khá độc đáo của Cam thảo là:

- Điều hòa vị thuốc: thuốc nhiệt gia thêm Cam thảo thì tính sẽ bớt nhiệt, thuốc hàn gia Cam thảo thì bớt hàn, thuốc có tác dụng mạnh sẽ làm cho hòa hoãn...

- Giải độc: Cam thảo năng giải bách dược độc.


Kết quả hình ảnh cho cây cam thảo đất

Tác dụng của cam thảo theo Tây y

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: cam thảo có nhiều tác dụng quý, ở đây chỉ xin nhắc tới một số tác dụng có liên quan:

- Cam thảo có tác dụng giải độc với nhiều loại độc tố như cloralhydrat, physostigmin, acetylcholin, pilocarpin, barbituric, histamin.

- Cam thảo có tác dụng chống co thắt cơ trơn ống tiêu hóa.

- Cam thảo chống loét đường tiêu hóa, trên thực nghiệm cao lỏng hoặc nước chiết xuất Cam thảo đều có tác dụng chống loét, ức chế tiết axit dịch vị do có tác dụng ức chế histamin, làm vết loét chóng lành.

Một số ứng dụng của cam thảo trong điều trị bệnh:

- Ứng dụng chữa loét dạ dày hành tá tràng: uống cao lỏng Cam thảo ngày 4 lần, mỗi lần 15 ml, liền trong 6 tuần, trị 100 ca có kết quả tốt 90%; kiểm tra Xquang 58 ca thấy 22 ca hết ổ loét, 28 ca chuyển biến tốt (tạp chí Nội khoa Trung y 1960).

- Trị viêm gan B mạn tính dùng viên Cam thảo trị 330 ca có kết quả 77%, tỷ lệ kháng nguyên e ( HbeAg) chuyển âm tính 44,8%, thuốc làm giảm thoái hóa mỡ và hoại tử tế bào gan, giảm phản ứng viêm của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh, hạn chế tăng sinh của tổ chức liên kết, nhờ đó mà giảm tỷ lệ xơ gan (thông báo Trung dược 1987).

Liều lượng

- 4 - 20 g /ngày (Dược điển Việt nam 1992).

Related image

 

Thông tin chung

Tên thường gọi: Cam thảo đất

Tên khác: Cam thảo nam, Dạ cam thảo, thổ cam thảo, tứ thời trà...

Tên tiếng Anh:

Tên khoa học: Scoparia dulcis L.

Thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae

Mô tả

Cây thảo mọc thẳng đứng, cao 30-80cm, có thân nhẵn hoá gỗ ở gốc và rễ to hình trụ. Lá đơn mọc đối hay mọc vòng ba lá một, phiến lá hình mác hay hình trứng có ít răng cưa ở nửa trên, không lông. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc riêng lẻ hay thành từng đôi ở nách lá. Quả nang nhỏ chứa nhiều hạt.

Ra hoa quả vào tháng 5-7.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Scopariae.

Nơi sống và thu hái

Loài liên nhiệt đới mọc khắp nơi ở đất hoang ven các đường đi, bờ ruộng. Có thể trồng bằng hạt vào mùa xuân. Vào mùa xuân hè, thu hái toàn cây rửa sạch, thái nhỏ dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô để dùng dần.

Thành phần hóa học

Cây chứa một alcaloid và một chất đắng; còn có nhiều acid silicic và một hoạt chất gọi là amellin. Phần cây trên mặt đất chứa một chất dầu sền sệt, mà trong thành phần có dulciol, scopariol, (+) manitol, glucose. Rễ chứa (+) manitol, tanin, alcaloid, một hợp chất triterpen. Vỏ rễ chứa hexcoxinol, b-sitosterol và (+) manitol.

Tính vị, tác dụng

Theo Đông y, cam thảo đất vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giảm ngứa, cầm tiêu chảy, chữa cảm sốt, ho. Nó thường được dùng chữa một số bệnh như dị ứng mề đay, rôm sảy, eczema, lở ngứa. cảm mạo, ho hen.

Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.

Amellin trong cây là một chất chống bệnh đái đường, dùng uống làm giảm đường - huyết và các triệu chứng của bệnh đái đường và tăng hồng cầu. Nó cũng ngăn cản sự tiêu hao mô và dẫn đến sự tiêu thụ tốt hơn protein trong chế độ ăn, làm giảm mỡ trong mô mỡ và thúc đẩy quá trình hàn liền vết thương.

Image result for cây cam thảo đất

 

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị: 1. Cảm cúm, sốt, nóng nhiều, ho khan, ho có đờm; 2. Lỵ trực tràng; 3. Tê phù, phù thũng, giảm niệu. Liều dùng 8-12g khô hoặc 20-40g tươi, dạng thuốc sắc. Để tươi chữa ho khan; sao thơm chữa ho đờm và tiêu sưng. Dùng ngoài, ép lấy dịch từ cây tươi trị mụn nhọt, lở ngứa, eczema.

Nước hãm lá Cam thảo đất dùng làm thuốc súc miệng và ngậm chữa đau răng. Hoạt chất amellin dùng điều trị bệnh đái đường, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc, những biến chứng kèm theo đái đường và làm các vết thương mau lành.

Có thể dùng thay Cam thảo để chữa sốt, say sắn, giải độc cơ thể.

Đơn thuốc

Lỵ trực trùng: Cam thảo đất, Rau má, lá Rau muống, Địa liền, mỗi vị 30g, sắc uống.

Cảm cúm, nóng ho: Cam thảo đất tươi 30g, Diếp cá 15g, Bạc hà 9g, sắc uống. Có thể phối hợp với Rau má, Cỏ tranh, Sài hồ nam, Mạn kinh, Kim ngân, Kinh giới.

Ung thư phổi phát sốt, ho hen, tiểu tiện không lợi: Cam thảo đất 60 g, sắc uống ngày một thang.

Ung thư sinh phù thũng: Cam thảo đất 50 g, xích tiểu đậu 30 g, long quỳ 30 g, đại táo 10 g. Sắc uống ngày một thang.

Mụn nhọt: Cam thảo đất 20 g, kim ngân hoa 20 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.

Dị ứng, mề đay: Cam thảo đất 15 g, ké đầu ngựa 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá mã đề 10 g. Sắc uống ngày một thang.

Sốt phát ban: Cam thảo đất 15 g, cỏ nhọ nồi 15 g, sài đất 15 g, củ sắn dây 20 g, lá trắc bá 12 g. Sắc uống ngày một thang.

Tiểu tiện không lợi: Cam thảo đất 15 g, hạt mã đề 12 g, râu ngô 12 g. Sắc uống ngày một thang.

Ho: Cam thảo đất 15 g, lá bồng bồng 10 g, vỏ rễ cây dâu 15 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa bệnh tiểu đường bằng cam thảo đất và chó đẻ

Khi bị bệnh tiểu đường, nếu không chú ý bệnh nhân rất dễ bị các biến chứng như hoại tử, mù mắt, tắc nghẽn mạch máu, suy thận,...Trong số các cách chữa các biến chứng, có một cách mà tôi cho là khá hiệu quả, cách này kết hợp sử dụng hai loại cây thuốc là Cam thảo đất và cây chó đẻ. Bài thuốc này có thể chữa được các biến chứng của tiểu đường giúp người bệnh trở về trạng thái cân bằng đường huyết tương đối hiệu quả.

Đã từ lâu người ta biết đến cây Chó đẻ hay còn gọi là Diệp hạ châu như một loại thần dược có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường. Theo tôi, các loại cây hỗ trợ điều trị tiểu đường thường có tính đa năng, hỗ trợ khá nhiều vấn đề trong cơ thể như chống viêm, giảm đau, làm giảm cholesterol trong máu, phục hồi chức năng của gan, thận...Cây chó đẻ là một trong số các loại thảo dược có đặc tính như vậy. Tuy nhiên để hỗ trợ điều trị tiểu đường cho tốt, người dân địa phương ở mỗi nơi thường kết hợp cây Chó đẻ với các loại cây khác để cho hiệu quả cao hơn. Trong bài viết này tôi giới thiệu bà con bài thuốc mà tôi đã có chứng kiến người sử dụng khá hiệu quả đó là kết hợp cây Diệp hạ châu và cây Cam thảo đất.

Cách sử dụng: Nếu bị biến chứng dùng Diệp hạ châu từ 10g - 15g, Cam thảo đất từ 10g - 15 g đem nấu nước uống hàng ngày, khi hết biến chứng có thể giàm mỗi thứ còn 5g nấu nước uống hằng ngày.

Cây cam thảo chữa ho giảm nhiệt

Cam thảo dây có tên khoa học là Abrus precatorius L., Họ Đậu – Fabaceae  hay tên khác của cam thảo dây là dây Cườm, dây Chi Chi, Tương tư đậu, Tương tư tử.

Đặc điểm thực vật, phân bố của Cam thảo dây: Cam thảo dây là loại dây leo, thân quấn, phân nhiều nhánh nhỏ. Lá kép lông chim. Hoa màu hồng, mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành, cánh hoa hình cánh bướm. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi.

Cách trồng Cam thảo dây: TrồngCam thảo dây bằng dây hay hạt. Trồng vào mùa xuân.

Bộ phận dùng, chế biến của Cam thảo dây: Dùng rễ, thân và láCam thảo dây, thu hái lúc cây chớm ra hoa, phơi khô.

Công dụng, chủ trị Cam thảo dây: Thuốc có vị ngọt mát, dùng để chữa ho, giảm nhiệt, giải độc, trị vàng da do viêm gan siêu vi trùng.

Liều dùng Cam thảo dây: Mỗi lần dùng từ 8 – 16g, dưới dạng thuốc sắc, kết hợp với các vị thuốc khác.

Chú ý: Hạt Cam thảo dây có màu đỏ đốm đen, có độc, không dùng làm thuốc.

Bài thuốc giải cảm ho: Lá Cam thảo dây 8 – 10g, nước 450ml, sắc còn 150ml, chia 2- 3 lần uống trong ngày.

Loét dạ dày: dùng cao Cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hoà tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Không uống liên tục quá 3 tuần lễ.

Chữa tâm phế suy nhược, khó thở, mệt xỉu, mạch nhỏ yếu (huyết áp thấp hay hạ đường huyết); dùng Cam thảo 12g, Đương quy 10g, Nhị sâm 8g, tán bột uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần, hay sắc uống lúc nguy cấp.

Chữa mụn nhọt, ngộ độc: dùng cao mềm Cam thảo, ngày uống 1-2 thìa cà phê.

Ghi chú: Người tỳ vị nhiệt, bụng đầy trướng, nôn mửa, người huyết áp thấp, người bệnh đái đường không nên dùng. Không dùng với Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại, Hải tảo.

Những điều kiêng kỵ khi dùng Cam Thảo

Tuyệt vời Việc dùng cam thảo hằng ngày (8 g/ngày) trong thời gian dài sẽ làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày. Phụ nữ mang thai nếu dùng nhiều cam thảo sẽ dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân

Những vị thuốc mang tên cam thảo được dùng ở Việt Nam:

- Cam thảo bắc.

- Cam thảo đất.

- Cam thảo dây.

Hai vị sau được gọi chung là cam thảo nam, vị hơi ngọt, tác dụng không giống như cam thảo bắc. Riêng hạt cam thảo dây lại có chất độc.

Cam thảo bắc là 1 trong 10 vị thuốc Đông y được sử dụng nhiều nhất vì ngoài tác dụng chính là giải độc, nó còn có vai trò điều hòa tác dụng của các vị thuốc theo mong muốn của thầy thuốc.

Theo Đông y, sinh cam thảo (cam thảo sống) vị ngọt, tính bình; chích cam thảo (cam thảo sao chín hoặc nướng chín) vị ngọt, tính ôn. Cả hai đều có tác dụng ích khí, giải độc, nhuận phế. Khi được dùng phối hợp với các vị khác trong một bài thuốc, nó có tác dụng hỗ trợ, điều hòa, hợp lực, điều vị. Cụ thể là nó giảm nhẹ hoặc hòa hoãn độc tính của các vị thuốc độc (như phụ tử), mạnh (như đại hoàng) hoặc điều hòa các vị thuốc tương kỵ (như hoàng cầm tính lạnh, phối hợp với đẳng sâm tính ấm). Nếu làm thuốc bổ thì dùng chích cam thảo, để giải nhiệt thì dùng sinh cam thảo.

Theo các nghiên cứu hiện đại cam thảo có các tác dụng sau:

- Giải độc: Glycyrrhizin và các muối (Ca, Na...) trong cam thảo có tác dụng khử độc của thuốc, kim loại, giúp bảo vệ gan trong viêm gan mạn tính, ngăn độc tố tác dụng lên tim, chữa ngộ độc strychnin, cocain chlohydrat, chloralhydrat. Cam thảo có khả năng chống lại chất độc của cá, thịt lợn, nọc rắn, độc tố uốn ván và bạch hầu.

- Chữa loét đường tiêu hóa: Do tác dụng chống viêm và ức chế tăng tiết dịch vị (ngược lại, một số chất trong cam thảo lại gây viêm loét).

- Chống co thắt cơ trơn: Do tác dụng của các flavonoid.

Ngoài ra, theo y học hiện đại, cam thảo còn có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, chữa táo bón, gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, hạ thân nhiệt, giảm hô hấp, chữa một số bệnh về da, bệnh Addison.

Image result for cây cam thảo đất

Lưu ý khi dùng

- Kiêng ăn cá.

- Không dùng chung cam thảo với các vị thuốc đại kích, cam toai, nguyên hoa hoặc các nhóm thuốc: corticosteroid, thuốc chứa Digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid.

- Không dùng cam thảo khi dạ dày đầy hơi.

Một số bài thuốc hay

- Chữa loét dạ dày, ruột: Ngày uống 3-5 g cam thảo dưới dạng bột hoặc cao lỏng. Dùng liên tục 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh phù nề.

- Kiện tỳ, cầm tiêu lỏng: Nhân sâm, cam thảo mỗi thứ 4 g; bạch truật, bạch linh mỗi thứ 12 g, sắc nước uống. Thích hợp với người tỳ vị hư nhược, mệt mỏi, ăn ít, tiêu lỏng hoặc tiêu lỏng kéo dài (tránh nhầm với tiêu chảy là bệnh tiêu phân loãng nhiều nước, nhiều lần trong ngày).

- Chữa di chứng xuất huyết não, huyết áp cao: Cam thảo, lá sen mỗi thứ 15 g; đỗ trọng 12 g, bạch thược, sinh địa, mạch môn, tầm gửi mỗi thứ 10 g, sắc 3 lần lấy mỗi lần 100 ml. Trộn chung 3 nước, chia 3 lần uống trong ngày. Ba ngày sau khi dùng thuốc, huyết áp sẽ giảm; 6 ngày sau, bệnh nhân nói đỡ ngọng, cử động được chân tay. Dùng tiếp đến khi khỏi.

- Giải độc thuốc trừ sâu và các loại thuốc gây viêm gan: Sinh cam thảo, phòng phong mỗi thứ 40 g; đậu xanh (cả vỏ, xay nát) 70 g, sắc uống (sau khi đã gây nôn hoặc rửa dạ dày và uống than hoạt).

- Giải độc nấm: Sinh cam thảo, phòng phong mỗi thứ 40 g sắc uống (sau khi đã rửa dạ dày và cho uống than hoạt).

- Giải độc ô đầu, phụ tử: Sinh cam thảo, sinh khương mỗi thứ 16g; kim ngân hoa, đậu xanh (cả vỏ, xay nát) mỗi thứ 70 g. Sắc lấy 200 ml thuốc, thêm đường rồi cho nạn nhân uống ngay, sau lại sắc uống tiếp nước thứ 2, thứ 3.

- Chữa bệnh Addison: Ngày uống 10-30 ml cao lỏng cam thảo, liên tục trong 30 ngày. Bệnh nhân có thể bị phù nhẹ, khi ngừng thuốc sẽ khỏi.

Chú ý: Vị cam thảo được nói đến trong bài này đều là cam thảo bắc.

 

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
khong co benh nau nuoc cam thao dat va cay cho de uong hamg ngay duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
cu uong nhu thuong vi chung ko ki nhau
Được, vì cam thảo có tác dụng thanh nhiệt rất tốt
Uong it thi dc vi cay cho de lam giam huyet ap va sinh ly
cho hỏi dụng chữa bệnh của cây cam thảo đất là gì Ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Bài viết trên khá chi tiết về tác dụng của cây cam thảo đất, bạn tham khảo thêm nhé!
Tác dụng chữa bệnh của cây cam thảo đất
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Cho e hỏi có đung lên uống như uống nước hàng ngày đc ko ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
ai cÓ nhu cầu mua cây cam thảo đất tẠI hà nội liên hệ mình nhé SĐT 0988980322
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
ai có nhu cầu mua cam thảo đất tại HÀ Nội liên hệ mình nhé SĐT 0988980322
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý