Tác dụng chữa bệnh của cây rau dền gai

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tác dụng chữa bệnh của cây rau dền gai

19/04/2015 02:09 AM
26,148

Rau dền có nguồn gốc ở Mỹ châu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng rau dền là một loài hầu như hiện diện khắp tất cả Châu lục, và sự hiện diện này như một loài cỏ hoang dại độc hại. Nó có thể là một loài cỏ dại nghiêm trọng cho việc trồng tỉa ở Châu Á.



Ở Campuchia, rau dền gai được gọi là Pti banlar và tro của nó đã được ghi vào lịch sữ dùng để nhuộm vải màu xám.

Rau dền có nhiều công dụng cũng như dùng làm thực phẩm. Giống như nhiều loài hiện có, rau dền là một thực vật có giá trị dinh dưởng được đánh giá ở Phi Châu. Cũng được đánh giá ở Thái Lan, nơi mà rau dền được gọi là Phak Khohm ( có nghĩa là rau bina ).

Rau dền cũng được dùng làm thực phẩm ở Phi luật Tân, tên gọi là Kulitis.

Tại Ấn Độ, thường được trồng và rất phổ biến trong môi trường dân cư đông đúc, những cư dân nơi đây mở ra những cánh đồng như là một lãnh vực canh tác, trên lề đường trên khắp nước.

Rau đền nơi đây được gọi “katamaris” tại bengali, “kantanu Dant” trong Gujarat và “alpa-Marisha” trong tiếng Phạn sanskrit.

Thực vật và môi trường :

Mô tả thực vật :

Thân thảo, to, đứng thẳng, phân nhánh cao khoảng 0,4 đến 1 m, không lông, nhiều nhánh, có gai ở nách lá ( sự hiện diện của gai giúp ta phân biệt dền gai với dền xanh amaranthus viridis )

Phiến lá tròn, dài, thon, hình bầu dục đầu nhọn mũi giáo, 4 – 10 cm, mặt dưới xanh lợt, cuống có 2 gai dài 3 – 15 mm ở nơi gắn vào thân.

Hoa, đơn tính, hoa đực và hoa cái trên cùng một cây,

Hoa đực trên gié ở ngọn phía trên, bao hoa thường 3, tiểu nhụy 5, rất nhiều,

Hoa cái mọc chùm ở nách lá, cao 7 – 8 mm, đài hoa 5 hay từ 1 – 3, hình bầu dục thẳng, thường thì có ngạnh. Cánh hoa màng mỏng và trong. Lá bẹ thẳng, có lông, tồn tại lâu như đài hoa hay hơn, dạng như gai, bầu noản thượng, vòi nhụy 3 cong ở cuối.

Trái là hạp quả, tự khai, nếp nhăn, dài như những đài hoa,

Hạt, nhỏ nhiều, khoảng 1 mm đường kính, màu đen, hình thấu kính và sáng. Hạt trưởng thành khoảng 1 tháng sau khi trổ hoa. Những hạt chín trưởng thành rơi rụng chung quanh cây, sự phát tán do những động vật ăn thực vật, người ta phát hiện phần lớn những hạt nằm trong phân hũy của động động vật.

Hoa nở rộ suốt năm.

Bộ phận sử dụng :

Rể, thân và lá.

Người ta thu hoặch rể suốt năm, rửa thật sạch, cắt thành lát mỏng và phơi khô. Lá và thân non được ăn như rau xanh.

Thành phận hóa học và dược chất :

● Lá chứa :

- các dẫn xuất anthraquinone,

- cardiac glycosides,

- và saponins.

● Nghiên cứu sản lượng 18 loại acides amines, trong đó có 8 loại cần thiết :

▪ Chứa :

- 7-p-coumaroyl apigenin 4-O-beta-D-glucopyranoside,

● những coumaroyl flavone glycoside mới như :

- spinoside,

- xylofuranoxyl uracil,

- beta-D-ribofuranosyl adenine,

- beta-sitosterol glucoside,

- hydroxycinnamates,

- quercetin,

- và kaempferol glycosides,

- betalains,

- betaxanthin,

- betacyanin;

- amaranthine,

- và isoamaranthine,

- gomphrenin,

- betanin,

- b-sitosterol,

- stigmasterol,

- linoleic acid,

- rutin,

- và beta-carotene.

► Thành phần hóa học ( theo Hooper):

- Nước = 52.10% (tươi).

- Chất béo lipide = 2.21% (khô).

- Alblumenoids = 19.43% (khô).

- Glucide = 38.35% (khô).

- Chất xơ thực phẩm = 19.82% (khô).

- Tro = 20.20% (khô).

- Azote = 3.11% (khô).

- Phosphoric acid = 1.13% (khô).

- Silicates = 1.90% (khô).

► Thành phần dinh dưởng lá dền gai Amaranthus spinosus :

Đặc tính trị liệu :

► Thân và lá :

● Dùng để chữa trị :

- Dịu đau, trấn thống emmenagogue,

- Thuốc lợi sữa galactogogue,

- Chất làm lạnh refrigerant,

- Lợi tiểu diuretic,

- Thuóc tẩy xổ purgative,

- Làm lavement ( bom rửa ruột )Enema,

- Bệnh bao tử stomach diseases,

- Bệnh tả cholera,

- Đổ mồ hôi sudorific,

- Nôn mửa vomiting,

- Bệnh phong cùi leprosy,

- Chất làm mềm emollient,

- Vết bầm bruises,

- Áp xe abscès,

- Viêm sưng inflammations

► Rau dển gai đượcđề nghị dùng trong :

- phát ban nhiệt fièvres éruptives, ( như sởi, đậu mùa, ban đỏ )

- như chất lợi sữa galactogène

- và là một đơn thuốc cho bệnh đau bụng.

► Hạt được sử dụng như là một thuốc dán để :

- đắp lên chỗ gãy xương os brisés.

Cây rau dền gai, giúp tạo nên :

- sự co thắt trong những mô sống,

- làm giảm những dòng chảy của sự bài tiết,

- và những chất thải của máu,

- những chất nhày mucus,

Đồng thời cũng tác dụng :

- giảm sốt,

- và mềm mịn da,

- tạo sự ấm nóng và độ ẫm, 

Được sử dụng bên trong cơ thể trong điều trị :

- nội xuất huyết hémorragie interne ,

- tiêu chảy diarrhée

- và kinh nguyệt quá nhiều menstruations excessives.

► Rể :

● Dùng để chữa trị :

- Rối loạn kinh nguyệt menorrhagia,

- Bệnh lậu gonorrhoea,

- Chóc lở eczema,

- Đau bụng colique,

- Long đờm expectorant

- dịu đau trấn thống emménagogue

- và lợi sữa galactogogue.

- và viêm sưng phồng lên gonflements inflammatoires.

● Rể có thể giúp thúc đẩy hoặc làm tăng lưu lượng kinh nguyệt .

● Rau dền gai cũng giúp tăng sự sản xuất sữa cho người mẹ trong thời kỳ cho con bú.

Cây dền xanh có đặc tính :

- chất làm se thắt astringente,

- làm đổ mồ hôi diaphorétique,

- lợi tiểu diurétique,

- làm mềm émollient

- và giải nhiệt fébrifuge.

Nước ép rau dền gai cũng dùng chung với nước ép của rể cây khác, thường dùng với nước ép rể  Rubus ellipticus và  Dichrophela integra để chữa trị :

- những rối loạn dạ dày troubles de l'estomac

Hoặc chỉ dùng riêng rau dền gai để chữa trị :

- chứng khó tiêu indigestion,

- và ói mửa có thể xảy ra khi ăn những thức ăn lạ, không quen vào cơ thể.

Dung dịch nước ép rau dền gai được sử dụng ở Népal để điều trị :

- sốt,

- rối loạn đường tiểu hay tiểu khó troubles urinaires,

- tiêu chảy diarrhée

- và bệnh lỵ dysenterie.

Bột rể của cây dền xanh được dùng như một đơn thuốc để :

- nhọt mọc đầu ngón tay panaris.

► Bột nhảo pâte của rể rau dền được sử dụng trong :

- điều trị rối loạn kinh nguyệt ménorragie,

- bệnh lậu gonorrhée,

- chóc lỡ eczéma

- và đau bụng coliques.

- Dền gai giúp loại bỏ mủ nhọt đầu đinh  pus des furoncles.

► Sử dụng bên trong cơ thể để chữa trị :

- nội xuất huyết hémorragie interne,

- tiêu chảy diarrhée

- và kinh nguyệt quá nhiều excessive menstruations.

Rể và lá nấu đun sôi dùng cho trẻ em như :

 - thuốc nhuận trường  laxatif.

► Tro :

- Hạ cam chancres ( là một chứng bệnh loét thường xảy ra ở bộ phận sinh dục, nguyên nhân do MST( Maladie sexuellement transmissible bệnh lây truyền qua đường sinh dục), như bệnh giang mai do vi trùng Treponema pallidum, hạ cam mềm gây ra bởi vi trùng Haemophilus ducreyi hoặc Trypanom hạ cam do vi trùng Trypanosome.

► Sử dụng bên ngoài cơ thể, để chữa trị :

- loét, lỡ miệng ,

- bài tiết ở âm đạo sécrétions vaginales,

- chảy máu cam saignements de nez

- và những vết thương.

Ngoài ra cũng được dùng để chữa trị rắn cắn.

Cây rau dền xanh có thể dùng tươi hay cũng có thể thu hoặch ngay khi vào mùa trổ hoa và phơi khô để sử dụng về sau.

Kinh nghiệm dân gian .

▪ Ở Phi luật Tân, nước dền gai nấu sắc được dùng để chữa trị bệnh lậu.

▪ Rể dền gai được phơi khô bằng nắng mặt trời, nghiền nát thành bột được sử dụng cho:

- bệnh lậu.

- bệnh sốt,

- viêm phế quản,

- rắn cắn,

- bệnh kiết lỵ,

- tiêu chảy,

- viêm dạ dày cấp tính và mãn tính,

- viêm đường tiểu.

▪ Những lá bầm giập nát được sử dụng chữa trị chóc lỡ.

● Liều sử dụng :

Sử dụng 30 – 60 gr nguyên liệu khô hoặc 60 gr nguyên liệu tươi, dùng phương cách ngâm trong nước đun sôi hay nấu sắc.

Đối với sử dụng bên ngoài, nấu sắc rau dền tươi rửa loét hay vết thương để rửa.

Nấu sắc cũng được dùng để súc miệng trị loét lở miệng, đau cổ họng.

▪ Đối với bệnh trĩ chảy máu, có thể phối hợp với những dược thảo khác như cỏ roi ngựa Verbena officinalis và đun sôi, nấu sắc.

Nước nấu sắc décoction thêm một ít giấm, dùng để uống. Chảy máu sẽ ngưng vào ngày hôm sau.  

▪ Dùng như thuốc cao chế biến từ hạt, đấp lên chổ xương gẫy.

▪ Cũng như tất cả giống Amaranths, rau dền gai dủng để trị ho. Toàn cây được sử dụng cho :

- long đờm,

- giảm sự hơi thở trường hợp viêm phế quản phế quản cấp tính.

▪ Tại Pakistan, rể rau dền gai được sử dụng cho :

- rối loạn kinh nguyệt,

- bệnh lậu,

- chóc lở,

- đau bụng,

- và lợi sữa.

Lá và rể dùng như thuốc :

- nhuận trường,

- nhọt,

- và dùng như thuốc dán đắp lên chỗ sưng ung mủ áp xe.

▪ Trong y học cổ truyền Đài Loan và Trung Quốc, rau dền gai được sử dụng cho bệnh tiểu đường.

▪ Ở Trung Quốc, hạt rau dền gai được chế biến thành cao, đắp lên chổ xương gãy,

 Sử dụng trong cơ thể chữa trị chứng tiêu chảy, chảy máu và rối loạn kinh nguyệt.

▪ Ở Malaysia, và Maurice, nước nấu sắc của rể dùng cho lợi tiểu.

▪ Tại Ấn Độ, rể rau dền ngâm trong nước đun sôi điều trị :

- bệnh chóc lở,

- cũng sử dụng cho rối loạn kinh nguyệt.

▪ Ở Népal, sử dụng như thuốc phá thai.

▪ Lá dền gai, bầm giập nát dùng như chất làm mềm, sử dụng bên ngoài cơ thể cho vết loét trong miệng, chóc lở eczéma, vết phỏng, vết thương, nhọt , viêm tai, và bệnh trĩ.

▪ Nhựa của dền gai dùng như thuốc rửa mắt để chữa bệnh mắt và chứng co giật convulsion ở trẻ em.

▪ Ở Malaysia, cây dền gai được sử dụng như thuốc :

- long đờm,

- viêm phế quản cấp tính,

▪ Nấu sắc vỏ rau dền, dủng cho bệnh sốt rét paludisme.

▪ Tại Nigeria, tro của cây rau dền đã được đốt cháy dùng cho :

- những vết thương,

Nước ép của cây sử dụng để rửa mắt.

Nghiên cứu

● Chống khả năng sinh sản ;

Những nghiên cứu bao gồm các chiết xuất trong nước lẫn rượu ethanolique của rể rau dền Amaranthus spinosus, được nghiên cứu tác dụng chống khả năng sinh sản.

Kết quả việc sử dụng chiết xuất trong rượu trong ngày thứ 1 đến ngày thứ 5 thời kỳ mang thai cho thấy sự gián đoạn đáng kể, khả năng gián đoạn với chiết xuất trong rượu nhiều hơn chiết xuất từ trong nước.

● Sốt rét :

Nghiên cứu cho thấy hiệu quả chiết trích rau dền gai amaranthus spinosus tác dụng chống lại ký sinh trùng Plasmodium falcifarum hổ trợ cho sự sử dụng truyển thống cho hoạt động chống ký sinh trùng.

● Điều hòa sự miễn nhiễm :

Nghiên cứu đánh giá tác dụng điều hòa sự miễn nhiễm của amaranthus spinosus, chiết xuất từ nước và kết quả cho thấy nhiệt độ không ổn định thành phần hợp chất chống apoptotique.

● Bảo vệ gan :

Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động tiểm năng bảo vệ gan trong những vết thương gan, thí nghiệm ở động vật. Một nghiên cứu cho thấy cơ chế bảo vệ từ những chất hiện diện như flavonoïdes và hợp chất phénolique.

● Chống bệnh tiểu đường / sinh sản tinh trùng :

Nghiên cứu cho thấy dung dịch trích trong rượu methanol của đường glucose trong máu. Rau dền amaranthus spinosus giảm tình trạng đáng kể, so sánh với glibenclamide. Thí nghiệm cũng cho thấy tác dụng hạ lipide trong máu và sự sinh sản tinh trùng gia tăng bằng cách tăng số lượng tinh trùng và trọng lượng cơ quan sinh dục, cơ quan phụ thuộc. Kết quả trên hổ trợ cho sự sử dụng theo dân gian cho bệnh tiểu đường.

● Chống viêm :

Nghiên cứu dung dịch trích trong rượu của dền gai cho thấy hoạt động chống viêm thông qua sự ức chế sinh tổng hợp biosynthèse những prostaglandines.

● Chống viêm / chống đau :

Nghiên cứu chiết xuất trong nước 50% rau dền gai cho thấy một hoạt động quan trọng và phụ thuộc vào liểu chống viêm và hoạt động giảm đau hệ thần kinh trung ương và ngoại vi.

Hiệu quả xấu và rủi ro : 

● Trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai, rau dền gai có thể :

- gây  ra sự xẩy thai abortion.

Ứng dụng :

● Nấu sắc cây rau dền được xem như một dụng cụ để cải thiện sự tiêu hóa .

● Lá cây được áp dụng dưới hình thức thuốc dán để giảm :

- những vết bầm tím, máu bầm ecchymoses,

- áp xe abcès,

- vết phỏng brûlures,

- những vết thương plaies

- và những viêm sưng inflammations.

● Ngâm trong nước đun sôi cây rau dền gai dùng như đặc tính :

- lợi tiểu. 

● Nấu sắc :

- Tiêu hóa Digestive,

- Bệnh thận Kidney diseases

● Nấu nước thân lá để tắm rất công hiệu :

- Chữa trị dị ứng,

- Nổi mề đay,

- Ngứa,

- Những bệnh ngoài da

▪▪▪ Dùng nguyên cây rể thân lá nấu một nồi nước lớn ( nhiều vật liệu ), sau khi tắm, như thường ngày, thoa lên những chổ ngứa, như mề đay. Còn lại sối lên khắp người, để nguyên không rửa tắm lại bằng nước thường.

Hiệu quả rất nhanh và công hiệu.

● Nấu sắc để súc miệng :

- Đau răng Toothache

● Santhalis và miền đông Bihar Paharia dùng dung dịch trích của rể như là :

- thuốc diệt giun sán  vermicide.

● Dân cư miền nam Orissa dùng nấu sắc đuôi rể rau dền để chữa trị :

- tiêu chảy mãn tính diarrhée chronique.

● Theo những lương y, y học truyền thống Ayurveda, rể rau dền xanh được sử dụng để chữa trị :

- những bệnh về tử cung.




Dền gai là loại rau quen thuộc dùng trong nhân dân. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, hầu như vườn nhà nào cũng có. Dền gai là cây thân thảo, phân cành nhiều, không lông. Lá mọc so le, hình thuôn dài, cuống dài có cánh, ở gốc có 2 gai, mặt trên phiến lá màu xanh nhạt. Hoa mọc thành sim và sắp xếp sít nhau ở nách lá thành những bông dài, các lá bắc như gai. Quả là một túi hình trứng nhọn một đầu. Hạt đen óng ánh.

Ngoài công dụng làm rau ăn, dền gai còn được xem như là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Toàn cây được dùng làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm, đem về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Có thể đốt thành tro, dùng dần.

Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc chữa bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt dùng để đắp, băng bó chấn thương...

Các bài thuốc thường dùng

Trật đả, ứ huyết: Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 - 15g uống thay nước trà.

Mụn nhọt chưa vỡ: Rễ rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt, có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.

Bỏng nhẹ: Thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.

Ho có đờm: Thân, lá cây rau dền gai 50 - 100g, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần. Dùng 5 - 7 ngày.

Viêm họng, đau họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 - 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 - 2 lần đến khi đỡ đau họng.

Chữa sỏi thận: Rễ rau dền gai (sao vàng), kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g; vỏ quả bí đao 20g, sắc uống. Uống trong 10 ngày.

Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc với rơm rạ: Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Chữa kinh nguyệt không đều: Rau dền gai 15g, bạc thau 20g, sắc uống.

Chữa bạch đới, khí hư: Rễ rau dền gai 20g, lá bạc hà 16g, phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước lấy 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng 7-10 ngày.


Bị ong đốt, rết cắn hãy đắp rau dền



Theo Đông y, rau dền vị ngọt nhạt, tính lạnh, không độc. So với nhiều loại rau ăn khác, tỷ lệ protit có trong rau dền thuộc loại cao và điều đáng quý là nó có gần đầy đủ các axit amin cần thiết như lysine, methionine, phenylalaline, valine, leucine, isoleucine, threonine, arginine, histidine, chỉ thiếu tryptophan.

Rau dền còn có nhiều chất khoáng và vitamin. Do giàu canxi và các vitamin A, C, rau dền có tác dụng giúp trẻ em tăng trưởng khoẻ mạnh, phát triển chiều cao. Đặc biệt, món cháo tôm - rau dền được nhân dân ta coi là một món ăn, bài thuốc bồi bổ sức khoẻ tốt cho trẻ nhỏ.

Rau dền còn được dùng làm thuốc lợi tiểu, sát khuẩn, chữa ong đốt, rết cắn, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ... Những bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian này thường rất đơn giản. Để chữa chứng kiết lỵ, lở loét do nhiệt nhân dân ta thường lấy rau dền tía luộc chín, ăn cả cái lẫn nước mỗi ngày khoảng 15-20g trong 2-3 ngày sẽ khỏi.

Còn nếu không may bị ong đốt (nhất là loại ong to có nọc độc) chỉ cần lấy rau dền vò nát, xát vào chỗ bị đốt sẽ thấy dịu đau buốt rất nhanh.

Dùng rau dền tía nấu canh hoặc sắc lấy nước nấu cháo để chữa phụ nữ hậu sản có kết quả tốt.

Cây dền gai được dùng cả thân, lá, rễ, hạt để làm thuốc. Toàn cây dền gai chứa nhiều muối kali nên có tác dụng lợi tiểu. Lá dền gai sắc uống cùng một số vị thuốc khác có tác dụng chữa khớp xương sưng đau. Giã nát lá đắp chữa bỏng, thúc nhọt chóng lên mủ.

Ngoài ra, rễ dền gai còn được dùng phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa khí hư và đi lỵ ra máu.


Dền gai chữa viên họng



Đông y dùng cây dền gai chữa một số bệnh như viêm đường hô hấp, làm giảm ho, long đờm, điều kinh, lợi tiểu, dùng ngoài chữa chốc lở, mụn nhọt.

Cây dền gai có vị ngọt, nhạt, tính hơi lạnh. Thân, rễ, lá, hạt của cây dền gai đều dùng để làm thuốc.

- Trị chứng viêm họng: Lá cây dền gai rửa sạch, nhai nát nuốt nước dần cùng với vài lát gừng tươi và vài hạt muối, ngày nhai ngậm 1 – 2 lần.

- Trị chứng ho có đờm: 50 gr thân, lá cây dền gai; cam thảo đất, lá húng chanh, vỏ rễ dâu tằm mỗi vị 16 gr. Rửa sạch, sắc lấy nước uống ngày một thang, chia làm 2 – 3 lần. Hoặc: 50 gr thân, lá cây dền gai rửa sạch, giã nát lấy nước uống.

- Trị chứng đi lỵ: 50 gr thân, lá cây dền gai; 30 gr rau sam, nấu canh ăn ngày 1 – 2 lần. Hoặc lấy 100 gr thân, lá cây dền gai sắc lấy nước uống ngày một thang.

- Trị ung nhọt đau nhức chưa vỡ mủ: Rễ cây dền gai rửa sạch, giã nát đắp lên ung nhọt, giúp làm nhanh vỡ mủ, đỡ đau nhức.


Chữa viêm da mủ với lá dền gai


Để chữa ung nhọt đã vỡ mủ, lấy lá rau dền gai giã nát hoặc nhai nát, đắp lên ung nhọt. Còn nếu bị viêm da mủ, lấy toàn cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên tổn thương.

Cây dền gai (tên khoa học amaranthus spinosus) vị ngọt, nhạt, tính hơi lạnh, được dùng để lợi tiểu, điều kinh, chữa viêm đường hô hấp, long đờm, giảm ho, dùng ngoài chữa mụn nhọt, chốc lở. Theo sách Thảo dược Quảng Đông, cây có tác dụng chữa rắn cắn. Có thể dùng rễ, thân, lá, hạt để làm thuốc.

Một số bài thuốc Nam thường dùng:

- Rắn cắn: Hạt rau dền gai 5 g (1 muỗng đầy), phèn chua 0,5 g. Cả hai thứ đem giã nát, chia hai phần, một phần để uống, chiêu thuốc với rượu hoặc nước ấm (rượu dẫn thuốc nhanh hơn). Phần còn lại đem đắp lên vết cắn. Cần kết hợp với hút nọc rắn tại vết cắn.

- Ung nhọt chưa vỡ mủ, đau nhức: Rễ rau dền gai giã nát, đắp lên ung nhọt, có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.

- Bỏng: Thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.

- Ho đờm: Thân, lá cây rau dền gai 50-100 g, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50 g, lá bồng bồng 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50 g, lá húng chanh 16 g, vỏ rễ dâu tằm 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

- Viêm họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1-3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai ngậm 1-2 lần.

- Chữa lỵ: Thân, lá cây rau dền gai 100 g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50 g, rau sam 30 g. Nấu canh ăn ngày 1-2 lần.

Tác dụng chữa bệnh của âm nhạc
Tác dụng của cây nhân trần
Công dụng của cây chè dây
Tác dụng chữa bệnh của tỏi
Công dụng của cây ngô đồng
Tác dụng chữa bệnh của cây nhàu


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Em bi gai cot song.co nguoi mach uong cay rau den gai la khoi co dung khong a.
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Bạn đã bị lâu chưa? Đã chữa trị ở đâu rồi & trong bao lâu?
khong dung
Mình chưa nghe nói đến điều này, bạn nên ăn nhiều các thức ăn chứa canxi ngoài ra phải kết hợp với các biện pháp trị liệu của bệnh viện mới ok được
nghe tin cay den gai chua duoc benh dau khop dung khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
cay den gai co phai chua viem soi mat dung ko a
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
You dung much Tran tao chua dung bang con than co dung no a
tôi nghe nói cây rau dền gai ( thân rễ, lá ) khơi khô nấu nước, dùng thay trà sẽ chữa khỏi bệnh gút, có đúng không ?
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Dền gai hay rau dền thuộc họ rau dền. Cây có nhiều cành, thân không lông, lá mọc so le, hình thuôn dài. Rau dền có loại có gai, loại không gai. Hoa mọc sít nhau ở nách, quả hình túi, hạt đen, óng ánh thường mọc hoang ở các bãi đất ven đường, dễ trồng. Cây rau dền chứa một tỷ lệ cao natrat kali. Do có nhiều kali nên toàn cây, nhất là rễ có tính lợi tiểu và thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, bệnh lậu và làm thuốc điều kinh. Phần thân cây trên mặt đất thường dùng làm thuốc chữa bỏng, đắp các viêm sưng mụn nhọt. Lá rau đền có tính long đờm dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt rau dền có thể dùng để băng bó vết thương, bậm dập, ứ huyết. Về việc chữa gut cũng chưa thấy nhắc tới
cay den gai co the chua benh dau lung dung ko a
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Hiện chưa thấy bài thuốc nào chữa đau lưng từ cây dền gai được chia sẻ!
Rau dền gai có chữa được bệnh tim mạch không? Nếu được thì cách sử dụng như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Hiện chưa có bài thuốc chữa tim mạch bằng dền gai bạn nhé. Mời các bạn cùng chia sẻ
cay rau den gai co chua duoc benh dau suong khop khong
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Dền gai thì mình không biết, tuy vậy bạn có thể tham khảo một số bài thuốc trị đau xương khớp bằng lá lốt: Chữa phong thấp, đau nhức xương: Lá lốt 12g, dây chìa vôi 12g, rễ cỏ xước 12g, hoàng lực 12g, rễ quýt rừng 12g, đơn gối hạc 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Lá lốt 16g, tầm gửi cây dâu 12g, tục đoạn 12g. Sắc uống 2 lần trong ngày. Lá lốt 20g, cỏ xước 20g, cẩu tích 20g, hy thiêm 20g, rễ si 16g, rễ quýt rừng 16g, cà gai leo 12g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt. Rễ lá lốt 15g, rễ bưởi bung 15g, rễ cây vòi voi 15g, rễ cỏ xước 15g. Sao vàng sắc uống 3 lần trong ngày. Lá lốt tươi, ngải cứu tươi, liều lượng bằng nhau. Giã nát, thêm ít dấm, đảo trên chảo nóng. Đắp hoặc chườm. Trị lợm giọng buồn nôn: lá lốt khô 40g, tán bột. Uống 2g bột với nước cơm trước bữa ăn. Chữa viêm răng miệng: cao lá lốt 2g, đường kính 2g, nước 10ml. Hòa tan và ngậm.
cho tôi hỏi: cây rau rền gai có chữa được trĩ ngoại ko ak?
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Rau dền bình thường ăn rất tốt cho những người bệnh trĩ đó bạn, có thể nấu ăn thường xuyên để hỗ trợ điều trị. Bạn cũng có thể tham khảo thêm món ăn bài thuốc góp phần chữa bệnh trĩ sau: Gốc rau dền nấu đại tràng heo: Nguyên liệu gồm 100 g gốc rau dền rửa sạch, xắt khúc; 150g đại tràng heo. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ với lượng nước vừa phải. Sau đó, gắp gốc rau dền ra, cho thêm lượng muối vừa ăn vào nồi nước rồi ăn xác, uống nước. Đây là món giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, tiêu viêm.
rau dền gai có chữa được bệnh mỡ máu không?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Chồng tiooi bị viêm xương hông và thoái hoá đót sống, chưuax, thuốc tây nhưng không hiệu quả. Chuyên mục cho tôi hỏi rễ dền gai phơi khô đun nước uống hàng ngày có cải thiện được tình trạng này không? cám ơn chuyên mục . thư trả lời xin gửi về địa chỉ email: kimoanh.aic@gmail.com.
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Cay den gai co chua benh thoat vi dia dem dc ko
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
chuyên mục cho tôi hỏi cây dền gai có cải thiện dược bệnh gai đôi và thoái hóa đốt sống không?cảm ơn .thư trả lời xin gửi vào địa chỉ gmail huongquynh1095@gmail.com
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Cay đen gai co chua bênh thoát vi địa đếm đuợc khong
có chữa được mỡ máu không?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý