Kế hoạch kinh doanh cà phê sách cực đỉnh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kế hoạch kinh doanh cà phê sách cực đỉnh

19/04/2015 02:41 AM
3,514

Bạn có niềm đam mê đọc sách? Bạn ấp ủ ý tưởng mở một quán café sách, nơi những người “ghiền” sách giống bạn có thể thưởng thức những ly cà phê thơm ngon, đồng thời được đắm mình trong một không gian yên tĩnh tuyệt đối để được “phiêu” cùng những cuốn sách hay? Nhưng để bước chân vào lĩnh vực kinh doanh này, bạn cần chuẩn bị những gì? Làm thế nào để xây dựng được một thương hiệu cà phê sách độc đáo và đảm bảo doanh thu? Hãy tham khảo bí quyết, kinh nghiệm của các chủ quán cà phê sách thành công được tổng kết trong bài viết dưới đây.



Hiện trạng ngành hàng cà phê

Thứ nhất, về nông nghiệp. Hiện, cả nước có khoảng 580 nghìn ha cà-phê, trong đó hơn 90% diện tích và sản lượng được trồng và thu hoạch ở năm tỉnh Tây Nguyên: Ðác Lắc, Lâm Ðồng, Gia Lai, Kon Tum và Ðác Nông. Cơ cấu khoảng 530 nghìn ha cà-phê vối và khoảng 50 nghìn ha cà-phê chè. Trong số diện tích nêu trên có khoảng 150 nghìn ha cà-phê vối được trồng từ những năm 1980- 1982, đã đến thời kỳ già cỗi, cần thanh lý để tái canh.
Các năm tiếp theo cứ mỗi năm có khoảng 10% diện tích cà-phê già cỗi cần thanh lý. Việc tái canh cây cà-phê già cỗi là yêu cầu bức thiết hiện nay. Nếu không được đầu tư xử lý kịp thời thì trong thời gian tới, sản lượng và chất lượng cà-phê sẽ giảm xuống mức báo động. Theo suất đầu tư năm 2012, một ha cà-phê sau ba năm (một năm trồng, hai năm chăm sóc) chi phí hơn kém 200 triệu đồng. Như vậy, muốn tái canh 150 nghìn ha cà-phê già cỗi cần một lượng vốn 30 nghìn tỷ đồng và mỗi năm tiếp sau cần lượng vốn 10 nghìn tỷ đồng để tái canh 50 nghìn ha. Ðây là một bài toán không dễ giải quyết trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Thứ hai, về chế biến sản phẩm cà-phê. Hiện nay, cả nước chế biến được khoảng gần 10% sản lượng cà-phê thu hoạch hằng năm, bao gồm cả chế biến rang xay và chế biến sâu (cà-phê hòa tan). Các nhà đầu tư ở lĩnh vực công nghiệp chế biến sâu có thương hiệu trong nước như Vinacafe, Trung Nguyên, nước ngoài có Nescafe. Các sản phẩm rang xay có thương hiệu như: Thu Hà (Gia Lai), Ðắc Hà (Kon Tum), Vinacafe, Trung Nguyên... Công nghiệp chế biến mới phát triển ở mức độ thấp, vì vốn đầu tư lớn, trong khi điều kiện tài chính của các nhà đầu tư Việt Nam còn hạn chế, việc xây dựng thị trường sản phẩm trong nước và ở nước ngoài mới ở bước đầu. Nhưng chỉ có qua chế biến thì mới gia tăng giá trị của sản phẩm cà-phê, trong thực tế, giá trị do cà-phê hòa tan đem lại gấp hàng trăm lần cà-phê nhân.
Còn việc sơ chế cà-phê nhân để xuất khẩu còn rất nhiều vấn đề đặt ra. Tuy Nhà nước đã ban hành tiêu chuẩn cà-phê nhân 4193/TCVN, quy định chất lượng cà-phê nhân xuất khẩu, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp cà-phê xuất khẩu vẫn chưa thực hiện nghiêm tiêu chuẩn nêu trên. Vì vậy, Việt Nam là nước sản xuất cà-phê lớn thứ hai thế giới nhưng chưa có thương hiệu đúng tầm. Chúng ta bán cà-phê sơ chế cho công ty nước ngoài xong thì họ tuyển chọn, chế biến lại và đóng tên sản phẩm của công ty đó để bán cho các nhà rang xay. Tại Việt Nam có rất ít các công ty bán thẳng sản phẩm đủ tiêu chuẩn trực tiếp cho các nhà rang xay nước ngoài. Do chủ yếu là xuất khẩu thô cà-phê,  Việt Nam không chỉ thiệt hại về giá trị, còn chịu nhiều thiệt thòi do chưa xây dựng được thương hiệu đối với người tiêu dùng thế giới. Cà-phê Việt Nam hầu như không có chỗ đứng trên thương trường quốc tế, trái với Bra-xin hay những nước xuất khẩu ít hơn như Cô-lôm-bi-a, Ê-ti-ô-pi-a hay thậm chí Kê-ni-a.

Mô hình phát triển cà phê sạch cần được nhân rộng nhiều hơn nữa.

Thứ ba, hiện trạng thu mua xuất khẩu sản phẩm cà-phê càng khó khăn hơn. Các năm từ 2005 đến 2009, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thu mua và xuất khẩu được khoảng 70 đến 80% sản lượng cà-phê của niên vụ. Do tình hình tài chính khó khăn và lãi suất cao, từ năm 2010 đến nay, sản lượng thu mua xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước giảm dần. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài FDI đã thu mua và xuất khẩu hơn 50% sản lượng thu hoạch hằng năm. Thời gian qua, họ đã trực tiếp thu mua của người nông dân, trái với các quy định của Nhà nước. Với lợi thế đủ vốn, vay lãi suất thấp và nắm bắt thông tin thị trường kịp thời, các doanh nghiệp nước ngoài đã đẩy các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà-phê trong nước vào tình trạng khó khăn, do doanh nghiệp trong nước nắm không sát giá cả và biến động giá của thị trường thế giới. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam phải vay vốn lãi suất cao, chu kỳ vay ngắn nên việc thu mua kinh doanh xuất khẩu cà-phê rủi ro cao, nhiều doanh nghiệp lỗ lớn, lâm vào tình trạng phá sản. Có thể nói, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà-phê Việt Nam đã thua ngay trên sân nhà, và không loại trừ khả năng khi doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm được thị trường thì sẽ dẫn đến tình trạng lũng đoạn giá cả, bất lợi cho cả sản xuất và kinh doanh xuất khẩu.

Cần những chính sách đồng bộ

Thực trạng sản xuất - thu mua - chế  biến - xuất khẩu cà-phê hiện nay cho thấy, sự phát triển thiếu ổn định, thăng trầm, không bền vững. Cần có những chính sách đồng bộ mang tính lâu dài, căn cơ đáp ứng kịp thời các yêu cầu của sản xuất kinh doanh ngành hàng cà-phê.  Ðối với việc trồng cà-phê: Cần tuân thủ quy hoạch phát triển cà-phê đã được phê  duyệt. Cần có chính sách vay vốn tín dụng Nhà nước để tái canh đối với diện tích cà-phê già cỗi. Người trồng cà-phê, ngoài việc tuân thủ quy trình cải tạo đất, quy trình kỹ thuật thì việc lựa chọn giống chất lượng được kiểm định trước khi trồng là điều rất quan trọng. Vì giống tốt hay xấu ảnh hưởng đến cả chu kỳ của cây cà-phê. Các cơ quan quản lý và hỗ trợ theo chức năng cần giám sát mọi mặt phát triển tái canh và trồng mới cà-phê. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh triển khai các dự án sản xuất cà-phê bền vững, các chương trình sản xuất cà-phê có chứng nhận theo các bộ nguyên tắc Utz, 4C... nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành sản xuất cà-phê bền vững cho các hộ nông dân.

Cần hỗ trợ nhiều hơn cho người nông dân trồng cà phê

Về chế biến, đặc biệt là chế biến sâu, Nhà nước cần quy hoạch phát triển chế biến cà-phê ở tất cả các cấp độ chế biến: cà-phê nhân, rang xay, chế biến cà-phê hòa tan, có tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ðồng thời, có chính sách tín dụng đặc biệt ưu đãi đối với dự án chế biến cà-phê hòa tan, kết hợp với ma-két-tinh xây dựng thị trường tiêu thụ bền vững cả trong và ngoài nước.

Ðối với thu mua xuất khẩu cà-phê hiện nay, cần có chính sách đồng bộ: từ thu mua tạm trữ tới việc xây dựng doanh nghiệp xuất khẩu cà-phê có điều kiện về tài chính, kho hàng, kinh nghiệm. Không để các doanh nghiệp bất chấp điều kiện về con người, về tài chính, cơ sở vật chất... đua nhau làm xuất khẩu cà-phê như hiện nay. Chính sách thu mua tạm trữ cần được xây dựng và thực hiện lâu dài đối với các doanh nghiệp tham gia cả về kế hoạch tín dụng tạm trữ và cơ chế tài chính tạm trữ để điều hòa sản lượng tiêu thụ trong năm, không để các nhà đầu tư, kinh doanh quốc tế chi phối. Cần có quỹ tài chính bảo hiểm ngành hàng để hướng dẫn, hỗ trợ một phần tất cả các khâu sản xuất- chế biến- xuất khẩu.

Ðối với những doanh nghiệp lớn sản xuất kinh doanh về cà-phê như Tổng Công ty Cà-phê Việt Nam, rất cần được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, xử lý hết những tồn tại cũ kéo dài nhiều năm như: Vốn vay chương trình phát triển cà-phê chè AFD, chương trình hợp tác cà-phê Việt - Ðức ODA, lỗ lũy kế của giai đoạn 2001- 2005..., để tổng công ty ổn định, phát triển, thật sự là doanh nghiệp "đầu tàu" phát triển thương hiệu cà-phê Việt Nam.

Nghệ thuật kinh doanh mô hình quán cà phê sách

Bạn có niềm đam mê đọc sách? Bạn ấp ủ ý tưởng mở một quán café sách, nơi những người “ghiền” sách giống bạn có thể thưởng thức những ly cà phê thơm ngon, đồng thời được đắm mình trong một không gian yên tĩnh tuyệt đối để được “phiêu” cùng những cuốn sách hay? Nhưng để bước chân vào lĩnh vực kinh doanh này, bạn cần chuẩn bị những gì? Làm thế nào để xây dựng được một thương hiệu cà phê sách độc đáo và đảm bảo doanh thu? Hãy tham khảo bí quyết, kinh nghiệm của các chủ quán cà phê sách thành công được tổng kết trong bài viết dưới đây.

kinh-doanh-quan-cafe-sach-ha-noi

Mô hình kinh doanh quán cà phê sách đang kinh doanh tốt và thu hút được rất nhiều khách hàng .

Trong guồng quay chóng mặt của cuộc sống hiện đại, người ta không còn mấy thời gian dành cho việc đọc sách. Số lượng những người mê sách, ham đọc sách cũng không còn nhiều. Theo thống kê, ở nước ta hiện nay, số người đọc sách thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%, số lượng thỉnh thoảng đọc là 44%, số hoàn toàn không đọc là 6,2% – một con số khá cao so với thế giới. Sự xuất hiện của mô hình cà phê sách trong khoảng chục năm trở lại đây đã đáp ứng một không gian lý tưởng cho những người yêu sách, đồng thời mở ra xu hướng mới, độc đáo, góp phần xây dựng nền văn hóa đọc cho giới trẻ, giúp họ tìm về cái hay, cái đẹp của việc đọc sách.

ca-phe-sach

cà phê sách, tôn vinh văn hóa đọc.

Điểm khác biệt của cà phê sách Đặt chân vào quán cà phê sách, bạn không chỉ được thưởng thức hương vị đặc biệt của cà phê mà còn được tận hưởng khoảng không gian đặc biệt yên tĩnh, không lẫn vào đâu được để thả hồn mình vào những trang sách. Khách đến với cà phê sách thường là doanh nhân, trí thức, những người sành cà phê, nghiền sách và thèm có những phút giây yên tĩnh.

Quán cà phê thì chỉ cần cà phê ngon. Cà phê sách thì cần cà phê ngon và sách hay. Điều đặc biệt là cà phê trong quán cà phê sách thực chất chỉ là “gia vị” cho những cuốn sách mà thôi. Bởi vậy ngay từ khi lên ý tưởng mở quán, bạn đã phải tính toán đến hai yếu tố này. Cà phê thơm ngon, sách hay và phục vụ đúng đối tượng hướng tới. Hầu hết các chủ quán cà phê sách đều đến với nghề bắt nguồn từ niềm đam mê, từ tình yêu với sách.

kinh-doanh-quan-cafe-sach-dep

Ý tưởng kinh doanh cà phê sách Các bước mở quán cà phê sách

1. Lựa chọn địa điểm và tìm hiểu thị hiếu khách hàng Lựa chọn địa điểm kinh doanh: Điều này rất quan trọng và ảnh hưởng lớn tới việc thành công của quán. Có một địa điểm kinh doanh tốt là đã đảm bảo được 40% thành công. Bạn cần phải đánh giá kỹ về tình hình dân cư, giao thông, khách vãng lai ở khu vực mà bạn chọn để mở quán, từ đó quyết định có mở quán hay không và mở quán theo phong cách gì cho phù hợp. Cần tham khảo ý kiến của nhiều người, nhất là những người có kinh nghiệm về lĩnh vực này bởi ngoài những hiểu biết cần thiết, họ còn có trực giác rất đáng tin cậy khi chọn lựa địa điểm kinh doanh. Một quán café sách cần phải đặt ở nơi yên tĩnh, gần các khu chung cư, các trường đại học hoặc nơi có đông dân cư, có chỗ để xe rộng rãi. Thứ hai, giá cả thuê địa điểm tương đối rẻ so với giá thuê tại khu vực trung tâm. Thứ ba, nơi này gần các khu chung cư, đặc biệt gần các trường đại học lớn, với tiêu chí hướng đến phục vụ các bạn sinh viên gần đây”.

Chọn phong cách và thiết kế quán: Xác định được phong cách của quán cũng là điều rất quan trọng, giúp bạn tránh sự lan man trong việc thiết kế hoặc lựa chọn thiết kế, định hướng cụ thể hơn những gì mà bạn sẽ làm, cũng như cần phải đầu tư bao nhiêu, như thế nào. Bạn nên chú trọng đến khâu thiết kế quán vì nó quyết định tính thẩm mỹ và cả phần “hồn” của quán, từ đó quyết định tính hiệu quả trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy gạt bỏ suy nghĩ rằng chỉ có những quán cà phê lớn, sang trọng với vốn đầu tư nhiều mới cần đến thiết kế.

Ngay cả khi quán của bạn chỉ có chi phí đầu tư vài chục triệu thì bạn cũng nên suy nghĩ nghiêm túc đến vấn đề này. Bạn nên mạnh dạn nhờ đến các chuyên gia thiết kế nội thất, những công ty thiết kế, trang trí nội ngoại thất chuyên nghiệp để thiết kế và tạo phong cách riêng cho quán. Tùy thuộc vào diện tích của mỗi quán mà thiết kế nội thất khác nhau.Ví dụ như mẫu thiết kế của quán cà phê sách Edge Zigzag tại phố Nguyễn Xí, Hoàn Kiếm, Hà Nội mang phong cách pop art phù hợp với giới trẻ, kích thích sự tìm tòi, học hỏi. Quán được thiết kế dựa trên ý tưởng những đường zigzag và hình khối cơ bản. Mặt bằng quán cà phê được thể hiện rất rõ bằng 1 đường zigzag lớn, có lối đi trên mặt nước độc đáo. Quán được thiết kế 4 khu chính: khu zigzag, khu vuông, khu ngoài trời và khu reception.

Thiết kế quán cà phê sách Edge Zigzag mang phong cách pop art phù hợp với giới trẻ Thiết kế của quán café sách thể hiện ý tưởng của người chủ quán. Chị Đoàn Minh Hằng, chủ quán Lollybooks café – số 18 ngõ 131 Thái Hà, Hà Nội, chia sẻ: “Phong cách của quán cà phê thể hiện phong cách của chủ quán/người quản lý. Tiêu chí đầu tiên là phải tạo được sự ấm áp và cảm giác đang bước chân vào một thư viện sách thực sự với những điểm nhấn độc đáo về màu sắc, tranh vẽ, cách bài trí sách”. Ở quán Lollybooks, trên cầu thang dẫn lên tầng

kinh-doanh-quan-cafe-sach

Thiết kế nội thất độc đáo, nghệ thuật bài trí tốt, khéo léo thêm vẽ tranh tường, tranh sơn dầu, và tượng điêu khắc, tạo hình… sẽ tạo hiệu ứng và không gian tốt là những yếu quyết giúp  khởi nghiệp cà phê sách thành công

2 và cả ở không gian tầng 2 có những bức tranh vẽ tường rất tinh tế về biểu tượng các nước trên thế giới như: tháp Eiffel (Pháp), tháp Big Ben (Anh), tháp Pizza (Ý), Quảng trường Đỏ (Nga), Opera House (Australia),… vừa thể hiện ước mơ đi du lịch vòng quanh thế giới của bản thân chị Hằng, vừa thể hiện chiến lược của Lollybooks thông qua chuỗi chương trình “Ô cửa mở ra thế giới”, mở ra những cánh cửa giúp mọi người khám phá thế giới. Vẽ tranh tường cũng thể hiện ý tưởng thiết kế của chủ quán Lollybooks cafe Chị Đoàn Minh Hằng – chủ quán Lollybooks café chia sẻ về ý tưởng thiết kế nội thất đối với một quán cà phê nói chung và cà phê sách nói riêng thì tiêu chí đẹp không phải là quan trọng nhất như nhiều người vẫn nghĩ. Quan trọng nhất là cảm giác của khách khi ngồi trong quán, họ có cảm thấy thoải mái, dễ chịu không, có cảm thấy đó là nơi dành cho họ hay không. Điều đó giải thích vì sao có những quán cà phê sang trọng nhưng vẫn vắng khách trong khi có rất nhiều quán khác rất giản dị, bình thường nhưng lại có lượng khách rất đông. Nghiên cứu thị hiếu của các tầng lớp khách hàng: Trên cơ sở tìm hiểu thị hiếu của các nhóm khách hàng (học sinh, thanh niên trẻ, giới văn phòng, giới kinh doanh,…), bạn lựa chọn nhóm khách hàng chủ chốt để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể, đáp ứng đúng thị hiếu của nhóm khách hàng đó. Ví dụ như các bạn trẻ, sinh viên ngoài nhu cầu đọc sách, họ còn có nhu cầu khám phá, trải nghiệm. Bạn có thể tổ chức các câu lạc bộ theo mỗi nhóm sách: câu lạc bộ các bạn trẻ yêu thích du lịch, kinh doanh, làm giàu, câu lạc bộ ngoại ngữ, điện ảnh, âm nhạc,… Đây cũng là hình thức để thu hút giới trẻ đến với quán của bạn. Giao lưu, sinh hoạt của các câu lạc bộ tại quán cafe sách

ca-phe-sach

không gian thiết kế nội thất đẹp phù hợp và khéo léo phô ra hàng nghìn đầu sách phong phú.

2. Khâu chuẩn bị đầu tư – Trên cơ sở địa điểm kinh doanh lựa chọn được, lập phương án tài chính cụ thể: chi phí đầu tư cố định, vốn lưu động, thuê địa điểm, chuẩn bị thủ tục giấy tờ đăng ký mở quán. Để mở một quán café sách bạn không phải mất một số vốn quá lớn. Tuy nhiên việc cân bằng về nguồn vốn là rất quan trọng. Để quán vận hành, bạn cần phải hoàn tất thủ tục giấy tờ kinh doanh. Bạn có thể đến Sở Kế hoạch Đầu tư hoặc Chi cục thuế nơi bạn định mở quán, họ sẽ hướng dẫn cụ thể các bước và giấy tờ cần thực hiện. Hoặc nếu bạn thấy khó khăn có thể thuê dịch vụ ngoài, giá khoảng 1 triệu đồng. – Lựa chọn, tìm hiểu các nguồn sách đáp ứng nhu cầu thị hiếu mà khách chủ yếu hướng tới. Hầu hết nguồn sách của quán đều xuất phát từ tủ sách cá nhân gia đình. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tận dụng lợi thế này, có thể huy động tủ sách của bạn bè, người thân, bổ sung thêm những đầu sách mới, báo, tạp chí,… Chi phí cho sách không quá lớn trong tổng vốn đầu tư của quán. Tuy nhiên bạn cần chú trọng đến việc sắp xếp, bố trí các loại đầu sách sao cho hợp lý, thuận tiện cho khách hàng tra cứu, tìm kiếm sách. Sách được bố trí theo thư mục tạo sự thuận lợi cho độc giả tra cứu và lựa chọn nguồn sách.

3. Đầu tư và triển khai kinh doanh – Tiến hành ký hợp đồng thuê mặt bằng. Khi thỏa thuận ký hợp đồng thuê địa điểm, bạn phải khéo léo đàm phán với chủ nhà, buộc họ chấp nhận bồi thường nếu họ tự ý phá vỡ hợp đồng. Điều khoản này sẽ giúp bạn duy trì địa điểm kinh doanh được lâu dài, tránh lâm tình trạng “khóc dở mếu dở” khi quán của bạn đang ăn nên làm ra thì chủ nhà không cho thuê tiếp. – Trên cơ sở thiết kế của quán, lựa chọn các vật dụng trang trí, bàn ghế, quầy bar, ly, tách,… cho phù hợp. – Lên kế hoạch tuyển dụng nhân viên và phương án quản lý kinh doanh chi tiết (quản lý nguyên vật liệu đầu vào, quản lý thu ngân, điều hành nhân viên),… Đối với quán cà phê sách, nhân viên được chia thành các nhóm: bảo vệ, pha chế, phục vụ bàn, phục vụ tra cứu sách (riêng nhóm này phải có vốn kiến thức, am hiểu về sách). Theo kinh nghiệm của những chủ quán kinh doanh cà phê sách thì bên cạnh việc tuyển chọn nhân viên pha chế, phục vụ bàn thì bác đặc biệt coi trọng và cố gắng tìm được nhân viên trông coi sách. Thư việc sách khá lớn với các đầu sách khác nhau, vì vậy có một nhân viên thư viện chuyên nghiệp làm việc sẽ đáp ứng những thắc mắc và nhu cầu tra cứu của khách hàng”. Bạn có thể tuyển nhân viên là sinh viên cũng khá phù hợp. Chia sẻ về kinh nghiệm quản lý nhân viên,  “kinh doanh quán cà phê sách thành công thì quan trọng phải tạo ra một sân chơi, một môi trường giúp nhân viên phát triển bản thân, điều đó sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy gắn bó với quán”. Cây tri thức và bộ sưu tập card trong quán cà phê sách – Lên phương án tiếp thị: băng rôn, tờ rơi, quảng cáo. Đặc biệt và cực kỳ quan trọng là bạn nên thiết kế một trang web giới thiệu về quán của bạn với mọi người, thông qua trang web, bạn khách hàng, độc giả biết được bạn có bao nhiêu sách hay, quán bạn độc đáo thế nào, có điểm gì hấp dẫn, nội thất lãng mạn ra sao… Một quán cà phê thành công, thường xây dựng những trang website giới thiệu mà mỗi ngày có hàng ngàn lượt truy cập, tìm hiểu thông tin, trước khi ghé thăm quán cà phê sách của bạn.

Bạn thử tưởng tượng mỗi ngày có hàng ngàn người truy cập, đó chính là những vị khách hàng tiềm năng của bạn, đó chính là chìa khóa của sự đông khách đó. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng mạng xã hội để có thể quảng bá hình ảnh của quán, thu hút các bạn trẻ. Ví dụ, bạn có thể lập một trang facebook riêng của quán mình để vừa tạo điều kiện cho các bạn trẻ giao lưu, học hỏi vừa có thể tổ chức các sự kiện xoay quanh các chủ đề về sách tại quán café của bạn. Kinh nghiệm vận hành quán cà phê sách – Để quản lý kinh doanh hiệu quả, tránh thất thoát và dễ dàng tổng hợp báo cáo – đánh giá tình hình kinh doanh, nên lựa chọn một hệ thống quản lý tự động toàn diện, tổng thể từ khâu order, chế biến, tính tiền, quản lý khách hàng thân thiết đến hệ thống báo cáo, phân tích hoạt động kinh doanh.

Hệ thống này được gọi là hệ thống POS (point of sale) dùng cho nhà hàng, quán ăn, quán café,…

- Thường xuyên đào tạo cho đội ngũ nhân viên: Từ nhân viên pha chế đến nhân viên phục vụ bàn đều phải có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, giao tiếp tốt, thân thiện, gần gũi với khách hàng và có am hiểu về sách. Thường đối với các quán nhỏ thì không cần thiết quy định đồng phục cho nhân viên, miễn sao gọn gàng, lịch sự là được. – Pha chế đố uống: với quán cà phê sách, điểm nhấn là không gian đọc sách, nguồn sách hay. Tuy nhiên, nếu kết hợp được cà phê ngon và sách hay thì chắc chắn sẽ thu hút được khách hàng. Ngoài cà phê, bạn có thể làm phong phú thêm menu của quán với các loại trà, sinh tố, nước hoa quả, hoa quả dầm và một số loại bánh ngọt. Một số quán kết hợp được cả nét truyền thống có nước vối, nước các loại cây lá thơm đặc trưng.

- Chiến lược kinh doanh, tạo sức hút cho quán: Theo chia sẻ của một số chủ quán, nếu đơn thuần chỉ kinh doanh cà phê sách thôi thì lợi nhuận thu về sẽ không cao. Vì vậy, nhiều quán đã kết hợp kinh doanh cà phê sách với tổ chức sự kiện: các sự kiện giải trí của giới trẻ, sự kiện giới thiệu sách mới, câu lạc bộ thơ, triển lãm sách mới,… Bạn có thể liên hệ với các nhà sách, nhà xuất bản hay các câu lạc bộ sáng tác để tổ chức các chương trình giới thiệu về sách mới, sách hay. Đây là hướng đi khá khả quan, vừa tạo dựng được thương hiệu, tăng sức hút cho quán vừa đem lại nguồn doanh thu không nhỏ.Bạn đặc biệt nên chú ý việc tạo sức hút cho quán Theo kinh nghiệm của một số chủ kinh doanh quán cafe sách thành công, bạn cần phải chủ động tìm kiếm nhiều và phong phú các nguồn sách hay, giá trị cho quán. Chính sách khách hàng: tùy vào từng dịp, bạn có thể đưa ra coupon giảm giá đối với các khách hàng quen, khách VIP thường xuyên đến với quán. Để kết thúc bài viết này, xin được trích dẫn lời chia sẻ rất tâm huyết của một chủ quán cà phê sách tâm huyết: “Bất kể kinh doanh một ngành nghề nào cũng cần phải có sự đam mê và kiên trì theo đuổi. Đôi khi sự tính toán ban đầu cũng không hoàn toàn là đúng. Quán của tôi cũng có những thời kỳ kinh doanh lỗ, lỗ triền miên nhưng sự đam mê và kiên trì theo đuổi giúp quán vẫn đứng vững và bây giờ thì đã lớn mạnh. tôi tin rằng cà phê sách sẽ ngày càng phát triển”. kinhdoanhcafe.com chúc các bạn thành công hơn nữa.



Ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Alpha Books: Tôi cho rằng lập kế hoạch kinh doanh hay mở quán cà phê... cũng cần chuẩn bị rất kỹ càng trước khi bắt tay thực hiện.

Trước khi kinh doanh, bạn cần trình bày trên giấy những gì bạn định làm, và dự kiến sự phát triển của bạn. Cơ bản gồm các mục chính: Định hướng kinh doanh (chiến lược); Tài chính (nguồn vốn đầu tư, dự trù thu chi tức là dòng tiền mặt, dự kiến lãi/lỗ…); Nhân sự (bạn định thuê bao nhiêu người, chi phí lương ra sao… vai trò, chức danh, nhiệm vụ của họ); Bán hàng (bán theo kênh nào, cách nào…); Hậu cần (mua sắm những gì…).

Đối với việc mở quán cà phê của bạn, bạn cần xây dựng kế hoạch kinh doanh gồm các phần:

- Định hướng (sự khác biệt của quán này là gì, sẽ hoạt động theo kiểu nào, nhượng quyền hay lập tên mới…)

- Địa điểm (đây là vấn đề rất quan trọng) và cách trang trí/sắp xếp

- Nguồn vốn đầu tư

- Dòng tiền mặt (thu chi trong tháng dự kiến sẽ thế nào, có những khoản nào phải chi và dự kiến doanh thu là bao nhiêu…)

- Marketing: bạn định quảng bá, quảng cáo và lôi kéo khách hàng như thế nào gồm chính sách giá cả; sản phẩm (có ăn hay chỉ bán cà phê…)

- Nhân sự

Nếu bạn chưa chắc chắn về kế hoạch kinh doanh, bạn nên tìm những người có kinh nghiệm để hướng dẫn, góp ý cho bạn. Bạn nên tìm kiếm mô hình quán cà phê nào đó bạn ưng ý hoặc phù hợp nhất với định hướng của bạn để tham khảo.


Trầm tư cà phê sách



 Sài Gòn vốn ồn ào, cà phê Sài Gòn cũng ồn ào; nhưng ở cà phê sách người ta có không gian yên tĩnh và hàng ngàn đầu sách để tha hồ đắm mình vào thế giới của những con chữ.

Không gian sách xem lẫn không gian cà phê ở Book café PNC.

Thú vui khó bỏ


7h30 sáng ngày 14/5, chúng tôi theo chân ký giả Nguyên Quốc, một chuyên gia điểm sách của làng báo phía Nam, đến quán cà phê mà theo lời anh là khá đặc biệt.


Vòng vèo một hồi, chúng tôi đến khu chung cư Hồ Văn Huê ở P.9, Q. Phú Nhuận, TPHCM. Giữa Sài Gòn ồn ào, khu chung cư nằm cách xa đường lộ nên khá yên tĩnh, mát mẻ với nhiều cây xanh. Từ ngoài nhìn vào, quán cà phê này nom bình thường. Có 8 bàn vuông, loại cao dành cho 4 người, được xếp hàng dài ngoài hành lang của căn hộ tầng trệt cuối khu chung cư. Khi chúng tôi đến đã thấy nhiều bàn có khách. Điểm khác lạ, nhìn từ bên ngoài, là trên tay khách nào cũng có quyển sách. Bảng hiệu quán cũng khác lạ: Nhã Nam Thư Quán. Hóa ra đây là cà phê sách do một trong những tên tuổi lớn trong ngành xuất bản, công ty Nhã Nam đầu tư.


Giá cả tại đây cũng không khác mấy so với loại hình cà phê thông thường, 15.000đ-20.000đ cho 1 loại đồ uống. Bên trong quán, từ tầng trệt đến tầng lầu cơ man nào là sách. Sách được chia theo từng lĩnh vực để khách dễ tìm kiếm. Nếu muốn có sách nhanh mà bỏ qua thú vui lục lọi từng cuốn sách một, khách chỉ cần lên tiếng là nhân viên phục vụ hướng dẫn ngay.

Nhã Nam Thư Quán còn bố trí một phòng đọc sách khá rộng dành cho thiếu nhi. "Nếu anh không mua mà mượn sách về đọc có được không?"- chúng tôi hỏi. "Dạ được. Ở đây chúng em vừa bán sách mới vừa có đủ loại sách để các anh mượn về đọc mà không cần tốn tiền mua. Ngoài tiền thế chân theo giá trị từng cuốn sách, phí mượn sách rẻ lắm anh ạ, chỉ 5.000đ/tuần thôi"- cô nhân viên vui vẻ giải thích.

"Thư quán có khoảng 3.000 đầu sách để phục vụ khách cà phê đọc tại chỗ hoặc thuê. Ngoài ra, sách riêng của Nhã Nam để giới thiệu và bán cũng khoảng 900 đầu sách anh ạ"-Đặng Thanh Huyền-người phụ trách cà phê sách Nhã Nam cho biết thêm.


Nguyên Quốc nói với chúng tôi không chỉ riêng anh mà nhiều đồng nghiệp khác nữa rất thích đến cà phê sách và nó trở thành thú vui khó bỏ. Cà phê sách cũng đón rất nhiều khách nước ngoài, họ đến để nhâm nhi cà phê, đọc sách và tranh thủ học tiếng Việt. Ngay cạnh bàn chúng tôi ngồi, 2 thanh niên Nhật Bản đang khẽ khàng trao đổi sau khi tìm được vài đầu sách cần thiết.

"Tôi ở Bình Thạnh nhưng sáng nào cũng xuống đây làm ly cà phê, đọc vài chục trang sách để mở rộng tầm nhìn, mở rộng tâm hồn. Tôi thích đọc tại đây cho có không khí, không thích mượn về nhà, cho nên quyển sách vài trăm trang có khi tôi phải đọc gần cả tháng. Sáng sáng uống cà phê đọc sách ở đây thú lắm chú ạ"-ông Trần Văn Tôn, một khách cà phê sách thuộc diện "mối ruột" chia sẻ.


Không gian của những con chữ khiến chúng tôi cũng trầm tư ngồi đấy cả ngày, chẳng ai nói với nhau tiếng nào mà chỉ lo đọc sách. Cà phê sách mở cửa từ 7h sáng đến 7g tối. Khách đến cà phê nam phụ lão ấu đủ cả. Có điều quán nhỏ nhưng ít khi bị "ùn tắc" khách vì mỗi khách có quỹ thời gian rỗi khác nhau. Thanh thiếu nhi thì thứ Bảy, Chủ nhật. Sinh viên thì trưa và chiều. Người có việc thì cứ đến đây buổi sáng sớm. Ngoại lệ cũng có những tiền bối tuổi xế chiều đến đây nhâm nhi cà phê đọc sách cả ngày.

Nhã Nam Thư Quán nằm khuất trong chung cư yên tĩnh. Ảnh: T.G

Mượn sách về nhà ở   cà phê sách  Nhã Nam.

 Liệu cà phê sách có trụ nổi với khó khăn để gia tăng nhu cầu đọc sách của công chúng?


"Cuộc chơi" của những "anh cả"

Bù lỗ cho cà phê sách là chuyện dễ nhận thấy. Đến nỗi chẳng có cá nhân nào dám mở cà phê sách để kinh doanh. Ngay cả những đơn vị lớn như Nhã Nam, Phương Nam với tiềm lực tài chính mạnh mẽ cũng không hề đặt mục tiêu kinh doanh cho cà phê sách. Dường như đường đi cho mô hình cà phê lành mạnh và tao nhã-cà phê sách-không hề dễ dàng chút nào. Liệu những biến động về kinh tế theo chiều hướng ít khả quan, hoặc internet lan tràn ngày ngày cuốn phăng nhu cầu đọc sách, có làm nản lòng những Nhã Nam, Phương Nam đã "đẻ" và "nuôi" cà phê sách?


Hóa ra, để có thú vui uống cà phê đọc sách, thật dễ, chỉ cần ra cà phê sách. Nhưng để duy trì một "cà phê sách" để khách thực hiện thú vui ấy dễ dàng, lại là điều không hề đơn giản mà lắm công phu, tiền của và tâm huyết.


Người Sài Gòn hầu như uống cà phê cả ngày lẫn đêm. Song không phải ai thích uống cà phê cũng biết đến mô hình cà phê sách bởi trong cả trăm, cả ngàn quán cà phê muôn hình muôn vẻ ở Sài Gòn thì cà phê sách đếm trên đầu ngón tay.


Một lần nữa, chúng tôi lại nhờ ký giả Nguyên Quốc làm "hướng dẫn viên" tour cà phê kỳ lạ này. Sáng 15/5, chúng tôi đến tòa nhà khá cổ giữa trung tâm Sài Gòn ở 2A Lê Duẩn thuộc Q.1. Cả tòa nhà rộng 2 mặt tiền được dùng làm "Book Café PNC". Bên trong được thiết kế máy lạnh toàn bộ, xen giữa những kệ, quầy sách như thường thấy ở những cửa hàng sách thuộc công ty Phương Nam (PNC) là không gian "quán cà phê". Toàn bộ tòa nhà, không gian sách và không gian quán cà phê đan xen. Cũng như Nhã Nam Thư Quán, khách uống cà phê tại đây có thể đọc sách miễn phí, chỉ khác một điều tại đây chỉ bán sách mà không cho mượn về nhà.


Vị trí của "Book Café PNC" rất đắc địa, vừa giữa trung tâm lại kề cận trường Đại học KHXH&NV TPHCM và nhiều trường khác, vì thế lượng lớn khách cà phê sách này là sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh và đặc biệt là sinh viên nước ngoài. Có lẽ được đầu tư khá lớn nên cà phê sách này có giá thức uống từ 35.000đ-40.000đ/loại, giá thức ăn từ 45.000đ-50.000đ/món. Dù giá cả khá cao, song cà phê sách này vẫn hiếm khi vắng khách.


Cà phê sách ở Sài Gòn chỉ mới xuất hiện gần đây. Nhã Nam Thư Quán chính thức mở cửa từ tháng 7/2011. Book Café PNC ở 2A Lê Duẩn cũng hoạt động từ cuối năm 2010. Hiện PNC đã mở rộng cà phê sách đến Q.5, Q.7. Q. Gò Vấp và vươn xa đến Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Lạt. Hiện ở Sài Gòn, mô hình cà phê sách chỉ gói gọn trong tầm với của những "anh cả" về ấn hành sách như Nhã Nam, PNC bởi đặc thù liên quan đến sách.

"Mang cà phê vào nhà sách để phong phú hóa mô hình nhà sách, biến thành cà phê sách thì được, chứ bảo mang sách vào quán cà phê để hình thành cà phê sách thì đành chịu, đào tiền đâu ra mà đầu tư sách cũ, sách mới, mà làm nổi cà phê sách"-Nguyễn Văn Danh, một chuyên gia đầu tư quán cà phê ở Q.7 nhận xét về mô hình cà phê sách. Thực tế cho thấy, từ khi xuất hiện đến nay, cà phê sách đã trở thành "cuộc chơi" riêng của những "anh cả" ấn hành sách.


Nghề chơi cũng lắm công phu


"Trong tương lai gần, Nhã Nam chưa thể nhân rộng mô hình cà phê sách như ý định ban đầu mở Nhã Nam Thư Quán vì điều kiện chưa thuận lợi lắm"-Đặng Thanh Huyền, phụ trách cà phê sách Nhã Nam chia sẻ. Huyền cho biết thêm, hiện cà phê sách có 5-6 nhân viên để duy trì hoạt động, tuy nhiên doanh thu từ cà phê sách vẫn chưa đủ để mô hình này có thể tự đứng mà vẫn cần sự đầu tư liên tục từ công ty.


"Mục tiêu lớn của cà phê sách vẫn là gia tăng nhu cầu đọc sách đang ngày càng mỏng dần vì hiện có quá nhiều phương tiện thay thế sách. Vì vậy, thật khó để cà phê sách có doanh thu tự nuôi mình như một hoạt động kinh doanh thông thường"-Huyền giải thích. Với Phương Nam và gần 10 cà phê sách thương hiệu "Book café PNC", không phải cà phê sách nào cũng "trụ" được.

Cửa hàng trưởng cà phê sách PNC ở 2A Lê Duẩn, bà Phạm Thị Tuyết Nga, cho biết, trong số những cà phê sách của PNC,  chỉ có tại 2A Lê Duẩn là tương đối ổn định về mặt doanh thu. "Những địa điểm khác vẫn chưa có doanh thu ổn định đâu anh ạ và cũng rất khó để có được như ở 2A Lê Duẩn vì vị trí thuận lợi. Mặt khác, PNC cũng muốn thông qua hệ thống cà phê sách để làm mới mô hình nhà sách của mình chứ chưa đặt mục tiêu doanh thu, đồng thời cũng mới đi vào hoạt động nên cũng phải bù lỗ"-bà Nga giải thích.



Kế hoạch kinh doanh bánh kem
Kế hoạch kinh doanh bảo hiểm
Kế hoạch kinh doanh bán hàng qua mạng
Kế hoạch kinh doanh bán hàng hoàn hảo
Kế hoạch kinh doanh cửa hàng thời trang
Kế hoạch kinh doang bida cực hữu ích


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý