Tác dụng chữa bệnh của trái khổ qua

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tác dụng chữa bệnh của trái khổ qua

19/04/2015 02:12 AM
4,171

Khổ qua (mướp đắng) - Momordia charantia L. thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae). Vị đắng, tính mát, không độc. Vào kinh tâm, can, tỳ và vị. Có tác dụng thanh tà nhiệt, giải lao tổn, thanh tâm, sáng mắt, ích khí, tráng dương, giải độc.




Điều trị tăng huyết áp: khổ qua tươi 250g, hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua bổ hột, rửa sạch, trụng nước sôi 3 phút, thái sợi, trộn vào hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè, trộn đều thì dùng.

Điều trị choáng váng, tăng huyết áp: khổ qua 250g, nghêu 0,5kg, muối, rượu vang, tỏi băm, nước cốt gừng, rượu trắng, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột rửa sạch, trụng nước sôi, vớt ra, ngâm nước lạnh loại bỏ vị đắng, thái lát, nghêu cho vào chảo nấu nở ra, bỏ vỏ, lấy thịt, cho vào chảo có ít dầu, thêm nước cốt gừng, rượu trắng, muối đảo đều. Khổ qua lát lót đáy chảo, bỏ thịt nghêu trên đó, thêm nước cốt gừng, rượu trắng, muối, tỏi băm, nước nấu đến khi thịt nghêu thắm vị, rưới dầu mè thì dùng.

Điều trị xơ vữa động mạch: khổ qua tươi 250g, dầu ăn, gừng sợi, hành hoa, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua tươi móc bỏ ruột, rửa sạch, thái sợi, đổ dầu ăn vào chảo, thêm gừng sợi, hành hoa phi thơm, bỏ khổ qua sợi xào nhanh trong giây lát, nêm muối, bột nêm xào sơ thì dùng.


Khổ qua- cứu tinh của mùa nóng - 1



Điều trị xơ vữa  động mạch với khổ qua.

Điều trị cao mỡ máu: khổ qua 1 quả, mật ong 20ml, sữa bò 200ml. Khổ qua bỏ hột, rửa sạch, thái lát hoặc thái nhuyễn, cùng sữa bò xay lấy nước, đổ vào ly, thêm mật ong trộn đều. Mỗi sáng và chiều chia uống 2 lần.

Điều trị phiền nhiệt miệng khát: người mất sức, vã mồ hôi, khí âm lưỡng hư: khổ qua 200g, thịt gà 100g, đầu hành, muối, bột nêm, giấm, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua, thịt gà lần lượt rửa sạch, khổ qua bỏ ruột, thái cọng dài, thịt gà thái sợi. Khổ qua trụng trong nước sôi, vớt ra, để ráo, đặt trong thau; gà sợi cho vào chảo xào sơ, cũng chứa trong thau, thêm vừa đủ đầu hành, muối, bột nêm, giấm, dầu mè trộn đều thì dùng.

Điều trị nhiệt độc tả lỵ:
dây khổ qua 60g, đường đỏ vừa đủ. Dây khổ qua rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước, thêm đường đỏ thì dùng. Ngày 3 - 4 lần.

Điều trị vị khí thống: khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, uống với nước ấm.

Điều trị cảm cúm: ruột khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng.


Khổ qua- cứu tinh của mùa nóng - 2



Khổ qua dùng để chế biến món ăn và có tác dụng rất tốt.

Điều trị thấp chẩn (chàm): lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, đắp tại chỗ.

Điều trị trẻ tiêu chảy: dây khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng.

Điều trị trẻ em kiết lỵ: khổ qua vừa đủ, mật ong vừa đủ. Khổ qua rửa sạch, giã vắt lấy nước, pha với mật ong, ngày 1 - 2 lần.

Điều trị trẻ nôn ói: rễ khổ qua 6g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng.

Điều trị đại tiện ra máu:
rễ khổ qua 200g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng.

Điều trị đinh nhọt đau không chịu được: lá khổ qua rửa sạch, phơi khô, tán mịn, uống với rượu trắng 15g.

Điều trị nhọt lâu ngày không vỡ:
khổ qua 1 quả rửa sạch, vắt nước, thoa lên nhọt, ngày 3 lần.

Điều trị nhiệt độc nhọt sưng: lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, vắt nước, thoa tại chỗ.

Điều trị tiêu khát (bệnh đái tháo đường): khổ qua 250g rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng. Ngày vài lần, mỗi lần 1 chén.

Điều trị bệnh nhọt, người cao tuổi bị đái tháo đường biến chứng võng mạc: khổ qua 100g, bắp 100g, đường phèn 10g. Khổ qua và bắp lần lượt rửa sạch, hai thứ cùng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa ninh chè, khi chín, nêm đường phèn cho tan đều. Mỗi ngày chia dùng sáng và chiều.

Điều trị rết cắn:
lá khổ qua 50g, vắt nước, thoa tại chỗ.

Điều trị hôi miệng: khổ qua rửa sạch, thái sợi, ướp muối, thêm dầu mè một ít, làm gỏi.

Điều trị suy giảm chức năng tình dục, di tinh, xuất tinh sớm: khổ qua tươi 2 quả, thịt heo nạc 200g, nấm hương ngâm nước 30g, tôm khô 20g, hành hoa, muối, bột bắp, nước tương với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua tươi, thịt heo nạc, nấm hương ngâm nước, tôm khô mỗi thứ lần lượt rửa sạch, khổ qua thái khoanh, từng khoanh móc bỏ ruột, sử dụng sau. Hành hoa, tôm khô băm nhuyễn, cùng trộn vào thịt heo, thêm nước tương, muối và một ít nước, trộn đều bằng lực đồng tâm, cho dính, lại thêm bột bắp trộn vào, làm nhân, lần lượt dồn vào từng khoanh khổ qua. Khổ quả dồn thịt đặt vào khay, cho vào lò hấp chín trong 20 phút thì dùng.

Điều trị béo phì thể nhẹ: khổ qua tươi 250g, đậu xị, ớt sợi, đậu tương, dầu ăn, gừng băm, hành hoa, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột, rửa sạch, thái lát mỏng. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm khổ qua, đậu xị, ớt sợi, đậu tương, hành, gừng băm cùng vào chảo xào sơ, sau cùng nêm muối, bột nêm xào sơ thì dùng.

Khổ qua- cứu tinh của mùa nóng - 3


Điều trị béo phì thể nhẹ bằng mướp đắng.

Điều trị viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ: khổ qua tươi 250g, rau sam tươi 250g, đường trắng 30g. Khổ qua và rau sam lần lượt loại bỏ tạp chất, rửa sạch, mát khô, khổ qua thái lát, rau sam thái nhuyễn, hai thứ cùng xay nhuyễn, cho vào tô, nêm đường trắng trộn đều, sau 2 giờ chắt ra nước cốt. Chia dùng mỗi sáng và chiều để phòng và điều trị viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ.

Điều trị hội chứng mỏi mệt: khổ qua 1 kg, rửa sạch, phơi sấy khô, tán bột, chứa trong lọ hoặc trong túi lọc, mỗi gói 10g, miệng túi đính sợi dây, dán kín miệng. Cho vào ly hãm với nước sôi, ngày 3 lần, mỗi lần 1 gói.

Điều trị sưng tuyến mang tai: khổ qua 1 quả, rong biển, muối, bột nêm, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột, rửa sạch, thái lát, cho vào nồi có nước dùng, đun sôi, vớt váng, sau khi khổ qua nhừ, thêm rong biển, muối, bột nêm, dầu mè thì dùng.

Điều trị loãng xương: khổ qua tươi 200g, đậu phụ non 2 lát, hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua bỏ hột, rửa sạch, thái lát mỏng, trụng qua nước sôi, vớt ra, đậu phụ cho vào nồi nóng có dầu mè chiên sơ, thêm nước dùng, khổ qua lát, hành hoa, gừng băm, hầm với lửa vừa 10 phút, nêm muối, bột nêm thì dùng.


Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, có rất nhiều lợi ích cho s���c khỏe. Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.

Ngoài ra, mướp đắng còn có các tác dụng dược lý sau:

- Chống các gốc tự do - nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường...

- Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.

- Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2.

Ở dạng nước sắc, quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa ho, mụn trứng cá(uống trong và bôi ngoài) và rôm sảy (uống trong và bôi ngoài, khi khô thì tắm).

Bạn có thể chế biến một số món ăn liên quan đến khổ qua dễ làm và dễ ăn lại tốt cho sức khỏe như: mướp đắng xào thịt bò, mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào trứng...

Theo y học cổ truyền thì khổ qua rừng có vị đằng tính hàn, không độc có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, thoái ba, trừ phiền, bài nùng, trừ đờm, cắt cơn ho trong bệnh phổi. Từ xa xưa nhân dân ta đã lấy lá non làm rau ăn, toàn thân rễ lá làm thuốc trấn ban cho phụ nữ thời kì sinh nở. Nước sắc dây khổ qua rừng có tác dụng giải độc khi trúng độc và dùng phòng trừ bệnh uốn ván cho phụ nữ sau khi sinh hoặc sẩy thai..dịch ép lá dùng chữa viêm mắt, nước sắc toàn cây có tác dụng cắt cơn ho trong bệnh phổi.

 

Cách sử dụng:

Thu về băm nhỏ phơi khô hoặc sao vàng hạ thổ cho một nắm to vào ấm đổ ngập nước đun sôi nhỏ lửa cạn còn một bát gạn lấy rồi cho 800ml nước vào sắc lần 2 như trên lấy một bát. Lần 3 cho 600ml nước vào sắc như trên lấy một bát, cả ba lần nước sắc được đổ trung với nhau chia ba lần uống trong ngày (sáng trưa tối) ngày một ấm.


Trái khổ qua có công dụng ổn định đường huyết, có thể uống lâu dài, không kỵ thuốc tây.
Nếu dùng tươi, lấy khoảng 200g-300g bỏ hết hạt, nấu chín và ăn cả nước lẫn cái.
Dùng khô: lấy 30g-60g khô, nấu uống.
Khi bị tiểu đường nên kiêng ăn đường cát, giảm tinh bột, các loại thịt. Đường huyết trung bình từ 80-110mg/cc là vừa. Đo đường huyết bằng máy điện tử không chính xác bằng các phương pháp trong phòng thí nghiệm.
Lưu ý bệnh tiểu đường rất phức tạp, nhiều biến chứng nguy hiểm và kéo dài suốt đời. Nếu bị bệnh, có thể dùng thử thuốc nam (như dứa hay vài loại thuốc nam khác) nhưng phải có bác sĩ chuyên khoa về tiểu đường theo dõi sát, định kỳ. Nếu không hiệu quả phải tăng liều hay đổi thuốc khác. Sau khi dùng thử vài loại thuốc nam mà không ổn định được đường huyết thì nên dùng thuốc tây để khỏi bị các biến chứng muộn của bệnh tiểu đường. 

Trên Tuổi Trẻ Online có 1 bài nói rất chi tiết về tác dụng khổ qua rừng xin trích lại:

TTO - Đọc sách báo tôi đều thấy viết uống nước nhiều là tốt, nhưng lại không thấy nói uống những loại nước nào (nước lọc, nước trái cây, nước ngọt, nước trà) là tốt? Uống vào những thời gian nào, tỉ lệ uống là bao nhiêu nếu trong ngày uống nhiều loại nước?...
Ở chỗ tôi ở có rất nhiều cây khổ qua rừng (mướp đắng), tôi thường lấy cả dây về (lá, dây, quả) phơi khô nấu uống hằng ngày. Xin hỏi uống vậy có tốt cho gan, dạ dày? (Tôi đi nội soi dạ dày kết quả bị viêm xung huyết hang vị nhẹ đã điều trị và hiện không thấy đau nữa). Xin cho biết tác dụng của dây khổ qua? (Hoàng Phong)
Trả lời của Phòng mạch online:
Nước giúp cho quá trình trao đổi chất và hô hấp tế bào. Chắc bạn đã từng bị tiêu chảy sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, mắt trũng, môi khô vì mất nước. Trẻ nhỏ và người già mất nước có ; thể dẫn đến tử vong. Mỗi ngày bạn nên uống hai lít nước. Tốt nhất là uống nước trà buổi sáng, "bình minh nhất trản trà”, sáng dậy uống một ly trà tinh thần sảng khoái.
Trong ngày bạn có thể uống một ly nước trái cây, còn lại là nước lọc. Tất cả các thứ nước đó cộng lại là hai lít chứ không phải ngoài những thứ đó ra uống hai lít nước lọc. Nếu bạn bị táo bón thì sáng dậy uống 0,5 lít nước lọc. Nước sẽ làm mềm phân và chống táo bón. Nếu bạn bị nóng trong người thì trong ngày uống nước rau má, nước khổ qua. Uống nước cũng tùy tình trạng của cơ thể, hàn hoặc nhiệt mà chọn nước phù hợp.
Khổ qua còn có tên gọi là mướp đắng, mướp mủ, cẩm lệ chi, thuộc họ bầu bí. Ngoài dùng để ăn, hạt khổ qua có chứa protein, đường và một số acid, có nhiều công dụng tốt cho cơ thể.

Tác dụng của khổ qua với đời sống:
Trái khổ qua dùng để chế biến món ăn giúp giải nhiệt, trẻ nhỏ dùng nước khổ qua tắm để trị rôm sảy.
* Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư… đó chỉ là một trong rất nhiều tác dụng của khổ qua.
* Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: khổ qua giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); alkaloid trong khổ qua có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt). Bạn có thể dùng khổ qua như một thức uống bổ tỳ vị hằng ngày rất tốt.
* Do có vị đắng khá đặc trưng nên khổ qua ít khi nào được chế biến chung với các loại rau khác. Bạn có thể giảm bớt vị đắng của khổ qua bằng cách bóp muối và rửa trước khi nấu. Khổ qua còn xanh ít đắng hơn so với khổ qua đã chín vàng. Tuy vậy, nhiều người vẫn thích vị đắng nguyên thủy của khổ qua.
* Trong khổ qua có chất axit ôxalic ảnh hưởng đến việc hấp thu chất canxi có trong thức ăn, vì thế khi xào khổ qua không trụng qua nước sôi là vô tình bạn để cho axít ôxalic làm ảnh hưởng đến những thực phẩm chứa canxi như thịt, cá.
* Món gỏi khổ qua tôm thịt, khổ qua xào với trứng hoặc nhồi thịt hầm giúp giải nhiệt khi thời tiết nóng.
* Dùng nhiều khổ qua trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày có thể giúp giảm lượng đường trong máu.
Trị bệnh với khổ qua:
* Giảm viêm tấy: Khổ qua tăng khả năng tránh nhiễm khuẩn, giảm viêm sưng nhẹ và phần bã đắp lên vết thương sẽ rất công hiệu. Chữa sốt, say nắng: nấu khổ qua bỏ ruột cùng lá khổ qua để lấy nước uống giúp chữa say nắng.
* Trà khổ qua: giúp giải nhiệt, tâm thần bất định, hồi hộp, kích thích tiêu hóa ăn ngon miệng hơn.
* Chữa sạm da: sạm da là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ, nhất là những người mới sinh hoặc ra nắng nhiều. Một số loại mặt nạ thảo dược làm từ cà chua, khổ qua, trứng gà, dưa chuột... có thể hạn chế tình trạng này.
Cà chua, khổ qua trứng gà mỗi thứ một trái. Cà chua rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ, nghiền nát. Khổ qua rửa sạch, bỏ hạt, giã nát. Tất cả hòa chung với lòng đỏ, lòng trắng trứng gà, trộn đều, đánh nhuyễn. Tối trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch, lau mặt khô rồi lau nhẹ lại bằng nước hoa hồng. Sau đó bôi hỗn hợp trên lên mặt, khi khô thì bôi tiếp làm thành mặt nạ. Sau một giờ thì lột bỏ, rửa mặt sạch sẽ, đi ngủ. Tác dụng: chống sạm và thô da.


Trong y học cổ truyền và dân gian, từ lá, dây, trái và cả hạt khổ qua đều có công dụng chữa bệnh.

Dược tính của khổ qua

Khổ qua (mướp đắng), theo y học cổ truyền có vị đắng, tính mát, không độc, có công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, giúp sáng mắt, nhuận trường, tiêu đờm. Theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM), trái khổ qua chín còn có tác dụng bổ thận, bổ huyết, kiện tỳ. Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt; dân gian một số nơi còn dùng khổ qua (loại mọc hoang dại, trái nhỏ bằng ngón chân cái) dùng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan - bằng cách chặt khúc ngắn 3-4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày; dây khổ qua còn dùng trị các chứng lỵ, đặc biệt là lỵ amíp; hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng - bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác; người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử; dân gian thường dùng hạt khổ qua chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn - dùng khoảng

10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn; những người hay bị mụt nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt... Hiện nay, khổ qua là loại dược liệu được nhiều người biết đến với công dụng hạ đường huyết - những người bệnh tiểu đường có thể dùng trái khổ qua tươi để cả hạt đem thái mỏng, phơi khô (dùng trái già càng tốt, nhưng không dùng trái chín). Mỗi ngày dùng khoảng 50 gr khổ qua khô này.

"Món ăn bài thuốc" từ khổ qua

Món dân gian thường dùng nhất là canh khổ qua dồn thịt - theo lương y Trần Duy Linh, món này vừa có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát (khô cổ, khát nước), vừa có tính chất bồi bổ cơ thể. Nguyên liệu thường dùng để cho vào bên trong trái khổ qua trước khi đem hầm là miến Tàu, thịt heo xay, nấm mèo, hành, tiêu trộn chung, ướp gia vị. Món quen thuộc nữa là khổ qua xào trứng vịt - dùng trái khổ qua bỏ hạt, bào mỏng rồi cho vào chảo xào, khi gần chín thì đập trứng cho vào, đảo sơ qua, nêm nếm gia vị. Những người thích ăn khổ qua, nhưng không thích vị đắng, thì nên dùng món này, vì khi khổ qua xào chung với trứng vịt, thì sẽ giảm đến 80% vị đắng của khổ qua. Dùng món này vừa có tính chất mát, vừa bổ dưỡng. Món tiếp theo là khổ qua chà bông - dùng trái khổ qua bỏ hạt, thái mỏng, ướp đá lạnh khoảng 15 phút, rồi dùng chung với chà bông. Món này có tác dụng nhuận trường, đặc biệt còn có tác dụng giải độc rượu.

Dân gian còn dùng món mứt làm từ trái khổ qua để giúp an thần, dễ ngủ - dùng loại khổ qua thật đắng (trái nhỏ, xanh đậm), bỏ ruột, dùng kim châm thật nhiều vào trái, và đem ngâm trong nước độ 30 phút, lấy ra cắt dày 2-3 phân, để ráo nước. Cho đường cát vào nồi bắc lên bếp đến khi đường tan, thì cho khổ qua vào để sên đường khoảng 1 giờ.

Trong món luộc ngũ quả (gồm 5 loại rau quả) của người Hoa, thường có sự hiện diện của khổ qua.

Tuy nhiên, lưu ý những người tỳ vị hư hàn, thường bị tiêu chảy, hay cơ thể không có thực nhiệt (không nóng trong người), thì không nên dùng thường xuyên khổ qua, vì dễ làm lạnh bụng, dễ bị tiêu chảy...

Tác dụng chữa bệnh tuyêt vời của khổ qua


Theo Đông y mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can. Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính, bệnh tiểu đường.

Tác dụng chữa bệnh tuyêt vời của khổ qua - Y học - Bệnh lý - Bệnh cao huyết áp - Bệnh cơ xương khớp - Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường - Sức khỏe gia đình - Y học cổ truyền


Khổ qua (mướp đắng) – Momordia charantia L. thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae). Vị đắng, tính mát, không độc. Vào kinh tâm, can, tỳ và vị. Có tác dụng thanh tà nhiệt, giải lao tổn, thanh tâm, sáng mắt, ích khí, tráng dương, giải độc.

Điều trị tăng huyết áp:

khổ qua tươi 250g, hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua bổ hột, rửa sạch, trụng nước sôi 3 phút, thái sợi, trộn vào hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè, trộn đều thì dùng.

Điều trị choáng váng, tăng huyết áp:

khổ qua 250g, nghêu 0,5kg, muối, rượu vang, tỏi băm, nước cốt gừng, rượu trắng, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột rửa sạch, trụng nước sôi, vớt ra, ngâm nước lạnh loại bỏ vị đắng, thái lát, nghêu cho vào chảo nấu nở ra, bỏ vỏ, lấy thịt, cho vào chảo có ít dầu, thêm nước cốt gừng, rượu trắng, muối đảo đều. Khổ qua lát lót đáy chảo, bỏ thịt nghêu trên đó, thêm nước cốt gừng, rượu trắng, muối, tỏi băm, nước nấu đến khi thịt nghêu thắm vị, rưới dầu mè thì dùng.

Điều trị xơ vữa động mạch:

khổ qua tươi 250g, dầu ăn, gừng sợi, hành hoa, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua tươi móc bỏ ruột, rửa sạch, thái sợi, đổ dầu ăn vào chảo, thêm gừng sợi, hành hoa phi thơm, bỏ khổ qua sợi xào nhanh trong giây lát, nêm muối, bột nêm xào sơ thì dùng.

Điều trị cao mỡ máu:

khổ qua 1 quả, mật ong 20ml, sữa bò 200ml. Khổ qua bỏ hột, rửa sạch, thái lát hoặc thái nhuyễn, cùng sữa bò xay lấy nước, đổ vào ly, thêm mật ong trộn đều. Mỗi sáng và chiều chia uống 2 lần.

Điều trị phiền nhiệt miệng khát:

Người mất sức, vã mồ hôi, khí âm lưỡng hư: khổ qua 200g, thịt gà 100g, đầu hành, muối, bột nêm, giấm, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua, thịt gà lần lượt rửa sạch, khổ qua bỏ ruột, thái cọng dài, thịt gà thái sợi. Khổ qua trụng trong nước sôi, vớt ra, để ráo, đặt trong thau; gà sợi cho vào chảo xào sơ, cũng chứa trong thau, thêm vừa đủ đầu hành, muối, bột nêm, giấm, dầu mè trộn đều thì dùng.

Điều trị nhiệt độc tả lỵ:

Dây khổ qua 60g, đường đỏ vừa đủ. Dây khổ qua rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước, thêm đường đỏ thì dùng. Ngày 3 – 4 lần.

Điều trị vị khí thống:

Khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, uống với nước ấm.

Điều trị cảm cúm:

Ruột khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng.

Điều trị thấp chẩn (chàm): lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, đắp tại chỗ.

Điều trị trẻ tiêu chảy:

Dây khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng.

Điều trị trẻ em kiết lỵ:

Khổ qua vừa đủ, mật ong vừa đủ. Khổ qua rửa sạch, giã vắt lấy nước, pha với mật ong, ngày 1 – 2 lần.

Điều trị trẻ nôn ói:

Rễ khổ qua 6g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng.

Điều trị đại tiện ra máu:

Rễ khổ qua 200g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng.

Điều trị đinh nhọt đau không chịu được:

Lá khổ qua rửa sạch, phơi khô, tán mịn, uống với rượu trắng 15g.

Điều trị nhọt lâu ngày không vỡ:

Khổ qua 1 quả rửa sạch, vắt nước, thoa lên nhọt, ngày 3 lần.

Điều trị nhiệt độc nhọt sưng:

Lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, vắt nước, thoa tại chỗ.

Điều trị tiêu khát (bệnh đái tháo đường):

Khổ qua 250g rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng. Ngày vài lần, mỗi lần 1 chén.

Điều trị bệnh nhọt, người cao tuổi bị đái tháo đường biến chứng võng mạc:

Khổ qua 100g, bắp 100g, đường phèn 10g. Khổ qua và bắp lần lượt rửa sạch, hai thứ cùng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa ninh chè, khi chín, nêm đường phèn cho tan đều. Mỗi ngày chia dùng sáng và chiều.

Điều trị rết cắn:

Lá khổ qua 50g, vắt nước, thoa tại chỗ.

Điều trị hôi miệng:

Khổ qua rửa sạch, thái sợi, ướp muối, thêm dầu mè một ít, làm gỏi.

Điều trị suy giảm chức năng tình dục, di tinh, xuất tinh sớm:

Khổ qua tươi 2 quả, thịt heo nạc 200g, nấm hương ngâm nước 30g, tôm khô 20g, hành hoa, muối, bột bắp, nước tương với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua tươi, thịt heo nạc, nấm hương ngâm nước, tôm khô mỗi thứ lần lượt rửa sạch, khổ qua thái khoanh, từng khoanh móc bỏ ruột, sử dụng sau. Hành hoa, tôm khô băm nhuyễn, cùng trộn vào thịt heo, thêm nước tương, muối và một ít nước, trộn đều bằng lực đồng tâm, cho dính, lại thêm bột bắp trộn vào, làm nhân, lần lượt dồn vào từng khoanh khổ qua. Khổ quả dồn thịt đặt vào khay, cho vào lò hấp chín trong 20 phút thì dùng.

Điều trị béo phì thể nhẹ:

Khổ qua tươi 250g, đậu xị, ớt sợi, đậu tương, dầu ăn, gừng băm, hành hoa, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột, rửa sạch, thái lát mỏng. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm khổ qua, đậu xị, ớt sợi, đậu tương, hành, gừng băm cùng vào chảo xào sơ, sau cùng nêm muối, bột nêm xào sơ thì dùng.

Điều trị viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ:

Khổ qua tươi 250g, rau sam tươi 250g, đường trắng 30g. Khổ qua và rau sam lần lượt loại bỏ tạp chất, rửa sạch, mát khô, khổ qua thái lát, rau sam thái nhuyễn, hai thứ cùng xay nhuyễn, cho vào tô, nêm đường trắng trộn đều, sau 2 giờ chắt ra nước cốt. Chia dùng mỗi sáng và chiều.

Điều trị hội chứng mỏi mệt: khổ qua 1 kg, rửa sạch, phơi sấy khô, tán bột, chứa trong lọ hoặc trong túi lọc, mỗi gói 10g, miệng túi đính sợi dây, dán kín miệng. Cho vào ly hãm với nước sôi, ngày 3 lần, mỗi lần 1 gói.

Điều trị sưng tuyến mang tai:

Khổ qua 1 quả, rong biển, muối, bột nêm, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột, rửa sạch, thái lát, cho vào nồi có nước dùng, đun sôi, vớt váng, sau khi khổ qua nhừ, thêm rong biển, muối, bột nêm, dầu mè thì dùng.

Điều trị loãng xương:

Khổ qua tươi 200g, đậu phụ non 2 lát, hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua bỏ hột, rửa sạch, thái lát mỏng, trụng qua nước sôi, vớt ra, đậu phụ cho vào nồi nóng có dầu mè chiên sơ, thêm nước dùng, khổ qua lát, hành hoa, gừng băm, hầm với lửa vừa 10 phút, nêm muối, bột nêm thì dùng.



Công dụng kỳ diệu của trái khổ qua

Khổ qua hay mướp đắng (Momordica charantia) thuộc họ bầu bí. Momordica cũng có nghĩa là cắn, ngoạm, để mô tả trái bị khuyết vào như dấu răng cắn.

Khổ qua được chọn làm một trong 6 cây thuốc tiêu biểu trong bộ tem dược thảo phát hành năm 1996. Như vậy thì khổ qua có giá trị trị liệu đáng cho chúng ta tìm hiểu.

Ảnh: Đ.N.Thạch

Giá trị dinh dưỡng: Theo tài liệu của Trường đại học Purdue về các loại rau quả châu Á nhập vào Mỹ, khổ qua có nhiều nước, protein, lipid, carbohydrat, vitamin A, B1, B2, C, khoáng chất như calcium, potassium, magné, sắt, kẽm.

Giá trị trị liệu: Trái và hạt khổ qua đều sử dụng được, có thể hỗ trợ cho các trường hợp điều trị tiểu đường; cải thiện đường huyết và cải thiện dung nạp glucose; giảm cholesterol, hạn chế tiến trình bệnh võng mạc (do biến chứng từ bệnh tiểu đường). Khổ qua còn có tác dụng kháng khuẩn, chống u bướu và có thể ức chế tổng hợp protein. Giảm đau, chống chướng hơi, giải độc, táo bón, kiết lỵ, trĩ. Khổ qua góp phần trong việc chữa trị bệnh ngoài da như mụn nhọt, rôm sẩy, eczéma, phỏng, nhiễm trùng da.

Lưu ý: Dùng khổ qua quá nhiều và lâu dài có thể gây rối loạn tiêu hóa; hoặc gây hôn mê do đường huyết tụt quá thấp. Do có tính mát, nên người có chứng rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh không nên dùng.

Món ăn bài thuốc từ khổ qua

- Gỏi khổ qua (giải nhiệt, giải độc, sáng mắt, hạ đường huyết): Khổ qua bỏ hột, bào mỏng, xóc ít muối, xả lại nhiều lần với nước sạch, vắt ráo. Xào tôm khô với tỏi cho thơm, cho vào khổ qua, vắt thêm chanh, cho nước mắm, đường nêm vừa ăn. Có thể bào thêm một ít su su trộn chung.

- Nước khổ qua (trị nóng gan, bốc hỏa, mắt đỏ sưng đau): Khổ qua tươi 500 gr, rửa sạch, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250 ml nước, nấu khoảng 10 phút. Uống thay nước.

- Cật heo xào khổ qua (giảm stress, ngủ ngon): Cật heo khía hoa ướp với hành tím băm, ướp gia vị và một chút dầu mè, để 5 phút cho thấm. Đun nóng dầu, cho cật heo vào xào đều tay, sau khi cật heo săn chín tiếp tục cho khổ qua đã cắt miếng nhỏ vào xào tiếp tục cho chín. Nêm nếm vừa ăn và cho ra đĩa, rắc hạt điều rang giã dập.

Sự kỳ diệu từ trái khổ qua

Dân gian thường cho rằng trái khổ qua (mướp đắng) có thể giúp ngừa thai, trị bệnh vẩy nến và nhiều căn bệnh khác. Thế nhưng, công dụng trị bệnh chính của trái khổ qua được biết đến nhiều là giúp giảm đường trong máu.

Quả và hạt khổ qua có chứa nhiều chất có tác động lên lượng đường glucose hoặc insulin. Nhiều cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và ở động vật cho thấy trái khổ qua giúp kích thích hoạt động tiết insulin, cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và cản trở gan tiết glucose.
Một cuộc nghiên cứu trên 100 bệnh nhân tiểu đường type 2 cho thấy, lượng đường trong máu đã giảm đáng kể ở những người có dùng nước ép từ khổ qua. Theo các nhà nghiên cứu về thảo mộc, người bệnh có thể dùng nước ép từ khổ qua (50 ml/ngày) hoặc thuốc viên làm từ khổ qua ( 3- 5 g/ngày).
Theo các chuyên gia, trái khổ qua dường như an toàn cho hầu hết người lớn song trái khổ qua thường được xem có thể can thiệp vào khả năng sinh nở, vì thế, nếu bạn đang mang thai hoặc định mang thai thì hãy tránh dùng khổ qua./.



Một số cách dùng khổ qua chữa bệnh


Trong thực tế, bạn có thể gặp người thân, bạn bè bị ngất mà không thể mời được thầy thuốc hoặc đang ở xa các cơ sở y tế. Bạn sẽ xử trí thế nào trong tình huống này? Bài viết dưới đây xin giới thiệu một phương pháp đơn giản và hiệu quả của y học cổ truyền dùng chữa ngất.

Ngất là gì?

Ngất hoặc nhiều người thường gọi là "chết giấc" thực chất là trạng thái mất ý thức một cách đột ngột, thoảng qua. Y học hiện đại cho rằng ngất có liên quan đến trạng thái thiếu oxy máu não lan tỏa tạm thời. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngất như xúc cảm mạnh, mắc bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, thần kinh, nội tiết, tiêu hóa v.v... Trong nhóm bệnh tim mạch, ngất có thể gặp ở các bệnh tim bẩm sinh, tâm phế mãn, khi gắng sức hoặc dùng một số thuốc ức chế trung khu hô hấp, thuốc ngủ; Rất thường gặp ở người có rối loạn nhịp tim như nhịp tim quá chậm hoặc quá nhanh. Có thể gặp ở bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, tụt huyết áp khi thay đổi tư thế, hẹp động mạch chủ, tràn dịch ngoài tim..., dẫn đến tình trạng giảm thấp oxy máu và thiếu máu nuôi dưỡng não bộ.

Các dấu hiệu của ngất

Người bệnh đột ngột ngã lăn ra bất tỉnh. Ngoài việc mất ý thức tạm thời (bất tỉnh), bệnh nhân còn có các dấu hiệu như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, vã mồ hôi lạnh, có thể co giật... Tất cả các dấu hiệu trên diễn biến nhanh trong vòng 3 phút rồi bệnh nhân hồi tỉnh lại...

Có nhiều cách xử trí ngất, trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu cùng bạn đọc một phương pháp bấm huyệt hoặc tác động vào huyệt đơn giản như sau:

Phương huyệt chủ yếu

Chỉ cần tác động vào một huyệt vị duy nhất - huyệt Nhân trung là có thể giải quyết được tình trạng này.

Vị trí và tác dụng của huyệt vị

Nhân trung

Là huyệt hội của Nhân mạch với kinh Thủ túc Dương minh, còn có tên là huyệt Thủy cấu, Quỷ cung, Quỷ thị. Vị trí nằm ngay dưới gốc mũi, trên rãnh nhân trung, thường được xác định ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Vì nằm ở rãnh nhân trung nên cổ nhân lấy ngay đặc điểm vị trí mà đặt thành tên gọi. Tiền nhân cho rằng nhân trung có tác dụng khai khiếu, thanh nhiệt, thanh thần, định trí, đuổi phong tà, điều hòa nghịch khí của âm dương; Bên cạnh đó cũng cho rằng nhân trung là một huyệt thường dùng để cứu trong các trường hợp cấp cứu bất tỉnh, lạnh chân tay... Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh khi châm cứu, bấm huyệt nhân trung có tác dụng kích thích trung khu hô hấp và tim mạch.

Cách bấm huyệt

Cần khẩn trương, nhanh chóng thực hiện các thủ thuật bấm huyệt ngay sau khi người bệnh có biểu hiện ngất, nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng ngất càng nhanh càng tốt.

Khi bấm huyệt, có thể dùng đầu ngón tay cái bấm vuông góc vào huyệt vị; Hoặc có thể dùng ngay một vật có đầu nhọn như đầu bút bi, bút chì ấn mạnh vào huyệt cũng rất tốt. Cần bấm nhanh, mạnh, dứt khoát vào huyệt nhân trung.

Các biện pháp phối hợp

- Ðặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), nghiêng đầu sang một bên (để tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi).

- Cho ngửi tinh dầu như các loại dầu cao Trường Sơn, dầu Gấu..., xoa vào nhân trung.

- Nếu có điều kiện nên cho bệnh nhân đắp chăn ấm, tránh gió lùa.

Kinh nghiệm thực tiễn

Thực tế cho thấy có thể dùng phương pháp bấm huyệt để giải quyết tình trạng ngất mà không phải dùng đến bất cứ thuốc men gì. Phương pháp này có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi, cả khi không có thầy thuốc bên cạnh. Cần chú ý, nếu người bệnh có tiền sử mắc bệnh tim mạch thì sau khi đã xử trí như trên, cần đến khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân bệnh lý.  


Trái khổ qua chữa bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu khoa học cho biết: thành phần protein và hàm lượng vitamin C trong trái Khổ qua (hay còn gọi là Mướp đắng) giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, đặc biệt là giúp giảm lượng đường trong máu... ngoài ra còn rất nhiều tác dụng khác trong trái Khổ qua.
Vai trò của trái Khổ qua trong cuộc sống.
 
-   Dân gian thường cho rằng trái khổ qua có thể giúp ngừa thai, trị bệnh vảy nến và nhiều căn bệnh khác. Thế nhưng, công dụng trị bệnh chính của trái khổ qua được biết đến nhiều là giúp giảm lượng đường trong máu. Quả và hạt khổ qua có chứa nhiều chất có tác động lên lượng đường glucose hoặc insulin. Nhiều cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và ở động vật cho thấy vị đắng trong trái khổ qua có thể kích thích đường ruột tiết ra chất không chế sự thèm ăn, nâng cáo tác dụng của hormone insulin (hormone trị bệnh tiểu đường), cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và cản trở gan tiết glucose. 
-   Từ năm 1998, tiến sĩ Carey của Mỹ từng có bài nghiên cứu nói rõ trong trái khổ qua có chất thanh trừ dầu mỡ, ông chứng minh những nhân tố thanh lọc dầu mỡ trong trái khổ qua sau khi đưa vào trong dạ dày se không trực tiếp thấm vào máu, mà chỉ có tác dụng ở cơ quan quan trọng nhất trong việc hấp thục mỡ của cơ thể là ruột non, rồi mới thông qua mạng lưới thay đổi tế bào đường ruột ngăn chặn việc hấp thụ các chất dinh dưỡng còn lại vào trong cơ thể, chúng không tham gia vào quá trình đào thải của cơ thể, vì vậy không hề có bất cứ tác dụng phụ nào. 
-   Không riêng ở Việt Nam mà tại nhiều nước khác trên thế giới như Ấn Độ, Châu Phu, Trung Quốc, vùng Amazonas Nam Mỹ và một số nơi khác, từ khá lâu mọi người đã coi khổ qua là một trong số những cây thuốc truyền thống, chủ yếu dùng để trị liệu, phòng ngừa những bệnh mãn tính như tiểu đường, đau đường kinh mạch, bệnh tê thấp, nổi mụn nước, sỏi thận, viêm phổi,…  
-   Ngoài ra, khổ qua còn có nhiều tác dụng khác như: kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt, kích thích chức năng tiêu hóa; lợi tiểu, lưu thông máu, chống viêm, hạ sốt. 
-   Khi chế biến thức ăn, nên trụng khổ qua qua nước sôi để chất axit ôxalic trong khổ quả không ảnh hưởng đến việc hấp thu chất canxi có trong thức ăn thịt, cá...
Phương thuốc của thiên nhiên  
-   Giảm viêm tấy: Khổ qua giúp tăng khả năng tránh nhiễm khuẩn, giảm viêm sưng nhẹ và phần bã của trái Khổ qua chúng ta dùng đắp lên vết thương sẽ rất công hiệu. Chữa sốt, say nắng: nấu Khổ qua bỏ ruột cùng lá để lấy nước uống giúp chữa say nắng. 
-   Khổ qua có thể dùng thường xuyên và lâu dài, không kỵ thuốc tây. Ngày nay, khoa học phát triển nên người ta đã sử dụng Khổ qua để chế biến thành Trà Khổ qua: để giúp giải nhiệt, giảm đường máu, mỡ máu, kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon miệng hơn. 
-   Nếu dùng tươi, lấy khoảng 200g-300g bỏ hết hạt, nấu chín và ăn cả nước lẫn cái. Dùng khô: lấy 30g-60g khô, nấu uống. Để tiết kiệm thời gian chế biến, có thể mua Trà Khổ Qua tại các siêu thị, cho ít khổ qua khô hoặc 1-2 gói trà khổ qua túi lọc vào nước sôi ngâm khoảng 3-5 phút là có thể dùng ngay. 
-   Chữa sạm da, thô da: nhiều phụ nữ đã phải khổ sở vì chứng sạm da, thô da xuất hiện trên cơ thể, nhất là những người mới sinh hoặc những người thường xuyên phải ra nắng. Một số loại mặt nạ thảo dược làm từ Cà chua, Khổ qua, Trứng gà, Dưa chuột,... có thể hạn chế tình trạng này. 
Từ những công dụng đó của trái khổ qua, nhiều năm nay, Công ty Cố phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre đã chế biến khổ qua trở thành một loại thức uống tiện lợi mà vẫn giữ nguyên những dưỡng chất sẵn có trong trái khổ qua tươi. Để làm được điều đó, Công ty Cầu Tre đã tìm tòi nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm chế biến trà khổ qua từ các nước nổi tiếng về trà như Đài Loan, Trung Quốc, đồng thời ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất với các loại máy móc thiết bị xuất sứ từ Nhật Bản và Châu Âu. Do đó, các sản phẩm trà khổ qua Cầu Tre có nhiều loại khác nhau như trà khổ qua túi lọc, khổ qua khô (có thể pha với nước dùng như một món giải khát hoặc nấu cùng với thịt để cho ra một món canh bổ dưỡng). Tất cả các sản phẩm khổ qua đều đạt chuẩn chất lượng trong nước cũng như quốc tế, và được xuất sang nhiều nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Philippine, v.v… tại Việt Nam, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua trà khổ qua Cầu Tre tại các siêu thị trên cả nước. 

Uống trà khổ qua và công dụng của Trà


Thấy ai uống trà, mình cũng bắt chuớc uống. Trà của người ta uống thì vui sướng ngâm nga, còn trà mình uống thì khổ quá kêu la..... Giới thiệu về công dụng của trái mướp đắng dùng làm trà cho mọi người.
Mướp đắng chống lại tình trạng tăng đường huyết cả do tụy và không do tụy. Mướp đắng (khổ qua) lượng vừa đủ, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Loại trà dược này có công dụng điều nhiệt, làm sáng mắt, giải độc và giảm đường huyết.Một số công thức trà dược khác cho bệnh nhân tiểu đường:- Nhân sâm 50 g, mạch môn 100 g, thiên hoa phấn 150 g. Tất cả sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: ích khí, sinh tân dịch, làm hết khát và hạ đường huyết. Nhân sâm giúp đại bổ nguyên khí, làm giảm đường huyết, cải thiện tình trạng suy nhược toàn thân, cải thiện chức năng tim mạch và dự phòng các biến chứng thứ phát. - Ngọc trúc, sa sâm, thạch hộc, mạch môn, ô mai mỗi thứ 100 g. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 100 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho người bị bệnh tiểu đường thuộc thể phế vị táo nhiệt lâu ngày khiến cho âm huyết hư tổn, biểu hiện: ăn nhiều, khát nhiều, tiểu tiện nhiều, thân thể hao gầy, họng khô miệng khát, có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay, bàn chân nóng. Ngọc trúc và mạch môn đều kích thích các thành phần có hoạt tính làm giảm đường máu, riêng mạch môn còn thúc đẩy quá trình hồi phục của các tế bào tuyến tụy. - Vỏ dưa hấu 200 g, vỏ bí đao 200 g, thiên hoa phấn 120 g. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 100 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15-20 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. đường có kèm theo các chứng trạng viêm nhiệt như lở miệng, môi, mụn nhọt, viêm da... - Địa cốt bì lượng vừa đủ, sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 15 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, làm mát huyết, giảm đường máu và huyết áp. Địa cốt bì có khả năng làm giảm đường máu, cải thiện tình trạng thương tổn tế bào bêta tuyến tụy. Ngoài ra, vị thuốc này còn có tác dụng làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp nên rất thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường có kèm theo rối loạn lipid máu và tăng huyết áp. - Nhân sâm 30 g, hồng hoa 100 g. Hai thứ sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 13 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho người bị bệnh tiểu đường có biến chứng tim mạch. Hồng hoa có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, cải thiện vi tuần hoàn, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu. Khi dùng nó với nhân sâm thì phức hợp này vừa có công dụng hạ đường huyết, vừa có khả năng dự phòng tích cực các biến chứng tim mạch thường có trên bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là tình trạng viêm tắc động tĩnh mạch.


Trái khổ qua giúp giảm cân, ngăn ngừa ung thư

 

Tiếp theo các loại rau củ: khoai lang và cà chua, trái khổ qua cũng được các nhà dinh dưỡng học chọn làm thực phẩm hoàn mĩ, phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Những nhà kinh doanh với bộ óc nhạy bén đã sớm nhìn thấy lợi ích từ trái khổ qua nên đã tung ra thị trường loại thức uống chiết xuất từ trái khổ qua, thu hút sự ủng hộ của đông đảo phái nữ yêu thích cái đẹp

Gần đây một nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy trong trái khổ qua có chứa thành phần dược chất có thể ngăn ngừa ung thư, giảm béo, giảm lượng đường trong máu vô cùng có hiệu quả, làm cho trái khổ qua xưa kia nổi tiếng đắng đến nỗi nhiều người không dám ăn bỗng nhiên trở thành loại rau củ bán chạy nhất trên thị trường. Giáo sư khoa kỹ thuật sinh học trường đại học Đài Bắc là bà Huỳnh Thanh Chân trước đây đã dùng các tế bào để nghiên cứu trái khổ qua được y học cổ cho là có tác dụng hạ nhiệt, mới phát hiện nó còn có hoạt chất có thể kháng viêm. Sau đó bà tiếp tục nghiên cứu và phát hiện trái khổ qua còn có tác dụng ức chế các cơ quan ppar (vốn là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường và làm tăng cholesterol).

Cuối cùng sau khi thử nghiệm trên động vật cho kết quả trái khổ qua có tác dụng đièu tiết lượng mỡ và đường có trong máu. Giáo sư Huỳnh Thanh Chân hồi tưởng lại, khoảng 8,9 năm trước vì nghiên cứu các loại thực vật có tính nóng và tính hàn nên bà mới nảy sinh niềm hứng thú với trái khổ qua, thế là bà nhờ sinh viên của mình mua nhiều loại khổ qua khác nhau để tiến hành thử nghiệm, kết quả cho thấy khả năng ức chế cơ quan của loại rau trái này rất mạnh. Tra cứu tại các văn bản có liên quan, giáo sư Huỳnh Thanh Chân phát hiện ở Ấn Độ, nhiều người dùng trái khổ qua để trị bệnh tiểu đường. Và một số các luận án Y khoa bằng tiếng nước ngoài cũng có bài nghiên cứu về việc trái khổ qua có thể cải thiện lượng đường trong máu. Thế là bà bắt đầu kết hợp các giống khổ qua ở nông trường Hoa Liên để làm thử nghiệm.

Kết quả thử nghiệm trên động vật cho thấy, trái khổ qua có thể áp chế được sức tấn công của tế bào ung thư lên tuyến tuỵ, cải thiện khả năng hấp thụ thuốc trị bệnh và làm giảm những triệu chứng của bệnh. Trong khi nghiên cứu bà vòn phát hiện trái Khổ qua ăn sống thì hiệu quả sẽ càng cao hơn. Đúc kết công trình nghiên cứu của mình, Giáo sư Huỳnh Thanh Chân kết luận: “Trái khổ qua là loại thức ăn có nguồn gốc từ cây thuốc.

Tại Ấn Độ, Châu Phi, Trung Quốc, vùng Amazonas Nam Mỹ và một số nơi khác, từ lâu mọi người đã coi Khổ qua là một trong số những cây thuốc truyền thống, chủ yếu dùng để trị liệu và phòng ngừa những bệnh mãn tính như: tiểu đường, đau đường kinh mạch, bệnh tê thấp, nổi mụn nước, sỏi thận, viêm phổi…”.

Sát thủ dầu mỡ siêu cấp

Tại nhiều nước Châu Á, trái khổ qua là loại thức ăn dung hang ngày trong bữa ăn. Trong cuốn Bản thảo cương mục của danh y Lý Thời Trần viết vào đời Minh của Trung Quốc cũng có ghi chép: “Trái khổ qua có vị đắng, tính mát không độc, hạ nhiệt, xoá tan mệt mỏi, làm sáng mắt, nhuận trường,…”. Nhìn từ góc độ y học hiện đại ngày nay, công dụng của trái Khổ qua cung được các nhà khoa học phát hiện them rất nhiều như: ngăn ngừa ung thư, phòng chống nghẽn động mạch, giảm lượng đường trong máu,… trong đó tác dụng giảm cân, ổn định đường huyết được các nhà khoa học nước ngoài coi trọng nhất, nhiều người còn cho rằng trái Khổ qua còn có tác dụng điều chế thành thực phẩm hoặc dược phẩm dinh dưỡng giúp giải quyết căn bệnh tiểu đường và béo phì ngày càng lên đến mức báo động.

Tại sao nói trái Khổ qua có thể giảm cân? Ông Toàn Trung Hoà - phụ tá nghiên cứu của GS Trần Thanh Chân giải thích; “Vị đắng trong trái Khổ qua có thể kích thích đường ruột tiết ra chất khống chế sự thèm ăn, nâng cao tác dụng của Hormone Insulin (Hormone trị bệnh tiểu đường). Có phải những thực phẩm có vị đắng là một trong những nguyên nhân làm giảm thể trọng không?. “Theo nhue như nguyên lí mà nói thì hoàn toàn có khả năng này, nhưng còn phải thực hiện them nhiều nghiên cứu nữa để chứng thực điều đó”.

Từ năm 1998, tiến sĩ Carey của Mĩ từng có bài nghiên cứu nói rõ trong trái Khổ qua có chất thanh trừ dầu mỡ. Thành phần đặc biệt được gọi là “Sát thủ dầu mỡ” có thể hấp thụ được khoảng 10 đến 60% lượng mỡ và đường dư thừa.

Trong lĩnh vực nghiên cứu y dược, tiến sĩ Carey cũng đã chứng minh những nhân tố thanh lọc dầu mỡ trong trái khổ qua sau khi đưa vào trong dạ dày sẽ không trực tiếp thấm vào máu, mà chỉ có tác dụng ở cơ quan quan trọng nhất trong việc hấp thụ mỡ của cơ thể là ruột non, rồi mới thong qua mạng lưới thay đổi tế bào đường ruột ngăn chặn việc hấp thụ một lượng lớn các vật chất có chứa dầu mỡ và đường cao, đẩy mạnh việc hấp thụ các chất dinh dưỡng còn lại vào trong cơ thể. Chúng không tham gia vào quá trình đào thải của cơ thể, vì vậy không hề có bất cứ tác dụng phụ nào. Vì trái khổ qua có tác dụng giảm cân, nên trên thị trường hiện nay đã xuất hiện loại thức uống đang thu hút khách hang, chính là nước ép từ trái khổ qua.

Ngăn ngừa ung thư

Ngoài tác dụng giảm cân, trái khổ qua còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Bà Từ Tuyết Oánh- ngươì đã nghiên cứu nhiều năm về trái Khổ qua về tác dụng ung thư tại Đài Loan phát biểu: “Các bộ phận khác nhau của giống cây Khổ qua hầu như đều có tác dụng ngăn ngừa sự sinh sôi của tế bào ung thư, bao gồm ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ họng… với một hàm lượng thích hợp, chỉ trong 48h có tác dụng giảm đến một nửa lượng tế bào ung thư. Trong đó điều trị ung thư gan là hiệu quả nhất”.

            Bà Từ Tuyết Oánh nói: “Trong quá trình nghiên cứu khoa học, có rất nhiều về nghiên cứu trái khổ qua đã được phát biểu trên các diễn đàn khoa học. trong tương lai chỉ cần thong qua  việc thử nghiệm trên cơ thể đọng vật và người là có thể áp dụng trị liệu đại trà”. Bà nhấn mạnh có rất nhiều người thích ăn những loại thực phẩm khác để trừ bỏ độc tố, thế nhưng các kết quả nghiên cứu các tế bào cho thấy hiệu quả trị liệu của trái Khổ qua là tốt nhất và nếu ăn sống được thì hiệu quả càng cao hơn.

            Hiện nay, phó giáo sư Trương Chí Ích trường đại học Khoa học kĩ thuật Bình Đông - Đài Loan đang nghiên cứu, phân tích các thành phần có trong trái Khổ qua. Ông phát biểu: “Trái khổ qua có thể nói lá loài thực vật hoàn mĩ nhất. Từ quả, hạt, lá, dây leo… mỗi bộ phận đều có những thành phần dược chất và công dụng khác nhau. Ví dụ như quả và dây leo, nếu dung những phương pháp ly trích khác nhau thì sẽ lấy được những thành phần khác nhau, trong đó có những thành phần mới giúp ngăn ngừa ung thư. Trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu những thành phần dinh dưỡng có trong hoa và rễ của khổ qua”.

            Ông Toàn Trung Hoà cũng nhận định khổ qua cũng là loại cây có giá trị kinh tế cao nhất, hầu như bộ phận nào của cây cũng được dùng. Ngay cả các chất có trong dây leo cũng là chất bảo dưỡng rất tốt, vì vậy mà nhiều công ty sinh học của Nhật Bản rất có hứng thú với giống cây khổ qua đang trồng đại trà ở Hoa Liên, Đài Loan. Họ rất có thành ý muốn mua công nghệ của Đài Loan để sản xuất các loại thực phẩm dinh dưỡng làm từ khổ qua.

Sản phẩm làm từ khổ qua

Nhiều người không ăn được khổ qua nên có nơi người ta sấy khô rồi chế biến thành các loại sản phẩm như: bột, túi trà, thức ăn chế biến sẵn, nước tẩy trang, tinh chất xoá nếp nhăn, sữa dưỡng da,… ông Toàn Trung Hoà nhấn mạnh khả năng trị liệu của khổ qua đã được chứng nhận, trước tiên tại Đài loan sẽ chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau để nâng cao lợi ích kinh tế của cay khổ qua, nhưng trước mắt những sản phẩm này vẫn chưa chính thức được bán trên thị trường, khách hang có nhu cầu còn phải đợi them mmột thời gian nữa.

1.    Sản phẩm bảo dưỡng: các loại sản phẩm trang điểm, tinh chất, sữa dưỡng da, được chiết suất từ nước trái khổ qua có chứa chất L-Tyrosine, có thể bài trừ các hoắc tố trên da, ngừa lão hoá.

2.    Bột khổ qua có thể làm giảm lượng đường trong máu, thanh nhiệt, giải độc. ở nhiều địa phương người dân dung có để đánh răng, có thể chũa được bệnh viêm nướu.

3.    Trà Khổ qua: rất ngon miệng, không bị đắng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. trà được làm từ lá và quả của trái khổ qua phơi khô sắt lát, có thể cho trực tiếp vào nước để dung.

4.    Thức ăn chế biến sẵn từ khổ qua: trước mắt có 2 loại-canh khổ qua xươnng heo và khổ qua nhồi thịt, mùi vị rất ngon, ít đắng.



Tác dụng chữa bệnh của quả dừa
Tác dụng chữa bệnh của quả dâu tây

Tác dụng chữa bệnh của quả kha tử
Công dụng chữa bệnh của quả đào tiên
Tác dụng chữa bệnh của cây sung
Tác dụng trị bệnh của quả La hán, cây Bung lai
Công dụng chữa bệnh của quả gấc


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cho minh duoc hoi trai kho qua co chua duoc benh nam da khong vi nghe nguoi ta noi trai ho qua xac len uong se het
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
xin cho hỏi trái khổ qua có chữa được bệnh nám da hay không vi mình nghe người ta noi có thể sắc lên uống sẽ trị đươc bệnh nám tốt?
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý