Nhìn chung, đây chắc chắn không phải là công việc dành cho những bạn thích làm việc theo khuôn mẫu, không quen với những sự phá cách.
Lợi nhuận ban đầu có thể chưa cao
Vì loại mặt hàng kinh doanh rất đặc biệt, không thể lưu trữ trong thời gian dài nên việc kinh doanh shop hoa tươi thật sự là một nghề có nhiều rủi ro, mưa nắng thất thường.
Bạn nên lưu ý “đi tắt đón đầu” những sự kiện, ngày lễ quan trọng trong năm như Hiến chương nhà giáo, Lễ tình nhân, Ngày Quốc tế phụ nữ, Lễ tốt nghiệp… đó là những dịp mà theo người kinh doanh sẽ kiếm được rất nhiều lợi nhuận. Nguồn lợi thu được trong những ngày này sẽ bù đắp lại phần nào cho những ngày không may bị “ế”.
Hãy chịu khó tìm tòi, nghiên cứu thêm một chút về các loài hoa, ý nghĩa cũng như cách trình bày chúng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hãy luôn làm ngạc nhiên khách hàng của mình!
Bên cạnh đó, bạn cần phải hiểu được thị trường hoa mà mình nhắm đến, chú ý xem liệu mình có đủ sức đảm đương hay không. Đó là điều rất quan trọng.
Kinh doanh hoa tươi - cơ hội chia đều cho tất cả
|
|||||
Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh hoa tươi bạn cần có niềm đam mê, có năng khiếu thầm mỹ và đôi bàn tay khéo léo, bên cạnh đó là đầu óc tính toán, kinh nghiệm thực tế
Nếu bạn đang có một số vốn vừa phải khoảng độ 50-70 triệu đồng, không muốn gửi tiền nhàn rỗi trong ngân hàng mà muốn kinh doanh nhỏ kiếm thêm thu nhập, thì mở một shop bán hoa tươi có thể là một gợi ý hay cho bạn. Kinh doanh hoa tươi có thể là một nghề “một vốn bốn lời” vào những dịp lễ tết, nhưng cũng có khi lại lỗ đậm vì ế.
Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh hoa tươi bạn cần có niềm đam mê, có năng khiếu thầm mỹ và đôi bàn tay khéo léo, bên cạnh đó là đầu óc tính toán, kinh nghiệm thực tế. Các chuyên gia cho rằng trước khi bước vào nghề kinh doanh hoa tươi, bạn nên dành ba năm tích lũy kinh nghiệm thực tế. Bạn phải có những điều này thì việc quản lý hàng hoa mới tốt.Dựa trên kinh nghiệm thực tế của một số chủ shop kinh doanh hoa tươi thành công, có thể đúc kết thành một quy trình với những bước đi cơ bản sau: Bước 1: Chuẩn bị kỹ năng và kiến thức cơ bản về hoa
Rất nhiều chủ shop đến với nghề bắt nguồn từ tình yêu và niềm đam mê với hoa. Song bên cạnh niềm đam mê, bạn cũng cần phải có sự am hiểu và những kỹ năng nhất định về nghề này. Một điều quan trọng nữa với những người kinh doanh hoa là phải có năng khiếu thẩm mỹ và đôi bàn tay khéo léo.
Tốt nhất là bạn nên học một khóa dạy cắm hoa cơ bản hoặc phụ việc cho một shop hoa tươi để nắm rõ có bao nhiêu loại hoa, tên hoa, xuất xứ, mùa hoa, cách giữ hoa tươi lâu, cách cắm hoa theo các phong cách mới cũng như xu hướng thay đổi thường xuyên của khách hàng. Càng chuẩn bị kỹ khâu này, bạn càng bớt đi những bỡ ngỡ và tránh được những rủi ro khi khởi nghiệp.
Bạn có thể phụ việc cho các cửa hàng hoa để lấy kinh nghiệm trước khi bắt đầu kinh doanh hoa thực sự Bước 2: Khảo sát thị trường
• Khảo sát các cửa hàng hoa hiện có tại khu vực bạn dự định mở shop để nghiên cứu, so sánh cách bài trí cửa hàng, giá bán, lượng khách. Điểm gì bạn cần học tập và điểm gì bạn có thể cải tiến để tạo sự khác biệt cho cửa hàng của bạn? (Hoa đẹp hơn? tươi hơn? rẻ hơn? giao hàng miễn phí? thái độ phục vụ tốt hơn? phong cách bó hoa hay cắm hoa đẹp hơn?,…) • Tìm hiểu nhu cầu về hoa tươi trên thị trường hiện nay: có nhu cầu lớn nhất về hoa tươi trong những dịp nào, phong cách cắm hoa nào được người tiêu dùng ưa thích nhất, cách thức mua hoa nào được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn cả (điện hoa, mua hoa trực tuyến, qua điện thoại hay mua hoa trực tiếp tại cửa hàng).Tìm hiểu kỹ vấn đề này sẽ giúp bạn phân chia vốn kinh doanh một cách hợp lý nhất. • Tìm hiểu cách người tiêu dùng bỏ tiền ra mua hoa: bao nhiêu % mua hoa để tự thưởng thức, bao nhiêu % mua để làm quà biếu tặng. Số lượng tiền trung bình mà khách hàng bỏ ra để mua hoa? Thực hiện tốt những khảo sát trên là bạn đã có được một bức tranh phác họa ban đầu về nghề này và có thể có được định hướng kinh doanh cho riêng mình. Bước 3: Lên kế hoạch phân phối vốn đầu tư
Dựa trên nguồn vốn dự trù của mình, bạn phải cân đối và lên một bản kế hoạch thật chi tiết về việc phân bổ nguồn vốn đầu tư: chi phí thuê cửa hàng, chi phí dành cho việc tu sửa hoặc trang trí cửa hàng, chi phí mua nguyên phụ liệu (các loại giấy gói, kim tuyến, ruy băng, nơ, sơn, bình, lẵng hoa,…), chi phí dành cho việc nhập hàng, chi phí thuê nhân công (nếu có),… Về vấn đề này, chị Kim Liên, chủ tiệm hoa tươi trên đường Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh chia sẻ: “Với 50 triệu đồng trong tay, tôi đã tính rất kỹ các khoản phải chi để có một shop hoa tươi do mình làm chủ. Trong đó, 9 triệu đồng để thuê, đặt cọc mặt bằng (khoảng 3 triệu đồng/tháng cho 12m2). Tiền mua nguyên vật liệu và đặt thợ làm khung sắt, kệ trưng bày hoa. Số tiền làm vốn để lấy hoa khoảng 2-3 triệu đồng/ngày và còn lại để dự phòng. Quan trọng nhất là tìm được nguồn cung ứng hoa trực tiếp, có giá hợp lý và có đủ hàng vào các dịp cao điểm như lễ tết. Hiện tôi đặt hoa qua một công ty kinh doanh hoa có nhà vườn tại Đà Lạt. Nhiều khi tôi cũng lấy hoa ở chợ đầu mối Hồ Thị Kỷ...".
Bước 4: Thuê mặt bằng, tìm nguồn cung ứng
Về địa điểm kinh doanh, bạn nên chọn những khu vực đông người qua lại như ngã tư, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, văn phòng, rạp chiếu phim, nhà văn hóa,... Mặt bằng kinh doanh không cần lớn, chỉ khoảng dưới 30m2 là đủ.
Về mối cung cấp hoa tươi, bạn có thể tham khảo một vài mối lấy hàng thông qua kinh nghiệm của các chủ shop hoa tươi tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:
- Tại Hà Nội: với các loại hoa thông thường, bạn có thể mua trên chợ Quảng Bá, chợ hoa Mai Dịch hoặc tìm nguồn cung cấp tại các huyện vùng ven như: Tây Tựu - Minh Khai - Từ Liêm; Mê Linh - Vĩnh Phúc... Đặc biệt hiện nay hoa hồng Sapa rất đẹp và rẻ, bạn nên tìm hiểu mối hàng này. Các loại hoa ôn đới đắt tiền thì không nên mua ở đây vì giá cả đắt và chất lượng không được đảm bảo lắm. Các loại hoa đặc biệt (ly, hồng môn,…), bạn có thể tìm đến các nhà buôn hoa nằm trên phố Đội Cấn, bên dãy số lẻ, gần Kho bạc nhà nước. - Tại TP Hồ Chí Minh: bạn có thể nhập hoa tươi từ ba nơi cung cấp hoa sỉ là các chợ đầu mối Hồ Thị Kỷ (Lý Thái Tổ, Q.10), Đầm Sen (Lãnh Bình Thăng, Q.11) và Hậu Giang (Hậu Giang, Q.6), các vườn hoa tại đường Trần Phú (Q.5), Thủ Đức,… Bước 5: Tìm nguồn khách hàng
Khâu này rất quan trọng bởi vì khách hàng chính là những người quyết định cửa hàng của bạn kinh doanh có hiệu quả hay không. Để khách hàng biết đến thương hiệu của mình, bạn không nên ngồi chờ khách mà phải chủ động tìm khách hàng tiềm năng, bởi hoa tươi có đặc điểm là không bảo quản được lâu (chỉ khoảng 4-5 ngày), nếu không tự vận động cửa hàng bạn sẽ phá sản. Bạn cần suy nghĩ để tìm phương án trả lời tốt nhất cho các câu hỏi: Làm thế nào để khách hàng biết đến bạn nhiều hơn? Phát tờ rơi? Đăng báo quảng cáo? Đi tiếp thị trực tiếp đến khách hàng tiềm năng (công ty, nhà hàng, khách sạn, nhà văn hóa, cửa hàng, nơi cho thuê áo cưới, các công ty tổ chức sự kiện, hội chợ, triển lãm,...). Có nên làm website giới thiệu về sản phẩm các mẫu hoa tươi, hoa lụa của bạn không? Có cần in namecard hay gửi thư ngỏ giới thiệu dịch vụ của bạn tới khách hàng tiềm năng không? Theo anh Nguyễn Đình Quang chủ cửa hàng hoa tươi “Những chàng trai” trên đường Nguyễn Tri Phương (Quận 10, thành phố Hồ chí Minh), người đã có hơn 10 năm làm nghề: “Ngoài việc dựa vào hình thức giới thiệu truyền miệng thì cửa hàng bạn nên sử dụng các kênh để giới thiệu sản phẩm như các studio áo cưới, tham gia những chương trình như triển lãm cưới, vô tình những khách hàng đã nghe đến thương hiệu cửa hàng mình lại có dịp tận mắt thấy sản phẩm thật thì họ tin tưởng thêm một lần nữa,…”. Bước 6: Chuẩn bị mở shop • Trước nhất, bạn nên tìm hai nhân viên biết việc để phụ giúp bạn cắm hoa và đi giao hàng cho khách hàng mỗi khi có yêu cầu.
• Thứ hai, trang trí cửa hàng sao cho thật bắt mắt và thu hút khách hàng. Bạn liên hệ với các cửa hàng cung cấp sắt nội thất để đặt các kệ, lẵng hoa đặt trong cửa hàng. Bạn cũng nên tính đến việc triển khai các dịch vụ đi kèm như gói, giao quà tặng tận nơi, các phụ kiện đi kèm, kết hoa cưới, làm hoa trang trí phòng tiệc,… Và có những lúc “cháy hàng”, tôi cũng không thể lấy hoa kém chất lượng bán cho khách. Do đó tôi phải đi mua lại ở những nơi khác (ngoài mối cung cấp quen) với giá cao hơn. Ngược lại, tôi sẽ có thêm một số nguồn cung hoa vào những thời điểm gấp. • Khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là bạn phải chuẩn bị giấy gói hoa, ruy băng, hạt nhựa, dây kim tuyến, súng bắn keo, thiệp chúc mừng. Bạn có thể đặt các cơ sở sản xuất đồ gỗ, mây tre đan làm các lẵng hoa với các hình dáng kích cỡ khác nhau bằng chất liệu gỗ, mây tre cho thêm phong phú. • Nếu làm ăn lâu dài, bạn cũng nên lập một website giới thiệu về cửa hàng và các sản phẩm, dịch vụ đi kèm… Website sẽ giúp sự nhận dạng thương hiệu của shop bạn tốt hơn. Bước 7: Quản lý và vận hành cửa hàng Bạn nên cắm một số mẫu hoa tiêu biểu để trưng bày trong cửa hàng để khách dễ quan sát lựa, chọn. Hoa nên được thay mới liên tục 4-5 ngày/lần. Còn nếu làm web thì phải đăng các mẫu hoa lên đó, rồi làm album giới thiệu từng kiểu hoa, loại hoa để khách lựa chọn dễ dàng (hoa cưới, hoa sinh nhật, hoa cô đâu, hoa tang lễ, hoa hội nghị, hoa phòng tiếp tân, hoa chúc mừng,…). Vào lúc thưa khách, bạn nên giao cho nhân viên làm các phụ kiện trang trí hoa như kết nơ, xâu hạt, trang trí lẵng cắm hoa, cập nhật thông tin về các phong cách cắm hoa mới để tránh lãng phí nguồn lực. Những bí quyết để kinh doanh hoa thành công - Tận tình phục vụ khách hàng. Cô Nguyễn Thị Ngọc Hoa - chủ 2 shop hoa tươi Gerbera ở Nguyễn Biểu (Q.5) và Huỳnh Văn Bánh (Q. Phú Nhuận - TPHCM) chia sẻ: “Vì shop của riêng mình, tôi vừa là chủ, vừa là nhân viên bán. Công việc mỗi ngày khá tất bật: 7 giờ sáng, shop đã phải tươm tất với những bó hoa, giỏ hoa rạng rỡ, bắt mắt. Những giỏ, bình hoa được bó, cắm sẵn trong shop phải được liên tục đổi kiểu mỗi ngày, thậm chí 2 lần/ngày. Cái khó là shop phải thể hiện được style (phong cách) cắm hoa độc đáo, hiện đại, phục vụ theo đúng "gu" mà khách muốn: trang nhã hay nhiều màu sắc rực rỡ, cầu kỳ hoặc giản dị... Đau đầu nhất là vào những ngày cao điểm: 14/2, 8/3, cuối tuần, khách đông, yêu cầu gấp gáp, mình phải đáp ứng hết mức có thể để giữ chân khách. Vào những lúc đó, tôi phải kiếm người phụ việc thời vụ, kể cả việc nhờ những bác xe ôm gần shop đi giao hoa cho khách. Tôi không ngại nhận những yêu cầu giao hoa tại các quận vùng ven, ngoại thành, thậm chí sẵn sàng phục vụ cho những người mang hoa đến nhờ cắm, vì làm dịch vụ này rất cần tiếng lành đồn xa". Anh Nguyễn Đình Quang, chủ cửa hàng hoa tươi “Những chàng trai” trên đường Nguyễn Tri Phương (Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh) cũng cho biết: “Để thu hút khách hàng, sản phẩm của chúng tôi phải tốt hơn những sản phẩm tại nơi mà khách hàng tương lai đang sử dụng: cắm đẹp hơn, nhanh hơn hoặc có thể được thì giá cả rẻ hơn. Nếu ngày ít khách, chúng tôi còn tư vấn cho khách hàng cách chăm sóc để hoa tươi lâu. Mặt bằng kinh doanh không phải là yếu tố quan trọng nhất mà là sản phẩm của mình phải như thế nào để khách hàng tin tưởng. Đa số khách hàng đều đặt hàng qua điện thoại. Nếu ai đó đặt lẵng hoa tặng mẹ, khi mẹ họ nhận được lẵng hoa và khen đẹp thì chắc chắn họ sẽ là khách hàng lâu dài của tôi. Hơn nữa, có thể anh chị em, bạn bè của người đó cũng sẽ là khách hàng tương lai”. - Linh hoạt trong kinh doanh: hãy chú trọng phát triển kinh doanh hoa theo mùa, nhờ vậy hoa sẽ đẹp và giá sẽ rẻ hơn. Ví dụ, mùa hoa hồng nhiều thì nên thiết kế nhiều mẫu hơn cho hoa hồng, tương tự với các mùa hoa ly, hoa lan. Nếu đang mùa hoa ly mà khách hàng đòi hoa hồng thì hãy đóng vai nhà tư vấn cho họ vì không phải khách hàng nào cũng am hiểu về hoa, họ không biết hoa hồng đắt hơn hoa ly và không được đẹp mấy khi trái mùa,... - Không ngừng sáng tạo. Làm shop hoa mà không sáng tạo kiểu dáng cắm, bó hoa, bạn sẽ khiến những khách hàng thân quen thấy chán. Cũng bấy nhiêu bông hồng, ly ly, cúc trắng trong một bình hoa, nhưng nếu chịu mày mò, bạn có thể cắm được nhiều kiểu khác nhau, "hợp nhãn" người đang yêu, người cao tuổi... Anh Nguyễn Đình Quang, chủ cửa hàng hoa tươi “Những chàng trai” chia sẻ: “Để có một giỏ hoa, bó hoa đẹp, phụ liệu chiếm 20%. Tôi phải đi “săn” chúng ở nhiều nơi” Cô Nguyễn Thị Ngọc Hoa cũng kể lại những trải nghiệm đáng nhớ trong nghề: “Tôi có một vài vị khách nam giới khá đặc biệt: dành l - 2 triệu đồng/tháng để đặt hoa hằng tuần tặng người yêu. Mỗi lần giao hoa theo đơn đặt hàng này, tôi phải gây bất ngờ cho người được tặng: Khi thì hoa được cắm trong nồi đất, lúc lại được cắm trong nón lá, giỏ cói, quang gánh nhỏ... Từ những góp ý, gợi mở của khách, mình có thể điều chỉnh hướng cắm, bó hoa, sao cho sản phẩm "đời" nhất”. - Kinh doanh dịch vụ ăn theo. Để có thể phát triển, tăng thêm lợi nhuận, shop hoa tươi cần theo hướng "không chỉ có hoa tươi mà còn cung ứng cả dịch vụ gói, giao quà tặng, kết hoa cưới, hoa bài trí sân khấu, tiếp tân cho công ty...". Đặc biệt, một số cửa hàng hoa còn tận dụng một số bông hoa hết tươi để chế biến thành hoa khô. Hoa khô sẽ được kết hợp với dây thừng, giấy, ruy băng, keo, sơn, kim tuyến... để làm thiệp thủ công, bày bán thêm cho khách. Những sản phẩm, dịch vụ "ăn theo" trên sẽ làm cho shop của bạn thêm phong phú. Tất nhiên, để cung ứng tốt những dịch vụ đó và được khách tín nhiệm, bạn sẽ phải bỏ công rất nhiều, vì "nghề chơi cũng lắm công phu". - Có chính sách chăm sóc khách hàng thật tốt. chuyển hoa tận nơi, giảm giá với khách hàng quen, miễn phí thiếp gửi kèm và có các thông tin hỗ trợ khách hàng như cách cắm hoa tươi lâu, cách trồng cây cảnh trong nhà,... |
Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp là phải lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường (market research) và tính khả thi của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày (day-to-day operation management) khi bắt tay vào thực hiện các ý tưởng kinh doanh đó.
Trong thời kỳ chuyển đổi các mô hình tổ chức và thành lập mới, các doanh nghịêp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp này còn chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian.
Bài viết này xin đưa ra một vài ý kiến tham khảo về sự cần thiết và các yêu cầu của một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.
Tr��ớc hết, nói về sự cần thiết về việc lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng giống như bản đồ cho bạn đi du lịch một nước nào đó vậy. Một câu nói thường ngày của các nhà kinh tế và quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp là: "If business fails to plan, it plans to fail" (Nếu doanh nghiệp thất bại trong việc lập kế hoạch, thì doanh nghiệp đã lập kế hoạch cho sự thất bại rồi đó). Câu nói này bao trùm tất cả mọi ý nghĩa của sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh.
2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals): Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?
Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)
3. Nghiên cứu và phân tích thị trường: Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào...
Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn.
4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis): một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.
Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.
5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.
6. Lên kế hoạch marketing: Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.
Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) - target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới) - position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.
7. Lập kế hoạch vận hành: Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.
8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người: Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.
9. Kế hoạch tài chính: Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nhân cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn.
Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.
10. Kế hoạch thực hiện: Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.
Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.
Cuối cùng, khi khởi sự một doanh nghiệp, các doanh nhân thường dành hết thời gian cho công việc. Nhưng còn cuộc sống riêng của mình thì sao? Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân. Khi bạn kết hợp tất cả các mục tiêu kinh doanh của bạn lại với nhau, bạn cũng nên nghĩ đến việc kết hợp cả cuộc sống cá nhân của bạn vào kế hoạch này, và đó chính là động lực lớn nhất để đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác.
Bí quyết lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh thức ăn nhanh
Kế hoạch kinh doanh ăn uống
Kế hoạch kinh doanh du lịch
Kế hoạch kinh doanh bánh kem
Kế hoạch kinh doanh bảo hiểm
(st)