Thầu dầu tía còn gọi là cây đu đủ tía, tên khoa học là Ricinus communis L thuộc họ thầu dầu (Euphorbiacae). Chúng ta cùng tham khảo tác dụng chữa bệnh của cây thầu dầu nhé!
Cây thầu dầu tía được sử dụng lá tươi để đắp lên trán và 2 bên thái dương để chữa đau đầu do cảm sốt, hạt thầu dầu được ép thành dầu để làm thuốc nhuận trường, thông tiện, trong các chứng táo bón của trẻ em hay phụ nữ có thai, bệnh nhân mổ và sản phụ. Thuốc có tác dụng tẩy nhẹ. Theo GS. Đỗ Tất Lợi thì dầu thầu dầu không gây hiện tượng xót trong ruột, chỉ làm ruột non và ruột già co bóp nhiều hơn, mà không gây ảnh hưởng đến tiểu khung, bởi vậy được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai là rất tốt để chống táo bón mà không gây ra nguy hiểm gì.
Cây dầu thía.
|
Hoạt chất trong hạt thầu dầu
Hạt thầu dầu là hạt phơi khô của cây thầu dầu. Trong hạt thầu dầu chứa một protein rất độc có tên ricin, chiếm tỷ lệ 3-5% trong hạt. Nhưng sau khi ép dầu thì chất này lại nằm trong khô dầu nên không sử dụng được khô dầu. Cũng theo GS. Đỗ Tất Lợi thì chất độc ricin có trong hạt thầu dầu này chỉ cần liều 0,002mg cho 1kg thể trọng đã giết chết một con thỏ. Hay chỉ cần 3g khô dầu cũng đủ giết chết một con bê nặng 100kg. Hoặc chỉ cần tiêm 0,003mg chất độc ricin cho 1kg thể trọng chó cũng đủ giết chết nó. Với người, 3mg tiêm dưới da hay 180mg uống tức chỉ 1 hạt thầu dầu cũng đủ gây nôn mửa, 3-4 hạt là đủ làm chết trẻ em, 14-15 hạt là giết chết người lớn. Cơ chế tác dụng gây độc của ricin là làm vón hồng cầu và bạch cầu.
Tuy nhiên, tiêm chất ricin đã được đun lâu có thể gây miễn độc. Thanh huyết miễn độc antiricin để lâu cũng có thể làm giảm bớt hiệu lực. Do có độc tính như vậy nên trong Đông y người ta không sử dụng hạt thầu dầu làm thuốc uống trong, mà chỉ sử dụng làm thuốc đắp ngoài. Tác dụng của độc chất này giống như vi khuẩn nên có thể gây miễn dịch, nghĩa là khi cho súc vật ăn với liều nhỏ, làm nhiều lần, sau đó lại cho chúng ăn tăng lên với liều khá cao mà súc vật không gây chết.
Ricin bị phá hủy ở nhiệt độ cao, vì vậy có nơi đã cho lợn ăn khô dầu hạt thầu dầu đã hấp nóng ở 1150C trong 1h30 phút, chính thế đã có nơi ăn hạt thầu dầu nấu hay xào mà không xảy ra hiện tượng ngộ độc.
Phương thuốc chữa trị từ cây thầu dầu tía.
Chữa đau đầu do cảm: lấy lá thầu dầu tía đắp lên trán và 2 bên thái dương, một lát sau sẽ thấy đầu nhẹ giảm hay khỏi đau (Kinh nghiệm trong dân gian).
Làm thuốc để tẩy nhẹ: lấy dầu hạt thầu dầu 10-30g, uống vào lúc đói, chỉ cần sau 3-4 giờ là sẽ đi tiêu nhiều lần mà không bị đau bụng. Nếu muốn tẩy mạnh chỉ cần tăng liều dầu hạt thầu dầu lên 30-50g thì sẽ đi đại tiện kéo dài 5-6 giờ liền (Theo GS. Đỗ Tất Lợi).
Chữa sa tử cung và trực tràng: lấy hạt thầu dầu giã nát sau lấy đắp lên đầu.
Sinh khó hay sót nhau: lấy hạt thầu dầu 14 hạt, giã nát đem rịt vào lòng bàn chân cả 2 bên, nhưng khi đã sinh xong hay nhau sót đã ra hết phải tháo bỏ ngay thuốc ra và rửa sạch lòng bàn chân nơi đã đắp thuốc.
Chữa liệt thần kinh mặt: lấy hạt thầu dầu giã nát đắp vào phía mặt nơi đối diện (theo TS. Võ Văn Chi)Tác dụng làm đẹp của cây thầu dầu
Chị em có thể trị môi thâm, chăm sóc da, dưỡng tóc... bằng hạt hạt thầu dầu hay còn gọi là dầu hải ly.
1. Trị mụn đầu đen
Tinh dầu thầu dầu được sử dụng để lau sạch các tạp chất từ độ sâu các lỗ chân lông và bề mặt da. Để làm sạch lỗ chân lông, bạn có thể xoa vài giọt tinh dầu thầu dầu vào ngón tay sau đó bắt đầu xoa bóp những điểm bị mụn đầu đen bằng chuyển động tròn. Sử dụng chuyển động tròn sẽ làm cho việc massage hiệu quả hơn. Hãy massage trong vòng 5-6 phút, sau đó đổ nước nóng vào một bát vừa, sử dụng một chiếc khăn để che trên đầu và để hơi nước phả trực tiếp lên da trong 4-5 phút. Cuối cùng, bạn nên dùng khăn mềm và sạch để loại bỏ các chất lỏng, dầu dư thừa cùng bụi bẩn từ khuôn mặt.
2. Trị tàn nhang
Loại dầu này là một trong những thành phần điều trị tàn nhang khá hiệu quả. Dầu thầu dầu giúp cân bằng sắc tố da và có thể để qua đêm, vì thế bạn không cần phải rửa lại với nước ấm ngay sau khi thoa dầu lên da.
3. Dưỡng ẩm cho da
Tinh dầu cây thầu dầu có trọng lượng phân tử thấp nên thẩm thấu dễ dàng vào da, cung cấp các chất dinh dưỡng và giữ ẩm hiệu quả. Hiện nay, tinh dầu này được sử dụng trong nhiều sản phẩm kem dưỡng da với công dụng làm giảm quầng thâm dưới mắt, ngăn ngừa và điều trị các nếp nhăn. Trước khi tắm, bạn có thể thêm vào nước tắm khoảng 2-3 thìa tinh dầu thầu dầu, để giúp làn da mềm mượt.
4. Kích thích sự phát triển của lông mi
Bên cạnh oliu, dầu thầu dầu cũng được sử dụng để dưỡng lông mi, giúp chúng thêm dài và dày. Bạn có thể chải một lượng nhỏ dầu thầu dầu vào lông mi trước khi đi ngủ, sau đó rửa sạch vào buổi sáng hôm sau. Bên cạnh đó, bạn có thể cắt một miếng vỏ chanh và đặt nó bên trong dầu thầu dầu. Chất dinh dưỡng trong vỏ chanh ngấm vào dầu giúp làm sạch và kích thích sự phát triển của lông mi. Thành phần tinh dầu thầu dầu cũng được dùng trong các loại mascara để hàng mi thêm cong, đen.
5. Dưỡng môi
Loại tinh dầu này cũng được sử dụng trong các loại son dưỡng môi tự nhiên và son nhũ giúp môi căng mọng, đồng thời giữ ẩm cho bờ môi khô. Trước khi đi ngủ, bạn nên xoa vài giọt dầu thầu dầu lên môi, mát xa nhẹ để lấy đi tế bào chết, thẩm thấu nhanh.
6. Dưỡng tóc
Dầu thầu dầu là một trong những phương pháp chăm sóc tóc lý tưởng. Tuy nhiên, bạn nên pha loãng dầu thầu dầu với nước để tránh tóc bị quá nhờn. Theo đó, bạn nên trộn dầu thầu dầu và dầu hạnh nhân thành hỗn hợp thật đều rồi massage nhẹ nhàng lên tóc, để 20 phút rồi gội lại. Dầu thầu dầu sẽ giải quyết những vấn đề nghiêm trọng của tóc như hói, rụng tóc... Lưu ý, bạn có thể sử dụng dầu thầu dầu như một sản phẩm điều trị chuyên sâu qua đêm một lần một tuần.
7. Chất khử trùng
Axit ricinoleic trong tinh dầu cây thầu dầu có hoạt tính kháng khuẩn, đặc biệt khi thoa lên các vết thương hở sẽ phát huy tác dụng như một chất khử trùng. Tinh dầu này rất hiệu quả trong điều trị các bệnh về da do nhiễm nấm như: nấm ngoài da, vết thương, vết cắt nhỏ và vết trầy xước. Các bác sĩ còn dùng tinh dầu này làm biện pháp sơ cứu đầu tiên để chống tình trạng châm chích da, giảm đau, chống nhiễm trùng cho vết thương ngoài da.
Theo Ngoisao.vn
Tác dụng chữa bệnh của giấm
Tác dụng chữa bệnh của Atiso
Tác dụng chữa bệnh của tỏi
Tác dụng chữa bệnh của bắp cải
Tác dụng chữa bệnh của thạch anh
Tác dụng chữa bệnh của muối ăn
Tác dụng chữa bệnh của hoa hồng
(st)