Kế hoạch kinh doanh du lịch

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kế hoạch kinh doanh du lịch

19/04/2015 02:40 AM
3,821

Theo Sở Du lịch TPHCM, thành phố hiện có trên 4.000 công ty hoạt động lữ hành. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh quyết liệt, một số công ty du lịch vừa và nhỏ đã lựa chọn giải pháp liên kết.




Hình ảnh

 

Hai năm trở lại đây, thị trường kinh doanh du lịch tại TPHCM chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt các mô hình liên kết giữa các công ty du lịch. Cụ thể, “Happy Holiday tour” là sản phẩm do 8 công ty du lịch Hoàn Mỹ, Rồng Đông Dương, Tân Đại Địa, Liên Bang, TYMES Việt Nam, An Thái, Quốc Thái và Dầu khí Sài Gòn (SPSC) cùng hợp tác tổ chức; “Sao Lữ hành” là liên kết của 8 công ty: Tân Á Mỹ, Mai Linh, Fimex, Nam Á, Lis Tourist, Đất Mới, Sao Việt, Airserco Tourist nhằm mục đích chung vốn quảng cáo, tiếp thị và trao đổi khách lẻ.

Được biết, mỗi công ty du lịch muốn tự tổ chức tour và đảm bảo lợi nhuận phải có tối thiểu 10 – 15 khách/chuyến. Nhưng trên thực tế, lượng khách lẻ đăng ký mua tour tại mỗi công ty du lịch thường không đạt yêu cầu, nhất là với những tour xa như Bắc Kinh, Hồng Công.. lai rai chỉ có vài khách/tuần. Nếu phải chờ cho đến khi đủ số lượng mới khởi hành thì gây bất tiện cho du khách, vì thế sự liên kết này là nhằm tập hợp tất cả lượng khách lẻ đăng ký ở mỗi công ty thành viên để phục vụ du khách được chu đáo hơn.

Bà Cao Phẩm Hằng, Giám đốc Công ty Du lịch Dầu khí Sài Gòn (SPSC), cho biết, ngoài mục đích mở rộng thị trường, trao đổi khách lẻ, các công ty du lịch trong nhóm còn liên kết với để đối phó với kiểu làm ăn chụp giựt, kém chất lượng của nhiều công ty hoạt động “chui”, bằng cam kết bồi hoàn 200% chi phí nếu khởi hành không đúng ngày và bồi hoàn 100% chi phí nếu dịch vụ không đạt chất lượng (Happy Holiday).

Về giá cả, ông Nguyễn Thế Khải, Giám đốc Công ty Du lịch Hoàn Mỹ, cho biết hướng phát triển tiếp theo của Happy Holiday là chung vốn mua vé máy bay, tàu xe và mua phòng khách sạn với giá sỉ để có thể đưa ra mức giá tour cạnh tranh hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ. Nhìn từ góc độ kinh doanh, sự liên kết này không chỉ giúp tiết giảm chi phí quảng cáo - tiếp thị mà còn mang lại hiệu quả tài chính rõ rệt.

Bình quân mỗi tháng, Happy Holiday thu hút hơn 800 lượt khách đi Thái Lan, Singapore, Hồng Công, Bắc Kinh…, doanh thu tăng gấp đôi so với trước khi liên kết. Đó là chưa kể số lượng khách đăng ký đi tour trong nước, nhất là những tour dài ngày ra miền Trung và miền Bắc cũng ngày một tăng.

Hiện nay, mô hình liên kết giữa các công ty du lịch là nhu cầu có thật. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Dã ngoại Lửa Việt, muốn liên kết có hiệu quả, các công ty phải thật sự tin cậy lẫn nhau. Còn nhớ cách đây hơn 5 năm, Lửa Việt đã cùng Vinasun,
Hà Nội Toserco liên kết thành CLB Du lịch Bạn đồng hành.

Nhưng chỉ sau vài tháng hoạt động, CLB tan rã do số khách lẻ không đủ để hoạt động, do những bất đồng về phân chia quyền lợi, về việc sử dụng thương hiệu và cách điều hành. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều hội, nhóm, câu lạc bộ du lịch được thành lập rồi sớm tan rã cũng chỉ vì công ty lớn thì sợ công ty nhỏ ăn cắp nghề, công ty nhỏ thì sợ bị công ty lớn “nuốt” mất.

Kinh doanh du lịch Việt - Miếng ngon bị giành mất


Bạn có biết rằng các công ty du lịch Việt Nam đang có xu hướng làm thuê cho các công ty nước ngoài ngay tại “sân nhà” không?

Khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng tăng

Việt Nam, đất nước chúng ta đang dần dần có tiếng trên toàn thế giới, người ta không chỉ biết đến Việt Nam như một nơi có nền kinh tế đang ngày càng phát triển mà còn là một vùng đất với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp mê hồn. Chính vì vậy mà lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam cũng tăng dần.

Khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng tăng

Theo thống kê của tổng cục Du lịch thì trong 7 tháng đầu năm, lượng khách đến Việt Nam chủ yếu từ các nước láng giềng lân cận như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Ban….Cụ thể là ta đã đón 773.000 lượt khách Trung Quốc (TQ); 421.000 khách Hàn Quốc (HQ); 329.000 khách Nhật Bản (NB); 255.000 khách Đài Loan (ĐL). Còn cả năm 2011, có tới 1,4 triệu lượt khách TQ tới VN; 536.000 khách HQ; 482.000 khách NB; 423.000 khách Campuchia; 361.000 khách ĐL.

Những số liệu trên cho thấy rằng, đây là các thị trường khách dẫn đầu của ngành du lịch nội địa trong suốt nhiều năm qua với tốc độ tăng trưởng mỗi năm đều cao. Đơn cử khách TQ năm ngoái tăng tới 57%, Campuchia tăng 66%. Còn tốc độ tăng của khách du lịch từ thị trường Mỹ, Úc, Châu Âu rất thấp. Do đó, các công ty lữ hành trong nước tập trung khai thác thị trường gần.

Nhưng công ty VN không được ăn miếng bánh thơm ấy

Thế nhưng trên thực tế các công ty nội địa không thu được nhiều từ sự tăng trưởng này

Thế nhưng trên thực tế các công ty nội địa không thu được nhiều từ sự tăng trưởng này. Các công ty công bố rình rang việc họ đón được nhiều khách HQ, NB, TQ nhưng mọi người không hề biết rằng đằng sau đó họ chỉ là “bán giấy phép”, hưởng hoa hồng thôi. Sự thật là họ đã “bắt tay” với công ty du lịch nước ngoài tổ chức tour ở VN, việc điều hành tour hoàn toàn do công ty nước ngoài thực hiện, thậm chí cả việc hướng dẫn đoàn, còn họ chỉ làm trên danh nghĩa. Điều đó suy ra rằng các công ty lữ hành VN không đón được bao nhiêu khách nước ngoài cả.

Đương cử như công ty Vietravel, một doanh nghiệp rất có tiếng trong ngành du lịch, số lượng khách giảm đáng kể, cụ thể nửa đầu năm 2012 chỉ đón 1.000 khách ĐL; 5.000 khách HQ; 14.000 khách TQ… Một con số quá nhỏ bé so với tổng số khách của từng thị trường mà Tổng cục công bố. Hay theo như chia sẻ của Ông Trần Văn Long, Giám đốc Công ty du lịch Việt, thì số lượng khách TQ không nhiều, đa phần là khách đi bằng đường hàng không . Đối với các thị trường khác như NB, HQ, ĐL hay Campuchia, không có trong thống kê của công ty này.

Thị trường rối loạn

Trong tháng 5, Thanh tra Sở TT-VH-DL TP.HCM đã phát hiện nhiều vụ việc không minh bạch. Vào ngày 10.5.2012, đoàn kiểm tra liên ngành của Sở phát hiện ông Hoàng Đoàn Bảo Giang đang hướng dẫn đoàn khách 47 người HQ tham quan, do Công ty Vi Na Cát Tường thực hiện, nhưng ông này không có thẻ hướng dẫn viên quốc tế. Ngoài ra, trên xe còn có 2 người HQ làm hướng dẫn viên là ông Kim Huyn-oh và bà Lee Bora. Ông Kim trình bày đã làm việc tại công ty trên 3 tháng qua và đã hướng dẫn cho 3 đoàn khách HQ tham quan VN. Công ty này cũng chưa có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Thị trường rối loạn

Cũng trong tháng 5, Thanh tra Sở cũng phát hiện một trường hợp người HQ tên là Lee Yoon-hee trực tiếp hướng dẫn đoàn khách Hàn 35 người của Công ty Dặm Xanh. Công ty này vi phạm hàng loạt điều khoản về kinh doanh lữ hành, trong đó có việc thuê người nước ngoài làm hướng dẫn viên.

Tiền chảy vào túi doanh nghiệp nước ngoài

Du lịch nước ta đang đứng trước một nguy cơ rất lớn khi các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đang dần lấn sân sang thị trường Việt Nam.

Theo nhận định của tiến sĩ Phạm Trung Lương, Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển du lịch VN, thì du lịch nước ta đang đứng trước một nguy cơ rất lớn khi các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đang dần lấn sân sang thị trường Việt Nam. Và các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, nếu chúng ta không nhanh chóng khắc phục tình trạng này thì sẽ tới lúc du lịch VN làm thuê cho các công ty nước ngoài trên chính tài nguyên giàu có của mình.

Thực trạng tồi tệ đó là đây: Các đối tác nước ngoài gom khách từ bên trong thị trường của họ và đưa qua VN, có cả hướng dẫn viên đi theo và được các nhà cung cấp của chính nước họ phục vụ. Phần việc mà các DN lữ hành VN làm là rất nhỏ, nên tỷ lệ ăn chia không bao nhiêu. Một DN du lịch cũng cho biết các công ty du lịch của HQ, NB, TQ thường nhờ người quen đứng tên một công ty ở VN, rồi điều hành từ A đến Z mỗi khi đưa khách sang. Với lợi thế lấy khách từ bên trong, các công ty du lịch VN chẳng thể nào cạnh tranh được với họ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trang trên là do lữ hành VN quá yếu, công tác xúc tiến quảng bá không tới nơi tới chốn; chất lượng dịch vụ không đảm bảo; nhiều hướng dẫn viên chưa đáp ứng được yêu cầu, những điểm yếu này đã đẩy du khách nước ngoài ngày càng xa rời tầm tay của DN du lịch trong nước.



Tham khảo thêm


Một kế hoạch bán hàng thành công


Bạn có biết một kế hoạch bán hàng thành công nên bao gồm những yếu tố nào không? Những câu hỏi xung quanh việc "Ai, ở đâu, tại sao, khi nào và như thế nào?" có từng xuất hiện mỗi khi bạn nghĩ đến các biện pháp tăng doanh số bán hàng của công ty bạn không? Sau đây là một vài điều bạn cần lưu ý trước khi chuẩn bị một kế hoạch bán hàng.


Xác định kế hoạch bán hàng

Kế hoạch bán hàng nên ngắn gọn, đơn giản và có trọng điểm. Về cơ bản, kế hoạch bán hàng cần khôn khéo và thể hiện tính chiến lược nhằm thu hút các khách hàng mới. Thông thường, tỷ lệ phối hợp lý tưởng nhất sẽ là 75% doanh số bán hàng từ những khách hàng mới và 25% doanh số bán hàng từ những khách hàng hiện tại.

Một kế hoạch bán hàng bao gồm bốn bộ phận cơ bản:

- Các chiến lược thu hút khách hàng mới.

- Các phương pháp thu hút khách hàng mới.

- Các chiến lược tăng trưởng kinh doanh đối với những khách hàng hiện tại.

- Các phương pháp tăng trưởng kinh doanh đối với những khách hàng hiện tại.

Trước khi triển khai chương trình bán hàng, bạn cần nắm vững một số khái niệm sau:

- Doanh số bán hàng chỉ tiêu (Sales quota): Đây là nhân tố rất quan trọng của kế hoạch bán hàng, có vai trò "giữ nhịp" cho hoạt động của bạn trong cả năm, đồng thời đưa ra các mục tiêu phụ hàng quý, hàng tháng, hàng tuần và thậm chí hàng ngày để bạn thực hiện.

- Phạm vi, khu vực bán hàng (Sales territory): Đó là các thông tin liên quan đến khu vực địa lý, danh sách các thị trường cụ thể trong nước hay quốc tế, nơi bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ hay giải pháp kinh doanh.

- Chiến lược (Strategy): Là những kế hoạch và đường hướng cần thiết giúp bạn hoàn thành mục tiêu đề ra.

- Phương pháp hay chiến thuật (Tactic): Đây là những công việc cụ thể, những bước đi cần thiết của bạn khi thực thi kế hoạch bán hàng.


Các chiến lược và phương pháp thu hút khách hàng mới

1. Vượt chỉ tiêu hạn mức đề ra mỗi tuần:

- Gửi không dưới 50 thư chào hàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tới các khách hàng mới.

- Gọi không dưới 50 cuộc điện thoại để giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng mới.

- Gặp gỡ trực tiếp với không dưới 20 khách hàng mới.

- Tạo ra không dưới 10 đề xuất bán hàng.

- Tiến hành không dưới 5 buổi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.

Chú ý: Số lượng thư chào hàng, cuộc điện thoại… có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn cần tính toán chính xác rằng bạn cần thiết lập quan hệ với bao nhiêu khách hàng để có thể đạt được chỉ tiêu về doanh số của bạn.

2. Gia tăng sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của bạn:

- Gia nhập và tham dự vào không dưới 3 hiệp hội nhà nghề hay các tổ chức mà những khách hàng hiện tại và tiềm năng của bạn thường tham gia.

- Tích cực tham dự các hội chợ thương mại và hội thảo có sự góp mặt của khách hàng.

- Mua danh sách địa chỉ của các hiệp hội, tổ chức và gửi thiệp mừng hay thư chào hàng giới thiệu theo những địa chỉ này.

- Nói chung cần tham gia tối đa vào các sự kiện xã hội, xuất hiện trên báo chí… để thu hút sự chú ý và quan tâm của mọi người.

3. Gia tăng sự nhận thức của cộng đồng về sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của bạn:

- Tham sự vào tất cả các sự kiện do phòng thương mại và công nghiệp địa phương tổ chức.

- Chủ động tiếp xúc với ít nhất 12 tổ chức khác nhau trong địa phương có mối quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của bạn.

- Dành thời gian và một phần ngân sách nhất định của bạn cho ít nhất 3 tổ chức phi lợi nhuận.

- Gia nhập vào không dưới 3 liên hiệp khác nhau, chẳng hạn như Le Tip hay Business Networking International.

4. Thu thập lời giới thiệu từ các khách hàng mới:

- Trong vòng 30 ngày sau khi cung cấp sản phẩm/dịch vụ hay giải pháp kinh doanh, bạn nên đề nghị mỗi khách hàng mới cho bạn biết ít nhất 3 cái tên và số điện thoại của những người mà họ biết rằng có thể sẽ sử dụng sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của bạn.


Các chiến lược và phương pháp đối với những khách hàng hiện tại

1. Tạo ra một chương trình liên lạc thường xuyên:

- Liên hệ với từng khách hàng hiện tại ít nhất 1 lần/tháng, đưa ra những để nghị mới mà họ không thể nhận được từ bất kỳ ai khác.

- Xây dựng các bản tin hàng tháng thật hấp dẫn.

- Xây dựng các nhóm sử dụng (user-group) trong cơ sở dữ liệu khách hàng hiện tại của bạn.

- Tổ chức các buổi tranh luận trực tuyến hay ngoại tuyến cho các khách hàng hiện tại.

- Mời ít nhất 3 khách hàng hiện tại của bạn đi ăn trưa và mời một khách hàng mới cùng tham gia.

2. Điều tra, thăm dò trong số các khách hàng hiện tại:

- Xin phép đến thăm không dưới 3 nhà khách hàng để tìm hiểu, thăm dò ý kiến về sản phẩm/dịch vụ mà họ đang sử dụng.

- Đề nghị mỗi một khách hàng hiện tại giới thiệu về bạn tới những người quen biết của họ.

- Gặp gỡ, với tư cách cá nhân, các nhà quản lý cấp cao của công ty nơi khách hàng hiện tại của bạn đang làm việc.


Bây giờ đã đến lúc bắt tay vào thực hiện chương trình

Phần cuối cùng của kế hoạch bán hàng phải là các chi tiết về giới hạn thời gian hoàn thành từng chiến thuật mà bạn đã đề ra trên đây. Tốt nhất là bạn nên sắp xếp lịch trình thời gian theo tuần để việc thực hiện và kiểm tra được dễ dàng hơn.

Nhưng mọi việc vẫn chưa kết thúc, dù bạn đã xây dựng xong cho mình kế hoạch bán hàng. Hãy đảm bảo kế hoạch của bạn luôn được thực thi đúng lịch trình, đồng thời thường xuyên xem xét và điều chỉnh nội dung cho phù hợp với thực tế. Làm được như vậy, bạn mới có thể hoàn thành tốt kế hoạch bán hàng đã đề ra, hay đồng nghĩa với việc bạn có cơ hội hoàn thành mục tiêu doanh số bán hàng của mình.



Làm thế nào để tìm và bán hàng cho thị trường mục tiêu của bạn?


Đây là bài viết của Marilyn Guille - giám đốc công ty CoVES (Comprehensive Virtual Editing Services) chuyên cung cấp kiến thức kinh doanh. Bà cũng là một nhà báo chuyên nghiệp trong hơn một thập kỷ nay. Hiện nay, ngoài công việc viết lách, bà còn sở hữu một đội tàu chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê tàu ngắm cảnh. Bài viết dưới đây chính là sự chắt lọc kinh nghiệm kinh doanh c của Marilyn Guille và có thể mang lại cho bạn đôi điều bổ ích.


Khi huấn luyện chiến lược marketing cho các khóa doanh nghiệp nhỏ, tôi thường hỏi học viên câu hỏi sau: "Khách hàng của bạn là ai? Ai sẽ mua sản phẩm của bạn?" Và điều khiến tôi ngạc nhiên là khá nhiều ông chủ doanh nghiệp trông bề ngoài có vẻ uyên thâm, lịch lãm song, trên thực tế lại chẳng có ý niệm gì về việc ai sẽ mua hàng của họ, hoặc đưa ra các giả định rằng "tất cả mọi người sẽ mua hàng."

Những giả định kiểu như vậy có thể dẫn tới các quyết định sai lầm, đặt giá sai, chiến lược marketing sai, và cuối cùng là kinh doanh thất bại.

Các doanh nghiệp nhỏ thành công thường xác định rằng, chỉ một lượng nhỏ khách hàng sẽ mua sản phẩm hay dịch vụ của họ. Vì thế, nhiệm vụ của họ là xác định, càng chính xác càng tốt, những khách hàng tiềm năng đó đồng thời "xoáy" các chiến dịch marketing cũng như đầu tư nghiêm túc tiền bạc và công sức tới mạng lưới khách hàng tiềm năng đó.

Bạn cũng có thể xây dựng một doanh nghiệp mạnh hơn nhờ xác định và phục vụ một nhóm khách hàng cụ thể - thị trường mục tiêu của bạn.

Một trong những việc đầu tiên bạn cần làm là cải tiến sản phẩm và dịch vụ của mình sao cho nó trở nên khác biệt, và những gì bạn làm không có nghĩa là bạn đang cố gắng cung cấp "tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người."
Chẳng hạn như trong lĩnh vực du lịch sinh thái mà doanh nghiệp tôi đang tham gia, chúng tôi đã tìm ra một số bí quyết trong kế hoạch kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường của mình.

Với tư cách là một doanh nghiệp cho thuê tàu thuyền, chúng tôi biết rằng trong vùng có rất nhiều đối thủ, từ dịch vụ cho thuê tàu đánh cá cho tới dịch vụ tổ chức tiệctrên tàu. Vì thế, chúng tôi quyết định tổ chức một đội tàu chuyên phục vụ du khách ngắm cảnh cũng như tổ chức các sự kiện đặc biệt. Song, trong khi các đối thủ khác cho khách hàng uống rượu hoặc câu cá trên boong thì chúng tôi lại làm ngược lại. Đương nhiên, quyết định này đã khiến chúng tôi mất một số lượng khách hàng nhất đinh trên thị trường, tuy nhiên, để bù lại, chúng tôi có những lợI thế khác mà những đối thủ khác không thể có được.

Tiếp đến, bạn cần hiểu rằng những người mua sản phẩm và dịch vụ vì ba lý do chính sau đây:

- Để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản.
- Để giải quyết các vấn đề.
- Để làm họ cảm thấy dễ chịu hơn.

Bạn sẽ phải xác định xem sản phẩm hay dịch vụ của bạn thuộc hạng mục nào trong các hạng mục trên, và dựa vào đó để chuẩn bị cho thị trường.

Có thế sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhằm vào nhiều mục đích khác nhau, nhiều đối tượng khách hàng khác nhau – chẳng hạn như doanh nghiệp của chúng tôi chủ yếu nhằm vào những khách hàng khó tính, muốn được thư giãn trong môi trường không có sự ồn ào, xô bồ, được hưởng thụ những dịch vụ hoàn hảo nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp của chúng tôi cũng nhắm đến những gia đình có khách ở xa hay từ nước ngoài đến thăm, bởi chúng tôi hiểu rằng, trong vùng, chưa ai quan tâm thực sự tới việc phục vụ nhóm khách hàng ít ỏi này. Sử dụng phương thức phân khu thị trường để xác định thị trường mục tiêu.

Trước tiên, phải xác định được sản phẩm của bạn trên thương trường. Bạn đang kinh doanh trong phạm vi quốc tế, quốc gia hay đang định kinh doanh giới hạn trong cộng đồng của bạn? Thị trường chính cuả chúng tôi, ngoài lượng khách nội địa, là các du khách quốc tế. Thị trường phụ của chúng tôi là những cá nhân, doanh nghiệp địa phương muốn tổ chức những sự kiện đặc biệt, một cuộc họp công ty hay một bữa tiệc để đón mừng bạn bè, đồng nghiệp đến từ nơi khác.

Giả sử thị trường chính của bạn mang tính địa phương, và bạn đang sống trong một cộng đồng với số dân 25.000 người. Việc đầu tiên bạn cần làm là thực hiện một nghiên cứu "nhân khẩu học" trong cộng đồng của bạn và chia cộng đồng đó thành các khu vực thị trường khác nhau:

- Lứa tuổi: trẻ em, thanh thiếu niên, trung niên, người già.
- Giới tính: nam, nữ.
- Mức độ học thức: trung học, cao đẳng, đại học.
- Mức thu nhập: thấp, trung bình, cao.
- Tình trạng hôn nhân: độc thân, có gia đình, đã ly dị.
- Tình trạng dân tộc và tôn giáo.
- Tình trạng gia đình: mới cưới, cưới được 10-20 năm, có hoặc không có con.

Bạn có thể biết được các thông tin này thông qua nhiều nguồn tài liệu, từ các tg vàng thống kê, các bài báo, nghiên cứu… Đương nhiên là càng chi tiết càng tốt. Tiếp đến, bạn cần phân đoạn thị trường bằng cách sử dụng các kiến thức về tâm lý:

- Lối sống: thận trọng, sôi nổi, theo mốt, tiết kiệm.
- Tầng lớp xã hội: thấp, trung bình, cao.
- Quan điểm: dễ chịu ảnh hưởng hay độc lập, bướng bỉnh.
- Các hoạt động và mối quan tâm: thể thao, luyện tập để giữ cơ thể săn chắc, mua sắm, đọc sách.
- Thái độ và niềm tin: quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, giữ an ninh.

Bây giờ là lúc bạn cần xây dựng hình ảnh về người mà bạn cho là khách hàng "lý tưởng" của mình hoặc người mà bạn muốn công ty mình phục vụ. Tùy vào bản chất ngành kinh doanh của mình, bạn có thể viết vài dòng mô tả khách hàng đó, chẳng hạn như "Khách hang mục tiêu là phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu, khoảng 30 đến 50 tuổi, đã lập gia đình và có con, đang quan tâm đến vấn đề môi trường và rèn luyện thân thể." Dựa trên những con số mà bạn thu thập được trong nghiên cứu của mình ở trên, thậm chí bạn có thể biết được rằng có xấp xỉ 9000 khách hàng tiềm năng như vậy sống trong khu vực của bạn! Cũng có thể 3000 trong số 9000 khách hàng này đã trung thành sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của một đối thủ nào đó, nhưng có thể 6000 khách hàng còn lại đang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của nhiều đối thủ khác mà chưa hoàn toàn hài lòng hoặc chưa từng mua hàng ở bất cứ nhà cung cấp nào. Hãy nghiên cứu về 6000 khách hàng còn lại để xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn.Nhiều khi các khách hàng tiềm năng không biết về công ty của bạn, hoặc không nêu được điểm khác biệt giữa công ty của bạn với các công ty khác. Một khi bạn đã biết được khách hàng tốt nhất của mình là ai, công việc của bạn là "nhắm" vào nhóm đối tượng mà bạn đã xác định, ngay cả khi công việc này đòi hỏi nhiều công sức, nỗ lực cũng như tài chính. Mặt khác, điều gì xảy ra nếu bạn làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình "trở nên đặc biệt" và rồi nghiên cứu thị trường chỉ để phát hiện ra rằng có lẽ chỉ có ít hơn 75 người sẽ mua hàng của bạn?

Trước hết, cần nói rằng nếu 75 người đó là các công ty sẽ chi hàng trăm đô la để mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hàng năm, thì chẳng có gì đáng lo ngại cả. Song nếu 75 người đó sẽ chỉ tiêu thụ khoảng $10 cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn mỗi thập kỷ, thì bạn phải quay lại với bảng kế hoạch kinh doanh và xác định lại một thị trường mục tiêu lớn hơn, song lần này với đầy đủ thông tin cần thiết hơn, hoặc đi theo một hướng kinh doanh khác.



Kế hoạch kinh doanh bánh kem
Kế hoạch kinh doanh bảo hiểm
Kế hoạch kinh doanh bán hàng hoàn hảo
Kế hoạch kinh doanh thức ăn nhanh
Kế hoạch kinh doanh ăn uống
Kế hoạch kinh doanh bán hàng qua mạng


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý