Tác dụng chữa bệnh của lá tre

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng chữa bệnh của lá tre

19/04/2015 02:09 AM
197

Cây tre được sử dụng làm thuốc trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời. Tác dụng làm thuốc của cây tre được ghi lại sớm nhất trong sách "Danh y biệt lục", cách nay khoảng 1500 năm.


Cây tre cho ta các vị thuốc:

1- Trúc diệp: chỉ lá tre bánh tẻ hoặc lá non của cây tre. Có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân dịch, lợi niệu. Thường dùng chữa nhiệt tà gây tổn thương tân dịch, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện sẻn đỏ. Tác dụng của lá bánh tẻ và lá non còn cuộn tròn (búp tre) tương tự như nhau, nhưng khi chữa các bệnh nhiệt ở phủ vị thường dùng lá, còn khi chữa bệnh nhiệt ở tạng tâm thường dùng búp.

2- Trúc lịch: là vị thuốc chế bằng cách chặt tre tươi, cắt thành từng đoạn, nướng lên và vắt lấy nước. Hoặc uốn cong cây tre non ngay tại bụi tre, phạt ngọn, buộc cọc ghìm vào miệng bình, lấy đuốc lửa đốt phần giữa, nước cốt - trúc lịch sẽ chảy dần vào bình. Có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, định suyễn. Dùng chữa đàm nhiệt khái suyễn (hen suyễn do đờm nhiệt), trúng phong hôn mê, kinh giản, điên cuồng.

3- Trúc nhự (tinh tre): là vị thuốc chế bằng cách cạo bỏ vỏ xanh bên ngoài của cây tre, sau đó cạo lớp thân bên trong thành từng mảnh hay sợi mỏng. Có tác dụng thanh hóa nhiệt đàm, trừ phiền chỉ ẩu (chống nôn). Dùng chữa ho đờm vàng đặc, bồn chồn mất ngủ, nôn mửa ...

Ngoài ra, măng tre, cặn đọng trong đốt tre (thiên trúc hoàng) cũng có thể sử dụng làm thuốc.

Một số bài thuốc từ cây tre:

- Dự phòng viêm não B: Dùng lá tre, vỏ bí đao, lá sen, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 9g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Để dự phòng viêm não, mỗi tuần cần uống 1-2 ngày.

- Chữa sốt cao, mê man do viêm não: Dùng trúc lịch 30-50g, hòa với nước đã đun sôi, chia ra uống trong ngày.

- Chữa ho suyễn, hoặc trúng phong cấm khẩu: Gừng sống giã vắt lấy nước cốt 1 chén, hoà với 1 chén trúc lịch cho bệnh nhân uống dần.

- Chữa ho khan: Dùng lá tre 12g, rau má 12g, vỏ rễ dâu 12g, quả dành dành (sao vàng) 8g), lá chanh 8g, cam thảo 6g; nước 700-800ml , sắc còn 250-300ml, chia 2 lần uống trong ngày; cũng có thể tán thô, hãm vào phích uống dần. Dùng cho các trường hợp ho khan, đờm sát, cổ họng khô và ngứa, rêu lưỡi vàng mỏng.

- Chữa viêm màng phổi có tràn dịch: Lá tre 20g, vỏ rễ dâu 12g, hạt rau đay 12g, thạch cao 20g, hạt bìm bìm 12g, rễ cỏ tranh 12g, thổ phục linh 12g, bông mã đề 12g. Dùng 600ml nước, sắc còn 200ml; uống hết một lần trước bữa trưa 30 phút. Lại thêm nước, sắc lần thứ hai, uống trước bữa cơm chiều. Cùng với việt điều trị bằng kháng sinh, bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ rất tốt.

- Chữa mất ngủ, tâm phiền, hồi hộp: Dùng trúc nhự 16g, mạch môn (củ cây tóc tiên) 16g, sắc nước uống trong ngày.

- Chữa nấc (do nhiệt): Dùng lá tre 20g, tinh tre 20g, thạch cao (nướng đỏ) 30g, gạo tẻ (rang vàng) 20g, bán hạ 8g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, tai quả hồng 10 cái; nước 800ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc này có tác dụng thuận khí, giáng hỏa, thích hợp với chứng nấc do nhiệt - kèm theo các triệu chứng người bứt rứt, khát nước, miệng hôi, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện táo kết ... Không dùng cho chứng nấc do hàn.

- Chữa miệng lưỡi lở loét: Búp tre 15-20g, sinh địa 10g, mộc thông 10g, cam thảo 8g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Bài thuốc có tác dụng "thanh tâm trừ phiền", dùng trong trường hợp Tâm kinh thực nhiệt, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện vàng sẻn.

- Chữa đái ra máu: Lá tre 20g, mạch môn 20g, mã đề 20g, rễ cỏ tranh 20g, thài lài tía 20g, râu ngô 20g; nước 700ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc này có tác dụng thanh tâm, lợi niệu, chỉ huyết (cầm máu), thích hợp với chứng tiểu tiện xuất huyết do nhiệt độc tích tụ ở bàng quang.

Tac dung chua benh cua la tre

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo nuôi cấy nhân tạo có tác dụng gì?

Tôi nay đã ngoài 60 tuổi, cứ tới mùa Đông là lại bị ho nhiều và rất sợ lạnh. Mới đây có ông bạn đi Quảng Châu (Trung Quốc) về, mang cho thứ thuốc bổ, nói là có thể cải thiện bệnh của tôi. Thuốc có tên là “Kim thủy bảo giao nang”. Tôi đọc bản giới thiệu thuốc, thấy nói có tác dụng tốt đối với bệnh của mình, nhưng có một điều khiến tôi rất thắc mắc là: thuốc được chế từ “đông trùng hạ thảo nuôi trồng nhân tạo” . Rất mong “Thuốc vườn nhà” tìm hiểu và thông tin biết, vì sao dược liệu đó lại có tên là “Đông trùng hạ thảo”, và loại nuôi trồng nhân tạo có gì khác với loại mọc hoang dã. Kính.

(Lê Văn Minh, quận Ba Đình, HN)

"Đông trùng hạ thảo" (ĐTHT) là vị thuốc Đông y rất qúy và hiếm. Thuốc còn có tên là "trùng thảo" hoặc "hạ thảo đông trùng"; tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sace.

Vị thuốc có tên là "đông trùng hạ thảo" là vì: Mùa đông đó là một con "sâu" (đông trùng), tới mùa hạ thì biến thành thứ "cỏ" (hạ thảo), cho nên người ta mới đặt ra cái tên lạ lùng như vậy.

Vị thuốc kỳ lạ này được nói tới sớm nhất trong sách "Bản thảo bị yếu" của Uông Ngang, từ khoảng cuối thế kỷ 17. Tới cuối thể kỷ 18, được mô tả tỉ mỉ hơn trong sách "Bản thảo cương mục thập di" của Triệu Học Mẫn, nhưng chưa thể giải thích rõ vì sao con sâu lại có thể biến thành thứ cỏ.

Mãi tới thế kỷ 20, bí mật này mới được khám phá. Nguyên do là, ĐTHT được tạo thành do nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, tại một số vùng núi cao (3000m trên mặt biển), loài sâu non họ Cánh bướm phải chui xuống đất để tránh rét. Sâu bị một loài nấm chui vào "ở nhờ" và hút các chất dinh dinh dưỡng trong thân sâu để sống.

Sâu bị mất dần chất dinh dưỡng và chết, cuối cùng chỉ còn lại cái xác bọc ngoài. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma), mọc chồi, nhô khỏi mặt đất – nhìn giống như một thứ cỏ (thảo), nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu của sâu. Như vậy, ĐTHT thực chất là một loài nấm mọc ra từ đầu một loài sâu. Sau tiết Hạ chí, người ta đào cả nấm và xác sâu, mang về rửa sạch, phơi khô, được vị thuốc ĐTHT.

Điều cần lưu ý để tránh nhầm lẫn là, ở nước ta, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, nhân dân hay sử dụng một loại sâu khác, với cùng tên ĐTHT. Loài sâu này sống trong thân "cây chít" (còn gọi là "cây đót", "cây le", "cây cỏng" - một loại lau vẫn cho lá để gói bánh tro, bông dùng làm chổi quét bụi bàn ghế hay chổi quét vôi).

Vào những tháng 11-12, ở những cây chít bị cụt ngọn, trong thân thường có những "con sâu" mà người ta gọi là ĐTHT. Thực ra, đó chỉ mới là nhộng của loài sâu Brihaspa atrostigmella. Sâu này đẻ trứng ở vỏ cây, nhộng nở ra chui vào và sống trong thân cây qua mùa đông. Loài nhộng này có màu trắng vàng, dài khoảng 35mm.

Khi khai thác, người ta thả sâu vào chậu nước muối để rửa cho sạch, sau đó đem rang hay sấy khô. Tiếp theo lại tẩm mật ong rồi lại sấy khô. Cuối cùng mới ngâm sâu vào rượu để làm thuốc bổ. Trong rượu này có các chất béo nổi lên như mỡ, giống như trong nước luộc gà. ĐTHT Việt Nam mặc dầu là loài khác, nhưng trong dân gian cũng dùng như ĐTHT nhập từ TQ; còn tác dụng trên thực tế ra sao, chưa thấy ai nghiên cứu xác minh.

Ngoài ra, ĐTHT VN còn dùng để chế biến thức ăn, thường là xào với trứng để ăn cho bổ; có người lại mua về làm thức ăn nuôi chim họa mi.

Theo Đông y, ĐTHT (Trung Quốc) có vị ngọt, tính ấm (ôn), vào 2 kinh phế và thận. Có tác dụng ích phế, thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đàm (tiêu đờm), dùng chữa hư lao sinh ho, ho ra máu, liệt dương, lưng gối đau mỏi, di tinh.

Theo các nghiên cứu hiện đại: thành phần hóa học và tác dụng dược lý của ĐTHT nuôi cấy nhân tạo tương tự như ĐTHT thiên nhiên, nên được khuyến cáo sử dụng để thay thế cho ĐTHT thiên nhiên.

Thuốc “Kim thủy bảo giao nang” có trong danh mục thuốc của Dược điển Trung Quốc (Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc dược điển), được chế từ nấm đông trùng hạ thảo nuôi cấy trong điều kiện nhân tạo, tán thành bột mịn, đóng vào viên nang, mỗi viên có trọng lượng 0,33g.

Tác dụng theo Đông y: Bổ ích phế thận, bết tinh ích khí. Dùng cho trường hợp phế thận lưỡng hư (hai tạng phế và thận đều suy hư), tinh khí bất túc, cửu khái hư suyễn (ho suyễn lâu ngày do cơ thể suy nhược), dương nuy tảo tiết (liệt dương, xuất tinh sớm), ...

Kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy, “Kim thủy bảo giao nang” có tác dụng giảm mỡ máu và phòng ngừa xơ cứng động mạch, tăng lượng máu cung cấp cho cơ tim và các tổ chức trong não bộ, hạ huyết áp, ức chế sự tụ tập tiểu cầu, chống rối loạn nhịp tim, chống viêm, giảm ho, điều tiết chức năng miễn dịch, bảo vệ gan, xúc tiến hoạt động tuyến sinh dục.

Chữa mụn cơm độ tuổi thanh xuân

Cháu năm nay 17 tuổi, trên mặt xuất hiện nhiều các nốt nhỏ, chỗ thưa, chỗ dày cộm. Cháu đi khám, bác sĩ bảo bị hạt cơm và phải đốt bằng laze, nhưng cháu không muốn và rất sợ. Bây giờ nó đang lan dần xuống cổ và ngực. Cháu muốn hỏi "Thuốc vườn nhà" có cách nào trị được những hạt cơm này không?

(Nguyễn Thị Thúy H. Hưng Yên)

Thứ mụn mà dân gian gọi chung là mụn cơm (hoặc hạt cơm, mụn cóc, ...), trong y học được chia thành hai loại:

Thứ nhất là, loại mụn màu xám, hoặc nâu, đỏ, đen, đỉnh thường phình to như nhụy hoa, mặt sần sùi, có hạt lấm tấm như qủa dâu tằm, ... Y học hiện đại gọi là “mụn cơm thông thường” (Common warts, verruca vulgaris); Đông y thường gọi là “thiên nhật sang”.

Thứ hai là, loại mụn cơm có hình tròn bầu dục hoặc đa giác, mặt trơn nhẵn, ranh giới rõ ràng, màu như da bình thường hoặc nâu nhạt. Không có cảm giác gì khác thường hoặc chỉ hơi ngứa; trong y học gọi là "mụn cơm phẳng" ( verruca plana, flat wart). Loại này hay gặp ở thanh thiếu niên, nên còn gọi là "mụn cơm tuổi thanh xuân". Loại thứ hai này hay phát ra ở mặt, cổ, ngực, mu bàn tay, cánh tay .... Theo như cháu viết, nhiều khả năng cháu đã bị mắc loại mụn cơm thứ hai này.

Cả hai loại mụn cơm đều do bị nhiễm phải các vi rút thuộc nhóm Human Papilloma Virus (H.P.V) gây nên. Các vi rút gây nên 2 loại mụn cơm nói trên tuy cùng nhóm H.P.V, nhưng khác loài, nên cách dùng thảo dược chữa trị cũng không hoàn toàn như nhau. Dưới đây là một số loại cây cỏ mà cháu có thể sử dụng thử để chữa mụn cơm phẳng:

Thuốc bôi ngoài:

- Dùng gừng tươi, rửa sạch, ngâm trong giấm ăn một ngày đêm, sau đó giã nát, lấy nước cốt bôi lên những chỗ bị bệnh; Mỗi ngày bôi nhiều lần.

- Dùng hạt “nha đạm tử” (mua ở các cửa hàng Đông Nam dược), đem giã nát, dùng bông thấm chất dầu, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày bôi 2-3 lần.

Thuốc uống:

- Dùng tam thất sống, tán thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 g, chiêu bằng nước trắng đã sôi. Tại một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm điều trị 52 ca, đạt kết qủa tốit. Nói chung sau 7 ngày là khỏi.

- Dùng hạt ý dĩ 500g, nghiền mịn, trộn đều với 500g đường kính trắng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa con.


Tham khảo thêm


Măng tre tươi – dược liệu tốt, chữa nhiều bệnh

24-05-2012

Măng tre tươi là dược liệu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, chỉ khát tiêu đờm, làm se, nhuận táo, chống co thắt…

Măng tre tươi - dược liệu tốt, chữa nhiều bệnh - Sức Khỏe - Bệnh viêm khớp | Bệnh thấp khớp - Sức khỏe gia đình - Y học thường thức

Măng tre tươi có tác dụng chữa được nhiều bệnh.

Măng là chồi non của một số cây thuộc họ tre. Chỉ dùng măng cây tre già hay tre mỡ (Bambusa arundinacea Retj). Măng hình nón, phủ bởi những vòng nang cứng, đầu xẻ thành tua ngắn. Người ta thu hoạch măng tre vào mùa xuân khi chồi nhú khỏi mặt đất cao 15 – 20cm. Lột mo nang, rửa sạch, thường dùng tươi. Dược liệu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, chỉ khát tiêu đờm, làm se, nhuận táo, chống co thắt, được dùng trong những trường hợp sau.

Chữa sốt cao:

Măng tre mới nhú 30g, thái nhỏ, ép cùng với gừng tươi 10g lấy nước uống làm 1 lần. Ngày uống 2 lần. Để chữa cảm nắng, say nắng, dùng thêm nước ép hành tươi, tỏi tươi mỗi thứ 10g và muối ăn 20g.

Chữa ho, viêm họng:

Măng tre mới nhú 20g, me chua đất hoa vàng 20g, rễ dâu (phần vỏ trắng ở trong) 10g, tẩm mật, sao vàng, gừng 8g. Tất cả giã nát, thêm ít đường trắng hoặc mật ong, hấp cơm 10 -15 phút. Lấy ra để nguội, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa mụn nhọt, đầu đinh:

Măng tre mới nhú 20g, bồ công anh 10g, gừng tươi 5g, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày.

Chữa hen suyễn, thấp khớp:

Măng tre 40g giã nát, ép lấy nước. Ốc sên hoa 2 con to (loài ốc có vỏ dày, bóng, màu vàng nâu đen, miệng không có vảy, thường phá hoại cây cỏ rau màu) đập vỏ, bỏ ruột, dạ dày và thực quản, chỉ lấy phần thịt, đem xát với muối và phèn chua, rửa sạch cho hết nhớt, nước vàng, thái nhỏ rồi nấu lấy nước đặc. Trộn hai nước, uống làm 1 – 2 lần trong ngày. Dùng trong thời gian dài.

Chữa sâu quảng, lở loét:

Dùng ngoài măng tre 100g phối hợp với quả hồi 50g, lá chanh 50g, lá thuốc lào 50g, rửa sạch, giã nát, đắp chữa sâu quảng, lở loét.

Nhiều người cho rằng ăn măng tre thường xuyên sẽ làm giảm béo. Người tỳ vị hư hàn hoặc đang dưỡng bệnh không nên dùng măng tre vì khó tiêu, người bị bệnh sốt rét ăn măng tre dễ bị tái phát.


Một số bài thuốc từ cây tre

Dự phòng viêm não B: Dùng lá tre, vỏ bí đao, lá sen, rễ cỏ tranh mỗi thứ 9 g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Để dự phòng viêm não, mỗi tuần cần uống 1-2 ngày.

Chữa sốt cao, mê man do viêm não: Dùng trúc lịch 30-50 g, hòa với nước đã đun sôi, chia ra uống trong ngày.

Chữa ho suyễn, hoặc trúng phong cấm khẩu: Gừng sống giã vắt lấy nước cốt 1 chén, hòa với 1 chén trúc lịch cho bệnh nhân uống dần.

Chữa ho khan: Dùng lá tre, rau má, vỏ rễ dâu mỗi thứ 12 g, quả dành dành (sao vàng) 8 g, lá chanh 8 g, cam thảo 6 g; nước 700-800 ml, sắc còn 250-300 ml, chia 2 lần uống trong ngày; cũng có thể tán thô, hãm vào phích uống dần. Dùng cho các trường hợp ho khan, đờm sát, cổ họng khô và ngứa, rêu lưỡi vàng mỏng.

Chữa viêm màng phổi có tràn dịch: Lá tre 20 g, thạch cao 20 g, vỏ rễ dâu, hạt rau đay, hạt bìm bìm, rễ cỏ tranh, thổ phục linh, bông mã đề mỗi thứ 12 g. Dùng 600 ml nước, sắc còn 200 ml; uống hết một lần trước bữa trưa 30 phút. Lại thêm nước, sắc lần thứ hai, uống trước bữa cơm chiều. Cùng với việc điều trị bằng kháng sinh, bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ rất tốt.

Chữa nấc (do nhiệt): Dùng lá tre, tinh tre, gạo tẻ (rang vàng) mỗi thứ 20 g, thạch cao (nướng đỏ) 30 g, bán hạ 8 g, mạch môn (bỏ lõi) 16 g, tai quả hồng 10 cái; nước 800 ml, sắc còn 300 ml, chia hai lần uống trong ngày. Thuốc này có tác dụng thuận khí, giáng hỏa, thích hợp với chứng nấc do nhiệt - kèm theo các triệu chứng người bứt rứt, khát nước, miệng hôi, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện táo kết... Không dùng cho chứng nấc do hàn.

Chữa miệng lưỡi lở loét: Búp tre 15- 20 g, sinh địa 10 g, mộc thông 10 g, cam thảo 8 g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Bài thuốc có tác dụng "thanh tâm trừ phiền", dùng trong trường hợp Tâm kinh thực nhiệt, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện vàng sẻn.

Chữa đái ra máu: Lá tre , mạch môn, mã đề, rễ cỏ tranh, thài lài tía, râu ngô mỗi thứ 20 g; nước 700 ml, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc này có tác dụng thanh tâm, lợi niêu, chỉ huyết (cầm máu), thích hợp với chứng tiểu tiện xuất huyết do nhiệt độc tích tụ ở bàng quang.


Công dụng chữa bệnh của cây măng tây
Tác dụng của cây cỏ sữa nhỏ
Tác dụng chữa bệnh của hoa mẫu đơn
Tác dụng của cây hoàn ngọc
Tác dụng chữa bệnh của rau muống
Tác dụng chữa bệnh của hoa hiên


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý