Cháu bé đã bị gã điên xẻ ra làm nhiều mảnh, phần đựng trong xô, phần được chôn dưới đất, phần được gã điên nấu lên… ăn
15 năm chịu đựng những đêm dài không ngủ vì tiếng la hét, chửi bới, vì những trò đánh chửi doạ giết của gã tâm thần Hà Văn Pẩu (SN 1974), hàng trăm người dân thôn Cốc Sáng (xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) những tưởng nỗi đau đã lên tới cùng cực, đỉnh điểm khi xảy ra vụ án gã tâm thần này sát hại một bé gái trong bản… rồi ăn thịt.
Pẩu bị công an bắt, phải chịu sự trừng phạt theo quy định pháp luật. Thế nhưng nỗi đau với họ vẫn chưa chấm dứt, khi “kịch bản tội ác” ngày xưa một lần nữa lại có khả năng “tái bản”…
Có những câu chuyện rùng rợn, đau lòng mà không ai muốn nhắc tới. Cha mẹ nạn nhân, dân bản cứ nghe tới tên con và tên gã tâm thần là co rúm mặt đau đớn sợ hãi. Bản thân những người làm báo cũng muốn quên đi, cũng muốn chuyện cũ xuôi vào dĩ vãng, không muốn bạn đọc biết đã từng có những câu chuyện đau lòng đến thế xảy ra trên cuộc đời.
Thế nhưng chuyện cũ muốn quên mà không được phép. 4 năm sau ngày xảy ra vụ án “tày đình”, những ngày giữa tháng 10-2011 vừa qua, gã tâm thần sát nhân lại được nhởn nhơ thả về làng, lại đe doạ giết người. Bản làng đông vui bỗng thành “bản làng chết” những ngày gã điên “tái xuất giang hồ”, sợ hãi bao trùm đến mức độ có người dân nói: “Đến con chó cũng sợ mà không dám sủa”. Câu chuyện đau lòng đặt ra vấn đề: Phải quản lý, chữa bệnh cho người điên như thế nào để xã hội không còn những bi kịch cùng cực như bi kịch đã xảy ra?
Pẩu được ăn mì tôm tại trụ sở xã Đồng Giáp.
Sự việc kinh hoàng xảy ra vào chiều ngày 18-01-2008. Là hàng xóm của nhau nên bé D thường xuyên sang chơi với bé gái cháu ruột của Pẩu. Như thường ngày, hai bé gái tung tăng chơi đùa ở trước sân. Đang lúi húi trong bếp thì không biết từ đâu, Pẩu lững thững bước vào. Hắn lượn đi lượn lại mấy vòng sau lưng rồi bất ngờ túm tóc bé D, dùng mặt sau của con dao quắm đánh mạnh vào gáy khiến cô bé ngất lịm. Thấy người chú nổi cơn điên, đứa cháu gái hốt hoảng “ba chân bốn cẳng” chạy thục mạng đến báo cho bố là anh ruột của Pẩu. Còn Pẩu túm tóc bé gái 6 tuổi nhấc lên và ngất ngưởng mang vào nhà, miệng lẩm bẩm như chửi bới ai đó.
Nghe con báo tin, biết người em lại lên cơn điên, anh trai Pẩu chạy theo can ngăn nhưng hắn không nghe mà gạt ra. Vóc dáng bé nhỏ so với người em tâm thần cao lớn lừng lững, anh bị gạt ngã chúi xuống nền đất. Người anh nhớ lại: “Lúc này cháu D đã tỉnh lại, tôi còn nghe rõ tiếng la thất thanh kêu cứu của cháu bé”. Người anh sống chết nén đau lao vào vật lộn với người em tâm thần định cứu cháu bé, nhưng bị gã điên chém một nhát vào đầu, một nhát vào tay. Anh bỏ chạy đến nhà hàng xóm gần đó thì bị ngất xỉu, chỉ kịp ú ớ: “Thằng Pẩu lên cơn… bắt con D… đến cứu cháu đi”.
Cả làng rúng động, một nhóm người nhanh chóng đưa người anh bị chém đi cấp cứu tại bệnh viện, còn lại ồ ạt kéo đến nhà Pẩu. Lúc này, Pẩu đã đóng kín cửa, tay cầm con dao, miệng thách thức cả làng: “Đứa nào bước vào đây tao sẽ chém chết”. Biết gã điên này không điều gì là không dám làm, thế nên người ta cũng hoảng sợ “run như cầy sấy”, không ai dám vào gần. Bà con nhanh chóng báo cáo sự việc cho chính quyền địa phương. Dân quân xã được cử đến canh phòng từ xa. Nhận thấy sự việc cực kỳ nghiêm trọng, chính quyền địa phương đã báo cho lực lượng Cảnh sát 113 công an tỉnh Lạng Sơn tới để giải cứu bé gái, vây bắt nạn nhân.
Theo lời kể của người dân nơi đây, chưa bao giờ công an lại vào bản nhiều đến thế. Thường ngày không một bóng xe ô tô đến bản, thế mà cả đêm hôm đó rầm rộ tiếng còi rú, tiếng xe chạy xình xịch. Dân bản cũng tụ tập rất đông dọc ven đường, trước cửa uỷ ban xã xì xào bàn tán, chờ đợi công an và chính quyền xử lí sự việc.
Sau khi biết Pẩu là một tên liều lĩnh, có sức khoẻ, lại biết vài miếng võ, có “biệt tài” từng xát cả một bát ớt tươi vào mặt, vào mắt mà không hề hấn gì nên công an và chính quyền địa phương bàn bạc phương án tác chiến một cách cẩn thận, tỉ mẩn. Đến khoảng 9h tối, lực lượng chức năng thực hiện vây bắt tên Pẩu. Biết mình bị bao vây, nhưng Pẩu vẫn ngoan cố nép vào dưới bàn thờ trốn trong nhà, vừa chửi bới vừa thách thức sẽ chém chết nếu ai dám bước vào nhà. Bát đĩa, ấm chén, bàn ghế có ở trong nhà đều được hắn ném tứ tung ra đám đông bên ngoài. Tay hắn cầm một con dao quắm sắc nhọn, không ai dám vào gần. Trưởng thôn khuyên giải bằng Tiếng Tày thì Pẩu chửi lại bằng tiếng Tày; bà con khuyên bằng tiếng Nùng hắn cũng chửi bới lại tiếng Nùng; công an kêu gọi đầu hàng bằng tiếng Kinh, Pẩu cũng nói vọng lại thách thức bằng tiếng Kinh.
Biết không thể thuyết phục được gã điên, phương án cuối cùng được thực hiện: Hàng chục chiến sĩ công an âm thầm áp sát ngôi nhà vừa xịt hơi cay, vừa ném lựu đạn khói nhằm khiến Pẩu bất tỉnh. Nền nhà trắng xoá bởi hơi cay, thế nhưng tên Pẩu chưa đầu hàng. Hắn như con chó hoang lồng lộn, tay cầm con dao, rồi dùng hết sức mình đạp cửa chạy thoát ra ngoài. Nhanh như gió, hắn lao ra ngoài sân rồi nhảy bổ qua bờ rào, chạy thục mạng vào sâu trong rừng. Gã tâm thần nhanh và mạnh đến mức một chiến sĩ cảnh sát bị hắn đụng phải khiến rơi súng ra khỏi tay.
Hàng vạn người rơi lệ
Chính quyền địa phương lo lắng, dùng loa công cộng thông báo tên Pẩu đã bị chạy thoát, đề nghị bà con đề phòng. Chưa thấy an tâm, chính quyền địa phương cắt cử mỗi thôn hai đồng chí dân quân đến tận nhà người dân để thông báo tên Pẩu chưa bắt được, đề nghị tối hôm đó gia đình thấy có người lạ kêu mở cửa thì đừng mở. Biết tin tên Pẩu đã trốn vào rừng, cả làng bản ai nấy đều bàng hoàng lo sợ, cả đêm ai nấy đều đóng kín cửa không dám ra ngoài.
Những cán bộ chiến sĩ tham gia vụ án và những người chứng kiến cảnh tượng trong ngôi nhà của Pẩu hôm đó không ai là không khóc. Họ khóc vì biết cố gắng giải cứu cháu bé của họ cuối cùng đã thất bại, vì thương bé gái 6 tuổi phải chịu một cái chết đớn đau. Tối hôm đó trời lạnh căm căm, mưa phùn lất phất bay. Tại hiện trường trong ngôi nhà tên Pẩu là cảnh rùng rợn. Cháu bé đã bị gã điên xẻ ra làm nhiều mảnh, phần đựng trong xô, phần được chôn dưới đất, phần được gã điên nấu lên… ăn. Cả đêm ròng rã, bộ phận khám nghiệm tử thi đã thu thập lại các bộ phận rời rạc, sắp xếp lại đúng vị trí trên cơ thể, dùng vải trắng cuốn lại rồi giao gia đình mai táng. Gia đình cháu bé thì không khóc được. Trước cảnh tượng ấy người thân của nạn nhân chỉ biết ngất xỉu. Cũng đúng thôi vì vụ án ghê rợn đến mức vượt quá sức tưởng tượng của con người. Thông tin vụ án lan rộng khắp tỉnh Lạng Sơn và cả vạn người nghe chuyện, không ai là không rơi lệ.
Sau khi trốn thoát vào rừng sâu, không chịu được cảnh đói rét, khoảng gần 9h sáng hôm sau Pẩu tự quay trở về bản. Thấy Pẩu lững thững với một chiếc áo cộc đi qua cánh đồng, một người dân đã nhanh chóng báo cho công an canh trực. Sau một hồi vật lộn, công an đã tóm gọn tên Pẩu.
Tại cơ quan công an, khi được hỏi cung sau khi bị bắt, Pẩu có biểu hiện tâm thần và khai lung tung như: "Vào năm 1993, bố mẹ và bác của cháu D đã hại chết bố mẹ tôi, sau đó đóng giả làm bố mẹ tôi. Bố mẹ hiện nay của tôi là giả". Hắn còn cho rằng: "Bản thân tôi bị mắc bệnh đau đầu, đau bụng và liệt dương". Khi được hỏi lí do giết bé D, hắn cho rằng hàng đêm hắn thường mơ thấy "bề trên" là “thiên sứ trên trời” xui hắn phải giết một người và ăn thịt thì bệnh đau đầu, đau bụng và yếu sinh lí của hắn mới khỏi.
Bảy tháng sau đó, ngày 24-8-2008, Toà sơ thẩm xử phạt bị cáo Hà Văn Pẩu mức án tử hình về tội giết người. Sau đó, bị cáo có đơn kháng cáo nên ngày 30-9-2008, Toà phúc thẩm mở phiên toà hình sự phúc thẩm. Tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận thấy cần đưa bị cáo đi giám định pháp y tâm thần để đảm bảo cho việc xét xử. Ngày 08-01-2009, Hà Văn Pẩu được đưa đến Viện giám định pháp y tâm thần trung ương để theo dõi giám định. Sau một thời gian theo dõi, cơ quan chức năng nhận thấy bị cáo Pẩu có tư duy lộn xộn, có hoang tưởng bị hại, cảm xúc hành vi rối loạn. Cơ quan chức năng kết luận, bị cáo Hà Văn Pẩu bị bệnh tâm thần phân liệt Paranoid, hành vi phạm tội của bị cáo là do bệnh lý chi phối. Lục lại hồ sơ, người ta cũng thấy trước khi gây ra vụ án giết người ăn thịt kinh hoàng, Pẩu đã từng 2 lần đi viện tâm thần trung ương. Lần 1 vào viện ngày 20-05-1999, ra viện ngày 19-8-1999. Lần 2 vào viện ngày 01-4-2000, ra viện ngày 10-8-2000.
Một năm rưỡi sau ngày xảy ra vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn rút quyết định truy tố Hà Văn Pẩu với lí do khi thực hiện tội phạm, Pẩu mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Cuối năm 2009, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn ra Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với Hà Văn Pẩu, đưa đến Bệnh viện Tâm thần Trung ương (Thường Tín, Hà Nội) chữa trị đến khi nào khỏi bệnh.
Chiều mùa đông định mệnh
Trước cái buổi chiều mùa đông định mệnh ấy, thôn Cốc Sáng vốn thanh bình bởi màu xanh bát ngát của đồng lúa, của cây rừng. Những mái nhà lợp ngói ống của đồng bào người Tày thấp thoáng dưới khung trời yên ả. Xưa kia, nhà của Hà Văn Pẩu và bị hại là bé Hoàng Thị D (SN 2002) là hàng xóm của nhau. Cả hai gia đình đều sống hoà thuận, chưa có điều gì khúc mắc, việc làng việc bản họ đều chung tay giúp sức, tình làng nghĩa xóm “tắt lửa tối đèn” có nhau.
Khi người điên làm chuyện động trời...
Kẻ thủ ác Hà Văn Pẩu trước toà nói năng rất rành rọt, không có biểu hiện gì của việc bị tâm thần.(LĐ) - Đó là câu chuyện rùng rợn nhất, tàn độc nhất, khó hình dung nhất mà tôi từng biết trong suốt mười mấy năm làm báo, ba mấy năm làm người, đã đi khắp dải đất Việt Nam này.
Cháu bé Hoàng Thị Duyên - sinh năm 2002 - đã bị tên Hà Văn Pẩu chém chết, phanh thây, nấu chín và... Lực lượng công an vào xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn truy bắt Pẩu, họ thu được tang vật rùng rợn là những phần thi thể của bé Duyên. Tang vật của tên đồ tể kinh hoàng nhất được cơ quan điều tra thu giữ gồm "đủ bộ": 1 dao cán gỗ, 1 dao quắm, 1 cuốc, nồi, xô nhựa, vỏ phích, thớt gỗ... và 1 chiếc đĩa sứ to!
Tôi ngược dòng sông Kỳ Cùng, ngược rừng lên Đồng Giáp mà vẫn văng vẳng lời trăn trở của đại tá Trần Đăng Yến - Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn: Chuyện quá rùng rợn, Pẩu là người tâm thần, không có gì đảm bảo được rằng, sau thời gian bắt buộc đi chữa bệnh, thả về bản, Pẩu sẽ không tiếp tục... giết người dã man? Thực tế, việc để người tâm thần sống trong cộng đồng mà không được giám sát, quản lý, chữa bệnh đầy đủ là quá sức nguy hiểm.
Kinh hoàng và rất... kinh hoàng!
Thôn Cốc Sáng lèo tèo vài nóc nhà người Nùng lợp ngói ống khá gợi cảm giữa bạt ngàn ruộng cấy lúa nước. Nhà của Hà Văn Pẩu - kẻ thủ ác và nhà của nạn nhân Hoàng Thị Duyên ở rất gần nhau, họ là hàng xóm từ lâu đời và sau chuyện động trời kia, họ vẫn là hàng xóm khá lành lẽ của nhau. Không một gợn oán thù. Bố của nạn nhân Hoàng Thị Duyên ngồi ngơ ngẩn bên bờ suối, có khách hỏi vào nhà cháu bé bị "phanh thây" (từ mà báo Tiền Phong đã dùng khi đăng tin vụ này), anh chỉ ậm ừ dẫn đường vào... nhà mình.
Bóng dáng hãi hùng của con quỷ Hà Văn Pẩu vẫn còn choán trên từng nét mặt, ánh nhìn của cặp vợ chồng rủi phận. Chị Nguyễn Thị Mai (mẹ nạn nhân) già nua, vụng về hút vào khoảng tối của căn nhà trình đất hoang tàn để tìm một cái gì đó liên quan đến bé Duyên. Suốt cuộc đời, cho đến khi bị phanh thây, cháu Duyên chưa một lần được chụp ảnh. Vì bị Pẩu dùng dao quắm chém chết, quắp đi xả thịt ở bên nhà Pẩu (nghĩa là chết ở ngoài đường), nên, theo như phong tục người Nùng, bé Duyên sẽ không được thờ ở trong ngôi nhà mà bé đã sinh ra. Ban thờ bé gồm một tấm gỗ mục buộc ghếch ngoài ô cửa sổ gỗ của căn nhà nện đất, không ảnh thờ, không một "phẩm vật" gì ngoài hai quả chuối xanh nằm héo hắt.
Theo tờ giấy khai sinh mà UBND xã Đồng Giáp cấp, thì bé Hoàng Thị Duyên sinh ngày 5.7.2002. Bố cháu - Hoàng Văn Ín, sinh năm 1970, đi nghĩa vụ biên phòng trở về, lấy chị Nguyễn Thị Mai (SN 1969) đã muộn, lại hiếm muộn, mãi năm 2002 mới đẻ được một mình cháu Duyên. Vì đói khát phải đi gánh gạch thuê, đi hàng tuần trời mới về thăm đứa con độc nhất một lần, nên anh chị phải gửi cháu Duyên sang ở với bà nội, là bà Hà Thị Nghiệm, năm nay 75 tuổi.
Bé Duyên đến tuổi đi lớp mẫu giáo lớn, nói chuyện bi bô suốt ngày. Lần nào anh Ín về, Duyên cũng chỉ một mực muốn bố ở nhà chơi... túlơkhơ với con. Con ở nhà chán lắm, bà nội không biết chơi túlơkhơ. Bây giờ, đã tự tay đi chôn đứa con gái nhỏ, anh Ín, chị Mai mới bắt đầu tự giày vò mình: Giá mà có một tấm ảnh bé Duyên để mà ngắm. Bấy nhiêu năm, lầm lũi nhục nhằn, họ chưa bao giờ cho con đi chụp ảnh cả.
Theo lời khai của "dã thú" Hà Văn Pẩu trước toà, hắn giết bé Duyên bởi vì hắn nghĩ rằng hắn có thể dùng thi thể cháu để chữa bệnh yếu sinh lý cho mình, trong những đêm chán đời, mất ngủ, Pẩu thường nằm mơ thấy thiên sứ bay xuống và xui Pẩu phải "hạ sát" một đứa trẻ như theo cái cách như vậy.
SN 3.4.1974, Pẩu đã từng lấy vợ, song, vì "trên bảo dưới không nghe", nên vợ Pẩu đã bỏ Pẩu theo người khác ở bên Chi Lăng. Buổi chiều định mệnh đó, Pẩu đi bán củi về, uống chút rượu, rồi cầm con dao quắm sang chỗ cháu Duyên và cháu Lợi (12 tuổi) đang ngồi nhẩn nha chơi ở nhà anh Hà Văn Đoàn (anh ruột Pẩu). Pẩu xông tới, dùng con dao quắm sắc ngọt, chém hai nhát thật lực vào cổ bé Duyên, rồi cắp bé vào nách mình, hùng hổ đi về phía nhà mình.
Thấy Pẩu hung dữ như con thú hoang, bé Lợi nhanh chân chạy trốn và lớn tiếng kêu cứu. Anh Hà Văn Đoàn - anh ruột Pẩu - trông thấy, chạy theo ngăn cản nhằm cứu bé Duyên. Pẩu quay lại, dùng dao quắm chém anh Đoàn liên tiếp nhiều nhát vào đầu và tay khiến anh Đoàn nằm gục tại chỗ. Pẩu về nhà và "làm thịt" bé Duyên theo đúng nghĩa đen, thi thể Duyên bị "pha" làm nhiều mảnh bỏ ở nhiều vị trí khác nhau.
Khi Công an Lạng Sơn nhận tin báo, đã huy động nhiều lực lượng vào truy bắt, Pẩu chạy trốn lên rừng. Phải dùng nhiều biện pháp nghiệp vụ, đón lõng, sau một đêm lẩn trốn, sáng hôm sau, thấy có vẻ yên ổn, Pẩu đang lật khật trở lại nhà mình thì bị tóm.
Điều khiến nhiều người dự phiên toà ở TP.Lạng Sơn hôm ấy hết sức bất ngờ, là với hành động điên loạn "trời không dung, đất không tha" ấy, mà Pẩu vẫn rành rọt, khúc chiết khai đủ thứ trước toà hơn cả người... tỉnh táo.
Vợ chồng anh Ín bên ban thờ hoang lạnh lập ở ngoài hiên của bé Hoàng Thị Duyên.
Người điên gây án: Lỗi là do "người tỉnh"
Với tội danh giết người và cố ý gây thương tích, trong một phiên toà mở công khai tại TP.Lạng Sơn, Hà Văn Pẩu đã bị tuyên phạt án tử hình và buộc bồi thường 32 triệu đồng cho gia đình bị hại. Nhưng, qua nhiều lần giám định pháp y tâm thần, cơ quan chức năng đã xác định rõ: Pẩu là bệnh nhân tâm thần.
Vì thế, bản án tử hình dành cho Pẩu kể trên đã bị huỷ, Pẩu được đưa về Bệnh viện Tâm thần Trung ương bắt buộc chữa bệnh cho đến khi khỏi. Lúc khỏi bệnh, Pẩu sẽ được thả về bản Cốc Sáng. Cũng giống hệt như trước đây: Pẩu đã từng chữa bệnh ở chính cái bệnh viện tâm thần đó và thả về chính cái bản Nùng Cốc Sáng vốn thanh bình kia. Liệu có một vụ án mạng nữa sẽ xảy ra khi Pẩu ra khỏi BV Tâm thần không? Không ai dám chắc.
Đại tá Trần Đăng Yến - Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn - thẳng thắn bày tỏ nỗi đau đời này: Trước nạn người tâm thần gây án quá nhiều ở Lạng Sơn, chúng tôi đã phải cho lực lượng đi rà soát toàn tỉnh, thì ít nhất có tới 680 bệnh nhân tâm thần, họ rất dễ có những hành vi nguy hiểm, bởi họ đang "chung sống trong cộng đồng". Có khi họ đi lang thang vô định ở ngoài đường. Người "điên" cũng là con người, sao không có cơ quan nào gom họ lại, khám bệnh, điều trị, quản lý, nuôi dưỡng họ một cách đầy đủ? Cứ để họ sống ở địa phương, sống trong cộng đồng, nói là để cán bộ cơ sở quản lý, nhưng có quản lý được không?
Ông Yến nhấn mạnh: Mỗi tỉnh nên tiết kiệm các khoản chi khác mà xây một cái trung tâm bảo trợ xã hội thật sự, thu gom hết các đối tượng tâm thần lang thang vào chữa trị, quản lý chặt chẽ. Đó còn là một việc làm thể hiện bản chất nhân văn của xã hội ta nữa.
Còn ông Dũng - Chủ tịch UBND xã Đồng Giáp, nơi có "thảm hoạ người điên" Hà Văn Pẩu - thì thở dài, giản dị: Nếu Pẩu được điều trị rồi thả về, thì bà con sợ lắm, sẽ không dám ra khỏi nhà mà đi làm nữa đâu.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật xã hội - Công an tỉnh Lạng Sơn thì trong khoảng 2 năm qua, trên địa bàn xảy ra tới 9 vụ giết người mà đối tượng gây án là người tâm thần hoặc có biểu hiện tâm thần. Việc gây án của người tâm thần ở Lạng Sơn đang đặt ra cho người "tỉnh táo" một bài toán đau lòng: Chúng ta đang giết chết người tâm thần và giết chết chính chúng ta, bằng việc thả bệnh nhân tâm thần vào cộng đồng mà không hề... quản lý.
Ví dụ như trường hợp Hà Văn Pẩu giết người man rợ kể trên: Trước khi "xuống tay" với cháu Duyên, Pẩu đã đánh vợ mình tàn ác rồi đốt chăn màn, treo quần áo vợ trong rừng như ma tà một cách điên dại, khiến vợ Pẩu phải sợ hãi bỏ đi; Pẩu đã phá toàn bộ căn nhà 5 gian của gia đình mình để dựng một cái lều bé xíu... Hành vi điên loạn của Pẩu ai cũng biết. Pẩu từng về BV Tâm thần Trung ương chữa trị. Tuy nhiên, biết Pẩu điên, sao người ta vẫn thả Pẩu về bản với rất nhiều nguy cơ gây án, mà không có biện pháp nào quản lý hữu hiệu?
Nguyên tắc thả bệnh nhân tâm thần như Pẩu về cộng đồng, là y tế, chính quyền địa phương và gia đình phải phối hợp cho bệnh nhân uống thuốc, quản lý chặt chẽ. Đằng này, theo điều tra của PV Lao Động, Pẩu đã được thả lỏng rượu chè, lang thang, chửi bới mà không gặp bất cứ ngăn cản nào. Thậm chí, một nhân viên Trạm y tế xã cho biết: Từ nhiều năm nay, Pẩu không uống một viên thuốc nào, cũng không có sổ tâm thần ở ngoài trạm! Điều đó chứng tỏ một điều rằng: Người điên Hà Văn Pẩu đã bị thả lỏng trong cộng đồng, nếu không giết bé Duyên, thì nó cũng giết người khác!
Hoá ra, nỗi đau do người "điên" gây ra, nó lại xuất phát từ sự vô cảm của không ít người "tỉnh táo" trước những thiệt thòi của đồng bào mình.
Kẻ ăn thịt người ở Lạng Sơn hứa... không ăn nữa!
“Giờ chỉ mong sớm được về nhà, làm ruộng rồi cưới vợ sinh con. Em hứa sẽ tiêm phòng, uống thuốc đầy đủ” – Hà Văn Pẩu tâm sự.
Pẩu ước mơ có một gia đình
Cách đây 3 năm về trước, chính anh đã giết một em bé 5 tuổi, “lúc đó bị hoa mắt chóng mặt, nhìn thấy bé gái mà cứ tưởng là con gà, khi làm xong thì hoang mang và sợ hãi lắm” – Pẩu phân trần.
Từng là kẻ ăn thịt người trong cơn điên loạn cách đây 3 năm, Hà Văn Pẩu (37 tuổi, trú tại thôn Nà Pản, xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) trở về quê sau khi được chữa trị bệnh tâm thần, nhưng gia đình, làng xóm không dám nhận lại vì vẫn chưa thể quên được tội ác kinh hoàng mà Pẩu gây ra năm xưa. Hay tin Pẩu quay lại bệnh viện, chúng tôi đã tới để tìm gặp.
Sau khi được giới thiệu đến gặp Bác sĩ Tô Thanh Phương, người trực tiếp điều trị cho Pẩu, chúng tôi được ông dẫn đến nơi Pẩu ở. Mặc dù đã được Bác sỹ cho biết, việc tiếp xúc Pẩu bây giờ hoàn toàn là bình thường nhưng khi mới bước vào, tôi vẫn có chút cảm giác sợ hãi.
Phòng bệnh nhân của khoa Bán cấp tính nam, nơi Pẩu đang nằm có đến gần 30 người, già nhất cũng phải đến 70 tuổi, trẻ cũng tầm 15 tuổi. Người đang nghe đài, người đang chơi cờ, người đắp chăn ngủ trên giường… Mọi thứ không ngột ngạt như tôi nghĩ.
Quan sát xung quanh một lúc rồi bác sĩ Phương gọi Pẩu để chúng tôi gặp. Pẩu ngơ ngác thưa một cách nhỏ nhẹ. Ánh mắt Pẩu có vẻ sợ sệt khi nhìn thấy người lạ. Khi được bác sĩ Phương giới thiệu, Pẩu đồng ý theo chúng tôi lên phòng Trưởng khoa để trò chuyện.
Hà Văn Pẩu đang được bác sĩ khám bệnh. |
Pẩu có thân hình cao lớn, với mái tóc cắt cua, da ngăm đen nhưng không hề dữ tợn. Cái dáng đi “luệt quệt” trong bộ quần áo đồng phục bệnh nhân tâm thần đã khiến câu chuyện Pẩu gây ra cách đây 3 năm không còn là nỗi sợ hãi trong chúng tôi.
Để đền tội, Pẩu nghĩ đến cách là khi về nhà, sẽ lấy vợ sinh con rồi “trả cho nhà kia một đứa để nhà nó nuôi, chỉ trả người như thế chứ không biết trả bằng cách nào được”.
Ngồi xuống ghế, Pẩu giới thiệu tên mình và quê quán một cách chính xác và dõng dạc. Gia đình có năm anh em, mẹ đã mất, bây giờ chỉ còn bố, anh em đã có gia đình đầm ấm. Pẩu tự nhận thấy, “chỉ mình em là khổ nhất thôi”.
Hỏi thăm về sức khoẻ hiện tại, Pẩu cho biết, hôm nay sức khoẻ bình thường, nhưng tối qua không ngủ được vì vừa mới chuyển lên nơi ở mới, lại bị những bệnh nhân tâm thần khác “đánh sưng mũi”.
Pẩu cho biết, hôm trước được các bác sĩ đưa về nhà, nhưng chỉ đến UBND xã rồi phải quay về vì hai người anh em trai họ không nhận. “Anh Đoàn và em Xuôi đã có nhà gạch cấp 4, giàu lắm nhưng mà không nhận mình về, không biết lý do vì sao nhưng buồn lắm!” – Pẩu nói.
Tâm sự với chúng tôi, dù hơn chúng tôi cả chục tuổi nhưng khi xưng hô, Pẩu vẫn xưng là em, trả lời tuần tự các câu hỏi. Pẩu kể, anh vốn bị tâm thần từ nhỏ, chỉ học hết lớp 4 rồi bỏ. Cách đây 3 năm về trước, chính anh đã giết một em bé 5 tuổi, “lúc đó bị hoa mắt chóng mặt, nhìn thấy bé gái mà cứ tưởng là con gà, khi làm xong thì hoang mang và sợ hãi lắm” – Pẩu phân trần.
Tỏ vẻ ân hận về hành vi của mình, Pẩu nói: “Mình đã làm sai, mình có tội, cảm thấy mình có lỗi nhưng người ta cũng không tha cho mình. Giờ không dám quay lại nhà cháu bé, nên em phải tránh”.
Để đền tội, Pẩu nghĩ đến cách là khi về nhà, sẽ lấy vợ sinh con rồi “trả cho nhà kia một đứa để nhà nó nuôi, chỉ trả người như thế chứ không biết trả bằng cách nào được”.
Mấy năm ở bệnh viện, Pẩu cho biết anh uống thuốc nhiều nên mắt cũng đã mờ đi, trước kia còn đọc được báo chứ nay thì chữ nào to mới đọc được. Với lại, ở trong trại, anh hay vị bệnh nhân khác đánh, “toàn đánh bất ngờ nên mình không đỡ được” – Pẩu cho biết.
Khi hỏi về mong ước lớn nhất của mình, Pẩu nhanh nhảu đáp: “Em nhớ nhà, chỉ mong được về nhà, làm ruộng rồi lấy vợ sinh con. Em hứa sẽ uống thuốc liên tục, các anh cho em ra càng nhanh càng tốt!”.
Tiếp xúc xong với Pẩu, chúng tôi đưa anh về phòng, Pẩu lại tưởng được đón về nhà nên đã vội vàng đáp: “Để em về thay đồ chứ em đang mặc đồ bệnh viện”. Khi được giải thích lại, Pẩu cúi xuống, lủi thủi bước về căn phòng cuối hành lang. Xa xa một vài tiếng cười “vô hồn” văng vẳng lại…
Cộng đồng nên đón nhận Pẩu
Trao đổi với chúng tôi về tình hình sức khoẻ của bệnh nhân Hà Văn Pẩu, TS. Bác sĩ cao cấp Tô Thanh Phương - Trưởng khoa 4, bệnh viện Tâm thần TW1cho biết: “Khi nhận bệnh nhân đến đây, theo quan sát của tôi, bệnh nhân có dấu hiệu bị trầm cảm, cho đi làm kiểm tra thì đúng là bị trầm cảm nặng.
Tôi điều trị theo hướng trầm cảm thì bệnh nhân phát triển rất tốt. Tiếp xúc với bệnh nhân bình thường, tư duy rất lôgic như một người bình thường, nếu như bị tâm thần phân liệt thì không trả lời như thế được”.
Bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viên tâm thần Trung ương I. |
Bác sĩ Phương cũng cho biết, thường những người mắc bệnh tâm thần trầm cảm có hành vi rất man rợ, đã gặp nhiều bệnh nhân tuy không man rợ như cũng có biểu hiện tương tự. Dù vậy, nhưng điều trị đúng hướng thì hoàn toàn có thể chữa trị bằng thuốc bình thường.
Cũng theo lời bác sĩ Phương, trường hợp bệnh nhân Pấu rất đáng thương, đã mấy lần Pẩu tự tử nhưng đều không thành. “Nếu về nhà thì tiêm thuốc phòng 1 tháng 1 lần, thuốc có tác dụng trong vòng một tháng, kết hợp uống thuốc trầm cảm sẽ không còn vấn đề gì phải lo ngại” – bác sĩ Phương khẳng định.
Bác sĩ Phương cũng để nghị, khi Pẩu về nhà “chính quyền nên tạo cho anh ta một việc làm, vì anh ta làm việc được, nếu như người tâm thần phân liệt thì không thể có được tư duy sẽ về nhà làm ruộng, nhưng anh này về nhà, quản lý tốt, thuốc tốt thì hoàn toàn bình thường”.
Trong khi đó, bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TW1 cũng cho rằng: “Việc tạo điều kiện cho bệnh nhân Pẩu một môi trường làm việc là cần thiết. Điều này thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan.
Người dân cũng cần có nhận thức đúng hơn đối với người bị bệnh tâm thần để tránh kì thị, phân biệt. Cộng đồng nên đón nhận Pẩu, bởi lỗi lầm Pẩu gây ra khi ý thức không còn do bệnh tật...”
(st)