Từ lâu, cây lô hội đã được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh tác dụng làm thuốc, lô hội còn được dùng trong nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp, dưỡng nhan sắc. Lô hộâi là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô. Hoa nở vào mùa thu và hè, mọc thành chùm dài màu vàng lục, phớt hồng. Quả nang có hình bầu dục, lúc đầu có màu xanh sau chuyển sang vàng.
Ở nước ta, lô hội thường được trồng làm cảnh; lá, hoa và rễ được dùng làm thuốc.
Trong dân gian, lô hội còn có nhiều tên gọi khác nhau như Du thông, Tượng tỵ thảo, La vi hoa, Long miệt thảo, Lưỡi hổ.... Một số sách cổ như Khai bảo gọi nó là lô hội hay Nô hội, Quỷ đan... Tên khoa học Aloe vera L. var chinensis (Haw) Berger, thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Theo nghĩa Hán, lô có nghĩa là đen, hội là hội tụ, tụ đọng lại, ý chỉ nhựa cây lô hội khi cô lại có màu đen, có thể đóng thành bánh.
Thành phần hóa học: Hoạt chất chủ yếu của lô hội là aloin bao gồm nhiều antraglucosid dưới dạng tinh thể, vị đắng và có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lệ 16-20%. Các nhà khoa học còn thấy lô hội chứa một ít tinh dầu màu vàng có mùi đặc biệt, nhựa cây chiếm 12-13% cũng có tác dụng tẩy.
Tác dụng theo y học cổ truyền: Lô hội đã được dùng làm thuốc từ rất lâu. Vị đắng, tính mát, vào 4 kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, mát huyết, chỉ huyết (cầm máu), nhuận tràng, thông đại tiện. Thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, phiền táo, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm tá tràng, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật) ở trẻ em, đái tháo đường... Người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai không nên dùng.
b>Tác dụng chữa bệnh của lô hội: Tùy theo bộ phận dùng làm thuốc. Sách Trung dược như Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục cho rằng lá lô hội có tác dụng thông tiện, thúc kinh, mát máu, ngừng đau, tiêu viêm, tả hỏa, sát trùng, giải độc. Chủ trị nhọt lở độc sưng, bỏng lửa, bỏng nước, cam tích, kinh bế, ghẻ lở.
Hoa lô hội có tác dụng lợi thấp, mạnh vị. Chủ trị tiêu hóa không tốt, cảm nhiễm đường niệu, thấp chẩn, ho hắng...
Tác dụng dược lý của lô hội: Có 3 tác dụng chính, liều thấp có tác dụng kích thích tiêu hóa, liều cao là thuốc tẩy mạnh; Ngoài ra còn là thuốc có tác dụng thông mật.
Ứng dụng chữa bệnh bằng cây lô hội
- Chữa đái tháo đường: Lá lô hội 20g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
- Chữa tiểu đục, nước tiểu như nước vo gạo: lô hội tươi 20g, giã nát, thêm đạm qua tử nhân 30 hạt, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần (Phúc kiến dân gian thảo dược). Có thể dùng hoa lô hội 20g nấu với thịt lợn ăn.
- Chữa nôn ra máu: Hoa lô hội 20g, sắc với rượu (Lĩnh nam thái dược lục).
- Chữa ho đờm: Lô hội 20g, bỏ vỏ ngoài, lấy nước rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một thang (Quảng Đông trung thảo dược).
- Chữa ho khạc ra máu: Hoa lô hội 12-20g khô. Sắc uống ngày một thang (Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).
- Chữa trẻ em cam tích: Rễ lô hội khô 20g. Sắc uống ngày một thang (Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).
- Chữa đau đầu, chóng mặt: Lô hội 20g, hoa đại 12g, lá dâu 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa tiêu hóa kém: Lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa viêm loét tá tràng: Lô hội 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10g, chiêu với nước thuốc trên. Uống liên tục 15-20 ngày là một liệu trình.
- Chữa kinh bế, đau bụng kinh: Lô hội 20g, nghệ đen 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa bỏng: lá lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da, bôi nhựa lô hội vào chỗ bỏng thì mát và lành ngay.
- Chữa mẩn ngứa, dị ứng: Nhựa lô hội bôi trên tổn thương sau khi dấp rửa bằng nước nóng 3-4 lần. - Chữa Eczema: Lá lô hội xẻ mỏng, bôi nhựa vào như chữa bỏng nói trên. Hàng ngày bôi phủ lên nhưng không được kỳ rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa lô hội thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.
- Chữa viêm da: Dùng nước sôi thấm ướt khăn dấp vào, nguội thì vắt kiệt rồi lại thấm nước sôi dấp, làm 5-7 lần cho đỡ ngứa, sau đó lau khô, lấy lá lô hội xẻ mỏng đắp trên tổn thương, ngày đắp 1-2 lần, làm liên tục trong nhiều ngày.
- Chữa quai bị: Lá lô hội giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời dùng lá lô hội 20g; Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa viêm đại tràng mãn: Lô hội 5 lá tươi, bóc bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con (30ml).
- Chữa đau nhức do chấn thương, tụ máu: Lá lô hội tươi, giã nát đắp vào chỗ sưng đau; Kèm theo lá lô hội 20g xay nhỏ hoặc giã nát, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa táo bón: Lá lô hội tươi, mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc lô hội 20g, xay nhỏ với 0,5 lít nước. Chia uống 2-3 lần trong ngày.
- Chữa mụn nhọt: Lá lô hội tươi, giã nát đắp lên mụn nhọt.
- Chữa trứng cá: Lá lô hội tươi, bóc vỏ lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.
Sách Cây thuốc phòng trị bệnh ung thư còn giới thiệu một số bài thuốc chữa các bệnh ung thư có lô hội như sau:
- Phòng bệnh ung thư: Lá lô hội 20g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
- Chữa ung thư đại tràng: Lô hội 20g, chu sa 15g. Dùng rượu làm viên, ngày uống 4g với rượu.
- Chữa bạch huyết: Lô hội 20g, đương quy 20g. Làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g.
- Chữa u não: Lô hội 15g, đại hoàng 15g, thanh đại 15g, đương quy 20g, long nha thảo 12g, chi tử 10g, hoàng liên 6g, hoàng bá 4g, hoàng cầm 6g, mộc hương 6g, xạ hương 2g. Tất cả các vị tán bột làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g.
Lưu ý: Do lô hội có tác dụng tẩy mạnh, vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu khi dùng có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng. Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi. Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng.
Không chỉ cải thiện chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, bạn còn có thể hỗ trợ điều trị táo bón, tiêu hóa kém, bế kinh, mụn... bằng lá lô hội.
Trong dân gian còn gọi lô hội là cây nha đam hoặc du thông. Cả cây lô hội được dùng làm thuốc. Lô hội có tính mát, vị đắng, đi vào 3 kinh can, tỳ, vị, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng, thông đại tiện, mát huyết. Cần lưu ý lô hội có tác dụng tẩy mạnh nên không dùng cho phụ nữ có thai, người có tỳ vị hư nhược, đại tiện phân lỏng.
Viêm loét tá tràng: 20 gr lô hội, 20 gr dạ cẩm, 12 gr nghệ vàng (tán bột mịn), 6 gr cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần. Thêm mai mực tán bột 10 gr uống cùng nước thuốc trên nếu ợ chua nhiều. Điều trị 15 - 20 ngày là một liệu trình.
Chất trích từ cây lô hội hiện nay đang được sử dụng hầu như khắp nơi trên thế giới: dùng như nước trái cây, chế thuốc viên, thoa lên da và da đầu như một mỹ phẩm hay thuốc mỡ để trị bệnh. Cây lô hội đã được sử dụng cách đây 2.300 năm.
Một trong những tính năng kỳ diệu của loài dược thảo này là gia tăng 35% tốc độ chữa lành vết thương. Đó là nhờ vào hoạt chất có tính thẩm thấu cao độ của cây lô hội làm giãn nở mao mạch, làm tăng lượng máu cung cấp cho vùng xung quanh vết thương, do đó làm tăng tốc sinh sản tế bào. Dù cơ chế làm giảm đau vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng, người ta tìm thấy chất đường có mạch dài từ cây lô hội, có nhiều mặt hiệu quả bảo vệ và kích thích hệ thống miễn nhiễm.
Lô hội có tác dụng chữa lành vết thương
Cây lô hội có hiệu quả trong việc chữa trị vết nám da. Một trong những tác dụng của tia cực tím là làm giảm mức miễn nhiễm của con người. Khi dùng trực tiếp cây lô hội lên trên da, sự miễn nhiễm thông thường có thể phục hồi.
Cây lô hội có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiểu đường, vì có khả năng kích thích chất insulin tiết ra từ tùy tạng, do đó làm giảm lượng đường glucose đến mức chấp nhận được. Người chạy thi cũng dùng cây lô hội để trị bong gân cơ bắp, đạt kết quả giảm đau mau chóng gấp 2 lần. Bệnh nhân viêm khớp cũng được cho đắp cây lô hội, thấy có sự cải thiện và đi đến thuyên giảm. Với tính chất chống vi khuẩn và nấm, cây lô hội cũng ngăn cản phát triển của mụn giộp và nốt sởi. Nó trị được bệnh ngứa nhờ kìm hãm được phản ứng của chất histamin có trong mô động vật gây dị ứng, hoặc do côn trùng cắn, đốt.
Chất đông dính nhơm nhớp như máu của loài cây kỳ diệu này rất có ích trong việc điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa. Khi vào trong cơ thể nó giải độc cho cơ thể và tạo ra một lớp màng ở khúc đầu ruột già (kết tràng) để ngăn chất độc trong phân không thấm trở lại cơ thể, và siêu vi khuẩn không xâm chiếm các tế bào.. Nó cũng đáp ứng những bệnh về da, bệnh vẩy nến, tăng tiết bã nhờn của da, ban đỏ, chứng viêm da, vết bầm, gầu, và tổn thương da do bị lạnh cóng. Nó làm ấm da, thường làm dịu những chỗ đau, làm lành những vết cắt và những vết trầy xước.
Làm mượt tóc: Thổ dân da đỏ Trung Mỹ và người Mehico vẫn dùng cây này để chữa bệnh, làm thuốc trường thọ và chất kích dục. Ở Java, chất đông của cây lô hội được vuốt lên tóc, xát vào da đầu để làm mượt tóc và kích thích tóc mọc đáng kể.
Lô hội còn có thể làm thuốc trường thọ và chất kích dục
Khử mùi hôi: Người săn thú ở Congo (châu Phi) cũng dùng cây lô hội để làm giảm sự đổ mồ hôi, khử mùi khi đi săn. Họ chà xát chất liệu này vào cơ thể, vì thế họ ít bị phát giác khi tiến gần con mồi.Một số cuộc nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu xem việc uống chất lô hội có làm chậm lại quá trình lão hóa (như chất chống oxy hóa) nơi người sử dụng cây lô hội.
Những người nghiên cứu có uy tín, đề nghị dùng nguyên lá và chế biến khô lạnh nguyên lá lô hội. Chế biến bằng nhiệt sẽ làm mất chất đường saccharides đa phân tử. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm tác nhân trị bệnh trong cây lô hội. Nên uống một lần từ 28 đến 56gr chất lô hội cô đặc mỗi ngày, để tăng cường hệ thống miễn nhiễm và cải thiện sự tiêu hóa.
Cả nguyên lá cũng có thể xay và dùng như thuốc đắp hay là ăn. Dù để nguyên hay làm đông khô, cây lô hội vẫn có vị chua chát. Khi dùng bôi ngoài, nên dùng chất nhớt tươi từ lá cây, để tác dụng giảm đau có kết quả nhanh hơn.
Tên khác Tượng đảm, Du thông, Nô hội, Lưỡi hổ, Hổ thiệt, Long tu
Tác dụng:
+Minh mục, trấn Tâm, sát trùng, giải độc Ba đậu (Khai Bảo Bản Thảo).
+Chuyên sát trùng, thanh nhiệt (Bản Thảo Cương Mục).
+Thanh nhiệt, nhuận hạ, mát gan, kiện Tỳ (Trung Dược Học).
+Nhuận hạ, sát trùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+Trị táo bón, trẻ nhỏ bị cam nhiệt, tích trệ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+Đang có thai hoặc đang hành kinh: không dùng (Trung Dược Học).
+Người Tỳ hư hàn, rối loạn tiêu hóa: không dùng (Trung Dược Học).
+Tỳ Vị suy yếu, tiêu chảy, phụ nữ có thai: không dùng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
+Lô hội gây sung huyết, do đó, không dùng cho người bị lòi dom và có thai (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Liều dùng: 0,4-2g cho vào hoàn tán, không cho vào thuốc thang. Dùng ngoài: vừa đủ đắp chỗ bệnh.
Độc tính: Dùng liều quá cao (8g), có thể gây ngộ độc chết người [Tiểu nhiều, yếu toàn thân, mạch chậm, hạ nhiệt độ] (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+Trị táo bón (do trường vị thực nhiệt) mạn tính: Lô hội 20g, Chu sa 15g, cùng tán nhỏ, hòa với ít rượu làm viên. Mỗi lần uống 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần (Canh Y Hoàn - Cục Phương).
+ Trị táo bón, tiểu bí do nhiệt kết: Lô hội 6g, Nghiền nát. Phân ra cho vào 6 viên nang nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên nang. Nếu không có viên nang, dùng đường trộn với thuốc, ngậm nuốt dần (Lô Hội Thông Tiện Giảo Hoàn - Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn).
+Trị màng tiếp hợp viêm cấp: Lô hội 3g, Hồ hoàng liên 3g, Đương quy 10g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 3g, Vô di 10g, Mộc hương 3g, Long đởm thảo 6g. Sắc nước uống (Lô Hội Hoàn Gia Vị - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị Can Đởm thực nhiệt gây ra táo bón, tiểu đỏ, ít, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn thì co giật, phát cuồng, nói nhảm: Lô hội, Đại hoàng, Thanh đại (thủy phi), mỗi thứ 4g, Đương quy, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Hoàng bá, Hoàng liên mỗi thứ 6g, Mộc hương 5,5g, Xạ hương 0,3g (để riêng). Tán bột, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 6-10g, ngày 3 lần (Đương Quy Lô Hội Hoàn - Tiền Ất).
+Trị cam nhiệt, giun đũa: Lô hội 15g, tán bột. Mỗi ngày uống 6g lúc đói với nước ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+Trị cam tích, táo bón, giun đũa, suy dinh dưỡng : Lô hội, Diên hồ sách, Mộc hương đều 3g, Vô di,
Thanh bì đều 6g, Đương quy, Phục linh, Trần bì đều 10g, Chích thảo 3g. Tán bột, trộn hồ làm hoàn. Ngày uống 4-6g (Lô Hội Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+Trị ghẻ lở, lở loét hậu môn: Lô hội 30g, Cam thảo 15g. Tán bột. Dùng nước đậu hũ rửa chỗ loét rồi đắp thuốc vào (Lô Hội Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+Trị mụn mặt ở thanh niên: Chế cao xoa mặt có gia thêm nước lá Lô hội 5-7%, xoa ngày 1-3 lần. Trị 140 cas, có kết quả 136 cas (Vương Thị - Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1987, 9:27).
+Trị táo bón, khó tiêu vì thiếu nước mật, vàng da, yếu gan yếu ruột: bột Lô hội 0,08g, Cao mật bò tinh chế 0,05g, Phenltalein 0,05g, bột Cam thảo 0,05g. Tá dược vừa đủ 1 viên. Ngày uống 1-2 viên vào bữa cơm chiều. Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi không dùng (Viên Nhuận Trường - Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+Phòng ngừa sỏi niệu: Dùng vài lá Lô hội tươi, lấy gel nấu với đậu xanh làm nước uống hàng ngày. Ăn mỗi tuần vài lần (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 23).
+Trị viêm loét dạ dày: uống gel tươi của lá Lô hội: cứ vài giờ uống 1 muỗng canh gel tươi, lúc bụng đói [tổng cộng khoảng 400ml gel Lô hội tươi/ngày] (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 23).
+Trị phỏng nắng: Bôi ngay gel Lô hội lên da vài giờ 1 lần (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 24).
+Trị trĩ ra máu: bôi gel Lô hội vào, ngày vài lần (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 24).
Tìm hiểu thêm
Tên khác:
Lô hội, Chân Lô Hội, Dương Lô Hội, Lô Khoái, Nội Hội, Nột Hôi, Quỷ Đan, Tượng Hội, Tượng Đởm (Bản Thảo Thập Di), Lưỡi Hổ, Hổ Thiệt, Nha Đam (Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học:
Aloe vera L var. Chinensis (Haw) Berger. Họ Hành Tỏi (Liliaceae).
Mô Tả:
Cây sống dai, có khi không có thân, có khi thân cao lên hóa thành gỗ, ngắn, to, thô. Lá mọng nước, tiết diện 3 cạnh, có gai ở mép lá, mặt lá có đốm trắng, lá không cuống, đầu nhọn sắc, dài 20-30cm, rộng 3-5cm, dày 1-1,5cm. Lá mọc thành cụm như hoa thị ở gốc. Hoa có cán dài đến 1m, màu vàng đỏ, hợp thành chùm dài. Quả nang hình trứng thuôn, lúc đầu màu xanh sau nâu và dai, có 3 ô, mỗi ô đựng nhiều hạt. Lô hội ở miền Bắc Việt Nam được trồng làm cảnh là Aloe maculata Forsk. Cây ra hoa vào mùa Thu.Trồng khắp nơi làm cảnh.
Thu hái, Sơ chế:
Hái lá quanh năm, cắt nhỏ lá, gĩa và ép lấy nước. Để lắng 24 giờ, gạn nước thu được đem cô ở ngoài nắng hoặc đun cho đặc.
Bộ phận dùng:
Nhựa cây đã chế biến. Lô hội dùng làm thuốc là những cục nhựa có dạng tinh thể màu nâu đen óng ánh, khi khô thì giòn. Tan trong rượu, hoàn toàn tan trong nước sôi, vị đắng. Dùng loại khối nhựa khô, sắc đen vàng, hơi có ánh bóng, dễ nát, không lẫn tạp chất là loại tốt. Loại của cây Aloe vera L. gọi là Lão Lô hội, loại của cây Aloe ferox Mill. Gọi là Tân Lô hội.
Mô tả dược liệu:
Lô hội là khói không nhất định, thường vỡ tách ra hình nhiều góc
nhỏ khác nhau. Lão Lô hội thì mặt ngoài mầu nâu hồng hoặc nâu sẫm, mờ tối. Thể nhẹ, chất cứng, khó vỡ nát, chỗ gẫy sù sì hoặc có vân nhăn. Tân Lô hội mặt ngoài mầu nâu tối, xanh, sáng bóng. Thể nhẹ, chất xốp, dòn, dễ vỡ. Chỗ gẫy giống như thủy tinh và có lớp vân. Mùi hơi đặc biệt, vị rất đắng.
Bào chế:
+ Rạch 1 đường giữa lá Lô hội tươi, tách mở ra rồi dùng sống dao nạo phần giữa lá ra sẽ có 1 chất gel trong suốt. Đó là gel Lô hội (Aloe vera gel). Phơi khô gel này sẽ có chất Nha đam (Aloès) màu nâu đen hoặc màu ánh lục.
+ Tán vừa nhỏ, dùng sống. Khi sắc thuốc, lấy nước thuốc đang sôi, chế vào Lô hội cho tan ra, lọc bỏ tạp chất ở dưới rồi hòa chung với thuốc uống.
+ Làm thuốc hoàn: thường dùng nó làm hồ để viên hoặc làm áo ngoài viên thuốc.
Bảo quản:
Bỏ vào thùng để nơi thoáng gió, tránh ánh nắng vì gặp nóng nhựa sẽ chảy.
Thành phần hóa học:
+Nhựa có 12-13% Antraglycozit, chủ yếu là Aloin (Dược Liệu Việt Nam).
+Nhựa chứa Aloin, Isoaloin, b-Aloin, Aloe-emodin, Aloinoside A, B (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+Trong Lô hội có Aloin (cũng gọi là Barbaloin), p-Coumaric acid, Glucose, Aldopentose, Calcium oxalate (Trung Dược Học).
+ Prostanoid, Cyclooxygenase, Cholesterol (Afzal và cộng sự 1991).
+ Aloeresitanol, Cinnamic acid Wehmer C, Die Pflanzenstoffe (I), 1929: 148).
+ Isobarbaloin, Aloin B (Mulemann H. Pharm Act Helv 1952, 27: 17).
+ Cholesterol, Campesterol, b-Sitosterol, Lupeol (Waller G R và cộng sự, C A 1979, 90: 3177g).
Tác dụng dược lý:
+Tác dụng đối với Vị trường: Aloin là chất tẩy xổ mạnh và mạnh hơn so với Đại hoàng. Aloin tác động trên kết trường. Lô hội dùng thụt Đại trường có tác dụng cũng như uống (Trung Dược Học).
+ Tác dụng tẩy xổ: Aloin là chất tẩy xổ mạnh, tác dụng kích thích đại trường gây xổ thường kèm theo đau bụng, hố chậu sung huyết. Nghiêm trọng có thể gây viêm Thận. Lô hội dùng thụt Đại trường có tác dụng cũng như uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Tác dụng đối với tim mạch: nước sắc Lô hội có tác dụng ức chế tim cô lập của ếch (Trung Dược Học).
+ Nước ngâm kiệt Lô hội có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với nấm gây bệnh ngoài da (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Lô hội còn có tác dụng kháng hoạt tính ung thư (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Tác dụng chữa vết thương và vết phỏng: nước sắc Lô Hội 10% bôi
thỏ và chuột thấy rút ngắn được thời gian điều trị. Trong những năm gần đây, nước sắc Lô hội dùng điều trị phỏng có kết quả tốt, 1 số trường hợp cho thấy Lô hội kháng được với Pseudomonas aeruginosa (Trung Dược Học).
+Tác dụng chống khối u: Lô hội chiết xuất bằng
có tác dụng ức chế sự phát triển của 1 số khối u và xơ gan cổ trướng (Trung Dược Học).
+Liều nhỏ Lô hội giúp kích thích tiêu hóa (Liều thường dùng: 0,5-1g), vì nó kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột. Liều cao, nó là vị thuốc tẩy mạnh nhưng tác dụng chậm, gây sự sung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột gìa. Tùy theo liều dùng, có thể gây độ tẩy cần thiết. Có tác dụng sau 10-15 giờ, phân mềm nhão, không lỏng. Có khi hơi đau bụng (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+Lô hội liều cao 200-500mg nhựa khô (3-5 lá tươi) có tác dụng xỏ mạnh. Công năng xổ này là do các chất có nhân Anthraquinon của Lô hội có tính kích ứng đường ruột, gây ra đau bụng quặn nên không tốt bằng các loại Muồng (Cassia) hoặc Tả diệp [Séné](Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 80: 23).
+Tác dụng kháng sinh: các nghiên cứu mới nhất chứng minh gel Lô Hội tươi có tính sát khuẩn, gây tê (làm giảm đau sau khi bôi), tăng vi tuần hoàn vì vậy giúp mau lành vết thương khi bôi lên (Cuzzel 1986, David và cộng sự 1987, Rodriguez và cộng sự 1988, Hogan 1988).
+Các Anthraquinon của các loại Aloe kết hợp được với các ion Calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 80: 23).
+Aloe vera gel có tác dụng làm săn da, kháng sinh, làm đông kết dịch rỉ (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 80: 24).
Tính vị:
+Vị đắng như mật (Bản Thảo Thập Di).
+Vị đắng, tính hàn, không độc (Khai Bảo Bản Thảo).
+Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Học).
+Vị đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+Vào kinh Can, Tâm, Tỳ (Trung Dược Học).
+Vào kinh Can, Tâm, Tỳ, Vị, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham khảo:
+ “Lô hội tính hàn, có thể trừ nhiệt, vị đắng có thể tả nhiệt, táo thấp, sát trùng, à vị thuốc chủ yếu trừ nhiệt, sát trùng” (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ “Lô hội là thuốc làm mát gan, sát trùng. Phàm bệnh có nhiệt thuộc tạng Can, dùng Lô hội là không do dự gì. Nhưng vì Lô hội vị rất đắng, khí rất hàn, các loại thuốc đắng hàn không vị nào bằng. Tác dụng của Lô hội là chủ thanh không chủ bổ. Nếu nội nhiệt mà khỏe thì dùng, nếu nội nhiệt mà tiêu chảy, ăn ít thì không dùng” (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ “Lô hội ngoài khổ hàn, nhuận hạ, thanh nhiệt, sát trùng ra không chữa được gì khác những tính vị của nó rất đắng, rất lạnh liều lượng dùng ít là tốt. Lô hội nên dùng để làm viên, nếu cho vào thuốc sắc thì thuốc có vị đắng, mùi hôi khó ngửi, khó uống (Đông Dược Học Thiết Yếu)
Công dụng chữa lành vết thương của cây lô hội
Cây lô hội cũng dễ trồng trong nhà và có thể được sử dụng khi cần thiết để làm dịu các kích ứng da, giảm đau, giảm sưng và giải độc cho cơ thể.
Cây lô hội (Aloe vera) là một loài cây mọng nước phát triển trong vùng khí hậu ấm áp, khô cằn. Loại cây này cũng rất có lợi cho sức khỏe.
Cây lô hội cũng dễ trồng trong nhà và có thể được sử dụng khi cần thiết để làm dịu các kích ứng da. Ngoài ra, cây lô hội đã được chứng minh là là có thể làm giảm sưng do một số nguyên nhân.
Để biết thêm một vài công dụng của cây lô hội, các bạn có thể tham khảo dưới đây.
Dùng sau phẫu thuật
Theo một nghiên cứu được công bố trên "Tạp chí của Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ", số ra tháng 9 năm 2011, thì cây lô hội có thể dùng rất hữu ích trong việc làm giảm sưng sau khi phẫu thuật. Nghiên cứu đề cập đến lô hội trong một danh sách các trị liệu bổ sung có tác dụng đẩy nhanh tiến độ chữa lành vết thương và giảm sưng. Các chất bổ sung khác được liệt kê trong nghiên cứu bao gồm các enzyme bromelain, kim sa thảo dược giảm đau, vitamin C, bioflavenoids, tinh dầu hoa oải hương và các loại thảo dược khác...
Chữa lành vết thương
Một nghiên cứu được công bố trong năm 2003 trên tạp chí "Alternative Medicine Review" đã công nhận cây lô hội có tác dụng làm giảm sưng và chữa lành vết thương. Có thể dùng cây lô hội đắp trực tiếp lên vết thương hoặc chỗ bị sưng để giảm thời gian chữa bệnh và giảm thiểu các cơn đau, giảm sưng và nhanh liền sẹo.
Nước ép lô hội khi vào cơ thể sẽ cải thiện chức năng bạch huyết và làm giảm sưng bên trong bằng cách giảm viêm trong đường tiêu hóa.
Căng cơ, bong gân
Căng cơ và bong gân là do cơ bắp làm việc quá sức. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm những lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Để giảm khó chịu, hãy dùng lá cây lô hội để đắp lên vết thương. Đối với các cơ bắp đau và sưng lên, hãy kết hợp đắp lá cây lô hội (có thể băng vào) với việc massage bằng kem dưỡng da lô hội ở khắp vùng bị đau trong 48 giờ. Sau đó thay thế các gói băng lô hội với chất chà lô hội nóng.
Giải độc cơ thể
Sử dụng nước ép lô hội để giảm sưng bên trong cơ thể bởi các độc tố dưới dạng chất lỏng thường tích tụ trong các mô của bạn. Nước ép lô hội khi vào cơ thể sẽ cải thiện chức năng bạch huyết và làm giảm sưng bên trong bằng cách giảm viêm trong đường tiêu hóa của bạn.
Một hệ thống bạch huyết lành mạnh sẽ giúp kiểm soát nồng độ chất lỏng và giảm sưng khắp cơ thể của bạn. Lô hội cũng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giúp các mô chứa nhiều ôxy, dẫn đến nhiều năng lượng hơn để chữa bệnh. Ngoài ra, các đặc tính chống viêm của lô hội còn làm cho nó có tác dụng giải độc.
Chữa mụn và phát ban
Cây lô hội có thể được coi là thuốc gây tê nhẹ bởi nó giảm bớt ngứa, đau và sưng do côn trùng cắn, phát ban và kích ứng da khác. Enzyme carboxypeptidase và bradykinase góp phần chữa lành vết thương ngoài da luôn có sẵn trong cây lô hội, do đó, lô hội có công dụng giảm mẩn đỏ, sưng và đau và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
Bỏng nhẹ và các vết thương trên da có thể chữa lành đến ba ngày hoặc nhanh hơn khi bạn sử dụng gel lô hội hoặc áp dụng nước ép từ lá lô hội tươi cắt lát và đắp hoặc chà xát lên vết thương.
Lô hội - Đẹp da, chữa bệnh
Lô hội rất dễ trồng và dễ sử dụng nhưng cụ thể là dùng để làm gì và dùng như thế nào, bạn có biết?
1. Da
- Thân cây lô hội chứa một lượng nước lớn, chiếm tới 96% thành phần cấu tạo, hỗ trợ đắc lực cho việc cải thiện làn da.
- Lô hội là một sản phẩm làm đẹp và làm lành da tự nhiên rất kỳ diệu. Nó dần làm nhỏ lại những mụn cơm hay mụn nhỏ khô cứng mọc trên da.
- Lô hội cũng được dùng phổ biến như một loại kem có tác dụng làm da bớt khô và ngăn chặn sự lão hóa làn da. Chất gel đặc quánh, chiếm thành phần chủ đạo đóng một vai trò quan trọng làm da bớt khô và mềm mại hơn.
- Nó có tác dụng kỳ diệu giúp vết thương do bị bỏng, vết phồng rộp, bị thương do bị côn trùng cắn và mẩn ngứa.
- Chất gel thấm vào da dễ dàng và trở thành chất chống lại sự lão hóa theo thời gian.
- Sự thay đổi của khí hậu và trái đất ngày càng nóng dần lên khiến da dễ bị cháy nắng và rám nắng. Lô hội cũng đắc lực bảo vệ da bạn khỏi những vấn đề này.
- Có tác dụng giảm tấy rát trên da do bị lây hay do vi khuẩn gây nên.
- Lô hội cũng có thể dùng điều trị các vết thương nhỏ ở da.
2. Các bệnh khác
- Lô hội còn có tác dụng chữa bệnh zona - là bệnh do virút gây ra một vệt các điểm đau trên da rất khó chịu.
- Bạn có thể ép lô hội cùng hoa quả làm thức uống sẽ làm đẹp da và có tác dụng tốt với các bệnh thường gặp như: chứng mất ngủ, chứng ợ nóng, sự sung huyết, chứng viêm khớp, bệnh hen suyễn và đồng thời làm giảm lượng đường trong cơ thể.
- Với những người bị bỏng độ 2, chất gel tự nhiên trong thân lô hội sẽ giúp vết thương mau lành.
- Nó cũng có tác dụng như một loại thuốc mỡ giúp giảm chứng đau lưng và những vết đau mà bạn phải chịu đựng.
- Giảm quầng thâm quanh mắt. Dùng chất gel này mỗi tối trước khi đi ngủ làm giảm mệt mỏi vùng mắt, mang lại cho bạn một đôi mắt đẹp và khỏe mạnh hơn.
- Nó giúp giảm sưng tấy và làm dịu đi các cơn đau. Chất gel trong lô hội giúp chống viêm nhiễm, chống lại vi khuẩn, chống lại virus, giúp bạn tránh được nhiều bệnh liên quan.
Chú ý: - Chỉ nên sử dụng phần trắng bên trong lá lô hội, xắt lát mỏng để đắp trên da mặt và cổ, gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài. - Cách chế "dịch lô hội": Chọn những lá dày, cắt sát gốc, rửa sạch để khô, loại bỏ gai ở mép, cắt thành đoạn ngắn, xay hoặc giã nhỏ. Dùng vải màn, gạc hoặc phin cà phê lọc bỏ bã. "Dịch lô hội" tươi có tác dụng mạnh, đặc biệt phần màng xanh bên ngoài có những chất kích thích da có thể gây ngứa. Những người có làn da quá mẫn cảm nên sắc lá lô hội rồi cô đặc lại. Loại "dịch lô hội chín" này có tác dụng tương đối ôn hòa và có thể bảo quản trong tủ lạnh được lâu hơn. - Không được sử dụng thường xuyên, tốt nhất là mỗi tuần chỉ đắp 2-3 lần, mỗi lần 15-20 phút. - Lô hội có tác dụng tẩy mạnh; vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng. Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi. Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng. |
Lô hội chữa bệnh Zona
Ngoài những tác dụng chữa các bệnh u xơ tiền liệt, viêm tiết niệu, tiểu có máu, tiểu đau rát, nóng, các bác sĩ đã khám phá ra công dụng mới của cây lô hội đó là chữa bệnh Zona.
Ở nước ta, Lô hội thường được dùng chủ yếu để chữa u xơ tiền liệt, viêm tiết niệu, tiểu có máu, tiểu đau rát, nóng rất có hiệu quả.
Gần đây, chúng tôi dùng Lô hội chữa cho vài ba trường hợp bị zona có hiệu quả rất tốt; một người 69 tuổi bị viêm ở trán rồi lan dần ra tiểu gò má, đau nhức, Tây y khám thấy bị Zona, uống thuốc 5 ngày liên tiếp vẫn sốt nóng; ban đầu uống Acrcolovir (ngày 6 - 7 viên) và các thuốc khác, dạ dày không chịu nổi đã ói máu.
Tôi cho dùng cây Lô hội như sau: uống trong 1 nhánh độ 60g, rong cành (bỏ gai) hai lần vì cành có nhiều độc tố, cho vào xoong, thêm nước sôi để nguội, lọc bỏ xác uống 1 lần, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 nhánh (tức 180g một ngày).
Đắp ngoài thì không cần rong cành mà xay nhỏ Lô hội, đổ vào bát; nghiền đậu xanh sống (để cả vỏ), trộn với nước lô hội đã xay, đắp vào chỗ sưng đau, khi thấy khô thì bỏ ra đắp tiếp, làm như thế vài ba ngày thì khỏi, không để lại vết sẹo và cũng không còn dấu hiệu của bệnh zona.
Trường hợp có bệnh nhân phát hiện trên cổ đỏ, nóng nhức, dùng như thế 3 lần thì khỏi. Sau đó, tôi áp dụng như trên độ 1 tuần thì bệnh khỏi hẳn, không nhức và không để lại vết sẹo trên da. Những việc tôi áp dụng trên đề nghị nghiên cứu thêm.
Điều kỳ diệu từ Lô Hội
Cây lô hội được biết đến với công dụng chữa bệnh và là phương thuốc “níu kéo” tuổi thanh xuân. Ngày nay, con người vẫn không ngừng khám phá những tác dụng của lô hội với cuộc sống.
Hành trình thế giới của “đấng hào kiệt”
Lô hội còn có tên là nha đam, du thông, tượng tỵ thảo, la vi hoa, long miệt thảo, lưỡi hổ... Tên quốc tế là Aloe Vera Linne. Đây là cây sống từ thời thượng cổ, khoảng 5.000 năm trước Công Nguyên (TCN). Người Ả rập ở vùng Trung Đông đã biết sử dụng cây lô hội phục vụ cuộc sống. Rồi từ Trung Đông, cây lô hội di thực sang các quốc gia Nam, Đông Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia và các nước châu Mỹ la tinh: Mexico, Cuba…
|
Sau nhiều năm nghiên cứu, đến nay các nhà khoa học cho rằng: Cây lô hội có nguồn gốc từ Bắc Phi và Trung Đông, từ rất lâu nó đã được loài người sử dụng để làm thuốc. Người Ai Cập cổ đã dùng lá lô hội phối hợp với nhiều dược thảo khác nhau bào chế thành 12 phương thuốc chữa nhiều bệnh bên trong và bên ngoài.
Khoảng 400 năm TCN, lá lô hội khô và nhựa lô hội trở thành mặt hàng “ăn nên làm gia” của các thương nhân buôn bán từ Trung Đông sang châu Á. Với nhiều công dụng được lan truyền, từ đây lô hội được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới, từ thời văn minh cổ đại, trong y học Hy Lạp - La Mã đến y học phương Đông và phương Tây sau này.
Theo truyền thuyết Ai Cập, nữ hoàng Cleopactre - người được tôn vinh là "nữ hoàng của sắc đẹp", một vẻ đẹp đã đi vào huyền thoại, không hề bị tàn phá bởi thời gian, được như vậy là nhờ bà đã sử dụng cây lô hội để tạo ra một làn da mịn màng, tươi tắn. Còn đại đế Hy Lạp Alexandra đã dùng cây lô hội để chữa vết thương cho binh lính của mình trong những cuộc viễn chinh. Những tính năng của cây lô hội (cây nha đam) dần dần đã được khắp nơi trên thế giới biết đến, từ thời văn minh cổ Ai Cập, Ba Tư, Hy Lạp, Ần Độ và Châu Phi.
Khoảng thế kỷ thứ 7 - 8, các thầy thuốc Trung Quốc dùng lô hội để chữa các bệnh sốt cao, co giật ở trẻ em cũng như dùng làm thuốc tẩy xổ. Vào thế kỷ 16 - 17, lô hội theo người Tây Ban Nha sang châu Mỹ. Cây trở nên phổ biến tại đảo Caribe, trung và nam Mỹ. Từ đây, vùng đất mới này lại trở thành nơi sản xuất lô hội chính để xuất khẩu sang châu Âu. Năm 1820, lô hội chính thức được công nhận trong Từ điển Dược phẩm Mỹ với tác dụng tẩy và bảo vệ da.
Cây lô hội có lịch sử tồn tại và phát triển ở khắp thế giới cũng bởi đặc tính dễ tìm, dễ trồng, đặc biệt là những tác dụng phong phú với cuộc sống… Vì vậy, từ lâu dân gian đã coi lô hội như một “đấng hào kiệt” mang lại hi vọng cho nhiều người với mong muốn được chữa bệnh, cải thiện sức khỏe, sắc đẹp.
Những tính năng kỳ diệu
Xa xưa, người Việt Nam đã biết sử dụng lô hội để nấu chè ăn để trị bệnh bao tử và giúp bộ phận tiêu hóa làm việc tốt, chữa bỏng. Nhờ tính năng thẩm thấu cao độ của lô hội là làm giãn nở mao mạch, tăng tốc độ sinh sản của tế bào. Do đó, nó được dùng để chữa bệnh về da, bệnh vẩy nến, tăng tiết bã nhờn của da, ban đỏ, chứng viêm da, vết bầm, gầu. Nó làm ấm da, làm dịu những chỗ đau, làm lành những vết cắt và những vết trầy xước và tổn thương da do bị lạnh cóng.
|
Lô hội hiệu quả trong việc chữa trị nám da. Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời làm giảm mức độ miễn nhiễm của con người. Nếu dùng trực tiếp cây lô hội lên da, sự miễn nhiễm thông thường có thể được phục hội
Với người mắc bệnh tiểu đường, lô hội có khả năng kích thích chất insulin tiết ra từ tùy tạng, do đó làm giảm lượng đường glucose đến mức chấp nhận được. Do đó, kết hợp điều trị cùng lô hội, bệnh tiểu đường sẽ tiến triển tốt.
Trong thể thao, cây lô hội để trị bong gân cơ bắp, đạt kết quả giảm đau mau chóng gấp 2 lần. Bệnh nhân viêm khớp cũng được cho đắp cây lô hội, thấy có sự cải thiện và thuyên giảm. Với tính chất chống vi khuẩn và nấm, cây lô hội cũng ngăn cản phát triển của mụn giộp và nốt sởi. Nó trị được bệnh ngứa nhờ kìm hãm được phản ứng của chất histamin có trong mô động vật gây dị ứng, hoặc do côn trùng cắn, đốt.
Chất đông dính nhơm nhớp giống như máu của loài cây kỳ diệu này rất có ích trong việc điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, giải độc cho cơ thể... Thổ dân da đỏ Trung Mỹ và người Mehico vẫn dùng cây này để chữa bệnh, làm thuốc trường thọ và chất kích dục. Ở Java, chất đông của cây lô hội được vuốt lên tóc, xát vào da đầu để làm mượt tóc và kích thích tóc mọc đáng kể.
Người săn thú ở Congo (châu Phi) cũng dùng cây lô hội để làm giảm sự đổ mồ hôi, khử mùi khi đi săn. Họ chà xát chất này lên người nên ít bị con người phát hiện.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, dùng nguyên lá và chế biến khô lạnh nguyên lá lô hội sẽ tốt hơn. Chế biến bằng nhiệt sẽ làm mất chất đường saccharides đa phân tử. Nên uống một lần từ 28 đến 56gr chất lô hội cô đặc mỗi ngày, để tăng cường hệ thống miễn nhiễm và cải thiện sự tiêu hóa. Để nguyên lá cũng có thể xay để ăn và dùng như thuốc đắp.
Ngày nay, những khám phá mới về tác dụng của lô hội đã được ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm, dược và mỹ phẩm. Việt Nam được xem là mảnh đất tốt để lô hội phát triển, đang được khuyến khích trồng ở nhiều vùng đất có điều kiện phù hợp. Trong tương lại không xa, cây lô hội có thể trở thành cây xóa nghèo cho nhiều nông dân với những giá trị to lớn mà lô hội mang lại.
Cách nhận biết cây lô hội
Lô hội lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mâp mạp, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô, có vị chua chát. Hoạt chất chủ yếu của lô hội là aloin, có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lệ 16-20%. Cây cũng chứa tinh dầu màu vàng có mùi đặc biệt, nhựa chiếm tỷ lệ 12 - 13%, cũng có tác dụng tẩy
Theo y học cổ truyền, lô hội vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận tràng; thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật) ở trẻ em, đái tháo đường...
Cách chế "dịch lô hội" để làm đẹp
Chọn lá dày, cắt sát gốc, rửa sạch để khô, loại bỏ gai ở mép, cắt thành đoạn ngắn, xay hoặc giã nhỏ rồi lọc bỏ bã. "Dịch lô hội" tươi có tác dụng mạnh, đặc biệt phần màng xanh bên ngoài có chất kích thích da có thể gây ngứa. Những người có làn da quá mẫn cảm nên sắc lá lô hội rồi cô đặc lại, có tác dụng tương đối ôn hòa và có thể bảo quản trong tủ lạnh được lâu hơn.
Bạn có thể tự chế kem dưỡng với "dịch lô hội" bằng cách dùng lòng trắng trứng gà tươi đánh thành bọt, thêm 5 -10 giọt dịch lô hội vào đánh đều. Trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch, dùng kem này bôi đều lên da mặt, sau khoảng 15 - 20 phút thì rửa sạch bằng nước ấm, rồi xoa nhẹ da mặt vài phút. Làm khoảng 2 - 3 lần/tuần. Cũng dùng loại kem tự chế trên bôi lên da đầu và tóc. Khoảng 10 - 15 phút sau gội sạch bằng nước ấm.
Lá lô hội chữa nhiều bệnh
Lá cây lô hội có nhiều công dụng chữa bệnh rất hay. Tuy nhiên lô hội có tác dụng tẩy mạnh, vì vậy nên thận trọng khi dùng
Lô hội còn có tên là nha đam, du thông, tượng tỵ thảo, la vi hoa, long miệt thảo, lưỡi hổ...
Đây là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô.
Hoa nở vào mùa thu và hè, mọc thành chùm dài màu vàng lục, phớt hồng. Quả nang có hình bầu dục, lúc đầu có màu xanh, sau chuyển sang vàng. Ở Việt Nam, Lô hội thường được trồng làm cảnh; lá, hoa và rễ được dùng làm thuốc.
Khi bị bỏng nhẹ, lấy lá Lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da để nhựa cây tiếp xúc với chỗ bỏng, da sẽ mát và lành ngay. Còn nếu bị mẩn ngứa, dị ứng, có thể lấy nhựa Lô hội bôi trên tổn thương sau khi rửa bằng nước nóng, làm 3-4 lần.
Hoạt chất chủ yếu của Lô hội là aloin, có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lệ 16-20%. Cây cũng chứa tinh dầu màu vàng có mùi đặc biệt, nhựa chiếm tỷ lệ 12-13%, cũng có tác dụng tẩy.
Theo y học cổ truyền, Lô hội vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận tràng; thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật) ở trẻ em, đái tháo đường...
Một số ứng dụng của Lô hội:
- Tiểu đường: Lá Lô hội 20g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
- Tiểu đục: Lô hội tươi 20g giã nát, thêm đạm qua tử nhân 30 hạt, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần. Có thể dùng hoa Lô hội 20 g nấu với thịt heo ăn.
- Nôn ra máu: Hoa Lô hội 20g, sắc với rượu.
- Ho đờm: Lô hội 20g bỏ vỏ ngoài, lấy nước rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một thang.
- Ho khạc ra máu: Hoa Lô hội 12-20g khô, sắc uống ngày một thang.
- Đau đầu, chóng mặt: Lô hội 20g, hoa đại 12g, lá dâu 20 . Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Tiêu hóa kém: Lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Viêm loét tá tràng: Lô hội 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10g, chiêu với nước thuốc trên. 15-20 ngày là một liệu trình.
- Bế kinh, đau bụng kinh: Lô hội 20g, nghệ đen 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Eczema: Lá Lô hội xẻ mỏng, bôi nhựa vào như chữa bỏng. Hằng ngày bôi phủ lên nhưng không được kỳ rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa Lô hội thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.
Lô hội có tác dụng tẩy mạnh, vì vậy nên thận trọng khi dùng (nguonf ảnh: internet)
- Viêm da: Dùng nước sôi thấm ướt khăn dấp vào, nguội thì vắt kiệt rồi lại thấm nước sôi dấp, làm 5-7 lần cho đỡ ngứa, sau đó lau khô, lấy lá Lô hội xẻ mỏng đắp trên tổn thương, ngày đắp 1-2 lần, làm liên tục trong nhiều ngày.
- Quai bị: Lá Lô hội giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời dùng lá Lô hội 20g sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Viêm đại tràng mãn: Lô hội 5 lá tươi bóc bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500 ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con (30 ml).
- Đau nhức do chấn thương, tụ máu: Lá Lô hội tươi giã nát, đắp vào chỗ sưng đau; kèm theo lá Lô hội 20g xay nhỏ hoặc giã nát, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Táo bón: Lá Lô hội tươi mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc Lô hội 20g xay nhỏ với 0,5 lít nước; chia uống 2-3 lần trong ngày.
- Mụn nhọt: Lá Lô hội tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt.
- Trứng cá: Lá Lô hội tươi bóc vỏ, lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.
Lưu ý:
- Lô hội có tác dụng tẩy mạnh; vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng.
- Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi.
- Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng.
Nha đam độc khi sử dụng không đúng cách
Nha đam (lô hội), tên khoa học Aloe vera, A. barbadensis, A. vulgaris là một chi gồm nhiều loài khác nhau, nguồn gốc từ Bắc Phi. Những dòng chữ tượng hình và những hình vẽ còn lưu lại trên những bức tường ở những đền đài Ai Cập cho thấy cây nha đam đã được biết đến và sử dụng cách đây hơn 3.000 năm. Ngày nay con người đã chứng minh và khẳng định được vai trò của cây nha đam trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.
Một số nhà khoa học lớn tại Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu chính thức trên thực nghiệm và lâm sàng trong nhiều năm đã chứng minh được hiệu quả của nha đam đối với sức khoẻ con người là rất lớn.
Kim cổ, Đông Tây đều khen
Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính hàn, tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, thông tiện, làm mát gan. Dùng để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá, ăn uống không tiêu, làm thuốc nhuận trường (với liều thấp 0,05 - 0,1g dạng nhựa khô màu đen), tẩy xổ (0,15 - 2g), trẻ con bị cam tích, táo bón. Nha đam còn có tác dụng thông mật, nhuận gan, kiện tỳ vị, chữa viêm loét dạ dày.
Còn theo y học hiện đại, thống kê các kết quả nghiên cứu cho thấy nha đam có các lợi ích như sau: ức chế đau, dạng gel thoa vào các vùng bị thương sẽ giúp giảm viêm, giảm đau. Chống viêm và giải dị ứng, nhờ chất glycoprotein giúp loại trừ bradykinin là chất trung gian gây đau và viêm, nha đam còn ức chế các phản ứng histamine và giúp giải dị ứng nhanh chóng. Làm lành vết thương và tẩy sạch các tế bào sừng trên da. Kháng khuẩn và kháng nấm. Giúp tái sinh tế bào, loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới. Kích thích tiêu hoá và nhuận tràng, chống viêm ruột, táo bón, nhờ nha đam chứa nhiều loại men tiêu hoá và nhóm hoạt chất emodin và aloin có tác dụng nhuận trường. Tăng cường giải độc cơ thể, nhờ tăng cường chuyển hoá tại gan, thận giúp loại trừ độc tố tế bào, khi uống nha đam liều thấp, có thể sẽ bị xổ nhẹ, nhờ đó giúp tẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột. Đại học Oklahoma (Mỹ) đã ứng dụng nha đam trong nha khoa, và chế dạng kem đánh răng, dịch chiết nha đam giúp ngừa chảy máu chân răng và viêm nướu, chống sâu răng và làm răng chắc khoẻ.
Nhờ chứa nhiều chất bổ dưỡng cung cấp năng lượng cho tế bào, mà các thực phẩm chức năng bào chế từ nhựa nha đam dạng uống còn chữa được chứng mất ngủ, trầm cảm, viêm đại tràng, tiêu hoá kém, tuần hoàn kém, bệnh viêm khớp… Nha đam được dùng làm mỹ phẩm nhờ hai thành phần chính là lignin và polysaccharide thấm sâu vào biểu bì, tẩy sạch các vi khuẩn và chất dầu bịt lỗ chân lông. Nhờ các chất dinh dưỡng có trong nha đam giúp tái sinh tế bào, làm lành vết thương, chữa mụn nám. Nha đam đã được chế thành các loại kem giữ ẩm bù nước cho da, kem dưỡng da, lột da, chống nắng, bảo vệ da và kem mátxa toàn thân. Dạng gel bôi da còn được ứng dụng trong ngoại khoa để làm lành vết mổ và phòng chống nhiễm xạ.
Ngộ độc nếu sử dụng không đúng
Nha đam có nhiều loài, mỗi loài có sinh trưởng riêng và tuỳ theo thổ nhưỡng, khí hậu, vùng đất mà hàm lượng và thời kỳ thu hái có khác nhau, trong đó tốt nhất vẫn là A. vera và A. barbadensis, cây cho chất lượng tốt nhất vẫn là từ 2 - 3 năm tuổi.
Khi ăn nha đam, cần làm sạch lớp mủ màu vàng kế bên lớp thạch để tránh ngộ độc. Liều dùng lá tươi mỗi ngày từ 5-10g. Chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ lớp vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, cắt nhỏ, ăn chung với yaourt, nấu với đậu xanh. Dùng lâu dài với liều lượng thấp không có hại. Không nên bôi trực tiếp lên da vì dễ bị kích ứng gây đỏ da và viêm loét. Đối với phụ nữ có da dễ nhạy cảm, trước khi sử dụng cần phải test trước để tránh làm sưng tấy và nhiễm trùng vùng da bị dị ứng. |
Điều cần biết là nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất.
Chất độc tố trong nha đam tuy không gây chết người nhưng có thể làm người ăn phải bị tiêu chảy, phụ nữ mang thai có thể sinh quái thai.
Tiêu hoá một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu.
Phụ nữ đang cho con bú dùng cẩn thận vì trẻ có thể bị ngộ độc khi bú mẹ.
Nếu dùng trong thời gian dài (3 – 6 tháng dạng đã chế thành viên) có thể có hiện tượng tích luỹ gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.
Người bị bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây sung huyết.
Người hay lạnh, hư hàn, tiêu chảy, huyết áp thấp cũng không dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Những hoạt chất có trong nha đam – Polysaccharid: cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose, galactose, xylose, arabinose và acemannan, chính chất này có tác dụng kháng virút và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. – Prostaglandin và các axít béo chưa bão hoà như axít gama linolenic, nhóm chất này có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng và làm lành vết thương, mau lên da non. – Nhiều men tiêu hoá giúp ăn ngon và làm thuốc bổ. – Nhiều axít amin (gồm tối thiểu 23 loại), vitamin (B1, B5, B6, B12, C, A, E), khoáng tố vi lượng (Ca, P, Cu, Fe, Mn, Mg, Na, K). – Nhóm anthraglycoside có khả năng chống oxy hoá tế bào, nhuận trường, giải độc, chống táo bón gồm aloin, barbaloin, emodin, aloe-emodin, ester của axít cinnamic, axít hysophanic. |
Tác dụng chữa bệnh của cây giảo cổ lam
Tác dụng chữa bệnh của cây bồ công anh
Tác dụng chữa bệnh của cây ba kích
Tác dụng chữa bệnh của cây chuối hột
Tác dụng chữa bệnh của cây bạch hoa xà
Công dụng chữa bệnh của cây dâu tằm
(st)