Bạn là người có ít vốn (100tr tới 200tr) và muốn làm giàu? => nên làm dịch vụ ăn uống. Không khó đâu, xin hãy đọc nếu bạn quan tâm tới lĩnh vực này.
Là một người tiêu dùng bình thường như bao người nên tôi cũng phải chịu cảnh khó chịu khi tiêu dùng ở khắp nơi. Đến một quán ăn bình dân mà muốn gọi món cà tím bung thì quá khó mặc dù ở chợ nào cũng có loại quả này. Hoặc đến quán cà phê mà gọi một cốc bột đậu xanh (hoặc đậu đen, đậu nành...) thì quá viễn tưởng mặc dù shop hàng tiêu dùng nào cũng bán bột này. Tôi nhận thấy nhu cầu về loại hình ăn uống tiện lợi như kiểu McDonald's cho người Việt là hiển nhiên.
Tôi xin chia sẻ phương án KD với mọi người để chúng ta cùng làm cho cuộc sống tốt hơn:
Bạn cần một địa điểm (hiển nhiên rồi - tạm gọi là Shop) nhưng không cần quá to, quá tốt vì mô hình của tôi là mô hình "Take away" (tức là ăn tại chỗ thì ít mà cầm về nhà là chính).
Bạn lên kế hoạch thực đơn cho 7 ngày trong tuần, ví dụ trưa thứ 2 gồm rau cải luộc, đậu phụ xào thịt, canh măng chua, thịt bò xào cần. Tối thứ 2 gồm rau muống luộc, cá kho, thịt gà rang, canh dưa chua... có thêm các món lựa chọn khác (gọi là menu 2, menu 3) và thêm món phụ như lạc rang muối, giò chả, dưa chua, nhộng tằm rang, salat...
Nhớ niêm yết ra bảng trước cửa nhé, khi mình làm thực đơn theo ngày tức là mình cam kết với khách hàng rằng mình không bán đồ cũ, đồ thừa. Phần này cũng tuỳ thuộc vào món thời vụ và đặc điểm dân cư, nói chung không cần bàn nhiều.
Tiếp đến là tìm người làm món: Đây là mấu chốt thành công trong phương án kinh doanh này. Bạn không thể tìm một người đầu bếp hoàn hảo trong mọi món ăn của bạn, do vậy bạn phải tìm cách để đáp ứng nhu cầu ăn ngon, sạch với giá hợp lý của mọi người.
Bạn cần liên hệ với các hội phụ nữ của phường sở tại để tìm người làm 'bán thời gian' cho bạn. Khi vào hội phụ nữ, họ sẽ giúp bạn tìm được người làm (và làm rất ngon, lại rẻ nữa chứ), bạn đặt hàng họ làm những món mà theo bạn là ngon.
Họ luôn dậy được sớm tập thể dục, nhân tiện ra chợ mua đồ cho rẻ và về nhà họ cũng phải nấu ăn cho gia đình nữa. Hàng ngày họ sẽ làm những món đó và mang ra Shop của bạn vào khoảng 10h trưa và 5h chiều để bạn cho vào Menu. Bạn cần nhớ rằng đến món dưa chua bạn cũng nên đặt hàng chứ đừng tự làm nếu món đó không ngon. (Tôi không hiểu tại sao đến món dưa dễ làm như vậy mà tôi khó kiếm được đĩa dưa ngon ở mấy quán ăn bình dân nhỉ???)
Cũng cần nhớ rằng bạn chỉ nên đặt hàng mỗi người không quá 2 món nhé (để họ không quá tải, và nếu họ đột xuất có việc thì mình không bị nhỡ tất cả hàng).
Tại Shop của bạn, bạn chỉ việc cắm cơm, rửa rau cho thật sạch và làm một hai món rau luộc, lạc rang... Chưa hết, bạn cũng nên liên hệ với vài nơi làm giò chả thật ngon, thịt heo quay thật tuyệt để chờ các thượng đế đến và 'take away'.
Với cách làm này, địa điểm không phải là yếu tố quyết định, một vỉa hè rộng cũng có thể làm được, vấn đề là bạn nhanh chóng tạo dựng thương hiệu và làm vài chiến dịch marketing như kiểu của mấy cửa hàng gas chẳng hạn.
Tôi mong rằng nhiều gia đình sẽ vứt bớt đồ làm bếp nhà mình để làm khách hàng chung thân của bạn vì: ăn ngon, ăn sạch, ăn rẻ (chắc chắn là rẻ hơn đấy: bạn thử nghĩ xem, khi bạn rời văn phòng về để ra chợ tức là bạn đã phải mua đắt hơn khi mua buổi sớm rồi, bạn mua với khối lượng ít hơn cũng đắt hơn rồi, rồi tiền gas, tiền dầu ăn, gia vị, điện nước, khấu hao máy móc dụng cụ, công sức...).
Quan niệm rẻ ở đây không có nghĩa là phải rẻ hơn và bằng với các quán cơm bình dân khác. Tôi nghĩ chắc chắn giá phải cao hơn mặt bằng chung nhưng bù lại là sự sạch sẽ, cam kết về thức ăn mới, đồ ăn ngon.
Luôn nhớ nhé: Phải làm thật sạch, luôn tìm hiểu xem món của mình đã ngon hơn chưa để thay đổi người làm.
Còn bây giờ, thử nhẩm xem bạn có cần quá 200tr để làm mô hình này. Bạn có thể dễ dàng nhân rộng mô hình này nếu thành công một điểm rồi .
Thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống
Vợ chồng tôi muốn mở một nhà hàng kinh doanh ăn uống với quy mô khoảng 300m2, xin luật sư trả lời giúp chúng tôi cần làm những thủ tục gì, và đăng ký ở đâu ? (Nguyễn Khang Duy, Việt Trì, Phú Thọ).
Trả lời: Theo như nhu cầu của anh, chị muốn mở một nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Để tiết kiệm chi phí và thời gian, chúng tôi khuyên anh chị nên thành lập hộ kinh doanh cá thể với ngành nghề kinh doanh là nhà hàng ăn uống. Thủ tục như sau:
1. Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh , và kèm theo bản sao giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
2. Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Họ, tên, số và ngày cấp giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Sau khi đã có giấy phép kinh doanh nhà hàng, anh chị đến Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - sở y tế tỉnh để xin giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Anh chị sẽ cần phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy nếu thuộc các trường hợp tại Phụ lục 2 , Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Thủ tục mở nhà hàng ăn uống — Hà Nội
I. CĂN CỨ PHÁP LUẬT:
• Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005;
• Nghị định của Chính Phủ số 88/2006/NĐ-CP ban hành ngày 29 tháng 8 năm 2006;
• Nghị định của Chính Phủ số 139/2007/NĐ-CP ban hành ngày 05 tháng 9 năm 2007;
• Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ kế hoạch Đầu tư;
• Thông tư số 05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA áp dụng từ ngày 13 tháng 7 năm 2009 ;
• Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của
Việt Nam
• Quyết định số 337/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 10/4/2007 Về việc ban
hành Quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam
II. THỦ TỤC MỞ NHÀ HÀNG THEO HÌNH THỨC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.
2. Hồ sơ bao gồm:
• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
• Dự thảo điều lệ;
• Danh sách Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần hoặc Danh sách thành viên Công ty
TNHH có hai thành viên trở lên;
• Bản sao tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần
hoặc thành viên sáng lập Công ty TNHH:
3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.
4. Kết quả thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Sau khi đã có giấy phép kinh doanh nhà hàng, để đi vào hoạt động doanh nghiêp phải có thêm các giấy phép con như sau :
- Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy phép đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy
- Cam kết bảo vệ môi trường
- Giấy phép bán lẻ rượu ( trường hợp nhà hàng có bán đồ uống có cồn )
III. MỞ NHÀ HÀNG THEO HÌNH THỨC HỘ KINH DOANH CÁ THỂ :
Trong trường hợp quy mô nhà hàng ở mức độ vừa và nhỏ, để tiết kiệm chi phí và thời gian bạn nên thành lập hộ kinh doanh cá thể với ngành nghề kinh doanh là kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Khi có giấy phép kinh doanh bạn đến UBND quận nơi đặt địa điểm kinh doanh để xin các giấy phép con như mục 5 Phần II ở trên. ( Đối với giấy phép liên quan đến phòng cháy chữa cháy bạn phải liên hệ với bên cơ quan phòng cháy chữa cháy cấp quận hoặc sở phòng cháy chữa cháy tùy theo quy mô của nhà hàng )
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Cửa Hàng Đồ Ăn Nhẹ
Ngày nay, khi đời sống của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu dinh dưỡng cũng ngày càng đa dạng và phong phú.
Người dân tự do lựa chọn những món ăn mình yêu thích, nào thịt cá, sơn hào hải vị ...đã trở nên quen thuộc với mỗi gia đình trong các bữa ăn. Vì thế, nhiều lúc gây đến sự nhàm chán trong vấn đề ăn uống hằng ngày.
Thêm vào đó, theo quan sát thực tế, giới trẻ và số những người cần giảm béo, kiêng mỡ chiếm rất đông trong xã hội ngày nay. Họ có xu hướng tìm đến các quán ăn uống mang phong cách dân dã của Việt Nam với các món ăn được chế biến từ rau, củ , quả ... các món ăn không chỉ ngon mà còn phải hợp vệ sinh, tốt cho sức khoẻ, có lượng chất béo thấp.
Đại diện cho những loại thực phẩm đó là quả sake một loại quả mà được nhiều người biết đến là một thực phẩm rất ngon, rất lạ, rất tốt cho sức khỏe. Nhưng loại quả này vẫn chưa được khai thác để kinh doanh vì vậy nếu dự án này được đầu tư thì đây là một tiếng vang lớn trên thị trường, là nhà tiên phong đưa nông sản của Việt Nam lên một vị thế mới.
I. MỤC TIÊU DỰ ÁN
1. Mục tiêu ngắn hạn: Xây dựng của hàng nhỏ chuyên bán các món ăn được chế biến từ quả xake, các loại rau củ quả khác và các loại thức uống khác như trà Sake… với mục đích đêm đến cho khách hàng những sản phẩm, ngon bổ rẻ, giá trị dinh dưỡng cao, ít béo mang đậm phong cách dân dã của Việt Nam.
Với khoản tiền đầu tư thấp, khả năng thu hồi vốn và phát triển rất cao. chỉ với khoảng hơn 20tr là có thể xây dựng một của hàng kinh doanh đồ ăn nhẹ với sản phẩm chưa có trên thị trường đó là trái sake.
2. Mục tiêu trung hạn: xây dựng và phát triển một hệ thống các cửa hàng đồ ăn nhanh mang dậm phong cách dân dã của Việt Nam trên toàn thành phố.
3. Mục tiêu dài hạn:
- Sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ăn nhanh của hệ thống thành các sản phẩm tiện lợi dành cho các khách hàng không thể đến quán thưởng thức.
- Xây dựng hệ thống của hàng đồ ăn nhanh mang phong cách dân dã của Việt Nam trên khắp ba miền.
II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường tiềm năng: Khách hàng tiềm năng mà dự án hướng tới đó là giới trẻ , học sinh sinh viên, những người giảm béo, và những người có nhưu cầu thưởng thức món ăn và phong cách dân dã Việt Nam
2. Dự báo thị trường: Thị trường cho dòng sản phẩm này hiện nay là rất lớn và trong tương lai nó sẽ còn lớn hơn nữa khi nhu cầu về dinh dưỡng là mối quan tâm hàng đầu của con người khi mà mọi cuộc sống đã đầy đủ. Vì vậy thị trường cho cho sản phẩm này là rất khả quan nhưng vẫn chưa được khai thác một cách chuyên nghiệp, chủ yếu chỉ mới xuất hiện ở các quán hàng rong, lề đường mà ở đó vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề lớn.
3. Nguy cơ rủi ro và phương án khắc phục: Vì đây là dự án tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhẹ chế biến từ quả sake nên vấn đề về nguồn nguyên liệu là không thể tránh khỏi. Quả sake chưa có nơi nào tập trung phân phối nhiều vì vậy phương án khắc phục là sẽ đi gom từ nhiều nơi lại và sau khoảng một thời gian ngắn khi các nhà cung cấp đã quen và đã biết thì đây không còn là vấn đề khó khăn như lúc mới bắt đầu nữa.
III. MÔ TẢ DỰ ÁN
Dự án này được viết với số vốn ít đủ để xây dựng một cửa hàng đầu tiên của chuỗi của hàng.
1. Sản phẩm
+) DINH DƯỠNG
Ðặc tính dinh dưỡng:
100 gram phần ăn từ quả sake đã chế biến được chứa:
- Calories 105-109
- Chất đạm 1.3-2.24 g 1.34 g
- Chất béo 0.1-0.86 g 0.31g
- Chất carbohydrate 21.5-29.49 g 27.82 g
- Chất so 1.08-2.1 g 1.5 g
- Calcium 18-32 mg 22 mg
- Phosphorus 52-88 mg 45 mg
- Sắt 0.61-2.4 mg
- Kẽm 0.120 mg
- Manganese 0.060 mg
- Vitamin A 26-40 IU
- Thiamine 0.1-0.14 mg
- Riboflavine 0.05-0.08 mg
- Niacin 0.7-1.5 mg
- Pantothenic acid 0.457 mg
- Vitamin C 17-35 mg
+) Sản phẩm chính gồm các món chế biến từ trái sa kê như: sake chiên mè, sake chien dòn, sake kẹp cá, sake nhồi thịt …
+) Sản phẩm phụ gồm các món chế biến từ các loại rau củ quả khác như khoai lang, khoai mi… các loại nước uống như: trà sake, sinh tố, các loại nước giải khát … +) Mô tả sản phẩm:
Khách ăn tại quán: các món sake sau khi được chế biến sẽ trang trí trên đĩa thật đẹp mắt cho khách hàng không những ngon miệng mà còn ngon mắt nữa. Sản phẩm được dùng với các loại gia vị (muối đường bơ mật tương cà tương ớt…) tùy từng món.
Khách mua về: được đóng gói cẩn thận + gia vị, giảm tối thiểu khả năng tỏa nhiệt của sản phẩm.
2. Khách hàng tiềm năng
Khách hàng mà dự án này hướng tới chủ yếu đó là tầng lớp trẻ học sinh sinh viên, những người ăn kiêng, những người thích thưởng thức các món dân dã của Việt Nam.
3. Triển vọng
Tương lai dự án này là một hướng đi rất đúng đắn, vì với mức độ tăng trưởng như hiện nay thì mức sống của con người được tăng lên rất cao, thì nhu cầu về dinh dưỡng sẽ được chú ý rất nhiều. Và với cuộc sống công nghiệp hóa, mọi thứ trở nên hiện đại, nhàn chán. Càng hiện đại thì người ta lại càng thèm khát những cái của quá khứ, của quê hương. Vì vậy dự án này khi thực hiện sẽ đem lại cho con người món ăn tinh thần quý giá trong thời công nghiệp hóa hiện đại hóa. Và còn là nơi để tôn vinh các sản vật của Việt nam cho bạn bè quốc tế.
IV. KẾ HOẠCH KINH DOANH
Các phần còn lại (bản kế hoạch kinh doanh) sẽ gửi đến những ai có hứng thú với dự án.
Kế hoạch kinh doanh
Cách quản lý tài chính hiệu quả
Lên kế hoạch cho năm mới thật hoàn hảo
Mở quán cafe cần những gì
Nghề kinh doanh lợi nhuận cao
Kinh nghiệm buôn bán trên mạng
(st)