Nghĩ về kế hoạch kinh doanh, qua hai giai đoạn: giai đoạn tìm hiểu thực tế và giai đoạn phân tích. Giai đoạn tìm hiểu thực tế phải mất nhiều thời gian. Việc phân tích không mất thời gian lâu, nhưng nó dễ bỏ qua và hồ nghi nếu bạn chỉ trích nó
Để phân tích kế hoạch kinh doanh, bạn nên ngồi im lặng và tìm kiếm cẩn thận các giải pháp cho các sự cố. Nếu bạn cảm thấy bạn không có đủ thông tin để thực hiện các quyết định, hãy thu thập nhiều thông tin hơn. Nếu bạn không chắc giá cá của một mặt hàng nào đó, hoặc các sản phẩm có sẵn, hãy điều tra về chúng. Nhớ rằng mọi thứ điều không được biết đến vào thời điểm bạn phác tháo kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn để xác định khi bạn bận rộn điều hành dịch vụ thiết kế Web. Hoạch định mọi thứ bạn có thể gặp để trình những rắc rối về sau.
Một số người rất hay trong việc tạo các viễn cánh tăm tối, và những người này đều vị trí của họ khi bạn đang hoạch định việc kinh doanh của bạn. Tuy vậy, tôi không đề xuất rằng bạn phải đặt một tỷ lệ phân tích về kế hoạch kinh doanh của bạn cùng với “sự trợ giúp” của bất kỳ ai hoặc bạn có thể không đi xa hơn. Suốt trong các giai đoạn đầu của việc phát triển kế hoạch kinh doanh, hãy cân nhắc những gì có thể xảy ra nếu một ai đó bắt đầu đâm thọt vào các ý tưởng của bạn. Có nhiều khả năng bạn sẽ bảo vệ hơn là tiếp nhận bất kỳ vấn đề nào và bạn sẽ cố bảo vệ các kế hoạch của mình với kiến thức hiện hành thay vì thực hiện một vải sự nghiên cứu để cung cấp các giải pháp cụ thể. Ví dụ, có người có thể hỏi hoặc sẽ có đủ một yêu cầu về công việc thiết kế Web trong lĩnh vực của bạn vào năm đầu tiên điều hành. Thay vì từ chối thẳng thừng khả năng này, bạn nên hợp tác về sự tình cờ có được trong kế hoạch kinh doanh và quyết định cách bạn sẽ đền bù (Web chủ, các lớp học huấn luyện, ấn bản nến desktop, hoặc các dịch vụ khác). Sau cùng, bạn nên chống lại sự cám dỗ này để phản ứng lại các câu hỏi đã đế xuất và thay vào đó là sự trung thực đánh giá kế hoạch của mình.
Sau khi kế hoạch kinh doanh của bạn được phác thảo, sẽ có đủ thời gian để trình nó cho những người xung quanh. Bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn để lắng nghe và có nhiều phản ứng hơn để đề xuất nếu bạn có một kế hoạch cụ thể và đầy đủ. Đầu tiên, bạn nhờ người thân trong gia đình góp ý và sau đó mời các nhà phê bình phân tích kế hoạch về các lĩnh vực bạn thiếu hay mang tính lừa bịp. Bạn sẽ không có tất cả các câu trả lời nhưng bạn sẽ có thời gian chuẩn bị để quyết định liệu xem sự cân nhắc của họ sẽ gây ra các sự cố thế nào tốt hơn dẫn đến sự thành công. Khi bạn nhận được một viễn cảnh mới từ những nhà phê bình lạc quan, hãy xem việc này ảnh hưởng thế nào đến kế hoạch kinh doanh của mình, và tiến hành bất kỳ sự chỉnh sửa nào cần thiết.
Tài nguyên trực tuyến cho các kế hoạch kinh doanh có nhiều tham khảo hay mà bạn có thể dùng giúp bạn tạo một kế hoạch kinh doanh đối với một nhân viên cho vay, hoặc dùng như là một công cụ bán. Đây là các tài nguyên trực tuyến giúp bạn khởi đầu.
Từ trang chính của Nolo, dùng search engine để tìm “business plans”. (các kế hoạch kinh doanh) để xem nhiều chuyên mục hay Nolo là một nhà xuất bản sách tập trung vào các vấn đề luật pháp, vì thế web site của nó cũng cung cấp các chuyên mục nói về các chủ đề kinh doanh nhỏ và luật pháp.
Palo Alto Software, Inc là một công ty phấn mềm cung cấp các chương trình giúp bạn tạo kế hoạch kinh doanh riêng: Nếu bạn bối rối suy nghĩ để tạo một kế hoạch kinh doanh, công ty này cung cấp hàng trăm kế hoạch mẫu với các wizard tiếp theo dễ dàng để giúp bạn thực hiện tác vụ quản lý nhiều hơn. Nếu bạn có một gói phần mềm Business Plan Pro của Palo Alto, đừng vội vã qua định dạng “fill-in-the blank” (lấp đầy khoảng trống). Bạn nên xác định đủ thời gian để nó phát triển kế hoạch của bạn đầy đủ và tạo các chiến lược để dẫn bạn hướng về một kế hoạch kinh doanh thành công. Một kế hoạch kinh doanh là bản đồ lộ trình của bản tốt thành công, nhớ rằng bạn phải có đủ thời gian để tạo một bản đồ tốt.
Từ Web site của tạp chí Inc, dùng trường search để tìm nhóm từ “build a strong business plan” (tạo một kế hoạch kinh doanh mạnh). Phần “Build a strong Business Plan” là một cách để blueprint cho việc tạo kế hoạch kinh doanh của riêng bạn
Một dịch vụ one-stop cho các kế hoạch kinh doanh là một tài nguyên tốt để dùng khi cùng nhau thực hiện kế hoạch của bạn với các ý tường và thủ thuật hay.
Hãy nhớ rằng một kế hoạch kinh doanh là một công cụ sống động cho việc kinh doanh của bạn. Bạn không mong đợi để có tất cả các câu trả lời khi khởi đầu việc kinh doanh. Việc này khiến tôi mất hơn 2 năm để tạo kế hoạch kinh doanh của mình. (Tất nhiên, đồng thời tôi đang nhận các công việc thiết kế Web và thử nghiệm các sản phẩm lợi tức khác).
Đừng sợ khi cập nhật kế hoạch của bạn theo định kỳ khi phát hiện ra kế hoạch thông tin mới, và khi các tình huống thay đổi. Có những lần trong việc kinh doanh, tôi cảm thấy mất phương hướng hoặc tôi nhìn thấy việc kinh doanh thay đổi theo cách mà tôi nhận thức được. Vào lúc đó, tôi nhìn những gì thay đổi và liệu xem việc kinh doanh có mang đến lợi tức không. Vì đây thường là một sự thay đổi tích cực, tôi phân tích tác động thay đổi vào kinh doanh. Việc này chẳng có gì quá ghê gớm, chỉ là một sự kiểm tra thẳng thắn để chắc rằng việc thay đổi này là đúng và sẽ không ảnh hường đến khía cạnh khác của lĩnh vực kinh doanh.
Nếu bạn được yêu cầu trình bày một kế hoạch kinh doanh với nhân viên ở ngân hàng hoặc một vài mục đích khác, đây sẽ là một cơ hội công cụ đánh bóng mang tính tích cực hơn là một lời nói không bóng bẩy và trung thực về thực tế. Thực vậy, nếu bạn chủ động chuyển hướng sự việc như thế để xử lý chúng, có lẽ bạn sẽ không phải lo lắng với một nhân viên cho vay ở ngân hàng.
Nếu bạn cần một kế hoạch dùng như là một công cụ bán, tôi khuyến khích bạn nên có hai kế hoạch kinh doanh tách biệt. Một kế hoạch không nhấn mạnh để quảng cáo việc kinh doanh của bạn và kế hoạch kia nên là một bản đồ lộ trình, trung thực để dùng riêng cho bạn. Theo đánh giá của tôi là nếu bạn cảm thấy bị ép buộc đưa ra sự bóng bẩy trên kế hoạch kinh doanh (thường để gây ấn tượng với người nào đó chẳng hạn như một nhân viên ngân hàng), bạn nên bán cho người đó bằng cách dùng một phiên bản đánh bóng kế hoạch với tất cả những lời tán dương. Nếu bạn có thế mạnh trong việc tiếp thị hoặc biết cách tiếp thị, đây là lúc để dùng các kỹ năng đó. Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn dành riêng cho bạn hoặc dành cho những người khác không cần sự đánh bóng, bạn có thể dùng một kế hoạch kinh doanh “real” (thực). Đây sẽ là kế hoạch giúp bạn hoạch định không những cho việc kinh doanh lớn mà bạn mong đợi để thiết lập mà còn ngăn cản điều đó có thể xảy ra!
Vì có nhiều tài nguyên giúp bạn tạo một kế hoạch kinh doanh với nhân viên cho vay, hãy quan sát cách thiết kế một kế hoạch kinh doanh cho bản thân. Kế hoạch của bạn có thể chứa một số file trên một máy điện toán hay các dữ kiện của các giấy trong một file folder. Nhớ dán nhãn khi bạn hoạch định, vì thế bạn có thể tìm thấy nó dễ dàng khi xem lại hoặc cập nhật. Điều gì sẽ xảy ra nếu việc kinh doanh của bạn thật sự tồn tại - bạn vẫn có thể tạo một kế hoạch kinh doanh khác không?
Khi bắt đầu việc kinh doanh, tôi đang làm việc toàn thời gian cho một công ty Fortune 500. Vào những buổi tối ngày cuối tuần, tôi làm công việc thiết kế Web cho việc kinh doanh của tôi. Một thời gian sau, tôi không có cảm giác bị bắt buộc một kế hoạch kinh doanh đầy đủ. Việc thiết kế các Web site chỉ là một niềm vui, sự thách đố, nhưng đó không phải là khoản thu nhập quan trọng. Khi tôi quyết định mở rộng hoạt đông thiết kế Web thành một công viêc kinh doanh toàn thời gian, nó trở nên thiết yếu để biết rằng việc kinh doanh sẽ đi về đâu. May thay, tôi đã có một ý tướng về những gì mà thị trường thiết kế Web cần từ lúc hợp thông tin mà tôi có và tìm hiểu bất kỳ thông tin hay kỹ năng mà tôi chưa biết. Điều này sẽ giúp tôi xác nhận rằng tôi đang là một quyết định khôn ngoan khi khởi đầu dịch vụ thiết kế Web riêng của tôi. Những gì mà một kế hoạch kinh doanh đòi hỏi.
Bạn không thể tạo một kế hoạch kinh doanh vào một buổi tối khi đang ngồi tại bàn trong nhà bếp. Khi tôi phác thảo kế hoạch đầu tiên của mình, tôi mất nhiều tháng để nói về các hợp đồng hợp tác, tài nguyên và nhân sự. Tôi cũng đã gặp các nhà tuyển dụng, nói chuyện với những nhà đào tạo, tham dự các cuộc họp và đọc các ấn bản thương mại.
Bạn có thể tự hỏi bạn mất thời gian ở đâu để thực hiện tất cả việc nghiên cứu này mà không tốn một khoản thu nhập nào. Đừng tiến hành, nếu không có thu nhập - phải chi trả để tạo kế hoạch kinh doanh của bạn. Một phần nghiên cứu của tôi đã dẫn đến các hợp đồng. Khi bạn nói với các nhà tuyển dụng, bạn sẽ có thể tìm thấy một số hợp đồng nhỏ qua họ. Khi bạn nói với những nhà thiết kế Web, bạn có thể tìm thấy tiền ngắn hạn.
Mặc dù bạn sẽ kiếm được tiền suốt trong giai đoạn hoạch định, bạn nên mong đợi thực hiện chặt hơn, tốt hơn. Cho dù bạn cố gắng để duy trì tình trạng tài chánh thế nào, có thể có những lỗ trống về thu nhập khi gặp sự cố. Tuy vậy, bạn nên nghĩ đến việc tìm cách giải quyết trong lúc này và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh như là việc tham gia lớp đào tạo hoặc học cách điều khiển việc kinh doanh. Tôi biết rằng tôi có thể tham gia các lớp học về kinh doanh, nhưng tôi chọn việc học theo kinh nghiệm. Nếu bạn có gia đình, người thân, chính những người này sẽ bị tác động, hãy thảo luận kế hoạch của bạn với họ và nắm lấy các ý kiến đề xuất.
Sau đây là một số bí quyết về việc lập kế hoạch kinh doanh của một người rất yêu thích kinh doanh đã sưu tầm được muốn chia sẻ với mọi người.
Một, không lập kế hoạch?!
Sự thật, bạn có thể thấy: nhiều nhà đầu tư không quan tâm đến kế hoạch kinh doanh, và nhiều doanh nghiệp thành công không cần bất kỳ bản kế hoạch hoàn chỉnh nào.
Tuy nhiên, nói một cách chính xác, “không lập kế hoạch” nghĩa là “không đi theo lối mòn của giấy tờ, tài liệu” mà lập kế hoạch là những hành động thực sự. Thời gian bạn dùng để nghe những chuyên gia “tán hưu tán vượn” về những kế hoạch mông lung, thì nhiều doanh nghiệp khác đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch thực tế sát hợp với sự phát triển của doanh nghiệp họ. Vậy nên, lập kế hoạch thực sự là: lập kế hoạch quản lý doanh nghiệp tốt hơn, dẫn dắt công ty vượt qua trở ngại để hoàn thành những mục tiêu dài hạn.
Hai, “Kế hoạch kinh doanh” không chỉ là “kế hoạch”, mà còn phải gắn liền với “kinh doanh”
Và hai yếu tố cơ bản trong kinh doanh là:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Nếu buộc phải trình bày với một người thứ ba về kế hoạch kinh doanh (để xin vốn làm ăn chẳng hạn), thì mới cần bản kế hoạch dài và chi tiết. Nếu không, ta chỉ cần một bản kế hoạch đơn giản, ngắn gọn, tập trung vào tiến trình, hướng đi của doanh nghiệp để quản lý công ty hiệu quả, thành công.
Thay đổi một cách linh hoạt. Những kẻ có chủ trương chống lại việc lập kế hoạch kinh doanh tranh cãi rằng: lập kế hoạch làm giảm khả năng ứng biến linh hoạt của doanh nghiệp. Thực tế, một kế hoạch tốt giúp tăng khả năng thực hiện những thay đổi khi cần. Bởi vì bản kế hoạch cho bạn một cái nhìn tổng thể những mối liên kết rõ ràng trong hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, khi bán hàng không đạt kế hoạch, bạn có thể theo dõi lại dây chuyền hoạt động, để đưa ra điều chỉnh về chi phí cho hợp lý. Điều này đồng nghĩa với việc: kế hoạch kinh doanh giúp công ty thay đổi nhanh chóng, kịp thời.
Ba, thời kì mới của việc giải trình
Ngày nay, chúng ta làm việc trực tuyến thông qua kết nối internet trên máy vi tính. Chúng ta đi du lịch khắp thế giới để tìm cơ hội làm ăn. Chúng ta làm việc từ xa. Đó là xu thế thời đại.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra với trách nhiệm giải trình? Làm thế nào tính toán, đo lường, theo dõi hoạt động kinh doanh?... Thực tế thời đại này, bạn không thể ép buộc nhân viên phải trình diện trước mặt mình 8 tiếng/ngày. Mà, chỉ cần nắm rõ mọi việc được hoàn thành đúng kỳ hạn. Bạn phải chấp nhận sự thật là mọi việc sẽ được thực hiện từ xa, bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu.
Kết lại, mấu chốt của việc hoạch định kế hoạch: lập kế hoạch, giám sát, theo dõi tiến trình thực hiện. Đồng thời, thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với từng thời điểm, mà không cần phải gò nhân viên vào khuôn khổ xưa cũ.
Cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả
Ai cũng có thể biết rõ đó là bước đi đầu tiên cho một quá trình kinh doanh hiệu quả. Nhưng cách lập kế hoạch kinh doanh thì không phải ai cũng biết. Nhất là khi bạn chưa từng học qua một lớp kinh tế nào.
Bạn muốn quá trình kinh doanh của mình mang lại thật nhiều lợi nhuận, mang về nhiều lợi ích, cũng không muốn phí phạm quá nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch kinh doanh với những sách lược thật chi tiết và cụ thể. Vậy cách lập kế hoạch kinh doanh như thế nào là tốt nhất?
Chuẩn bị kế hoạch
Trước khi bắt tay vào viết kế hoạch kinh doanh, bạn cần thực hiện một số công việc chuẩn bị như tham khảo ý kiến về lập kế hoạch kinh doanh từ những lời khuyên của những công cụ có sẵn, những phương thức tiêu biểu; đồng thời thu thập và phân tích thông tin từ các nguồn bao gồm: các nhà cung cấp dịch vụ, đối thủ cạnh trang, các hiệp hội, doanh nghiệp cùng ngành.
Đặt ra các mục tiêu
Cách lập kế hoạch kinh doanh của bạn phải thể hiện được mục tiêu kinh doanh như một bức tranh rõ ràng. Trong đó, thể hiện đầy đủ các công việc bạn sẽ triển khai trong vòng vài năm tới. Trong cách lập kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải trả lời những câu hỏi: Bạn sẽ bán sản phẩm gì, dịch vụ gì , các nhóm khách hàng và yêu cầu của khách hàng mục tiêu là gì, bạn dựa vào cơ sở nào để khẳng định bạn sẽ thành công trong tương lai, yếu tố nào trong việc kinh doanh của bạn khiến khách hàng chọn bạn chứ không phải là đối thủ cạnh tranh. Và một câu hỏi cũng không kém phần quan trọng đó là bạn trông chờ kinh doanh sẽ đền đáp cho bạn những gì. Một khi bạn trả lời được những câu hỏi đó, bạn dễ dàng quyết định được các mục tiêu kinh doanh ngay khi nghiên cứu thị trường.
Một kế hoạch kinh doanh được sơ đồ hóa giúp chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư dễ nắm bắt
Kế hoạch quản lý
bạn cần trình bày ý tưởng kinh doanh sẽ được tổ chức và điều hành ra sao , những khả năng quản lý nào thì phù hợp. Cách lập kế hoạch kinh doanh của mỗi người khác nhau nên trong phần này một số sẽ đưa luôn những vấn đề về pháp lý liên quan, có khi còn có cả luật sở hữu trí tuệ, giấy phép kinh doanh hay những điều gì đó tương tự.
Kế hoạch tiếp thị
cách lập kế hoạch kinh doanh của bạn cần xác định được:
Bạn bán dịch vụ gì, sản phẩm gì: bạn bán gì cho khách hàng, vòng đời của sản phẩm như thế nào, có sản phẩm nào thay thế đã xuất hiện trên thị trường hay chưa, sản phẩm của bạn có đáp ứng được nhu cầu khách hàng hay không.
Thị trường mục tiêu: quy mô thị trường như thế nào, vị trí địa lý, xu hướng của người tiêu dùng.
Khách hàng: Họ là ai, lý do gì khiến họ sẽ mua sản phẩm của bạn.
Đối thủ cạnh tranh: Họ là ai, họ cạnh tranh trên khía cạnh nào của sản phẩm, dịch vụ.
Kế hoạch tiếp thị của bạn cần chỉ rõ chiến lược bạn sẽ sử dụng để thu hút người tiêu dùng, kế hoạch bạn giữ chân khách hàng. Trong cách lập kế hoạch kinh doanh bạn cần thể hiện được bạn sẽ quảng bá và xây dựng hình ảnh kinh doanh của mình như thế nào.
Kế hoạch hoạt động
Bản kế hoạch kinh doanh của bạn cần thể hiện được các vấn đề hoạt động:
Con người: Nhân viên của bạn là ai, ai sẽ xúc tiến ý tưởng kinh doanh này.
Các quy trình: Những thủ tục và hệ thống nào phù hợp, quy trình sản phẩm đến tay người dùng như thế nào.
Nhà cung cấp: Ai sẽ là nhà cung cấp sản phẩm cho công việc kinh doanh của bạn, giá cả thế nào, chất lượng tốt không.
Thiết bị và công nghệ: Ai cung cấp, ai điều hành, lợi ích mang lại có lớn hơn?
Trụ sở: Bạn kinh doanh ở chỗ nào, vị trí, giá cả, và có thể là cả phong thủy vào đó nữa.
Kế hoạch tài chính
Bản kế hoạch kinh doanh cần thể hiện:
Bạn cần bao nhiêu vốn để hiện thực ý tưởng kinh doanh?
Các phân tích tài chính trong vài năm tới.
Nguồn tài chính là ở đâu?
Kế hoạch hành động
Nhiệm vụ cụ thể cần được tiến hành để thực hiện kế hoạch kinh doanh, người chịu trách nhiệm là ai.
Chúc các bạn kinh doanh thành công !
Kế hoạch không chỉ là một văn bản mà nó chính là “tấm bản đồ“ dẫn đường cho bạn trong kinh doanh. Tuy nhiên, kế hoạch chỉ là bước đầu tiên, trong quá trình áp dụng vào thực tế, bạn cần điều chỉnh cho phù hợp. Dưới đây là 10 sai lầm cần tránh trong việc lập kế hoạch kinh doanh:
1. Hiểu sai mục tiêu. Mục tiêu là vấn đề quan trọng mà bạn cần dành nhiều thời gian suy nghĩ và phân tích. Kế hoạch không chỉ là một văn bản mà nó chính là “tấm bản đồ" dẫn đường cho bạn trong kinh doanh. Tuy nhiên, kế hoạch chỉ là bước đầu tiên, trong quá trình áp dụng vào thực tế, bạn cần điều chỉnh cho phù hợp.
2. Triển khai kế hoạch từng bước. Kế hoạch kinh doanh là một tập hợp các mô-đun kết nối. Bạn nên bắt đầu từ bất cứ phần việc nào. Đó có thể là việc mà bạn quan tâm nhất, hoặc việc mang lại nhiều lợi ích nhất. Đây là chiến lược, ý tưởng, thị trường mục tiêu, dịch vụ kinh doanh, dự đoán, tầm nhìn, hay bất cứ điều gì, chỉ cần bạn bắt tay vào làm mà thôi.
3. Kết thúc việc làm kế hoạch. Nếu bạn thôi không lập kế hoạch nữa, doanh nghiệp của bạn cũng không tồn tại được lâu. Kế hoạch luôn phải tồn tại và được thay đổi để phản ánh thực tế tình hình kinh doanh.
4. Không công khai kế hoạch cho nhân viên. Kế hoạch cũng là một công cụ quản lý. Bạn chia sẻ với tất cả nhân viên những thông tin cơ bản về kế hoạch và mục tiêu kinh doanh, các thông tin như tiền lương và một số thông tin nhạy cảm có thể không công khai. Chia sẻ các mục tiêu và đánh giá, sử dụng kế hoạch để xây dựng tinh thần đồng đội và không khí làm việc bình đẳng. Điều này không đồng nghĩa với việc chia sẻ kế hoạch ra bên ngoài, ngoại trừ trong trường hợp bạn cần huy động vốn.
5. Nhầm tiền mặt với lợi nhuận. Có khác biệt rất lớn giữa hai khái niệm này. Chờ khách hàng trả tiền có thể làm tê liệt tình hình tài chính của bạn mà không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Xả hàng tồn kho có thể mang lại tiền mà không thay đổi lợi nhuận. Lợi nhuận là một khái niệm kế toán, tiền mặt là tiền trong ngân hàng. Hãy nhớ: Bạn không trả hóa đơn bằng lợi nhuận.
6. Tập trung quá nhiều ưu tiên. Bạn chỉ cần nhấn mạnh ba hoặc bốn ưu tiên là một kế hoạch có sự tập trung cao độ. Ba hoặc bốn điểm chính trong kế hoạch sẽ giúp bất kì ai hiểu được mục tiêu của bạn. Một kế hoạch liệt kê đến 20 ưu tiên vừa không tập trung, vừa gây khó khăn cho bạn khi thực hiện.
7. Đánh giá quá cao ý tưởng. Điều mang lại giá trị cho một ý tưởng kinh doanh không phải là bản thân ý tưởng mà là việc kinh doanh được xây dựng trên ý tưởng đó. Viết ra một kế hoạch kinh doanh cho thấy bạn đang xây dựng một doanh nghiệp dựa trên một ý tưởng tuyệt vời. Chỉ ý tưởng thôi không làm nên được một doanh nghiệp.
8. Bỏ qua các chi tiết nhỏ nhặt trong 12 tháng đầu tiên. Cụ thể là các vấn đề như tài chính, sự kiện quan trọng, trách nhiệm và hạn chót (deadline). Dòng tiền là quan trọng nhất nhưng bạn cũng cần chú ý vào các chi tiết khi phân công nhiệm vụ cho nhân viên, đặt các cuộc hẹn, chỉ rõ những nhiệm vụ phải hoàn thành và ai là người chịu trách nhiệm. Những chi tiết nhỏ nhặt này có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của công ty.
9. Quá tập trung vào chi tiết trong những năm tiếp theo. Bản kế hoạch kinh doanh không phải là sổ sách kế toán. Bạn có thể lập kế hoạch trong 5 năm, 10 hoặc thậm chí 20 năm, nhưng bạn không thể lập kế hoạch chi tiết kéo dài qua năm đầu tiên. Các chi tiết được liệt kê trong giai đoạn bắt đầu, sau này sẽ chỉ lãng phí thời gian của bạn.
10. Lập dự báo vô lý. Dự báo thu được lợi nhuận cao ngất ngưởng và nhanh chóng đồng nghĩa với việc bạn không có hiểu biết về chi phí thực tế.
Kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
Môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn.
Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp là phải lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường (market research) và tính khả thi của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày (day-to-day operation management) khi bắt tay vào thực hiện các ý tưởng kinh doanh đó.
Trong thời kỳ chuyển đổi các mô hình tổ chức và thành lập mới, các doanh nghịêp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp này còn chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian.
Bài viết này xin đưa ra một vài ý kiến tham khảo về sự cần thiết và các yêu cầu của một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.
Trước hết, nói về sự cần thiết về việc lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng giống như bản đồ cho bạn đi du lịch một nước nào đó vậy. Một câu nói thường ngày của các nhà kinh tế và quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp là: "If business fails to plan, it plans to fail" (Nếu doanh nghiệp thất bại trong việc lập kế hoạch, thì doanh nghiệp đã lập kế hoạch cho sự thất bại rồi đó). Câu nói này bao trùm tất cả mọi ý nghĩa của sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh.
Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề.
Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.
Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm mười nội dung cơ bản như sau:
1. Việc đầu tiên và quan trọng nhất là ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas): Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công. Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông.
2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals): Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?
Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)
3. Nghiên cứu và phân tích thị trường: Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào...
Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn.
4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis): một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.
Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.
5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.
6. Lên kế hoạch marketing: Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.
Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) - target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới) - position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.
7. Lập kế hoạch vận hành: Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.
8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người: Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.
9. Kế hoạch tài chính: Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nhân cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn.
Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.
10. Kế hoạch thực hiện: Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.
Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.
Cuối cùng, khi khởi sự một doanh nghiệp, các doanh nhân thường dành hết thời gian cho công việc. Nhưng còn cuộc sống riêng của mình thì sao? Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân. Khi bạn kết hợp tất cả các mục tiêu kinh doanh của bạn lại với nhau, bạn cũng nên nghĩ đến việc kết hợp cả cuộc sống cá nhân của bạn vào kế hoạch này, và đó chính là động lực lớn nhất để đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác.
Kế hoạch kinh doanh hiệu quả cẩm nang toàn tập
Kế hoạch kinh doanh Fast food
Kế hoạch kinh doanh đơn giản gặt hái thành công
Kế hoạch kinh doanh điện tử
Kế hoạch kinh doanh cà phê sách cực đỉnh
Lên kế hoạch cho năm mới thật hoàn hảo
(st)