Tác dụng chữa bệnh của cây giao

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng chữa bệnh của cây giao

19/04/2015 02:09 AM
2,448

Một bạn đọc viết thư cho biết bị bệnh viêm xoang đã nhiều năm, từng chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi; vừa qua có sử dụng cây giao nấu xông mỗi ngày 2 lần thì thấy bệnh giảm nhiều...



I/ Mô tả: Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây. Cây dễ trồng bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Đoạn cây được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút, từ 3, 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, dễ bén rễ. Sau khi cắt rời đoạn cây thì nên để trong bóng râm chừng một hoặc hai ngày cho khô mủ, trồng sẽ nhanh bén rễ hơn. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa xài tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây (cây không bị khô mủ) để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển tốt. Cây xương cá có hình thức bề ngoài rất giống một loại cây khác chỉ dùng để trồng kiểng đơn thuần, không có tác dụng chữa bệnh. Điểm phân biệt 2 loại cây này, theo kinh nghiệm thực tế, là: cây xương cá có mủ rất nhiều, còn loại cây kia thì lại không có mủ hoặc nếu có cũng rất ít. Vì vậy, nếu bẻ nhánh ra thấy CÓ NHIỀU MỦ TRẮNG ĐỤC NHƯ SỮA thì chắc là đúng cây thuốc.

Lưu ý: Vì thuộc họ xương rồng, có mủ đục nên cây có đặc tính là mủ có hại cho mắt. Do đó, khi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ, …) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kiếng, …), bởi vì mủ có khả năng làm đui, mù mắt. Nếu mủ dính vào tay, chân, … thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Dính vào áo, quần: dùng chanh để tẩy ra. Còn nếu đã lỡ dính vào mắt: ta rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, dùng chanh thoa bên ngoài mí mắt.

II / Công dụng: Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào của bệnh cây thuốc này cũng có thể trị được, dù tỷ lệ này là rất cao, khoảng trên 90% người bệnh được trị khỏi. Cây còn có thể trị được các bệnh khác như: mụt cóc, viêm, trặc tay chân, thấp khớp, đau đầu trun, cá đâm, rắn cắn, …

III/ Cách trị bệnh viêm xoang mũi bằng phương pháp xông hơi: */Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc). */Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 -3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ nóng chảy! Mở nắp ấm, đổ vào cỡ một chén nước. */Đếm cỡ 10 đến 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm. */ Đặt ấm lên bếp. Nếu có bếp gas thì làm tiếp như sau: */ Đầu tiên, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên. */Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. (Các loại bếp khác cũng phải tìm cách bớt lửa để xông được lâu và không quá nóng). */Kế tiếp, lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên. */ Thời gian xông có thể chỉ là 15, 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 đến 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới. */ Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.

Lưu ý: */ Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. */ Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông 1 cách thoải mái là được. Chẳng hạn: tránh đừng chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm phỏng da non. */ Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên. */ Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm 1 vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp.

Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài. Cây này hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 2 đến 3, 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu (5, 7 ngày) mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là không “chịu thuốc” (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp) hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách, nên ngưng dùng.

/ Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn người lớn. Tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên.

/ Khi tắt bếp rồi, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi.

LƯU Ý: Để cẩn thận, không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ có thai.

Nên xông 2 hôm đầu mỗi lần 20 phút. */Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 mỗi lần xông 25 phút. Sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến khỏi bệnh. Khi bệnh đã khỏi nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hẳn.

Đặc biệt cần phải lưu ý: ống xông phải dài được 5 tấc (50cm) hoặc hơn chút ít.

DIỄN BIẾN TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ: */ Tùy theo bệnh trạng mà diễn biến của quá trình điều trị có thể khác nhau: */ Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. */ Có người 2, 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. */ Có 1 số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu. Nhưng chừng 2, 3 hôm sau đó sẽ dịu dần và xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh.


Bạn đọc trên nêu băn khoăn, nếu dùng cây giao xông lâu ngày như vậy thì có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay không? Về vấn đề này, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Cây giao - ảnh: tư liệu

Cây giao (hay còn gọi là cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô) thuộc họ thầu dầu. Loại cây này thường được trồng cùng với cây hoa quỳnh (nên người ta hay gọi “cây quỳnh cành giao”). Cành giao còn gọi là càng cua, xương khô, san hô xanh, thập nhị, có thể cao đến 3m, thân nhánh tròn, màu xanh lục, khi bẻ cành có nhiều mủ trắng chảy ra. Dân gian thường dùng cành giao để trị đau nhức, côn trùng đốt, chấn thương…

Toàn cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc. Nhưng, nhựa cây rất độc có thể gây mù mắt (nếu dính vào mắt); gây phồng, rộp đỏ da, niêm mạc. Ở Ấn Độ, cây giao được dùng để chữa mụn cóc; ở Indonesia dùng để chữa ngoài da và làm thuốc xổ; ở Thái Lan cây giao cũng được người dân dùng chữa bệnh.

Sau đây là một số cách dùng cây giao chữa bệnh trong dân gian:

- Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Dùng khoảng 15 đốt cành giao, cắt nhỏ từng đoạn ngắn, cho vào túi nylon đập nát rồi cho vào nồi cùng nước, đun sôi. Dùng giấy cuộn thành ống lắp vào đầu vòi, cho vào mũi để hít hơi thuốc vào mũi, thỉnh thoảng hít cả vào miệng. Thời gian xông 10 -5 phút. Xông liên tục 3-5 ngày, bệnh nặng có thể xông đến 7 ngày. Không dùng cho phụ nữ có thai.

- Chữa côn trùng, ong, rắn cắn, bò cạp đốt: Dùng cành giao giã nhỏ, đắp lên nơi bị cắn.

- Chữa chấn thương, đau nhức: Dùng cành giao giã nhỏ, đắp lên tổn thương ở cơ bắp, khi khô lại dùng rượu nhạt nhỏ thêm vào bã thuốc.

- Chữa mụn cơm: Dùng nhựa cây giao đắp lên mụn cơm. Không được để nhựa mủ cây thuốc này bắn vào mắt.

Như trên đã nói, cây giao có độc tính, nhất là nhựa cây có thể gây mù mắt (nhựa dính vào mắt), không để nhựa dính vào da, mắt. Và có độc, nên không sử dụng cành giao dài ngày. Theo kinh nghiệm dân gian nên tối đa không quá 10 ngày.


Bài thuốc tự chế “vĩnh biệt” bệnh xoang không tốn tiền

Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông

Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian.

Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền.

Bài thuốc tự chế “vĩnh biệt” bệnh xoang không tốn tiền 1

Bà Trần Thị Kim Phúc trong một lần đi tìm cây giao phát miễn phí cho người mắc bệnh xoang

Bài thuốc quý của đại ngàn

Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu.

Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm”.

Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc rất mà trước khi đóng quân ở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay.

Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và “cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đông lạnh và khắc nghiệt của xứ sở “chuột túi” nhưng căn bệnh vẫn không tái phát.

Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến bài thuốc này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đã khỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ông bà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe.

Khi bài thuốc được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đình để xin bài thuốc, cây thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nên để giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạy ra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người.

Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấy thuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cách làm, tác dụng, lưu ý … và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này.

Bài thuốc tự chế “vĩnh biệt” bệnh xoang không tốn tiền 2

Cây giao

Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giao

Điều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.

Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm: 1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.

Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.

Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.

Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3-5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.

Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.

Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.”

Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhânviêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”.




Tác dụng chữa bệnh của cây nhàu
Tác dụng chữa bệnh của cây cam thảo đất
Tác dụng chữa bệnh của cây bông mã đề
Tác dụng chữa bệnh của cây nắp ấm
Tác dụng chữa bệnh của cây bạch quả
Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Cho minh hoi thoai hoa cot song dot thu 5 hay L5 thi uong thuoc gi minh da uog thuoc tay y thay do nhung khi het thuoc khoang 15 ngay thi dau tro lai ai biet chi minh voi . Xin cam on!
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
cảm ơn tác giả và hai bác rất nhiều!! :D
Cây giao mọc ơ dâu trên miền bắc viet naml
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Mọc ở nhiều nơi, nhất là các vùng quê, có một số nơi thường dùng làm hàng rào
Cây xương cá(còn gọi là cây giao).có chữa được bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng không.nếu được xin cho biết cách chữa trị.em cảm ơn.,.
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
theo minh biet thi 1 cay duoc lieu khong co tac dung gi het. no chi co tac dung khi ket hop nhieu loai duoc lieu lai voi nhau. do la nhung gi ma thay co day duoc lieu noi voi minh
hay quá...ko biet ở Huế có cây này ko nhỉ?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Bạn có thể liên hệ với các trường địa học y, hoặc các cửa hàng thảo dược nhé
làm thế nào để có câu giao ấy nhỉ mình ở Hà Nội ai có cây ý thì giúp mình với liên lạc với mình theo địa chỉ phamhiensp1@gmail.com, Mình xin chân thành cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Chị có thể liên hệ với những cửa hàng bán thuốc bắc, thuốc nam, hoặc các trường đại học y nhé
Minh bi viem da xoang mui di ung, minh rat muon ap dung cay xoang cho benh cua minh nhung muon gap Co Tran Thi Kim Phuc va Chu Danh de hoi ve cay giao va cho de lay vi minh muon truoc chua benh sau giup nhung nguoi khac bi benh giong minh. Minh co hoi ben bao phu nu net nhung khg thay hoi am, rat mong cho minh so dt cua vo chong Co Chu tren de minh dc chua benh va giup nguoi, rat mong nhan duoc hoi am ah, vui long goi mail cho minh theo dia chi: bichha.huynh@gmail.com hoac thanhha1622003@yahoo.com, thanks
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Các cô chúc cho con hỏi 1 chút ạ. Con ở Thanh Hóa, con có thể liên hệ ở đâu gần nhất để lấy cây giao ạ. Người nhà con bị rất nặng, con mong được các cô chú giúp đỡ ạ! Con cảm ơn Cô chú rất nhiều ạ !
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
cho tôi hỏi tác dụng của cây giao, và dùng như thế nào? Vi tôi thấy mọi người truyền miệng nhau là cây có thể chữa được viêm xoang, ngoài chữa viêm xoang còn có tác dụng gì nữa không, và dùng như thế nào
Minh dang so huu mot so it cay giao hay con goi la san ho xanh ai can thi lien he minh qua mai. Traitimbanght87@gmail.com
cho chau hoi cay do mua o dau dc ko a.tai chau tim o bien hoa het uj mak ko tim dc
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Mua ở các hiệu thuốc nam bạn ạ. Về quê cũng nhiều nhà có mà
Thông tin liên hệ để mua cây giao:Mr Tú (Tôi cũng bị viêm xoang 7 năm, nay đã khỏi hẳn)Số 8, ngách 33, ngõ Tân Lạc, Đại La, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà NộiMobile: 0908 275 866Email: thanhtu0809@gmail.com
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Cho hỏi địa chỉ của bà Kim phúc và ông Đảnh để được hướng dẫn và xin thuốc. cảm ơn !
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý