Bánh đúc lá dứa xanh như ngọc, cắt thành từng miếng dài, sắp vòng tròn trong đĩa, chan nước cốt dừa, rưới thêm nước đường được điểm ít đậu phộng, mè, ăn trơn tuột như miếng thạch, vừa dẻo, vừa giòn, ngan ngát mùi lá dứa. Từ lâu, bánh đúc lá dứa đã được coi là một món ăn đặc sản của miền Tây Nam Bộ.
Là dân miền châu thổ, chắc không ai xa lạ với món bánh đúc lá dứa chan nước cốt dừa.
Bánh đúc thường được biết đến như một món ăn đặc trưng thời khốn khó của miền Bắc. Theo thời gian, bánh đúc xuất hiện ở miền Trung với một số biến tấu khác với nơi bánh ra đời. Và vào đến miền Nam, bánh đúc đã thay đổi để trở thành một món ăn đặc sản của đồng bằng, mang đậm hương vị thôn quê.
Bánh đúc lá dứa xanh như ngọc, cắt thành từng miếng dài, sắp vòng tròn trong đĩa, chan nước cốt dừa, rưới thêm nước đường được điểm ít đậu phộng, mè, ăn trơn tuột như miếng thạch, vừa dẻo, vừa giòn, ngan ngát mùi lá dứa. Từ lâu, bánh đúc lá dứa đã được coi là một món ăn đặc sản của miền Tây Nam Bộ.
Bánh đúc vốn là món ăn dân dã xuất hiện ở cả 3 miền. Miền Bắc thịnh hành nhất món bánh đúc lạc chấm tương hoặc chan canh cua. Lâu rồi có thêm món bánh đúc nóng, ăn mùa đông cũng thú vị. Miền Trung nổi tiếng với món bánh đúc chấm mắm nêm và bánh đúc hến. Và miền Nam, cụ thể là Tây Nam Bộ, bánh đúc mang phong cách khác biệt hoàn toàn.
Cũng là bột gạo quấy nhưng người miền Tây lại thêm chút nước cốt lá dứa cho màu bánh xanh, lại có mùi thơm thoang thoảng. Nguyên liệu khá đơn giản, bao gồm: Bột gạo, nước cốt dừa, lạc, vừng, nước đường và đương nhiên là lá dứa. Để làm được bánh đúc ngon phải chọn được loại gạo tẻ ngon, không bị mốc hay sâu mọt, không có mùi lạ làm ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của bánh. Thành phần chủ yếu trong gạo là tinh bột, chính các hạt tinh bột này khi bị hồ hóa sẽ tạo nên cấu trúc bánh. Gạo được vo, rửa sạch chất bẩn bám bên ngoài, sau đó được ngâm với nước sạch trong thời gian hai ngày, thể tích nước ngâm gấp hai lần thể tích gạo. Phần bột gạo sau khi xay được hòa tan với nước lá dứa rồi cho vào nồi lớn, gia nhiệt, đun sôi hỗn hợp và khuấy liên tục, đều tay cho đến khi bột đặc quánh lại. Để tăng độ dai, giòn của bánh có thể cho vào bột một muỗng nhỏ nước tro tàu trong quá trình khuấy bánh.
Muốn có được miếng bánh đúc ngon, cần phải chú trọng các thao tác khuấy và nhiệt độ. Phải để lửa đỏ thật đều bánh mới chín ngon được, nấu bánh làm sao đừng để bột vón cục khi nấu, không được để cháy khét. Khi muốn thử xem bánh đã đủ dẻo chưa, có thể nhìn vào đũa, nếu nhấc đũa lên thấy bột bánh chảy xuống dọc đũa là được. Sau khi khối bánh đã được định hình, cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn, chan thêm nước đường và nước cốt dừa, rắc đậu phộng và vừng rang vàng lên trên.
Không khó để hiểu vì sao bánh đúc lại hấp dẫn người ăn đến vậy. Bánh đúc là thứ đặc sản thôn quê, nó ẩn chứa nét tinh tế trong ẩm thực và cả cái tình của người dân xứ đồng bằng.
Bánh đúc thường được biết đến như một món ăn đặc trưng thời khốn khó của miền Bắc. Theo thời gian, bánh đúc xuất hiện ở miền Trung với một số biến tấu khác với nơi bánh ra đời. Và vào đến miền Nam, bánh đúc đã thay đổi để trở thành một món ăn đặc sản của đồng bằng, mang đậm hương vị thôn quê.
Cách làm bánh đúc lá dứa khá đơn giản. Nguồn ảnh aiei.us
Không khó để hiểu vì sao mon banh duc la dua lại hấp dẫn người ăn đến vậy. Bánh đúc là thứ đặc sản thôn quê, nó ẩn chứa nét tinh tế trong ẩm thực và cả cái tình của người dân xứ đồng bằng.
Mới vừa ăn bánh đúc ngọt xong chưa kịp hoàn hồn lại có người bảo , bánh đúc ngọt ăn không kịp dính răng, với lại hôm nọ chụp 1 mớ hình bánh đúc mà gấp gáp đi làm nên hình không được sắc nét, hôm nay sẳn có người thèm nên mình làm lại, trong vòng 1 tuần mà 2 nồi bánh đúc là nhiều hay ít nhỉ.
Bánh đúc ngot là món ăn chơi bạn có thể nhìn thấy tại các hàng chè hoặc các gánh hàng rong trên khắp nẻo đường sài gòn, bánh đúc thơm lừng mùi lá dứa có màu xanh tư nhiên cùa lá dứa, béo của nước cốt dừa, ngọt của đường thắng với gừng.
Bánh đúc ngọt là món ăn của người miền tây nam bộ du nhập vào đất sài gòn theo chân người dân nam bộ vào sài gòn mưu sinh, bánh đúc ngọt là món ăn dân giả của người dân nhưng lại quyến rũ bất cứ ai đã nếm qua nó.
Cách chế biến
Nguyên liệu :
- 250 gr bột củ năng ( waterchestnut powder)
- 400 ml nước
- 2 lon nước cốt dừa
- 1 ít muối, 1 muỗng canh đường trắng
- 1 bó lá dứa
- 1 cup đường vàng hoặc đường thốt nốt
- 1 cup nước
- 1 củ nhỏ gừng
- 1 chén nhỏ mè rang vàng
Cách làm :
- Lá dứa rửa sạch, cắt khúc ngắn, cho vào máy xay sinh tố say nhuyễn cùng với nước, bạn canh sao cho thể có được 400ml nước lá dứa, lược qua rây để lấy được nước lá dứa xanh và không bị lợn cợn của lá dứa
- Cho bột vào thau cùng với nước lá dứa, 1 lon nước cốt dừa và 1 tí muối + 1 muỗng canh đường trắng, tất cả trộn đều cho hỗn hợp thật hoà tan, để bột qua 1 bên cho bột nghỉ khoảng 15 - 30 phút cho bột nở đều.
- Bắt nồi bột lên bếp bật nhỏ lửa quấy bột đều tay đến khi bột thành một khối mịn, lúc này bột vẫn chưa chín.
- Chuẩn bị khuôn đã tráng sơ qua 1 lớp dầu thật mỏng, cho bột vừa quấy xong vào khuôn dàn đều trong khuôn.
- Bắt xửng nước thật sôi cho khuôn bột vào hấp đến khi bánh chín, bánh chín là khi bạn dùng cây tăm đâm vào bánh không còn thấy bột dính trong tăm là bánh đã chín, lấy bánh ra khỏi nồi hấp dùng muỗng đè chặt bột xuống cho bột thành 1 khối cứng cáp. Đợi bột nguội thì cho vào tủ lạnh, bánh này ăn lạnh mới ngon, khi lạnh bột sẽ dòn, dẻo.
- 1 cup đường vàng + 1 cup nước cho lên bếp nấu cùng với gừng cắt lát mỏng , nấu cho nước đường tan và gừng thơm là được.
Khi ăn cắt bánh đúc thành từng lát mỏng ra đĩa chan nước đường, nước dừa và mè lên. Bạn đã có 1 đĩa bánh đúc ngon
Chúc các bạn thành công trong món bánh đúc.
Cách làm bánh da lợn thơm ngon
Cách làm bánh Cống đặc sản Sóc Trăng
Cách làm bánh khoai tây
Cách làm bún tươi đảm bảo vệ sinh
Cách làm bánh gối ngon nhất
Cách làm bánh nếp xào ớt của người Hàn Quốc
Cách làm khô bò sợi ngon ngất ngây
Cách làm bánh canh cá lóc Huế
(st)