Tác dụng chữa bệnh của cây sả

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tác dụng chữa bệnh của cây sả

19/04/2015 02:10 AM
1,169

Ở nhiều quốc gia, sả được dùng làm gia vị cho các món ăn không chỉ vì có mùi dễ chịu mà còn bởi nó có lợi cho số rối loạn sức khỏe và có tác dụng làm đẹp da.


Sản phẩm tự nhiên như nghệ, gừng... nếu ăn với lượng vừa phải thì sẽ rất hữu ích cho sức khỏe. Kể cả sả cũng vậy. Sả là một loại cây hương liệu được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan. Sả cũng thường được sử dụng như một thành phần trong các loại trà thảo dược và các hỗn hợp khác.

Ở nhiều quốc gia, sả được dùng làm một loại gia vị cho các món ăn không chỉ vì nó có mùi dễ chịu, thơm kích thích ăn uống mà còn bởi nó được chứng minh rằng có lợi đối với một số rối loạn sức khỏe.

ca phe du lich, suc khoe, du lich hoan my, dulichhoanmy

- Ngăn ngừa ung thư: Một nghiên cứu cho thấy mỗi 100 gam sả chứa đến 24,205 microgram beta-carotene - những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Năm 2006, một nhóm nghiên cứu ở Đại học Ben Gurion (Israel) cho thấy trong cây sả có chất citral, một hợp chất chính có tác dụng "tiêu diệt" các tế bào chết trong các tế bào gây ung thư và giữ lại các tế bào bình thường. Cũng theo nghiên cứu này, nồng độ citra có trong sả cũng tương đương với trong một tách trà.

- Giúp tiêu hóa: Trà từ cây sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. Nó cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì nó có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi.

- Hiệu quả giải độc: Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng số lượng và tần suất đi tiểu. Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric.

- Lợi ích cho hệ thống thần kinh: Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay...

ca phe du lich, suc khoe, du lich hoan my, dulichhoanmy

- Giảm huyết áp: Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

- Giảm đau hiệu quả: Tinh chất sả có thể làm giảm tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bạn có đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác, hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn.

- Hỗ trợ làn da: Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.

- Có lợi cho phụ nữ: Sả được chứng minh là có lợi cho phụ nữ vì nó giúp ích trong việc điều trị các vấn đề về kinh nguyệt và buồn nôn. Sả trộn với hạt tiêu có thể giúp chị em tránh được phần lớn của các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Cách tốt nhất để tiêu thụ sả chanh là thông qua trà - trà hương sả. Sả có thể được thêm vào các món ăn thịt như cá, gia cầm và thịt lợn bởi các lợi ích y tế của cây sả là không thể bỏ qua.

Tác dụng chữa bệnh của cây sả

Sả là một trong những gia vị phổ biến nhất ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan. Cũng giống như gừng, nghệ, tỏi, sả không những được dùng để tăng thêm sự đậm đà và ngon miệng cho món ăn, nó còn được dùng như thuốc để điều trị. Dưới đây chúng ta cùng khám phá những tác dụng vô cùng độc đáo của loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn này.


Ngăn ung thư


Một nghiên cứu của các nhà khoa học mới đây cho thấy, cứ 100g sả thì có chứa tới 24.205 microgram beta-carotene, thành phần chống oxi hóa mạnh có thể ngăn ngừa ung thư. Vào năm 2006, một nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Ben Gurion, Israel phát hiện thấy hợp chất citral có trong sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư trong khi đó nó không làm tổn hại đến các tế bào mạnh. Họ khuyên bạn nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay trà.

Hỗ trợ tiêu hóa

Sả là gia vị có khả năng giúp tiêu hóa, hạn chế đau dạ dày, ợ khí chua, đầy bụng và tiêu chảy, nó cũng giúp làm giảm các vấn đề về đầy hơi vì nó có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.

Giải độc hiệu quả

Từ lâu sả cũng được sử dụng như thuốc giải độc trong cơ thể. Lý do là sả giúp tăng cường số lượng và tần suất việc đi tiểu. Điều này giúp gan, đường tiêu hóa, thận, tuyến tụy và bàng quang luôn sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể loại bỏ những những độc tố không mong muốn và axit uric.

Tăng cường sức khỏe hệ thần kinh

Tinh dầu trong cây sả có thể tăng cường và cải thiện hoạt động của hệ thần kinh, ăn sả có thể hỗ trợ nhiều bệnh rối loạn về thần kinh như Alzheimer (bệnh mất trí nhớ), bệnh parkinson, co giật thần kinh, lo lắng, chóng mặt...

Giảm huyết áp

Sả có tác dụng làm giảm huyết áp thấp. Nó giúp tăng cường máu lưu thông và làm dịu các vấn đề về huyết áp. Các chuyên gia khuyên rằng, khi tăng huyết áp, bạn uống một cốc nước sả sẽ giúp huyết áp tụt xuống đáng kể.

Giúp giảm đau

Ăn sả có thể giúp bạn giảm được chứng sưng tấy liên quan đến các cơn đau nhức. Lần sau, khi có cơn đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở bất kì chỗ nào trên cơ thể, uống trà sả sẽ giúp bạn giảm đau đi nhanh chóng. Ngoài ra, sả cũng có tác dụng chống viêm rất tốt ở dạ dày, gan và thành ruột.

Tốt cho da

Sả là một trong những thành phần trụ cột của ngành công nghiệp thẩm mỹ vì nó có chứa nhiều thành phần tốt cho làn da của bạn. Các nhà khoa học ở Đại học Wisconsin-Eau Claire cho biết, thành phần chống viêm ở sả giúp làm giảm vết thâm tím trên da, đồng thời làm cho làn da sáng đẹp. Nó hoạt động bằng cách làm giảm sự thâm tím và thúc đẩy quá trình làm lành da giống nghệ. Ngoài ra, sả có thể cải thiện được làn da nhờ làm giảm các mụn nhọt và trứng cá.

Tốt cho sức khỏe phụ nữ

Các nhà khoa học cho biết, sả cải thiện sức khỏe cho phụ nữ vì nó giúp điều trị những rắc rối về kinh nguyệt cũng như sự buồn nôn. Bằng cách ăn sả với ớt, nó có thể giúp loại bỏ nhiều phiền toái liên quan đến chu kì kinh nguyệt ở phái đẹp.

Chống sốt

Ở khu vực Caribbean (Bắc Mỹ), người dân thường sử dụng sả (còn gọi là cói ngọt hay cỏ chống sốt) để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh. Cách làm là họ ăn sống sả hoặc giã sả lấy nước để uống. Đây là phương pháp đơn giản mà họ không cần phải đến gặp bác sỹ hay mua thuốc.

Giúp giảm cân

Đối với người Thái Lan, sả không chỉ là gia vị tăng sự ngon miệng và mùi hương quyến rũ cho món ăn mà nó còn có thể giúp giảm cân. Ăn sả hỗ trợ chương trình giảm cân của bạn bằng cách cắt giảm các calo trong món ăn. Họ cho rằng, cũng như ớt vị cay trong sả giúp đốt cháy các chất béo, và không cho chúng tích lũy trong cơ thể.

Giúp diệt nấm

Tinh dầu được chiết xuất từ sả có thể tiêu diệt được nấm và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Điều này rất có ích trong việc chống lại các bệnh nhiễm nấm ở tai, mũi và khu vực họng.

Chống khuẩn

Các thành phần như methylisoeugenol và một số chất khác có trong sả có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết thương, ruột kết, niệu đạo, bàng quang, dạ dày, thành ruột, tuyến tiền liệt và thận.


Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, sả được dùng với tên thuốc là hương mao hay hương thảo. Dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm.

Tác dụng phòng và chữa bệnh hữu hiệu của cây sả - Sức Khỏe - Bệnh tiêu chảy - Cảm cúm | Bệnh cúm - Sức khỏe gia đình - Y học cổ truyền

Cây sả có tác dụng phòng và chữa bệnh rất hữu hiệu.

Chữa bệnh

Chữa bụng trướng, chân tay gầy gò:

lá sả 12g; vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông, cỏ bấc, mỗi vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. tất cả sắc cách thủy với 200ml nước trong 15-30 phút, rồi uống làm 2 lần trong ngày. kiêng ăn cơm nếp và muối mặn. nên ăn vài khẩu mía trước khi uống thuốc để tránh khé cổ.

Thuốc xông giải cảm:

Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5-10 phút. lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.

Chữa phù nề chân, tiểu ít, thấp thũng:

Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. dùng 3-4 ngày.

Rễ:

Dùng riêng, lấy rễ tươi giã nát, xát vào vết chàm chữa chàm mặt ở trẻ em.

Chữa tiêu chảy:

Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt, hậu phác, mỗi vị 6g; sắc uống. hoặc rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống.

Chữa đau dạ dày – tá tràng:

Rễ sả sao 10g; cám gạo rang cháy 10g; hương phụ sao 8g; hậu phác tẩm nước gừng, sao 6g; thạch xương bồ, củ riềng nướng, mỗi vị 4g; dạ dày lợn sấy khô giòn 1 cái. tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 12g với nước ấm.

Chữa ho:

Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40oC vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng). trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc. ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10ml.

Dùng ngoài, rễ sả thái nhỏ, phơi khô, tán bột trộn với phèn phi rồi bôi để chữa loét lợi, hôi nách.

Phòng bệnh

Nhân dân miền sơn cước thường lấy nõn sả muối dưa ăn để phòng ngừa sơn lam chướng khí, sốt rét ngã nước. Phụ nữ lại lấy lá sả nấu nước gội đầu làm thơm, sạch gàu, trơn tóc, tránh những bệnh về tóc và da đầu. Nhân dân trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh. Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử mùi hôi trong công tác vệ sinh.

Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, sả được dùng với tên thuốc là hương mao hay hương thảo. Dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm.


Cây sả (Cymbopogon citratus) có mùi thơm nhẹ như mùi chanh, do thành phần chính của nó là tinh dầu citral. Những nghiên cứu gần đây cho thấy một chất có khả năng kháng ung thư được tìm thấy trong hoa của nhiều loại sả.

 Sả còn có tác dụng hạ sốt, giúp tiêu hóa tốt. Người ta còn sử dụng hương thơm của sả trong xông hơi, tắm hơi. Nhiều dạng kem bôi ngừa mụn trứng cá và các bệnh da có thành phần chính là tinh dầu sả.

Sả làm hạ sốt, giải cảm, chữa ho. Nước sắc của sả giúp làm hạ nhiệt sau khi uống; dùng xông có tác dụng làm ra mồ hôi nhiều, thông mũi, hạ sốt, giảm đau nhức.

Phụ nữ bị đau bụng khi hành kinh có thể lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, hoặc ép sả tươi lấy dịch hay sắc nước rồi uống.

Chữa đau khớp, đau lưng, nhức dây thần kinh, đau đầu: lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa bôi vào chỗ đau hoặc sưng. Trong trường hợp đau cấp tính có thể uống thêm nước sắc của sả tươi.

Chữa ghẻ: lấy bột lá sả trộn với sữa thành một khối nhão đắp lên chỗ bị ghẻ vài lần mỗi ngày.

Nhờ có tác dụng diệt khuẩn và khángnấm, sả được dùng cho các sản phẩm kem bôi da hoặc thuốc mỡ để sát trùng da.

Trong tất cả các trường hợp, có thể dùng 1 tép sả tươi, sắc lấy nước uống hoặc 2 – 3 giọt tinh dầu pha trong một ít nước ấm để uống. Trong trường hợp bị chấn thương, lấy 4 - 5 tép sả, đun sôi trong nước, phathêm một ít rượu trắng để uống. Tinh dầu sả dùng ở liều thấp có tác dụng giúp thư thái tinh thần, dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên không nên chữa mất ngủ bằng tinh dầu liều cao hoặc dùng lâu dài vì có thể sẽ dẫn đến hiện tượng lơ mơ, hôn mê, ảo giác...


Sả là một gia vị được nhân dân ta dùng phổ biến, đồng thời cũng là một cây thuốc chữa bệnh và trừ côn trùng tốt.

Sả là loại cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, mọc thành bụi (tên khoa học là Cymbopogon Citratus (L.) Pers.), thuộc họ lúa (Poaceae). Củ sả là một gia vị được dùng trong chế biến nhiều món ăn, chủ yếu là để kích thích tiêu hóa, khử được mùi tanh của cá, thịt, giúp thức ăn thêm thơm ngon.

Theo Đông y, sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Sả được dùng chủ yếu làm thuốc chữa cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy...

Liều lượng mỗi ngày 8 - 12g lá và củ sả dưới dạng thuốc xông hay thuốc hãm. Phổ biến nhất là nồi nước xông lá sả phối hợp với một số lá khác như lá tre, lá cúc tần, lá bưởi, lá tía tô...  mỗi thứ một nắm, đem nấu nước xông cho ra mồ hôi để chữa cảm sốt, nhức đầu.



Tác dụng chính của sả là ở tinh dầu. Trong lá sả có tinh dầu, thành phần chủ yếu là geraniola và citronelola. Vì vậy, khi ta vò lá sả thấy có một mùi thơm đặc biệt phảng phất mùi thơm của chanh.

Tinh dầu sả bôi lên da hoặc phun trong nhà có thể xua đuổi được ruồi, muỗi và các loài côn trùng khác như dĩn, bọ chét... do đó thường được dùng làm thuốc trừ muỗi và khử mùi hôi.

Phụ nữ cũng thường nấu nước lá sả để gội đầu cho trơn tóc, sạch gầu và có thể tránh được một số bệnh về tóc.

Ngoài ra, củ sả và tinh dầu sả còn dùng để chữa một số bệnh thông thường như giã nát củ sả bôi lên các vết chàm để chữa chàm ở mặt trẻ em. Lấy 3 - 6 giọt tinh dầu sả pha với xi-rô và nước, cho bệnh nhân uống để chữa đau bụng, đầy bụng, chống nôn và thông trung tiện.


Cây sả chữa phù nề chân, đái rắt 


Theo Đông y, sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm...

Cây sả còn gọi là cỏ sả, lá sả, hương mao. Là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép hơi nháp. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Cây sả được trồng khắp nơi ở nước ta, nhân dân trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh. Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử mùi hôi trong công tác vệ sinh. Ngoài được dùng làm rau ăn, gia vị (nhân dân thường dùng ăn sống hoặc tẩm ướp cho thơm các món ăn) cây sả còn là vị thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, rễ sả dùng tươi, phơi hay sấy khô.

Theo Đông y, sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm...

Đơn thuốc sử dụng cây sả chữa bệnh:

Lá sả: (Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh).

Trị chứng đầy bụng: Lá sả, vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông, cỏ bấc, mỗi vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. Tất cả sắc cách thủy với 200ml nước trong 15 - 30 phút, chia uống làm hai lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Uống trong 2 ngày. Lưu ý: Trong quá trình điều trị không nên đồ nếp và muối mặn.

Thuốc xông giải cảm: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5-10 phút. Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.

Chữa phù nề chân, đái rắt: Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 - 4 ngày.

Làm sạch gàu, trơn tóc: Lá sả, hương nhu, lá bưởi..., mỗi vị 30g, rửa sạch đun với nước, để ấm gội đầu. Mỗi tuần nên gội 2 lần. Nước gội đầu có vị sả không những làm thơm tóc, sạch gầu mà còn tránh những bệnh về tóc và da đầu.

Rễ sả: (Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với vị thuốc khác).

Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt, hậu phác, mỗi vị 6g tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát, uống khi thuốc còn ấm nên uống vào buổi sáng. Dùng trong 2 ngày. Hoặc rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc với 200ml nước còn lại 50ml, uống sau bữa ăn.

Chữa ho do cảm cúm: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 200g, tất cả giã nát, ngâm với rượu 40 độ (200ml rượu); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 400g; mạch môn bỏ lõi 200g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g, 3 vị thuốc này đem sắc cô đặc lại thành 250ml cao lỏng. Trộn lẫn cao lỏng và rượu ngâm thuốc. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5-10ml. Uống trong 3 ngày.



Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?
Tác dụng chữa bệnh của cây nắp ấm
Tác dụng chữa bệnh của giấm
Tác dụng chữa bệnh của hoa nhài
Tác dụng chữa bệnh của cây hoàn ngọc
Tác dụng chữa bệnh của hoa sứ trắng


(st)





Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý