Ngoài việc dùng để trị các bệnh u xơ tiền liệt tuyến, suy nhược cơ thể, thần kinh; giúp ổn định huyết áp, đường huyết; chữa tăng cholesterol; chùm ngây còn là thuốc ngừa thai...
Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây
Như TN đã giới thiệu về "cây thần diệu" Moringa - tức là cây chùm ngây, rất có ý nghĩa trong việc chống suy dinh dưỡng tại các khu vực đói nghèo. Chùm ngây không chỉ là thực phẩm mà còn là dược liệu.
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây được đánh giá như sau: lượng vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; gấp 4 lần lượng can-xi và 2 lần lượng protein của sữa; hơn 4 lần vitamin A của cà rốt; hơn 3 lần potassium của chuối. Như vậy cây chùm ngây là nguồn thực phẩm có giá trị cao.Theo lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược, TP.HCM), chùm ngây đã được biết đến và dùng nhiều hơn nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Do có nhiều hữu ích, nên hiện nay đang có chương trình khuyến khích trồng cây chùm ngây ở 80 quốc gia trên thế giới.
Chữa bệnh
Nhiều nước đã sử dụng chùm ngây làm thực phẩm và làm thuốc. Lương y Nguyễn Công Đức cho biết: chùm ngây được dùng chữa các bệnh như: trị u xơ tiền liệt tuyến - bằng cách, dùng 100gr rễ chùm ngây tươi và 80gr lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30gr và lá trinh nữ hoàng cung khô 20gr). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày; trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan - bằng cách, mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày; trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate - bằng cách, mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.
Ngoài ra, chùm ngây còn có công dụng ngừa thai, đây là loại cây được đồng bào người Raglay dùng làm thuốc ngừa thai - cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150gr) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ chùm ngây thì sẽ không có thai. Tuy nhiên, cần lưu ý, phụ nữ đang có thai thì không được dùng cây chùm ngây. Chùm ngây còn được dùng để lọc nước - bằng cách lấy 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già, lấy hột giã nát, trộn đều 5 phút với 3 lít nước đục, để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được.
Gần đây, nhiều nơi trong nước trồng cây chùm ngây. Mặc dù chùm ngây đã được đề cập nhiều lần qua các bài báo, song nhiều bạn đọc vẫn còn thắc mắc về công dụng của loại cây này.
Thành phần
Chùm ngây có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện được trồng nhiều ở các nước vùng nhiệt đới. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, chùm ngây được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam với mục đích để làm thực phẩm, làm thuốc.
Các bộ phận của chùm ngây có chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, a-xít amin... Trong lá và hoa còn tươi có chứa lượng vitamin C cao gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; lượng can-xi gấp 4 lần và lượng protein gấp 2 lần so với sữa; hơn 4 lần vitamin A so với củ cà rốt. Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa có hoạt tính kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, chống u bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, trị tiểu đường, bảo vệ gan, chống nấm...
Nhiều công dụng
Chùm ngây vừa là dược liệu, vừa là một thực phẩm rất tốt. Ngoài khả năng thanh lọc nước và cho giá trị dinh dưỡng cao, chùm ngây còn là một dược thảo quan trọng trong việc điều trị một số bệnh như: dùng lá giã nát đắp lên vết thương bị sưng, nhọt; trộn với mật ong để đắp lên mắt (bên ngoài) trị mắt sưng đỏ; dùng vỏ của rễ đem sắc lấy nước ngậm trị đau răng; hạt chùm ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán, trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông.
Chùm ngây là một trong những cây thuốc dân gian rất thông dụng tại Ấn Độ. Ở quốc gia này, người ta hay dùng vỏ thân chùm ngây để trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc, chữa đau cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen), trị tiểu ra máu, trị thổ tả, dùng dầu từ hạt để trị phong thấp.
Ở Việt Nam, rễ chùm ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, giúp dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau; hạt và nhựa cây giúp giảm đau... Người ta dùng lá chùm ngây ướp với hoa lài, sâm tươi, hay phối chế với chè xanh để làm ra các sản phẩm, bài thuốc bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, cung cấp vitamin và các a-xít amin, khoáng chất cho cơ thể, cải thiện tốt tình trạng kém ăn, mất ngủ, dùng cho người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu, cholesterol cao, người lớn tuổi, cho phụ nữ sau sinh, người phục hồi sau bệnh...
Tác dụng chữa bệnh của cây Chùm ngây
Cây Chùm Ngây thuộc thân mộc, cao 5 - 10m. Lá 2 - 3 lần kép, dài 30 - 60cm hình lông chim, lá chét hình trứng mọc đối có 6 - 9 đôi. Hoa trắng có cuống giống hoa đậu ván mọc thành chùm ở nách lá, có lông tơ. Quả nang dài 30 - 40cm, ngang 3cm có 3 cạnh, chỗ có hột gồ lên, có khía rãnh dọc theo quả. Hột màu nâu đen, tròn có 3 cạnh đính 3 cánh lụa trắng mỏng, hạt lớn cỡ hột nhãn tiêu.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về lá chùm ngây non ở miền Nam nước ta cho thấy trong 100g còn tươi có 6,35g chất đạm, 1,7g chất béo, 8g bột đường, 1,9g chất xơ, 3,75g chất khoáng (trong đó phosphor 50mg, Kali 216mg, Đồng 0,1mg, Magnesium 123mg, Sắt 16mg, caroten 6.250 UI). Các sinh tố B1 0,2mg, B2 0,21mg, PP 2,25mg và sinh tố C từ 110 - 220mg. Như vậy là chùm ngây non là loại rau giàu dưỡng chất trong các loại rau.
Những nghiên cứu khoa học về chùm ngây
Đa số các nghiên cứu được thực hiện ở Ấn Độ, Philippines và Châu Phi... Cây Chùm Ngây có tên khoa học là Moringa Olefera họ chùm ngây (Moringaceae) đã được biết đến và hơn ngàn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Do có nhiều hiệu quả hữu ích từ cây chùm ngây nên hiện nay đang có chương trình khuyến khích trồng cây chùm ngây ở 80 quốc gia trên toàn thế giới.
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như Zeatin, Quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và Kaempferol.
Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây được đánh giá như sau: Vitamin C nhiều hơn trái cam 7 lần, nhiều hơn 4 lần Calcium và 2 lần protein của sữa, hơn 4 lần vitamin A của cà rốt, hơn 3 lần nguồn thực phẩm có giá trị cao.
CÁCH SỬ DỤNG:
Các món canh mặn: Nấu với tôm, tép, cá trê, thịt nạc... Sau khi nêm nếm cho vừa ăn, dùng lá chùm ngây non, đọt non rửa sạch bỏ vào nồi canh khi nước đang sôi, rồi trộn đều rồi nhấc xuống ngay không để sôi thêm.
Các món canh chay: Canh bí ngô với băp non bào nhỏ và đậu phộng sống (lạc) giã nát nấu cho chín, nêm nếm cho vừa ăn rồi bỏ lá chùm ngây non, đọt non đã rửa sạch vào trộn đều nhắc xuống ngay không để sôi thêm.
Món lá chùm ngây trộn dầu dấm: Lá chùm ngây non vừa đủ dùng, rửa sạch tuốt lấy lá non, đọt non, bỏ cọng già. Trộn với dầu dấm, ít muối, tiêu, đường. Món sống sống này ăn rất ngon và không còn mùi hăng của lá. Hoặc thêm vào ít cà chua và hành tây. Hoặc các món khác như xào, luộc...
Kinh nghiệm chữa bệnh từ cây chùm ngây
Thuốc ngừa thai của dân tộc Raglay: Cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước còn nửa lít thuốc chia uống 2 lân trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ chùm ngây thì không có con.
Trị Chứng tăng Cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid. Làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalat: Mỗi ngày dùng 100g rễ tươi (30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước sôi 15 phút. Uống cả ngày.
Giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan, trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh: Mỗi ngày dùng 150g lá chùm ngây non, đọt non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nược sạch vắt lấy nước cốt (Hoặc dùng máy xay sinh tố) thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần trong ngày.
Trị u xơ Tiền liệt tuyến: Rễ chùm ngây tươi 100g, lá Trinh nữ hoàng cung tươi 80g (Hoặc rễ chùm ngây khô 30g, Lá Trinh nữ hoàng cung khô 20g). Nấu với 2 lít nước còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày.
Lắng nước: Dùng 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già. Lấy hột giã nát quậy đều 5 phút với 3 lít nước đục vùng lũ lụt, nước đục ở ruộng, ao, hồ. Để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được.
Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng cây chùm ngây.
(st)