Tác dụng chữa bệnh của quả đu đủ xanh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng chữa bệnh của quả đu đủ xanh

19/04/2015 02:13 AM
11,845

Khi mới bị sỏi thận, bệnh nhân thường rất khó phát hiện, nhất là khi viên sạn còn nhỏ nhưng đến khi kích thước viên sạn lớn lên hoặc khi bị biến chứng, suy thận bệnh nhân đau đớn thậm chí nằm bệnh viện chờ chết khi bị suy thận giai đoạn cuối. Chữa sỏi thận như thế nào? Có nhất thiết phải đi bệnh viện hay không? Dân gian ta có nhiều cách chữa mẹo bằng hoa quả rất hay. Như quả Đu đủ xanh dùng chữa bệnh sỏi thận khá hiệu quả.

Kết quả hình ảnh cho Tác dụng chữa bệnh của quả đu đủ

 

Mẹo Chữa bệnh sỏi thận hiệu quả bằng quả Đu đủ xanh

Nhiều bệnh nhân khốn đốn vì sỏi thận. Yên tâm cây thuốc hiệu quả nhất đang ở trong vườn nhà bạn. Đó chính là cây đu đủ.

Tác dụng:

* Làm tan sạn thận, sạn mật * Trị sốt rét rừng, sốt kinh niên(chỉ 1 lần là khỏi) * Trị rắn độc cắn * Trị bệnh trường phong hạ huyết *Giúp nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu * Trục giun * Trị di,mộng,hượt, tinh *Trị ho gà.
Hình ảnh có liên quan

Khá nhiều người bị mắc chứng sạn thận hoặc sạn túi mật, có thứ sạn hạt tròn trơn, không làm cho đau đớn nhiều, loại sạn này có khi lớn gần bằng quả trứng. Nhưng sạn gai, giống như quả ké, gai nhọn đâm vào thịt, làm cho nước tiểu thấm vào vết thương sẽ đau khốn khổ. Nhiều người bị sạn thận, phải mổ đến 9-10 lần mà vận chưa hết sạn, vì chất calci ở ngay trong máu, nếu không trừ được tận gốc chất calcitrong máu thì gốc vẫn còn, mà gốc còn tất nhiên sẽ mọc ngọn trở lại. Nếu có mổ hay bắn tia phóng xạ thì chỉ là cắt được cái ngọn thôi. Phương pháp trị bệnh sán theo ngoại khoa, có nhiều cách khác nhau, nhưng cách trị bằng trái đu đủ xanh, rất dễ dàng và có kết quả tốt.

Lưu ý phụ nữ có thai không dùng cách này vì có thể gây hư thai.

CÁCH LÀM:

Trái đu dủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn); ăn trong 1 tuần. Chỉ không đầy 10 ngày bệnh sẽ hết hoặc giảm rõ rệt.

Kinh nghiệm chữa sỏi thận bằng quả đu đủ

- Sau khi ăn lần thứ nhất trong vòng 10 ngày thì đi kiểm tra xem kích thước sạn còn bao nhiêu, nếu có giảm chứng tỏ có hiệu quả, cứ như vậy lặp lại 7 - 10 ngày ăn thì một lúc nào đó sạn sẻ hết. Chú ý cách nhật một thời gian khoảng một hai tháng trở lên thì hẵng lập lại cách ăn đó nhe.

- Người bệnh cần ăn uống nhiều rau, quả. Bửa ăn cần ăn nhiều canh. Uống nhiều(đủ nước theo qui định 2 lítt/ngày) trong ngày. Như vậy sẽ phòng ngừa được một phần bệnh này.

Chúc các bạn nhanh lành bệnh.

Bài viết này mình biên tập dựa trên kinh nghiệm và đã qua thực tế nhiều bạn đọc dùng thử khen ngợi về tính hiệu quả và đang rất quan tâm. Xin các bạn đọc kỹ trước khi hỏi thêm về bài thuốc nhe.
Hình ảnh có liên quan



Dùng đu đủ trong chữa bệnh nội-ngoại khoa và bồi dưỡng cơ thể

Đu đủ còn có tên; Phan qua thụ, lô hong phlê (CPC), mắc hung (lào), cà lào, phiên mộc.

Tên khoa học: Carica papaya L. Họ đu đủ papayaceae

Đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit; axit hữu cơ; vitamin A, B, C, Protit; 0,9% chất béo, xenlulôzơ (0,5%); can xi (35mg); photpho (32mg); ma giê, sắt, thiamin, riboflavin. Thành phần bay hơi là các cacbua monoterpen, các dẫn xuất furanic của linalol, isothiocyanat benzyl, các glucozit thơm và glucotropeolin.

Đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa mủ latex màu trắng đục là hơn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hoá chất đạm ) trong đó chất chủ yếu là papain, một cây đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa mủ. Lấy nhựa khi quả còn non trên cây.

Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza. Để lấy nhựa mủ (papain thô) dùng dao bén sắt rạch dọc quả đu đủ xanh, cho mủ chảy vào bát hứng, sau đớ phơi nắng hoặc sấy khô ở 40-600C. Tinh chế papain bằng cách hoà tan papain thô vào nước thành dung dịch, sau đó rót vào cồn 90 độ, papain kết tủa, lọc, sấy.

Lá đu đủ chứa ancaloit carpain, có tác dựng giống glucozit của dương đại hoàng - Digitalis còn có tác dụng làm chậm nhịp tim, diệt amit. Hạt đu đủ có glucozit caricin và myrysin.

Tác dụng được lý:

Men papain có tác dụng như men pepcin của dạ dày giống men trypsin của tuyến tuỵ trong tiêu hoá các chất thịt nó làm một vi trùng gam dương, gam âm chậm phát triển những vi trùng như staphjllococ, vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain.  Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng lâm giảm độc đối với toxin và toxanpunin: 18mg papain trong dung dịch 2%o trung tính được 10mg gricin là chất độc trong hạc thầu dầu (bằng 10 liều độc của grisin) 2mg papain trung tlnh được 4 liều độc của toxin uốn ván và 10 liều độc của toxin yết hầu. Papain còn trung tính được độ độc của ancaloit như 12,5 papain trung tính được một liều độc strychnin bằng 2,5 mg.

Bộ phận dùng lâm thuốc của đu đủ trong nhân dân và trong tân dược, gồm có: Rễ, lá, hoa, hạt và nhựa. Với nhựa papain thô và papain tinh chế. Nó được sử dụng thay thế pepsin và pancreatin trong điều tri rối loạn tiêu hoá do thiếu men tiêu hoá giúp tiêu hoá tốt chất đạm trong thức ăn. .

Nhựa và hạt đu đủ còn là thuốc tẩy giun tốt cho nhiều loạn giun, trừ giun móc ( ankylostome). Đặc biệt có chất cacpain làm chậm nhịp tim, như một digitalin. Hạt đu đủ còn có tính kháng khuẩn mạnh, dùng ngoài để làm sạch vết thương bẩn nhiễm trùng, dùng chế môi trường nuôi cấy và thuần nhất đờm.

Cần lưu ý: Tác dụng ngừa thai, sẩy thai của papain do hoạt tính của nó đối với progesteron của thai phụ.

Công dụng và liều dùng:

Quả đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay để chữa các vết tàn hương ở mặt và tay còn dùng chữa chai chân, và bệnh eczema...

Đu đủ còn dùng trong kỷ nghệ chế bia, thực phẩm... lá đu đủ dùng để gói những thịt gà cứng để khi nấu chóng mềm... Rễ đu đủ sắt uống cầm máu trong bệnh băng huyết, bệnh sỏi thận... Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn dùng chữa bệnh ho viêm cuốn phổi khàn tiếng hoặc mất tiếng với người lớn. Với trẻ em hái 5 -10 hoa đực sao vàng cho đường phèn hập hoặc chưng trong khi nồi cơm cạn nước cho trẻ uống trong ngày.

Đu đủ chín coi là một món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hoá các chất thịt, các chất lòng trắng trứng, trong hầm các loại thịt, xương cứng người ta thường dùng cho quả đu đủ xanh vào làm cho các thức ăn mau nhừ, nhuyễn, trong món ăn nộm rau nộm, đậu phụng, mè đen... Trong lọ mắm nục cá cơm tươi rói ở ven biển Miền Trung không thể không có đu đủ đỏ hồng ăn dòn, là dịch vị mồi ngon miệng trong bữa cơm đạm bạc ngon lành của người dân lao động, chưa nói đến các đa sinh tố có lòng đỏ trứng gà, đu đủ, cà chua chín, mãng cầu xim... những chất tạo “hồng cầu” rất rẽ tiền ấy.

Hình ảnh có liên quan

Đu đủ có thể coi là "thần dược", bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh, như bệnh tim, chứng mất ngủ, hay hồi hộp, đau lưng mỏi gối, viêm dạ dày mãn tính...

Nếu bạn bị chứng ít ngủ, hay hồi hộp, hãy lấy đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100 g; xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.

Trong 100 g đu đủ có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.

Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Người ta còn dùng nhiều bộ phận của cây đu đủ để làm thức ăn và làm thuốc. Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.

Dân gian dùng hạt đu đủ đực chữa hen phế quản bằng cách chưng hoặc hấp cơm cho trẻ uống. Có công trình nghiên cứu còn cho rằng hạt đu đủ có thể chữa bệnh tim...

Ở Ấn Độ, Srilanka và Mailaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ xanh để phá thai. Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng ngừa thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ. Quả đu đủ đã chín ít nhựa thì không còn tác dụng đó nữa.

Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng, tác dụng trên là do nhựa đu đủ đã phá hủy progesterol là trợ thai tố. Khi vào cơ thể, tác dụng của nhựa sẽ tăng mạnh 25 lần so với khi ở ngoài.

Một số bài thuốc:

- Chữa gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.

- Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.

- Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống.

- Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn.

- Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo.

- Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống
 

Những tác dụng với sức khỏe của trẻ của quả đu đủ

Đu đủ là loại quả rất bổ dưỡng, xuất hiện nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới. Với một nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa và các vitamin, khoáng chất khác nhau, đu đủ có tác dụng tích cự đối với sức khỏe của trẻ.

Đu đủ cũng chứa một loại enzyme phân giải các protein gọi là papain, hỗ trợ hệ tiêu hóa và chuyển protein trong cơ thể thành axit amin. Tiêu hóa kém, bệnh celiac hay các loại bệnh đường ruột khác trẻ em và người lớn gặp phải đều có thể được papain giải quyết. Tuy nhiên, bạn nên nắm rõ công dụng của đu đủ (chứa thành phần chất papain) để tránh trường hợp dùng cho trẻ bị xơ nang hay các bệnh khác.

Những tác dụng với sức khỏe của trẻ của quả đu đủ - Mẹ và Bé - Chăm sóc bé - Dinh dưỡng cho bé - Dinh dưỡng và sức khỏe

Đu đủ - loại quả giàu vitamin và dưỡng chất

Loại trái cây có mùi ngọt nhẹ và hương thơm độc đáo chứa thành phần các chất chống oxy hóa như carotenoid, flavonoid, nguồn vitamin A, B9, C, E và K cũng như magie, kali, chất xơ không hòa tan. Tương tự với dứa, đu đủ chứa các enzyme tự nhiên với thành phần chính là papain hỗ trợ tiêu hóa protein, hữu ích trị chứng ợ nóng, táo bón, cảm giác ăn không ngon miệng, tiêu chảy, ngăn ngừa loét dạ dày, giảm đau và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, vết bầm tím…Như vậy, đu đủ rất tốt cho cơ thể từ bên trong đến bên ngoài. Giữ thói quen ăn đu đủ sau bữa ăn giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hiệu quả.

Thành phần Papain được tìm thấy nhiều hơn trong nhựa trái đu đủ còn xanh. Người Mỹ chủ yếu ưa chuộng trái cây chín, đu đủ xanh được ưa dùng tại các vùng Đông Nam Á và khu vực các nước nhiệt đới. Bạn nên cho trẻ thử trước với quả đu đủ chín, hay kết hợp trong các loại nước ép, sinh tố. Papain kết hợp với các enzyme trong thực vật khác như bromelain hoặc kết hợp với thành phần các loại kem bôi bên ngoài. Trẻ em không nên dùng với liều lượng quá nhiều và bạn cần kiểm tra thành phần nhãn mác cẩn thận tránh trường hợp dị ứng.

Đu đủ chứa nhiều chất dinh dưỡng và nguồn khoáng chất dồi dào, tuy nhiên, nếu con bạn đang gặp phải chứng bệnh xơ hóa nang, các bệnh liên quan đến ruột già, trẻ em rối loạn tiêu hóa và hấp thụ kém hay đang dùng thuốc chứa enzyme proteolytic ( làm loãng máu).

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cân nhắc kĩ trước khi bổ sung đu đủ vào thực đơn hàng ngày cho mọi thành viên trong gia đình.
 

Liệu ăn đu đủ xanh có gây sảy thai?

Hầu như chị em khi đi xây dựng gia đình các bà mẹ thường truyền lại cho con một số kiến thức trong cuộc sống và không quên dặn dò những điều nên làm và không nên làm. Điều mà hầu như chị em nào cũng được dặn dò là không nên ăn đu đủ xanh. Tại sao lại vậy nhỉ? Hãy cùng Amthuc365.vn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Bất kỳ một người phụ nữ nông dân Việt Nam nào đến tuổi lấy chồng cũng đều được thế hệ đi trước dặn dò là đừng ăn đu đủ xanh (non). Bài viết này nhằm tổng quan những kiến thức y học hiện đại về vấn đề trên.

Sinh học quả đu đủ

Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới, được trồng nhiều ở các nước Nam Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á. Nói đến cây và trái đu đủ thì mọi người Việt Nam ai cũng hình dung được. Trái đu đủ gắn liền với đời sống người dân Việt Nam từ thuở ấu thơ, trái chín để ăn, trái xanh để làm gỏi đu đủ, nấu canh; trẻ con dùng cọng (cuống lá) đu đủ làm súng đồ chơi, tánlá đu đủ làm dù che.

Về mặt dinh dưỡng đu đủ là loại trái cây có đủ chất sắt (Fe) và calcium, khá giàu vitamin A, B, G và rất giàu vitamin C. Tuy là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng, nhưng theo kinh nghiệm dân gian đu đủ được xếp vào nhóm thức ăn tự nhiên “không lành” với sản phụ.

Tác dụng của đu đủ

Ở Trung Mỹ, trong dân gian, người ta sử dụng đu đủ để điều trị bệnh lỵamip (Entamoeba histolytica), một loại ký sinh trùng gây tiêu chảy dạng lỵ và biến chứng áp xe gan. Ở Samoa, người dân dùng phần dưới vỏ thân cây đu đủ để chữa chứng nhức răng. Nhựa đu đủ có chứa papain là một trong hai loại men tiêu hủy protein (proteolytic enzym) có tác dụng làm mềm thịt bắp. Chính tác dụng này mà người ta dùng đu đủ hầm chung với thịt, thịt sẽ mềm hơn. Người dân vùng Caribê, Trung Mỹ bảo rằng họ có thể ăn một khẩu phần với một số lượng lớn thịt cá mà vẫn không hề gì nếu ăn đu đủ xanh sau đó. Phần cơm của đu đủ là thành phần chính của các loại mỹ phẩm như kem nền (mặt), kem đánh răng, dầu gội đầu.

Các ứng dụng quan trọng trong y học của nhựa đu đủ là chiết xuất papain để dùng trong phẫu thuật cột sống (là một loại “dao phẫu thuật tự nhiên” để mở đĩa đệm). Nghiên cứu còn cho thấy chiết xuất papain còn có hoạt tính kháng sinh (antibiotic activity) có tác dụng chống vi khuẩn gram dương (gram-positive bacteria). Nó còn được dùng để điều trị lở loét, làm tiêu giả mạc trong bệnh bạch hầu, chống kết dính sau phẫu thuật, thuốc giúp tiêu hóa. Trong công nghiệp papain được dùng để tinh chế bia, xử lý len và lụa trước khi nhuộm, là phụ gia trong công nghệ chế biến cao su; khi tinh chế dầu gan cá tuna, người ta tiêm papain vào gan trước khi chiết xuất, làm cho thành phẩm giàu vitamin A và D hơn. Khoảng 1.500 trái đu đủ xanh cỡ vừa cho được khoảng 650 gram papain.

Tác hại được cho là nguy hiểm nhất của đu đủ, mà hầu như kinh nghiệm truyền thống của nhiều nước đã đúc kết, đó là mối liên quan giữa đu đủ xanh với sinh sản và thai nghén.

Đã từ lâu đời người Ấn Độ đã sử dụng đu đủ xanh (non) cũng như hạt đu đủ để tránh thai, không những ở phụ nữ mà còn ở cả nam giới. Hàng hàng thế hệ phụ nữ châu Phi, Á và Mỹ đã sử dụng đu đủ như một loại thuốc tránh thai, trong ngày quan hệ tình dục người phụ nữ thường ăn đu đủ vì cho rằng nó có thể ngừa đậu thai.

Ở Ấn Độ có khá nhiều các nghiên cứu về thái độ và thực hành (attitude andbehaviour) ăn uống trong thai nghén, khi phỏng vấn các đối tượng, đu đủ là thành phần được nhắc đến nhiều nhất. Một nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trên 1.106 phụ nữ có thai và cho con bú ở 44 làng vào những năm 70.72% cho biết họ tin rằng đu đủ là thức ăn “nóng”, có hại cho thai nghén. Các nghiên cứu khác tương tự trên số đông phụ nữ (từ 500 đến 1.200), khi phỏng vấn họ cho rằng đu đủ có tác động gây sẩy thai và trong một nghiên cứu cho thấy 35% số người mẹ tránh không ăn đu đủ trong kỳ thai nghén. Ở Ấn Độ, muốn gây sẩy thai, người ta cho ăn đu đủ non hoặc dùng rễ cây đu đủ nghiền nát, thêm ít muối và cho uống.

Bằng chứng khoa học về mối liên quan giữa đu đủ với sinh sản và thai nghén

Đứng về mặt bằng chứng khoa học, loại bằng chứng trực tiếp không thể thực hiện được đối với loại các chất nghi ngờ là có hại cho con người, do đó chỉ có thể nghiên cứu được những bằng chứng gián tiếp. Những bằng chứng gián tiếp này có thể là in vitro (nghiên cứu phòng thí nghiệm) hoặc invivo (nghiên cứu trên sinh vật, cụ thể ở đây là động vật thực nghiệm). Nếu các kết quả ủng hộ giả thuyết thì chúng ta có thể suy luận chất nghi ngờ đó có thể có tác động lên cơ thể con người. Cũng có thể tìm mối tương quan này trên con người bằng nghiên cứu quan sát (observation), định hướng (prospective) hoặc hồi cứu (retrospective), loại nghiên cứu có đối chứng (case-control).

Trong những năm qua có hàng trăm bài báo khoa học viết về tác dụng y học của cây đu đủ trên nhiều mặt được ấn hành, trong số đó có nhiều bài liên quan đến tác động của đu đủ lên sinh sản và thai nghén. Những nghiên cứu này hầu hết là những nghiên cứu tiến hành trên động vật thực nghiệm và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Các kết quả được tóm tắt như sau:

Tác dụng tránh thai của trái đu đủ

Một điều ngạc nhiên là trái đu đủ có thể có tác dụng phòng tránh thai không chỉ trên phụ nữ mà còn cả trên nam giới.

Năm 1993, một nhóm khoa học gia Anh Quốc thuộc Viện đại học Sussex tìm thấy papain có tác dụng làm ngăn cản quá trình thụ thai ở phụ nữ. Qua kết quả nghiên cứu họ đưa ra hai thuyết về tác dụng ngừa thai của trái đu đủ: chất papain trong đu đủ có tác dụng ức chế hormon (nội tiết tố) progesteron và làm ngăn cản quá trình thụ thai, thứ hai là chính tác dụng làm mềm thịt của papain này có thể phá hủy màng tế bào phôi thai. Phụ nữ ở Sri Lanka muốn tránh thai, chỉ đơn giản là họ ăn đu đủ hàng ngày và khi muốn đậu thai thì chỉ việc dừng ăn đu đủ!

Trong kinh nghiệm dân gian ở một số nước châu Á cho thấy, không chỉ ở phụ nữ, mà nam giới nếu ăn đu đủ một thời gian dài cũng có khả năng tránh thai. Các nghiên cứu trên động vật thực nghiệm cũng cho các kết quả lý thú. Hạt đu đủ đã được chứng minh là có hiệu quả tránh thai trên nam giới. Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột và thỏ cho thấy các thành phần chiết xuất từ chloroform có trong hạt đu đủ có tác dụng tránh thụ thai có thể phục hồi được (reversible) trên chuột và thỏ đực mà không có độc tính. Thử nghiệm trên các chất chiết xuất từ hạt đu đủ cho thấy chúng có khả năng ức chế sự di chuyển của tinh trùng trên chuột và giảm sinh tinh trùng trên thỏ. Nghiên cứu gần đây nhất tiến hành theo cùng cách thức với các thí nghiệm trên, trên loài khỉ langur cho thấy hiệu quả làm giảm sinh tinh trùng xuất hiện sau điều trị 90 ngày mà không có tác dụng độc tính. Chức năng sinh tinh trùng được phục hồi hoàn toàn sau khi ngưng dùng thuốc 150 ngày. Về cơ chế hoạt động của các chất chiết xuất từ hạt đu đủ này vẫn còn chưa nhất quán. Các nghiên cứu trước cho thấy có lẽ các tác động này là do tương tác của các hoạt chất lên nguồn estrogen, androgen và antiandrogen. Tuy nhiên trong nghiên cứu sau này trên loài khỉ nêu trên, cho thấy số lượng tế bào tinh trùng bất thường đếm được tăng lên và cũng như bị bất động hoàn toàn ngay trong giai đoạn đầu điều trị và như thế khả năng tác động có thể vào môi trường bên trong của thừng tinh hoặc vào trong giai đoạn tế bào mầm (germcell) của tinh trùng trong tinh hoàn. Nghiên cứu sâu hơn nữa trên cùng một nghiên cứu, các tác giả quan sát thấy tổn thương xảy ra ở tế bào sertolli (một tế bào sinh tinh) và tình trạng giảm thiểu tinh trùng có thể là do tác động chọn lọc của thuốc lên sự phát triển của tế bào mầm, có lẽ qua trung gian là các tế bào sertolli, gây nên tình trạng ức chế hoạt động của các ty lạp thể (mitochondri), mà có thể ảnh hưởng đến chuỗi hô hấp tế bào gây độc tế bào trong quá trình tăng sinh tế bào mầm. Đây là một kết quả quan trọng cho việc hứa hẹn một loại thuốc tránh thai tạm thời cho nam giới ra đời.

Tác dụng lên thai nghén của đu đủ

Như đã nêu trên, nhiều người ở các nước châu Á cho rằng đu đủ non có khả năng gây sẩy thai.

Trong một nghiên cứu trên chuột ở Ấn Độ, người ta cho chuột đang mang thai ăn (không ép buộc) các loại trái cây khác nhau, thì kết quả cho thấy trái đu đủ non có tác dụng ngăn cản chu kỳ động dục và gây sẩy thai. Mức độ sẩy thai giảm xuống khi cho chuột ăn loại trái đu đủ chín.

Một nghiên cứu khác về sau, nghiên cứu về tác dụng trên trương lực tử cung, người ta đã thử nghiệm chất chiết xuất từ nhựa đu đủ (papaya latexextract - PLE) trên tử cung chuột ở các chu kỳ động dục và thai nghén khác nhau. Kết quả cho thấy tác động của PLE gây co thắt tử cung xảy ra mạnh nhất là ở các giai đoạn sau của thai kỳ, tương ứng với kỳ estrogen đạt được nồng độ cao nhất. Nghiên cứu này cũng rút ra được tác động gây co thắt tử cung của PLE là một tác động phối hợp của các enzym, alkaloid, và các chất khác, hoạt động chủ yếu vào quần thể thụ thể (receptor) alpha adrenergic của tử cung ở các giai đoạn khác nhau. Một nghiên cứu mới gần đây nhất cũng trên chuột, loài Sprague-Dawley ở 4giai đoạn thai nghén khác nhau, nhóm chứng chỉ dùng nước. Kết quả cho thấy nếu sử dụng nước trái đu đủ chín, thì các nhóm nghiên cứu không có khác biệt gì với nhóm chứng về ảnh hưởng co thắt cơ trơn tử cung được biệt lập từ chuột có thai và không có thai. Ngược lại, với nhựa đu đủ sống sử dụng ở nồng độ 0.1 - 3.2mg/ml thì gây ra hiện tượng co thắt cơ tử cung giống như hiện tượng co thắt của oxytocin (một loại thuốc gâyco thắt tử cung, dùng trong sản khoa) ở nồng độ 1 - 64mU/ml và prostaglandin F (2a) 0.028  -1.81 microm. Đối với cơ trơn tử cung biệt lập thì đáp ứng co thắt cơxảy ra đối với nhựa đu đủ sống (PLE) ở nồng độ 0.2mg/ml tương đương với 0.23 microM prostaglandin F (2a) và 32mU oxytocin/ml. Trên chuột có thai 18 - 19 ngày thì có PLE hiện tượng co thắt như uốn ván. Như vậy từ kết quả của nghiên cứu này có thể rút ra rằng nếu ăn đu đủ chín ở mức độ bình thường thì không gây hại gì trên chuột có thai, nhưng ngược lại với loại đu đủ sống hoặc gần chín - loại còn chứa nhiều nhựa - có thể không an toàn cho thai nghén.

Tóm lại, những niềm tin và thực hành sử dụng trái đu đủ của người dân các nước châu Á từ lâu đã là một quan sát thực nghiệm, cho đến những năm gần đây câu chuyện chỉ là sự bổ sung cho thực nghiệm đó bằng cách tìm hiểu cơ chế hoạt động của đu đủ trên sinh sản và thai nghén mà thôi. Ngoài những ứng dụng như đã nêu trên, đu đủ xanh có thể được xem như là có tác dụng phòng tránh thai tạm thời trên nữ giới, đặc biệt là trên nam giới, các nghiên cứu đang đi đến giai đoạn sau cùng trước khi đưa ra áp dụng rộng rãi. Trong khi đó, trên thực nghiệm ở động vật, nhựa đu đủ xanh cũng đã được chứng minh là không an toàn cho thai nghén và có khả năng gây sẩy thai, thì đối với cơ thể con người chúng ta, nên tránh sử dụng đu đủ xanh, đu đủ gần chín trong thời kỳ mang thai.

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
lieu du du xanh co cong dung pha thai that khong vay a
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
lam sao moi ngua thai tu du du xanh duoc vay? co cach nao ngua thai an toan ma khong can uong thuoc ngua thai khong?............
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Khong uong thuoc ngua thai khong su dung bao cao su thi chi co cach di pha thai la hieu qua nhat
toi bi soi than nhung no da ra ngoai bang duong nuoc tieu roi gio toi muon biet che do an the nao de khong bi tai phat soi?
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Để phòng ngừa sỏi thận bạn có thể áp dụng chế độ ăn uống như sau: Uống nhiều nước, Cho nước chanh hay giấm táo vào đồ uống hàng ngày. Ăn thực phẩm giàu canxi Nghe có vẻ nghịch lý, vì mọi người luôn có suy nghĩ: can xi là tác nhân gây ra bệnh sỏi thận. Thật ra, quan điểm cho rằng thực phẩm chứa nhiều canxi có thể gây ra bệnh sỏi thận là một sai lầm. Trên thực tế, các loại thực phẩm có hàm lượng canxi tự nhiên cao rất có ích trong việc ngăn ngừa bệnh sỏi thận. Bổ sung thêm magiê xitrat và các vitamin nhóm B mỗi ngày: như bơ, bông cải xanh, ca cao, các loạt đậu, chuối… và sử dụng thuốc cung cấp magiê theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Không sử dụng soda. Chọn những khẩu phần ăn chứa ít oxalat. Cần loại bỏ những thực phẩm chứa nhiều oxalat như trà xanh, gạo, ngũ cốc, một số loại quả hạch và rau xanh như cải bó xôi… ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày
toi da doc nhie bai noi ve tac dung chua soi than cua trai du du xanh toi muon biet bai thuoc du du xanh nay dung cho benh soi tui mat loai choleteron co hieu qua khong va ket qua duoc kiem chung nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Tôi bị sỏi mật đi siêu âm.Bácsĩ nói sỏi mật khoảng trên du7oi1 10mli
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Vừa qua tôi có đi khám bệnh bác sĩ kết luận tôi bị sỏi mật trên dứoi 10mm và một số viên nhỏ vậy thì tôi điều trị bàng đu đủ có hết không cho tôi một lời khuyên xin cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
ăn trước lúc ăn cơm hay sao bữa cơm vậy bạn ? Có kiêng cữ gì không ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý