“Phẩm chất mà mọi người cần có để chiến thắng, đó là mục đích rõ ràng, kiến thức và hiểu biết về điều họ muốn và một khát khao cháy bỏng để sở hữu nó” (Napoleon Hill)
Mọi thành công vĩ đại đi trước bởi suy nghĩ và lập kế hoạch. Khả năng để phát triển một lộ trình chi tiết đi đến đạt được bất cứ mục tiêu nào sẽ giúp cho bạn tiến đến thành công.
Hướng đến hành động, dựa trên nền tảng suy nghĩ và lập kế hoạch là dấu diệu của người thành công. Dựa trên nguyên tắc Sắc Xuất, bạn càng hành động nhiều thì bạn sẽ thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn và năng suất hơn và tiền sẽ kiếm được nhiều hơn
Kế hoạch kinh doanh cá nhân
Bằng việc phát triển từng bước lộ trình cho công việc bán hàng, bạn tăng nhanh chóng khả năng đạt được và vượt qua chỉ tiêu doanh số. Khi bạn lập kế hoạch công việc và làm việc theo kế hoạch, bạn sẽ nhân đôi và nhân ba năng suất và kết quả lao động.
-
Lập kế hoạch chiến lược cá nhân là chìa khóa để đến thành công vĩ đại trong mọi lĩnh vực cuộc sống
-
Bạn xác định chính xác bạn là ai và điều bạn muốn trong mọi phần cuộc sống
-
Bạn đưa ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể, đo lường và được viết ra sau đó làm việc với mục tiêu đó mỗi ngày
-
Bạn quay trở lại kế hoạch với sự kiên định và quyết tâm và không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi bạn thành công
-
-
Điểm khởi đầu cho thành quả cá nhân đỉnh cao là phát triển tuyệt đối rõ ràng về giá trị và tầm nhìn của bạn
-
Giá trị cá nhân và giá trị doanh nghiệp là những nguyên tắc cốt yếu mà bạn tin tưởng, đại diện cho và không bao giờ thỏa hiệp cho dù dưới sức ép nào
-
Tầm nhìn là bức tranh lý tưởng, và kích thích về cuộc sống tuyệt vời mà bạn muốn và tạo ra cho tương lai.
-
-
Tuyên bố sứ mệnh cá nhân là một lời giải thích lý tưởng về điều bạn muốn đạt đến và cách thức bạn đo lường thành công
-
Một tuyên bố sứ mệnh trong kinh doanh luôn luôn xác định cái bạn muốn làm để giúp đỡ và cải thiện cuộc sống của người khác và khách hàng
-
Cốt lõi của tuyên bố sứ mệnh là “trở thành người giỏi nhất” trong một lĩnh vực cụ thể mà bạn thích
-
Một tuyên bố sứ mệnh bao gồm mốt cách thức đo lường hoặc con số mà bạn sử dụng để xác định mức độ thành công khi bạn đạt đến sứ mệnh
-
-
Kế hoạch chiến lược bắt đầu với việc bạn phân tích tình hình thực tế chính xác như nó hiện nay
-
Bắt đầu với bản thân bạn, và xác định bạn là ai và bạn sẽ làm như thế nào
-
Nhìn vào thế giới kinh doanh và phát triển rõ ràng về tình hình thực tế của bạn
-
Hãy hoàn toàn thật thà với bản thân trong mọi lĩnh vực
-
-
Phân tích công ty để chắc chắn rằng bạn biết những chi tiết quan trọng sẽ rất cần thiết cho việc đạt đến thành công bán hàng
-
Bạn cần biết lịch sử và nền tảng của con người, sản phẩm và dịch vụ của công ty
-
Bạn cần hiểu về thị trường hiện nay, điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm và dịch vụ bạn đang bán
-
Bạn cần hiểu tầm nhìn, giá trị, sứ mệnh, mục đích và mục tiêu của công ty mà bạn đang làm việc cho
-
-
Bạn phải thực hiện việc phân tích thị trường đầy đủ về “trận địa” nơi bạn sẽ phải cạnh tranh
-
Xác định những lợi thế cạnh tranh và những ưu điểm bán hàng vượt trội của sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp
-
Xác định những đối thủ chính trong thị trường những đối thủ mà đang theo đuổi cùng loại khách hàng với bạn
-
Xác định làm thế nào để định vị bản thân có lợi thế chống lại đối thủ để chiến thắng trong bán hàng
-
-
Lập kế hoạch chiến lược cá nhân đòi hỏi bạn thực hiện một phân tích tự thân một cách toàn bộ, giúp bạn biết chính xác bạn là ai và điều bạn muốn
-
Xác định tài năng đặc biệt và năng lực đặc biệt điều mà bạn làm tốt nhất
-
Phân tích điểm mạnh và điểm yếu trong quan hệ với đối thủ, và với hình mẫu mà bạn muốn trở thành vào một thời điểm nào đó trong tương lai
-
Xác định những bước cụ thể mà bạn sẽ làm để trở thành giỏi nhất trong lĩnh vực của bạn
-
-
Bạn cần đưa ra mục tiêu rõ ràng, được viết ra và những chỉ tiêu cho mọi lĩnh vực kinh doanh và đời sống tài chính
-
Xác định chính xác bạn muốn kiếm được bao nhiêu trong mỗi năm, và các năm tiếp theo
-
Xác định bạn muốn tiết kiệm và tích lũy được bao nhiêu trong các năm tiếp theo và bạn muốn có được bao nhiêu khi bạn nghỉ hưu
-
Xác định chính xác bạn sẽ phải bán được bao nhiêu mỗi năm để đạt được mục tiêu thu nhập
-
-
Một khi bạn đã xác định được mục tiêu, bạn phải chia nhỏ chúng thành những hành động cụ thể mà bạn phải thực hiện được
-
Xác định bạn muốn kiếm được bao nhiêu mỗi năm, mỗi tháng, mỗi tuần và mỗi giờ
-
Xác định bạn phải bán được bao nhiêu trong khoảng thời gian bao lâu để kiếm được số tiền bạn muốn
-
Xác định bạn cần có bao nhiêu cuộc gọi, số lần thuyết trình, gửi báo giá và bán hàng để bạn có thể đạt được mục tiêu doanh số và thu nhập
-
-
Trong kế hoạch kinh doanh cá nhân, bạn kết hợp tất cả các yếu tố lại và phải xác định những điều cần thiết cho thành công bán hàng, và sắp xếp chúng thành một kế hoạch mà bạn có thể theo đuổi mỗi ngày, tuần và tháng
-
Kế hoạch kinh doanh là định lượng, nó xác định bởi những con số cụ thể mà bạn dùng để đo lường kết quả
-
Kế hoạch kinh doanh được lên kế hoạch và có thời hạn; bạn biết chính xác bao nhiêu hành động bạn cần tham gia và trong chính xác khung thời gian nào
-
Bằng việc viết lại kế hoạch kinh doanh cá nhân đều đặn, bạn sẽ biết chính xác mức độ làm việc của bạn trong mỗi lĩnh vực
-
Bất cứ khi nào bạn có sự sai lệch với kế hoạch kinh doanh và mục tiêu, bạn cần xác định những bước cụ thể để chỉnh sửa những sai lệch và quay lại đúng đường.
-
Những gợi ý cuối cùng cho lập kế hoạch kinh doanh cá nhân
-
Nghĩ sau đó cách viết ra, năng lực viết và viết lại bản kế hoạch và mục tiêu sẽ tăng tỷ lể thành công lên năm hoặc mười lần.
-
Lên kế hoạch mỗi tháng và tháng tiếp theo
-
Lên kế hoạch mỗi tuần và tuần tiếp theo, nên làm trước ngày nghỉ cuối tuần
-
Lên kế hoạch mỗi ngày và ngày tiếp theo, là điều cuối cùng trong mỗi tối trước khi bạn dừng công việc
-
Bắt đầu mỗi ngày với một danh sách công việc, và làm việc theo danh sách
-
Liên tục bổ sung và chỉnh sửa công việc khi bạn có thông tin mới và kinh nghiệm mới.
-
-
Tránh chủ nghĩa hoàn hảo; nhận ra là hầu hết mọi việc bạn thử sẽ không thành công lần đầu tiên, vì vậy phải bắt đầu ngay
-
Bất cứ khi nào bạn học một kỹ năng hoặc có ý tưởng mới, hãy hành động nhanh và kiểm nghiêm trên thực tế với khách hàng
-
Hãy chuẩn bị thử một khái niệm mới năm hoặc mười lân trước khi đưa ra đánh giá
-
Thomas Watson Sr, người sáng lập IBM, đã từng nói “Nếu bạn muốn thành công, hãy nhân đôi thất bại của bạn”.
-
-
Để khiến cho bạn được tích cực và có động lực tiếp tục tiến lên, hãy hứa với bản thân và người khác là bạn sẽ tiếp tục tiến lên để đạt được mục tiêu cụ thể
-
Hãy hứa với vợ hoặc chồng là bạn sẽ đạt được mục tiêu tài chính cụ thể và bạn có thể làm một số thứ cho gia đình
-
Hãy hứa với sếp của bạn là bạn sẽ đạt được mục tiêu doanh số cụ thể trong khoảng thời gian cụ thể
-
Hãy hứa với người khác bạn sẽ làm tốt nhật, và thậm chí tốt hơn sự mong đợi của bản thân
-
-
Hãy yêu cầu bất cứ khi nào bạn cần; không ai có thể thành công trong bất cứ việc gì mà chỉ có duy nhất bản thân mình tham gia
-
Bạn có thể thiếu duy nhất một kỹ năng để nhân đôi doanh số và thu nhập
-
Bạn nên mời cấp trên hoặc người khác trong công ty khi bạn gọi điện bán hàng và đưa cho bạn những lời góp ý cho công việc
-
Yêu cầu sự giúp đỡ khi bạn cần là dấu hiệu của dũng cảm, phẩm chất và sự tự tin
-
-
Nhớ rằng hành động là tất cả! Hành động nhanh chóng khi bạn có một ý tưởng hoặc cơ hội
-
Bạn càng di chuyển nhanh, thì càng nhiều người nhìn thấy bạn
-
Càng nhiều người nhìn thấy bạn, thì càng nhiều doanh số bạn có
-
Càng nhiều doanh số bạn có, thì càng có nhiều tiền hơn và càng nhiều tự tin
-
Bạn càng tự tin hơn, bạn càng làm việc nhanh hơn, càng nhiều người sẽ nhìn bạn hơn, càng nhiều năng lượng bạn có hơn và nhiều thành công đến với bạn hơn.
-
-
Có 4 chữ D cho sự thành công lâu dài mà bạn cần học thông qua thực hành và lặp đi lặp lại
-
Khát khao (Desire) – chỉ có duy nhất một điều giới hạn khả năng của bạn là khát khao.
-
Quyết định (Decision) – Đưa ra quyết định, ngay bây giờ, trở thành người giỏi nhất và đi đến đỉnh cao trong lĩnh vực. Không gì có thể cản trở bạn ngoài bản thân bạn
-
Quyết tâm (Determination) – Đưa ra một quyết định trước hết, đó là điều bạn bắt đầu và bạn sẽ không bao giờ, không bao giờ bỏ cuộc. Bạn sẽ kiên định đối mặt với mọi nghịch cảnh và thất vọng cho đến khi bạn đạt được mục tiêu. Khi bạn đưa ra quyết định, hãy lập trình nó vào trong tiềm thức cho đến khi nó trở thành một phần của suy nghĩ.
-
Kỷ luật (Discipline) – Có lẽ là phẩm chất quan trọng nhất của mọi phẩm chất trong việc đạt đến thành công. Như Albert Hubbard đã viết, “Tự kỷ luật là khả năng bắt bản thân làm cái cần làm, khi bạn cần làm nó, cho dù bạn thích hay không”
-
Lập kế hoạch kinh doanh cá nhân chỉ đơn giản là quá trình xác định chính xác điều bạn muốn, viết kế hoạch thực hiện nó và làm việc theo kế hoạch mỗi ngày cho đến khi thành công.
Khi bạn bắt đầu nghĩ và hành động chiến lược với những vấn đề liên quan đến bản thân và bán hàng, bạn sẽ có được nhiều doanh số hơn và nhiều tiền hơn, và đạt được chúng trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều người khác vật lộn trong nhiều năm
Kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
Môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn.
Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp là phải lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường (market research) và tính khả thi của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày (day-to-day operation management) khi bắt tay vào thực hiện các ý tưởng kinh doanh đó.
Trong thời kỳ chuyển đổi các mô hình tổ chức và thành lập mới, các doanh nghịêp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp này còn chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian.
Bài viết này xin đưa ra một vài ý kiến tham khảo về sự cần thiết và các yêu cầu của một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.
Trước hết, nói về sự cần thiết về việc lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng giống như bản đồ cho bạn đi du lịch một nước nào đó vậy. Một câu nói thường ngày của các nhà kinh tế và quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp là: "If business fails to plan, it plans to fail" (Nếu doanh nghiệp thất bại trong việc lập kế hoạch, thì doanh nghiệp đã lập kế hoạch cho sự thất bại rồi đó). Câu nói này bao trùm tất cả mọi ý nghĩa của sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh.
Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề.
Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.
Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm mười nội dung cơ bản như sau:
1. Việc đầu tiên và quan trọng nhất là ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas): Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công. Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông.
2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals): Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?
Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)
3. Nghiên cứu và phân tích thị trường: Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào...
Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn.
4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis): một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.
Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.
5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.
6. Lên kế hoạch marketing: Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.
Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) - target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới) - position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.
7. Lập kế hoạch vận hành: Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.
8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người: Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.
9. Kế hoạch tài chính: Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nhân cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn.
Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.
10. Kế hoạch thực hiện: Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.
Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.
Cuối cùng, khi khởi sự một doanh nghiệp, các doanh nhân thường dành hết thời gian cho công việc. Nhưng còn cuộc sống riêng của mình thì sao? Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân. Khi bạn kết hợp tất cả các mục tiêu kinh doanh của bạn lại với nhau, bạn cũng nên nghĩ đến việc kết hợp cả cuộc sống cá nhân của bạn vào kế hoạch này, và đó chính là động lực lớn nhất để đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác.
Một kế hoạch bán hàng thành công
Bạn có biết một kế hoạch bán hàng thành công nên bao gồm những yếu tố nào không? Những câu hỏi xung quanh việc "Ai, ở đâu, tại sao, khi nào và như thế nào?" có từng xuất hiện mỗi khi bạn nghĩ đến các biện pháp tăng doanh số bán hàng của công ty bạn không? Sau đây là một vài điều bạn cần lưu ý trước khi chuẩn bị một kế hoạch bán hàng.
Xác định kế hoạch bán hàng
Kế hoạch bán hàng nên ngắn gọn, đơn giản và có trọng điểm. Về cơ bản, kế hoạch bán hàng cần khôn khéo và thể hiện tính chiến lược nhằm thu hút các khách hàng mới. Thông thường, tỷ lệ phối hợp lý tưởng nhất sẽ là 75% doanh số bán hàng từ những khách hàng mới và 25% doanh số bán hàng từ những khách hàng hiện tại.
Một kế hoạch bán hàng bao gồm bốn bộ phận cơ bản:
- Các chiến lược thu hút khách hàng mới.
- Các phương pháp thu hút khách hàng mới.
- Các chiến lược tăng trưởng kinh doanh đối với những khách hàng hiện tại.
- Các phương pháp tăng trưởng kinh doanh đối với những khách hàng hiện tại.
Trước khi triển khai chương trình bán hàng, bạn cần nắm vững một số khái niệm sau:
- Doanh số bán hàng chỉ tiêu (Sales quota): Đây là nhân tố rất quan trọng của kế hoạch bán hàng, có vai trò "giữ nhịp" cho hoạt động của bạn trong cả năm, đồng thời đưa ra các mục tiêu phụ hàng quý, hàng tháng, hàng tuần và thậm chí hàng ngày để bạn thực hiện.
- Phạm vi, khu vực bán hàng (Sales territory): Đó là các thông tin liên quan đến khu vực địa lý, danh sách các thị trường cụ thể trong nước hay quốc tế, nơi bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ hay giải pháp kinh doanh.
- Chiến lược (Strategy): Là những kế hoạch và đường hướng cần thiết giúp bạn hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Phương pháp hay chiến thuật (Tactic): Đây là những công việc cụ thể, những bước đi cần thiết của bạn khi thực thi kế hoạch bán hàng.
Các chiến lược và phương pháp thu hút khách hàng mới
1. Vượt chỉ tiêu hạn mức đề ra mỗi tuần:
- Gửi không dưới 50 thư chào hàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tới các khách hàng mới.
- Gọi không dưới 50 cuộc điện thoại để giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng mới.
- Gặp gỡ trực tiếp với không dưới 20 khách hàng mới.
- Tạo ra không dưới 10 đề xuất bán hàng.
- Tiến hành không dưới 5 buổi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.
Chú ý: Số lượng thư chào hàng, cuộc điện thoại… có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn cần tính toán chính xác rằng bạn cần thiết lập quan hệ với bao nhiêu khách hàng để có thể đạt được chỉ tiêu về doanh số của bạn.
2. Gia tăng sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của bạn:
- Gia nhập và tham dự vào không dưới 3 hiệp hội nhà nghề hay các tổ chức mà những khách hàng hiện tại và tiềm năng của bạn thường tham gia.
- Tích cực tham dự các hội chợ thương mại và hội thảo có sự góp mặt của khách hàng.
- Mua danh sách địa chỉ của các hiệp hội, tổ chức và gửi thiệp mừng hay thư chào hàng giới thiệu theo những địa chỉ này.
- Nói chung cần tham gia tối đa vào các sự kiện xã hội, xuất hiện trên báo chí… để thu hút sự chú ý và quan tâm của mọi người.
3. Gia tăng sự nhận thức của cộng đồng về sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của bạn:
- Tham sự vào tất cả các sự kiện do phòng thương mại và công nghiệp địa phương tổ chức.
- Chủ động tiếp xúc với ít nhất 12 tổ chức khác nhau trong địa phương có mối quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của bạn.
- Dành thời gian và một phần ngân sách nhất định của bạn cho ít nhất 3 tổ chức phi lợi nhuận.
- Gia nhập vào không dưới 3 liên hiệp khác nhau, chẳng hạn như Le Tip hay Business Networking International.
4. Thu thập lời giới thiệu từ các khách hàng mới:
- Trong vòng 30 ngày sau khi cung cấp sản phẩm/dịch vụ hay giải pháp kinh doanh, bạn nên đề nghị mỗi khách hàng mới cho bạn biết ít nhất 3 cái tên và số điện thoại của những người mà họ biết rằng có thể sẽ sử dụng sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của bạn.
Các chiến lược và phương pháp đối với những khách hàng hiện tại
1. Tạo ra một chương trình liên lạc thường xuyên:
- Liên hệ với từng khách hàng hiện tại ít nhất 1 lần/tháng, đưa ra những để nghị mới mà họ không thể nhận được từ bất kỳ ai khác.
- Xây dựng các bản tin hàng tháng thật hấp dẫn.
- Xây dựng các nhóm sử dụng (user-group) trong cơ sở dữ liệu khách hàng hiện tại của bạn.
- Tổ chức các buổi tranh luận trực tuyến hay ngoại tuyến cho các khách hàng hiện tại.
- Mời ít nhất 3 khách hàng hiện tại của bạn đi ăn trưa và mời một khách hàng mới cùng tham gia.
2. Điều tra, thăm dò trong số các khách hàng hiện tại:
- Xin phép đến thăm không dưới 3 nhà khách hàng để tìm hiểu, thăm dò ý kiến về sản phẩm/dịch vụ mà họ đang sử dụng.
- Đề nghị mỗi một khách hàng hiện tại giới thiệu về bạn tới những người quen biết của họ.
- Gặp gỡ, với tư cách cá nhân, các nhà quản lý cấp cao của công ty nơi khách hàng hiện tại của bạn đang làm việc.
Bây giờ đã đến lúc bắt tay vào thực hiện chương trình
Phần cuối cùng của kế hoạch bán hàng phải là các chi tiết về giới hạn thời gian hoàn thành từng chiến thuật mà bạn đã đề ra trên đây. Tốt nhất là bạn nên sắp xếp lịch trình thời gian theo tuần để việc thực hiện và kiểm tra được dễ dàng hơn.
Nhưng mọi việc vẫn chưa kết thúc, dù bạn đã xây dựng xong cho mình kế hoạch bán hàng. Hãy đảm bảo kế hoạch của bạn luôn được thực thi đúng lịch trình, đồng thời thường xuyên xem xét và điều chỉnh nội dung cho phù hợp với thực tế. Làm được như vậy, bạn mới có thể hoàn thành tốt kế hoạch bán hàng đã đề ra, hay đồng nghĩa với việc bạn có cơ hội hoàn thành mục tiêu doanh số bán hàng của mình.
Làm thế nào để tìm và bán hàng cho thị trường mục tiêu của bạn?
Đây là bài viết của Marilyn Guille - giám đốc công ty CoVES (Comprehensive Virtual Editing Services) chuyên cung cấp kiến thức kinh doanh. Bà cũng là một nhà báo chuyên nghiệp trong hơn một thập kỷ nay. Hiện nay, ngoài công việc viết lách, bà còn sở hữu một đội tàu chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê tàu ngắm cảnh. Bài viết dưới đây chính là sự chắt lọc kinh nghiệm kinh doanh c của Marilyn Guille và có thể mang lại cho bạn đôi điều bổ ích.
Khi huấn luyện chiến lược marketing cho các khóa doanh nghiệp nhỏ, tôi thường hỏi học viên câu hỏi sau: "Khách hàng của bạn là ai? Ai sẽ mua sản phẩm của bạn?" Và điều khiến tôi ngạc nhiên là khá nhiều ông chủ doanh nghiệp trông bề ngoài có vẻ uyên thâm, lịch lãm song, trên thực tế lại chẳng có ý niệm gì về việc ai sẽ mua hàng của họ, hoặc đưa ra các giả định rằng "tất cả mọi người sẽ mua hàng."
Những giả định kiểu như vậy có thể dẫn tới các quyết định sai lầm, đặt giá sai, chiến lược marketing sai, và cuối cùng là kinh doanh thất bại.
Các doanh nghiệp nhỏ thành công thường xác định rằng, chỉ một lượng nhỏ khách hàng sẽ mua sản phẩm hay dịch vụ của họ. Vì thế, nhiệm vụ của họ là xác định, càng chính xác càng tốt, những khách hàng tiềm năng đó đồng thời "xoáy" các chiến dịch marketing cũng như đầu tư nghiêm túc tiền bạc và công sức tới mạng lưới khách hàng tiềm năng đó.
Bạn cũng có thể xây dựng một doanh nghiệp mạnh hơn nhờ xác định và phục vụ một nhóm khách hàng cụ thể - thị trường mục tiêu của bạn.
Một trong những việc đầu tiên bạn cần làm là cải tiến sản phẩm và dịch vụ của mình sao cho nó trở nên khác biệt, và những gì bạn làm không có nghĩa là bạn đang cố gắng cung cấp "tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người."
Chẳng hạn như trong lĩnh vực du lịch sinh thái mà doanh nghiệp tôi đang tham gia, chúng tôi đã tìm ra một số bí quyết trong kế hoạch kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường của mình.
Với tư cách là một doanh nghiệp cho thuê tàu thuyền, chúng tôi biết rằng trong vùng có rất nhiều đối thủ, từ dịch vụ cho thuê tàu đánh cá cho tới dịch vụ tổ chức tiệctrên tàu. Vì thế, chúng tôi quyết định tổ chức một đội tàu chuyên phục vụ du khách ngắm cảnh cũng như tổ chức các sự kiện đặc biệt. Song, trong khi các đối thủ khác cho khách hàng uống rượu hoặc câu cá trên boong thì chúng tôi lại làm ngược lại. Đương nhiên, quyết định này đã khiến chúng tôi mất một số lượng khách hàng nhất đinh trên thị trường, tuy nhiên, để bù lại, chúng tôi có những lợI thế khác mà những đối thủ khác không thể có được.
Tiếp đến, bạn cần hiểu rằng những người mua sản phẩm và dịch vụ vì ba lý do chính sau đây:
- Để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản.
- Để giải quyết các vấn đề.
- Để làm họ cảm thấy dễ chịu hơn.
Bạn sẽ phải xác định xem sản phẩm hay dịch vụ của bạn thuộc hạng mục nào trong các hạng mục trên, và dựa vào đó để chuẩn bị cho thị trường.
Có thế sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhằm vào nhiều mục đích khác nhau, nhiều đối tượng khách hàng khác nhau – chẳng hạn như doanh nghiệp của chúng tôi chủ yếu nhằm vào những khách hàng khó tính, muốn được thư giãn trong môi trường không có sự ồn ào, xô bồ, được hưởng thụ những dịch vụ hoàn hảo nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp của chúng tôi cũng nhắm đến những gia đình có khách ở xa hay từ nước ngoài đến thăm, bởi chúng tôi hiểu rằng, trong vùng, chưa ai quan tâm thực sự tới việc phục vụ nhóm khách hàng ít ỏi này. Sử dụng phương thức phân khu thị trường để xác định thị trường mục tiêu.
Trước tiên, phải xác định được sản phẩm của bạn trên thương trường. Bạn đang kinh doanh trong phạm vi quốc tế, quốc gia hay đang định kinh doanh giới hạn trong cộng đồng của bạn? Thị trường chính cuả chúng tôi, ngoài lượng khách nội địa, là các du khách quốc tế. Thị trường phụ của chúng tôi là những cá nhân, doanh nghiệp địa phương muốn tổ chức những sự kiện đặc biệt, một cuộc họp công ty hay một bữa tiệc để đón mừng bạn bè, đồng nghiệp đến từ nơi khác.
Giả sử thị trường chính của bạn mang tính địa phương, và bạn đang sống trong một cộng đồng với số dân 25.000 người. Việc đầu tiên bạn cần làm là thực hiện một nghiên cứu "nhân khẩu học" trong cộng đồng của bạn và chia cộng đồng đó thành các khu vực thị trường khác nhau:
- Lứa tuổi: trẻ em, thanh thiếu niên, trung niên, người già.
- Giới tính: nam, nữ.
- Mức độ học thức: trung học, cao đẳng, đại học.
- Mức thu nhập: thấp, trung bình, cao.
- Tình trạng hôn nhân: độc thân, có gia đình, đã ly dị.
- Tình trạng dân tộc và tôn giáo.
- Tình trạng gia đình: mới cưới, cưới được 10-20 năm, có hoặc không có con.
Bạn có thể biết được các thông tin này thông qua nhiều nguồn tài liệu, từ các tg vàng thống kê, các bài báo, nghiên cứu… Đương nhiên là càng chi tiết càng tốt. Tiếp đến, bạn cần phân đoạn thị trường bằng cách sử dụng các kiến thức về tâm lý:
- Lối sống: thận trọng, sôi nổi, theo mốt, tiết kiệm.
- Tầng lớp xã hội: thấp, trung bình, cao.
- Quan điểm: dễ chịu ảnh hưởng hay độc lập, bướng bỉnh.
- Các hoạt động và mối quan tâm: thể thao, luyện tập để giữ cơ thể săn chắc, mua sắm, đọc sách.
- Thái độ và niềm tin: quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, giữ an ninh.
Bây giờ là lúc bạn cần xây dựng hình ảnh về người mà bạn cho là khách hàng "lý tưởng" của mình hoặc người mà bạn muốn công ty mình phục vụ. Tùy vào bản chất ngành kinh doanh của mình, bạn có thể viết vài dòng mô tả khách hàng đó, chẳng hạn như "Khách hang mục tiêu là phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu, kho���ng 30 đến 50 tuổi, đã lập gia đình và có con, đang quan tâm đến vấn đề môi trường và rèn luyện thân thể." Dựa trên những con số mà bạn thu thập được trong nghiên cứu của mình ở trên, thậm chí bạn có thể biết được rằng có xấp xỉ 9000 khách hàng tiềm năng như vậy sống trong khu vực của bạn! Cũng có thể 3000 trong số 9000 khách hàng này đã trung thành sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của một đối thủ nào đó, nhưng có thể 6000 khách hàng còn lại đang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của nhiều đối thủ khác mà chưa hoàn toàn hài lòng hoặc chưa từng mua hàng ở bất cứ nhà cung cấp nào. Hãy nghiên cứu về 6000 khách hàng còn lại để xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn.Nhiều khi các khách hàng tiềm năng không biết về công ty của bạn, hoặc không nêu được điểm khác biệt giữa công ty của bạn với các công ty khác. Một khi bạn đã biết được khách hàng tốt nhất của mình là ai, công việc của bạn là "nhắm" vào nhóm đối tượng mà bạn đã xác định, ngay cả khi công việc này đòi hỏi nhiều công sức, nỗ lực cũng như tài chính. Mặt khác, điều gì xảy ra nếu bạn làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình "trở nên đặc biệt" và rồi nghiên cứu thị trường chỉ để phát hiện ra rằng có lẽ chỉ có ít hơn 75 người sẽ mua hàng của bạn?
Trước hết, cần nói rằng nếu 75 người đó là các công ty sẽ chi hàng trăm đô la để mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hàng năm, thì chẳng có gì đáng lo ngại cả. Song nếu 75 người đó sẽ chỉ tiêu thụ khoảng $10 cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn mỗi thập kỷ, thì bạn phải quay lại với bảng kế hoạch kinh doanh và xác định lại một thị trường mục tiêu lớn hơn, song lần này với đầy đủ thông tin cần thiết hơn, hoặc đi theo một hướng kinh doanh khác.
Bí quyết viết bản kế hoạch kinh doanh |
Bản kế hoạch kinh doanh là một việc rất cần thiết cho việc triển khai bất kỳ một chiến lược kinh doanh nào và làm thế nào bản kế hoạch kinh doanh của bạn được đánh giá cao và được cấp trên xem xét thực hiện. Bạn đã phân tích đầy đủ các yếu tố cần thiết cho một kế hoạch kinh doanh chưa và những những phần nào bạn cần nêu trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Bài viết này sẽ giúp các bạn một phần trong việc lập bản kế hoạch kinh doanh. Không nên xem nhẹ phần tóm tắt dự án Phần tóm tắt dự án (Executive Summary) là một trong những phần quan trọng nhất của một kế hoạch kinh doanh. Đây sẽ là phần được đọc và phân tích đầu tiên bởi những người thẩm định, đồng thời cũng là nhà đầu tư tương lai. Thử hình dung nếu bản kế hoạch kinh doanh của bạn nằm trong số hàng chục dự án đang kêu gọi đầu tư, thì yếu tố thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ đầu đóng vai trò rất quan trọng. Các dự án có phần tóm tắt thuyết phục và rõ ràng sẽ lôi cuốn người đọc tiếp tục tập trung xem xét thêm các phần sau của dự án. Thông thường phần tóm tắt dự án không dài quá hai trang chứa đựng những điểm chắt lọc, chủ yếu nhất của tất cả các phần còn lại của dự án. Trong phần tóm tắt, bạn nên đưa vào những con số tài chính mà theo bạn sẽ gây ấn tượng nhất đối với các nhà đầu tư về hiệu quả kinh doanh mà dự án mang lại. Ngoài ra, phần này nên có thêm ba mục nhỏ gồm: (i) Mục tiêu - Objectives: nêu ra những mục tiêu tài chính và phi tài chính mà dự án nhắm đến (doanh thu, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sản xuất…). (ii) Nhiệm vụ - Mission: những hình ảnh mà công ty muốn tạo ra đối với khách hàng, những giá trị mà dịch vụ/sản phẩm của công ty sẽ mang lại cho khách hàng, những cam kết mà công ty sẽ thực hiện... (iii) Yếu tố thành công - Keys to success: những khác biệt mà công ty sẽ đem lại so với các đối thủ cạnh tranh, những yếu tố nhằm đảm bảo mục tiêu đưa ra sẽ đạt được. Phần tóm tắt dự án nên được viết cuối cùng sau khi các phần khác của bản kế hoạch kinh doanh đã được hoàn thiện. Bởi vì lúc này người viết biết rõ dự án của mình có những điểm trọng yếu gì và sẽ dễ tóm tắt những gì mình đã viết ra hơn là tóm tắt những gì chưa được viết rõ ràng.
Trong các bản kế hoạch tham gia dự thi, một trong những thiếu sót thường gặp nhất là người viết quá sa đà vào lĩnh vực chuyên môn của mình. Chẳng hạn, nếu người viết có kinh nghiệm về tiếp thị kinh doanh thì mảng phân tích thị trường và nhu cầu sản phẩm của họ rất chi tiết, trong khi đó ở các phần dự đoán tài chính, nguồn vốn thực hiện dự án lại không được viết rõ ràng và mạch lạc, các quy trình kỹ thuật sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào lại bị xem nhẹ. Ngược lại, nếu người viết có kiến thức kỹ thuật chuyên môn về sản phẩm mình dự định cung cấp thì họ lại quá chuyên tâm về chi tiết kỹ thuật của sản phẩm mà không đánh giá được nhu cầu thị trường, các đối thủ cạnh tranh và phân khúc họ muốn nhắm vào. Dù ý tưởng của bạn rất hay, nhưng khi viết bản kế hoạch kinh doanh, bạn đừng quên một nhân tố rất quan trọng: con người triển khai dự án - khả năng của đội ngũ quản lý điều hành. Đây chính là một trong những yếu tố thuyết phục nhà đầu tư bỏ vốn vào dự án của bạn. Chính vì thế mà trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên có phần giới thiệu về khả năng và kinh nghiệm của người viết hoặc những người tham gia dự án, thay vì chỉ có một số thông tin về sơ đồ tổ chức của dự án và mức lương dự tính cho các vị trí tương ứng. Để thuyết phục các nhà đầu tư, một bản kế hoạch kinh doanh cần những yếu tố gì? Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn thiện cần phải đảm bảo các phần sau: (i) Sản phẩm, dịch vụ: mô tả sản phẩm, dịch vụ mà công ty sẽ cung cấp, chú trọng vào lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. (ii) Phân tích thị trường: là phần trọng yếu mà từ đó người viết (cũng như người đọc) có thể xác định được phân khúc thị trường, tiềm năng phát triển, nhu cầu khách hàng, cách thức tiếp cận khách hàng, tình hình các đối thủ cạnh tranh… (iii) Chiến lược thực hiện: ở mức tối thiểu thường bao gồm các chiến lược tiếp thị, quảng bá, và bán hàng; nên bao gồm những cột mốc về ngày tháng và chi phí. (iv) Đội ngũ quản lý: phần này rất được nhà đầu tư chú trọng, bao gồm một sơ đồ tổ chức, sơ lược về năng lực của những người tham gia dự án, xác định những kỹ năng còn thiếu sót và chiến lược bổ trợ những thiếu sót ấy, cuối cùng là kế hoạch nhân sự ở cấp lãnh đạo. (v) Phân tích tài chính: các báo cáo dự toán ở mức tối thiểu về kết quả kinh doanh, cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ cho 3-5 năm; ngoài ra có thể phân tích thêm về thời điểm hòa vốn hoặc các chỉ tiêu tài chính cơ bản. Một bản kế hoạch kinh doanh thường không đòi hỏi người viết phải trau chuốt về ngôn từ nên các ý chính có thể được viết dưới dạng gạch đầu dòng miễn sao bảo đảm yếu tố rõ ràng mạch lạc. Ngoài ra để làm phong phú và tăng tính hấp dẫn, dễ hiểu của bản kế hoạch, bạn có thể sử dụng hình ảnh, đồ thị và bảng biểu để minh họa cho ý tưởng của mình. |
Kế hoạch kinh doanh ăn uống
Kế hoạch kinh doanh bán hàng qua mạng
Làm thế nào để thúc đẩy doanh số bán hàng
Kế hoạch kinh doanh bán hàng hoàn hảo
Kế hoạch kinh doanh thức ăn nhanh
Kế hoạch kinh doanh bánh kem
(st)