Những thay đổi của cơ thể sau khi bỏ thuốc lá

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Những thay đổi của cơ thể sau khi bỏ thuốc lá

19/04/2015 02:41 AM
11,913


Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhưng bỏ thuốc lá không phải là việc dễ làm. Hãy tìm hiểu những hiệu ứng tích cực diễn ra với cơ thể để tăng thêm động lực từ bỏ thứ gây hại cho sức khỏe này.



PHẢN ỨNG TÍCH CỰC CỦA CƠ THỂ SAU KHI BỎ THUỐC LÁ

 

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhưng bỏ thuốc lá không phải là việc dễ làm. Hãy tìm hiểu những hiệu ứng tích cực diễn ra với cơ thể để tăng thêm động lực từ bỏ thứ gây hại cho sức khỏe này.

Một số người có thói quen hút thuốc lá cho rằng việc bỏ thuốc thậm chí là điều khó khăn nhất họ phải làm trong cuộc sống. Nhưng ai cũng biết thuốc lá sẽ hủy hoại cơ thể một cách dần dần từ bên trong và phá hủy sức khỏe. Muốn bỏ thói quen hút thuốc lá bạn cần phải có mong muốn cao độ, quyết tâm và cam kết thực hiện cụ thể.



Cơ thể của bạn có phản ứng rất nhạy bén với những gì khác thường xảy ra . Do đó, khi bỏ thuốc lá, cơ thể sẽ nhanh chóng phát đi những tín hiệu tích cực cho cơ thể.

· Trong vòng 20  phút: nicotine trong thuốc lá là thành phần gây nên tăng huyết áp và nhịp tim, dẫn đến tăng nguy cơ của một cơn đau tim. Trong vòng20 phút khi bạn bỏ thuốc lá, nhịp tim và huyết áp sẽ giảm xuống mức bình thường.

· Trong vòng 8 giờ: Nicotine và mức độ carbon monoxide trong máu giảm đáng kể. Nồng đọ ôxy trong máu  đã tăng trở lại mứcbình thường.

· Trong vòng 24 giờ: Giảm nguy cơ xảy ra cơn đau tim. Tất cả lượng Carbon monoxide và nicotine xâm nhập vào cơ thể qua thuốc lá đã bị loại khỏi cơ thể ( nhưng trong khoảng 24 h tồn tại trong cơ thể, nó đã hủy hoại sức khỏe của bạn dần dần).  Vị giác và khứu giác của bạn cũng nhạy bén trở lại sau khoảng thời gian này.

· Sau 48 giờ: Đây là thời điểm khó khăn cho những người cai thuốc lá, bởi sau 48 giờ, những người cai thuốc lá thường có cảm giác khô họng, ho, đau bụng, chếnh choáng, thậm chí nôn mửa và có thể hạ thân nhiệt.  Tuy nhiên, ở thời điểm này, cơ thể đã giảm nguy cơ tổn thương đối với phổi.

· Sau 72 giờ: Phế quản đã bắt đầu giãn ra và việc hít thở trở nên dễ dàng hơn

· Sau 2 tuần: hoạt động của phổi đã tăng30%, khiến việc lưu thông máu được cải thiện đáng kể.  Nhưng ở giai đoạn này, người có thói quen hút thuốc vẫn có cảm giác khó chịu, đau đầu, và lo lắng. Đó chính là nguyên nhân giải thích tại sao các loại thuốc chống trầm cảm rất cần thiết trong việc cai thuốc lá.

· Từ 1 đến 9 tháng: thể trạng của bạn đã được cải thiện rõ rệt: làn da bớt xám xịt và ít nếp nhăn hơn, các triệu chứng ho, khó thở, nghẹt mũi và mệt mỏiđều giảm. Lông mao trong phổi bắt đầu hoạt động tích cực  làm sạch phổi, do đó làm giảm rủi ro nhiễm trùng.
Sau một năm: nguy cơ mắc bệnh tim do nguyên nhân từ hút thuốc lá giảm hẳn một nửa so với thời điểm một năm trước đây.

· Sau 10 năm: nguy cơ đau tim và ung thư phổi giảm xuống mức bình thường như người chưa bao giờ hút thuốc lá. Nguy cơ ung thư miệng, vòmhọng, thực quản, bàng quang, cổ tử cung, tuyến tụyđều giảm.
Bỏ thói quen hút thuốc luôn là điều không dễ thực hiện dù bạn có áp dụng phương pháp gì. Tuy nhiên, nếu thực sự bỏ được thuốc lá là bạn đang giúp cho sức khỏe của chính bản thân mình và những người xung quanh để bắt đầu một cuộc sốngkhỏe mạnh.


ĐẨY LÙI CẢM GIÁC KHÓ CHỊU KHI CAI THUỐC LÁ


Những người cai thuốc lá đều thấy đói thuốc, thèm hút do cơ thể đã quen với lượng nicotine cao. Tuy nhiên, cảm giác cực kỳ thèm thuốc này thường chỉ kéo dài 1-5 phút. Vì vậy, hãy làm một cái gì đó (như uống nước, tập thở sâu) cho đến khi nó qua đi.

Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, cán bộ Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá cho biết, bỏ thuốc lá là việc không dễ dàng; nhưng chắc nhiều người sẽ quyết tâm cai nếu biết rõ cái lợi của nó; và lợi ích này xuất hiện rất nhanh sau khi ngừng hút. Chẳng hạn, chỉ sau 20 phút sau khi bỏ thuốc, huyết áp và mạch đập sẽ trở về bình thường, nhiệt độ tay chân tăng lên đến mức bình thường. Sau 8 giờ, mức CO và O2 trong máu cũng trở về trạng thái lý tưởng.

Sau 1 ngày ngừng hút, nguy cơ đau tim bắt đầu giảm. Sau 2 ngày, các đầu dây thần kinh bắt đầu hồi phục, khả năng ngửi và nếm được cải thiện. Sau 2 tuần đến 3 tháng, lưu thông máu sẽ tốt hơn, người bỏ thuốc đi bộ dễ dàng hơn; chức năng phổi được cải thiện, có thể tới 30%. Từ 1 đến 9 tháng, các cơn ho, ngạt mũi và khó thở sẽ giảm, các lông mao mọc lại ở phổi, giúp giữ màng và nhầy giảm bội nhiễm.

Bác sĩ Lâm cũng cho biết, sau 1 năm cai thuốc, nguy cơ tắc động mạch vành sẽ giảm một nửa so với người hút thuốc. Nguy cơ tử vong do ung thư phổi sẽ giảm một nửa sau 5 năm. Lúc này, nguy cơ đột quỵ ở người đã cai thuốc chỉ còn tương đương với người không hút.

Để đổi lấy những lợi ích đó, người cai thuốc phải chịu đựng nhiều triệu chứng khó chịu khi cai thuốc và tìm cách khắc phục. Một trong những biểu hiện hay gặp là cảm giác đầu bồng bềnh, mất tập trung, nguyên nhân có thể do thiếu nicotine trong máu. Do hút thuốc lâu ngày, bộ não của bạn đã quen làm việc với sự có mặt của nicotine, và bây giờ bạn phải tập làm việc không có chất gây nghiện đó một cách từ từ, đừng quá ép mình phải nỗ lực trong vài ngày. Bạn nên tập thể dục nhiều hơn, sắp xếp nhiều khoảng thời gian giải lao xen kẽ với công việc.

Sau khi ngừng hút thuốc, bạn sẽ bắt đầu ho. Đừng lo lắng, vì đây chỉ là phản xạ tự làm sạch của phổi. Hệ thống lông mao bắt đầu làm việc trở lại để đẩy đờm từ những phế quản nhỏ lên các phế quản lớn rồi được ho khạc ra ngoài. Bạn hãy nhấp từng ngụm nước ấm để làm giảm ho. Sau 1-2 tuần, triệu chứng này sẽ tự hết.

Bạn cũng sẽ phải đối phó với sự căng thẳng và cáu kỉnh khi lượng nicotine trong máu giảm. Điều này chứng tỏ thần kinh của bạn đang cố gắng đối phó với những thay đổi đó. Hãy đi bách bộ, ngâm mình trong nước ấm và làm vài động tác thư giãn hoặc nói chuyện với ai đó về cảm giác của mình, bạn sẽ lấy lại được sự cân bằng.

Khi hút thuốc, nicotine kích thích tế bào não khiến bạn có cảm giác hưng phấn. Lúc giã từ khói thuốc, cơ thể bạn đã quen "ăn sẵn" nên chưa thể tự sản xuất đủ các chất gây hưng phấn thay thế nicotine, vì vậy bạn sẽ cảm thấy trì trệ, buồn rầu. Tình trạng này sẽ được điều chỉnh dần. Trong thời gian quá độ, bạn hãy thực hiện các bài tập đơn giản như đi bộ nhanh 5-10 phút.

Khó ngủ cũng là triệu chứng thường gặp, do bộ não của bạn đang học cách làm việc không có nicotine. Nên ngâm mình trong nước ấm, uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ; có thể đọc cái gì đó hoặc nghe nhạc.

Triệu chứng làm nhiều người lo ngại nhất khi cai thuốc chính là tăng cân. Bạn sẽ nhanh đói bụng hơn vì chuyển hoá trong cơ thể đang trở lại bình thường; nhiều khi còn coi việc ăn uống là giải pháp "lấp chỗ trống" khi có cơn thèm thuốc. Để tránh tăng cân, bạn hãy ăn nhiều bữa nhỏ với thực phẩm ít năng lượng như cà rốt, quả mận..., uống thật nhiều nước và tập luyện nhiều hơn.

Thông thường việc bỏ thuốc có thể làm tăng khoảng 2 kg, nhưng không phải ai cũng béo lên. Ngay cả khi điều này xảy ra, bạn cũng đừng ngần ngại vì cái lợi mà bạn có khi từ bỏ được thuốc lá sẽ lớn hơn rất nhiều chút phiền toái về cân nặng mà bạn có thể dễ dàng khắc phục.


NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ KHI BỎ THUỐC


Bạn cần chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi về thể chất và nội tiết tố qua một số tác dụng phụ thường gặp khi bạn bỏ hút thuốc.


Thèm thuốc mãn tính
Thèm thuốc mãn tính

Ức chế cơn thèm thuốc lá dường như không thể khi cảm giác thèm thuốc tấn công bạn mạnh mẽ. Trong hầu hết các trường hợp, cơn thèm thuốc lá gia tăng về cường độ ngay sau khi bạn ngừng hút thuốc. Sự thèm thuốc bắt đầu phát triển vào giữa ngày thứ 2 và thứ 5 sau khi bạn bỏ hút thuốc; sau thời gian này, nó dần dần giảm bớt. Đây được cho là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình bỏ thuốc.

Chứng mất ngủ

Cần nhiều thời gian hơn cho giấc ngủ là một tác dụng phụ phổ biến của việc cai thuốc. Nhiều người hút thuốc phàn nàn về việc họ không ngủ đủ giấc khi đang cố gắng bỏ hút thuốc lá. Những lo âu và căng thẳng xuất hiện kèm theo do ngừng nicotine cũng được cho là nguyên nhân gây mất ngủ. Vấn đề này tồn tại trong khoảng tuần thứ 1 và thứ 3 của thời kỳ cai thuốc.

Mệt mỏi

Bạn có cảm thấy dường như bộ não của bạn ngừng làm việc sau khi bạn bỏ thuốc lá? Việc từ bỏ sự phụ thuộc vào nicotine là một quá trình khó khăn. Bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, ngay cả sau khi đã có giấc ngủ ngon.

Khó khăn trong việc tập trung, thị lực mờ, đau đầu; tất cả các triệu chứng thông thường này chỉ kéo dài trong một vài tuần. Nhưng trong trường hợp những triệu chứng này kéo dài sau 6 tuần bỏ hút thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì có thể có các nguyên nhân khác liên quan.

Chóng mặt

Chất nicotine trong khối thuốc lá làm tắc lưu thông của oxy đến não. Khi bạn ngừng tiêu thụ nicotine, não của bạn bắt đầu nhận được nhiều oxy hơn bình thường, có thể gây ra cảm giác chóng mặt. Hãy để cơ thể và não của bạn quen với việc thêm oxy nên phải mất một vài ngày và cảm giác ban đầu sẽ hết.

Ho hoặc triệu chứng như cúm

Đau đầu nặng, xoang, đau nhức là những triệu chứng tương tự như cảm cúm hoặc cảm lạnh, nhưng thực sự chúng có liên quan đến sự thay đổi trong hệ thống hô hấp. Nhiều người bỏ hút thuốc lá gặp phải các triệu chứng trên trong giai đoạn đầu khi vừa bỏ thuốc.

Hút thuốc tích tụ độc chất trên lông mao trong phổi. Môi trường không hút thuốc sẽ giúp làm sạch và kích hoạt lại lông mao và những cơn ho là một phần của quá trình làm sạch này. Tùy thuộc vào "khối lượng độc chất" trong phổi, các triệu chứng có thể kéo dài vài ngày đến vài tháng.


Tăng cân

Nicotine được cho là ngăn chặn sự thèm ăn, do đó, việc tăng cân sau khi bỏ hút thuốc rất phổ biến. Lý do chính cho việc tăng cân là thói quen thay thế thuốc lá bằng một cái gì khác. Nhiều người bỏ thuốc chọn thực phẩm ngọt cung cấp và đáp ứng ngay cơn thèm thuốc, trong khi một số người khác thay thế thuốc lá bằng một viên kẹo hoặc kẹo cao su, một trong hai cách làm tăng thêm calo dẫn đến tăng cân.

Tiêu hóa khó

Khi bạn bỏ hút thuốc, nicotine ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa bằng nhiều cách. Nhiều người bị khó chịu dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, IBS (hội chứng ruột kích thích) và chứng táo bón, có thể kéo dài từ một đến bốn tuần. Hãy tránh những thực phẩm gây đầy hơi như đậu, bông cải xanh, bắp cải và các bữa ăn nặng trong 3-4 tuần. Nên ăn thực phẩm tươi sống lành mạnh và uống nhiều nước.

Vấn đề về da

Trong quá trình bỏ thuốc, cơ thể của bạn bắt đầu loại bỏ các hóa chất gây hại và giải độc cho cơ thể. Trong quá trình làm sạch này, một số người có thể bị mụn trứng cá hoặc nổi mụn. Cơ thể tìm cách loại bỏ độc tố và sự xuất hiện của mụn trứng cá có thể là một trong những dấu hiệu cho quá trình này. Một số người có đốm mụn đỏ và ngứa như phát ban do căng thẳng. Vấn đề này có thể kéo dài đến một tháng.


Khó chịu

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình lại cảm thấy không như bình thường khi đã đoạn tuyệt với nicotine? Câu trả lời có thể "nấp" bên trong bộ não của bạn. Lý do bạn cảm thấy bị kích thích, khó chịu là do có sự thay đổi đáng kể trong tâm trí trong quá trình cố gắng thích nghi với môi trường không nicotine.

Những triệu chứng như mất ngủ, chuột rút, mệt mỏi cũng có thể làm tăng thêm áp lực làm bạn gắt gỏng. Nhưng với sự kiên nhẫn và một số chiến lược kìm chế sự tức giận, bạn có thể sẽ kiểm soát được tình hình.

Thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm

Hầu như tất cả những người hút thuốc thừa nhận rằng hút thuốc lá làm họ bình tĩnh trong tình huống căng thẳng, tuy nhiên sự thật lại mâu thuẫn. Cuộc chiến thực sự bắt đầu khi bạn không có nicotin và bạn không biết làm thế nào để đối phó với những thay đổi về hormon và thể chất mà cơ thể đang đối mặt trong quá trình từ bỏ thuốc lá.

Hãy là người chịu trách nhiệm trong cuộc sống của riêng bạn, hãy tìm ra cách để đối phó với sự căng thẳng. Việc nghiện thuốc lá rất dễ tái phát, hãy nhớ rằng cuộc hành trình để hồi phục và từ bỏ hút thuốc là một quá trình chông gai nhưng sẽ cho bạn một cuộc sống khỏe mạnh về sau.


TUY NHIÊN BỎ THUỐC LÁ CÓ MUÔN LỢI


Như chúng ta đã biết, thuốc lá gây ra đủ thứ bệnh. Bỏ thuốc lá, rất có lợi. Lợi cho thể xác, lợi cho tinh thần (và cả túi tiền chung của gia đình nữa, vì thuốc lá ngày càng lên giá).

Bỏ thuốc lá không bao giờ sợ đã quá trễ, còn bỏ làm gì nữa. Bỏ càng sớm lại càng lợi cho sức khỏe và phẩm chất cuộc sống.

Chắc chắn rồi, bỏ thuốc lá khiến chúng ta bớt bệnh tật và sống lâu hơn. Điều này đúng cả với trường hợp bạn đã hút thuốc suốt bao năm tháng, và hút nhiều. Người bỏ thuốc ít bị bệnh tim, tai biến mạch máu não, ung thư, bệnh phổi hơn người tiếp tục hút.

Nếu chúng ta đang bị một bệnh gây do hút thuốc lá, khi chúng ta bỏ thuốc, trong tương lai, dự hậu của bệnh cũng khá hơn. Thí dụ, người hút thuốc lá từng bị chết cơ tim cấp tính (heart attack), nếu bỏ thuốc, sẽ ít chết cơ tim cấp tính lần nữa hoặc mất mạng vì bệnh tim đến 25-50% so với người vẫn hút. Người hút thuốc rủi bị ung thư cũng vậy, bỏ thuốc, ít bị ung thư trở lại, ít xảy ra một bệnh ung thư loại khác nữa, và ít chết vì ung thư hơn.

Ngoài ra, bỏ thuốc, bạn cũng sẽ thấy kết quả tốt liền trước mắt. Cơ thể của bạn nồng nhiệt cám ơn bạn ngay phút bạn bỏ hút, và bắt tay vào việc sửa chữa các hư hoại do thuốc lá. Ngay trong ngày bạn giã từ thuốc lá, nhịp tim và áp huyết của bạn khá hơn, và các chất hóa học độc hại có trong khói thuốc bắt đầu rời cơ thể bạn. Rồi trong vòng vài tuần, sự tuần hoàn của máu trong cơ thể bạn khả quan, bạn không còn ho và khò khè nhiều như trước, đờm cũng thấy ít đi. So với người vẫn tì tì hút, người bỏ thuốc ít bị cảm, cúm, viêm ống phổi (bronchitis), sưng phổi (pneumonia) hơn.

Nếu bạn hút 20 điếu một ngày, và nay quyết chí bỏ hẳn, cơ chế sửa chữa trong cơ thể bạn sẽ xảy ra rất ngoạn mục.

Sau 2 tiếng đồng hồ, chất nicotine, tác nhân tai hại trong khói thuốc, bắt đầu rời cơ thể bạn.

Sau 12 tiếng, chất carbon monoxide, từ khói thuốc thấm vào máu bạn, đã hoàn toàn rời khỏi cơ thể bạn, máu bạn không còn bị chất carbon monoxide ức chế, sẽ mang dưỡng khí (oxygen) đến cho các cơ quan hữu hiệu hơn.

Trong vòng 1 tuần, bạn nếm thức ăn thấy ngon hơn, ngửi hương vị cuộc đời thấy nồng nàn hơn. Hơi thở, tóc, ngón tay, răng bạn sạch sẽ hơn, bớt mùi hôi. Sự tuần hoàn trong cơ thể bạn tiếp tục tiến triển theo chiều hướng tốt. Tất cả chất nicotine đã biến mất trong hệ thống cơ thể bạn, những triệu chứng khó chịu nhất do việc bỏ hút cũng dịu dần.

Trong vòng 1 tháng, niêm mạc lót lòng cơ quan hô hấp của bạn bắt đầu hồi phục và loại bỏ dần các đàm nhớt gây do thuốc lá. Mới đầu bạn sẽ ho ra đàm nhầy; đàm này có nhiệm vụ làm sạch phổi bạn, và giúp chống nhiễm trùng. Sau đó, bạn vui thấy mình ho ít đi. Nghẹt mũi, mệt mỏi, khó thở cũng giảm dần.

Sau 1 năm, nguy cơ chết cơ tim cấp tính và tai biến mạch máu não giảm và rồi giảm xuống thật nhanh trong vòng 2 đến 4 năm sau khi bỏ hút. Nguy cơ bị ung thư phổi cũng giảm, nhưng chậm hơn.

Sau 5 năm, nguy cơ tai biến mạch máu não của bạn xuống bằng với người không bao giờ hút thuốc.

Sau 10 năm, nguy cơ ung thư phổi của bạn chỉ còn bằng một nửa so người người vẫn hút thuốc. 

Sau 15 năm, nguy cơ bị bệnh hẹp tắc các động mạch nuôi tim (coronary artery disease) của bạn xuống ngang bằng với người không hút thuốc lá.

Ngoài ra, vì lý do nào đó, nếu cần được giải phẫu, một cơ thể không có khói thuốc lá sẽ lành nhanh hơn. Tương tự, rủi có bị ung thư, không có khói thuốc lá trong người bạn, bác sĩ dễ chữa bạn hơn, vì cơ thể bạn đáp ứng tốt với các cách chữa trị ung thư.

Sức khỏe tốt hơn là một trong những lý do vững nhất các bác sĩ dùng để khuyên bạn bỏ thuốc lá. Thêm vào đó, khi bạn nhất quyết ngưng hút, bạn cũng có thể thấy trước một cuộc sống nhiều phẩm chất hơn và một lòng tự hào đã bỏ được thuốc lá. Bạn cũng sẽ đỡ tốn tiền mua thuốc lá và tiền trả cho sự chữa trị các bệnh do thuốc lá gây ra.

Bỏ thuốc lá còn giúp môi trường trong gia đình bạn thành trong sạch trở lại, vợ con bạn hết hiểm nguy phải ngửi khói thuốc lá bạn thở ra, đồng thời, bạn làm gương tốt cho con cái, vì các cháu khi lớn lên ít hút thuốc nếu bố mẹ các cháu không hút. Phụ nữ mang thai đến tháng thứ 3 hay thứ 4, nếu nghỉ hút, vẫn còn kịp làm giảm nguy cơ cháu bé trong bụng ra đời thiếu cân.

Nếu nghỉ hút, muôn mối lợi sẽ đến với bạn. Vậy, xin hỏi, bạn còn chờ gì chưa quyết định bỏ thuốc lá?
 


BÍ QUYẾT BỎ THUỐC LÁ TRONG 30 NGÀY


Mọi năm có hàng triệu người trên khắp thế giới cố gắng bỏ thuốc nhưng đều thất bại. Một trong những nguyên nhân chính là do không thể tạo lập và làm theo một chương trình bỏ thuốc cố định. 30 ngày cũng đủ để bỏ thuốc nếu có một kế hoạch hợp lý.



 

Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè

Có sự hỗ trợ và khích lệ từ gia đình và bạn bè có thể giúp bạn quyết tâm rời bỏ chất gây nghiện này.

 Hãy cho mọi người thấy được quyết tâm bỏ thuốc của bạn và tham gia tích cực vào kế hoạch này.

Tuy nhiên, cần thông báo cho mọi người biết trong gian đoạn cai thuốc này bạn có thể sẽ rất nóng tính và dễ cáu gắt.

Tập thể dục

Cách tốt nhất để giảm sự thèm muốn thuốc là tham gia một chương trình vận động thường xuyên. Đi bộ hoặc tập thể lực cùng bạn bè để phân tán ý nghĩ về thuốc lá. Nhớ rằng tập thể dục còn giải tỏa stress và giúp phục hồi cơ thể sau nhiều năm ngập chìm trong khói thuốc. Lập kế hoạch tập tành hợp lý từ mức độ thấp lên cao. Tuy nhiên, cần đảm bảo tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bước vào quá trình tập luyện.

Thở sâu

Nhớ rằng bí mật của bỏ thuốc thành công nằm ở ý thức tự quyết và kiểm soát của chính bạn. Có một cách để đạt được điều này chính là thở sâu. Mặc dù có rất nhiều phương pháp hiệu quả và tác dụng khác, thở sâu còn có thể giúp thư giãn đầu óc và vượt qua những tình huống căng thẳng. Khi được thực hiện đúng phương pháp, động tác này sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu loại bỏ đi sự thèm muốn thuốc lá

Uống nhiều nước

Nước giúp xua tan chất nicotine và những chất hóa  học khác ra khỏi cơ thể và do đó, uống một lượng nước đầy đủ là cần thiết cho mỗi người hút thuốc. Bên cạnh đó, nước cũng giúp giảm sự thèm muốn thuốc bằng cách lấp đầy nhu cầu của miệng.

Liệu pháp thay thế nicotine

Ngày nay, rất nhiều bác sỹ khuyên dùng những liệu pháp thay thế nicotine như kẹo nicotine và cao dán để khắc phục tác hại của việc hút thuốc. Những liệu pháp này giúp kiềm chế cơn thèm muốn thuốc, qua đó giúp kiêng thuốc lá. Điều này giúp bạn dễ dàng thoát khỏi nghiện nicotine bởi làm giảm ham muốn hút.

Bỏ những vật dụng liên quan đến thuốc lá

Bất kỳ vật dụng nào làm bạn thèm thuốc như bật lửa, gạt tàn và bao thuốc nên được bỏ đi ngay lập tức bởi chúng có thể xúi giục và kéo bạn trở về thói quen hút thuốc cũ.

Giữ vững mục tiêu

Ngay khi đã có kế hoạch bỏ thuốc, hãy đề ra mục tiêu và chuẩn để phấn đấu. Bất cứ khi nào cảm thấy bị cám dỗ, hãy bình tâm và nhắc nhở mình giữ vững mục tiêu đã đề ra.

Tự nhắc nhở mình

Cuối cùng, nhớ rằng cách duy nhất bạn có thể làm là tự chủ. Nhắc nhở mình mỗi ngày về tác hại của thuốc và tự nói với bản thân rằng bạn có đủ mạnh mẽ để thoát khỏi sự cám dỗ của thuốc lá.


7 NGUYÊN TẮC VÀNG ĐỂ BỎ THUỐC LÁ

Thói quen hút thuốc lá làm cho sức khỏe của bạn ngày càng suy kém nhưng thật khó để từ bỏ dù bạn đã "thử" bỏ nhiều lần. Hãy dũng cảm làm lại một lần nữa theo những lời khuyên dưới đây.

Ra chỉ tiêu không hút thuốc trong 1 ngày

Đừng bắt đầu với một kế hoạch quá “hoành tráng” mà hãy thực hiện bỏ thuốc chỉ trong một ngày thôi và cố gắng thực hiện thành công. Ngày hôm sau, bạn lại tự ra chỉ tiêu sẽ nhịn thuốc đến hết ngày...

Chỉ với một ngày thì việc cai thuốc sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, nó sẽ không là thử thách quá lớn đối với bạn. Hãy tập trung tinh thần và mọi cảm xúc để thực hiện điều đó như một sự khởi đầu mới để có sức khỏe tốt hơn.

Mong đợi để được cảm thấy… khốn khổ

Lần đầu bỏ thuốc, bạn sẽ thấy cực kỳ khốn khổ, cáu kỉnh và chán nản. Nhưng thay vì trốn tránh, hãy mong chờ cảm giác khốn khổ đó. Sau một vài tuần, bạn có thể hay cảm thấy đói bụng, hãy chuẩn bị sẵn vài thứ đồ ăn vặt để “tạo việc làm” cho tay và miệng của bạn. Dần dần, bạn sẽ thấy mình kiểm soát cơn thèm thuốc dễ dàng hơn.

Loại bỏ những thứ liên quan đến thuốc lá

Khi giác quan của bạn cảm nhận được bất kỳ điều gì có liên quan đến việc hút thuốc lá của bạn, như là khói thuốc, cà phê, đốm lửa, gạt tàn... nó sẽ kích hoạt cảm giác thèm thuốc trên não của bạn. Hãy loại bỏ tất cả những điều đó ra khỏi phạm vi các giác quan của bạn trong quá trình bỏ thuốc.

Thuốc thay thế nicotine

Đó là loại thuốc chứa nicotin với hàm lượng thấp, được bào chế dưới dạng băng dán, viên ngậm, kẹo cao su hay thuốc hít... Loại thuốc này sẽ dần làm giảm cảm giác thèm thuốc của người nghiện thuốc lá.

Liệu pháp này sẽ đưa nicotine vào cơ thể bạn không qua con đường thuốc lá, nó sẽ khiến cơ thể bạn không bị đói nicotine đột ngột và cảm giác cũng không giống như khi bạn đang hút thuốc. Có tới 50% số bệnh nhân thực hiện phương pháp này đã thành công.

Thuốc giúp cai nghiện thuốc lá

Nếu bạn muốn cai nghiện thuốc lá bằng tân dược thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được thông tin về các loại thuốc cai nghiện đáng tin cậy và hiệu quả. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc cai nghiện bởi một số loại thuốc có tác dụng phụ làm thay đổi hành vi, gây kích động, stress và thậm chí là gây ra ý nghĩ tự tử...

Hiểu rõ vấn đề

Nếu bạn là người nghiện thuốc là và đã từng bỏ thuốc không thành công, có thể bạn sẽ thiếu tự tin trong lần bỏ thuốc tiếp theo. Thực ra, nhiều khi bạn hút trở lại không phải vì bạn thiếu quyết tâm mà bởi cơn thèm thuốc lá có chu kỳ nhất định, nó biến mất và sẽ quay trở lại đột ngột. Nếu bạn từng nghiện càng nặng thì cơn thèm thuốc khi trở lại sẽ càng khó cưỡng.

Trên thực tế, chất nicotine có tác dụng gây nghiện hệt như heroin hay cocaine, nếu mỗi ngày bạn hút từ 10 điếu thuốc trở lên thì có nghĩa là bạn đã nghiện thuốc lá. Để điều trị cai nghiện, đôi khi phải hết sức kiên trì.

Đừng bỏ cuộc

Mỗi lần bạn cố gắng để bỏ thuốc, dù không thành công, là mỗi lần bạn có thêm 5% cơ hội thành công. Nếu như bạn đã từng bỏ thuốc 4 lần, có nghĩa là bạn đã có trong tay 20% cơ hội. Hãy tin rằng, hầu hết những người bỏ thuốc lá thành công đều từng thất bại vài lần trước đó.




Cách bỏ thuốc lá hiệu quả
Bí quyết bỏ thuốc lá hiệu quả nhất
Tác dụng sau khi bỏ thuốc lá
Triệu chứng sau khi bỏ thuốc lá
Tác dụng chữa bệnh của tỏi
Cách bỏ thuốc lá hiệu quả
Triệu chứng sau khi bỏ thuốc lá




(st)





Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cám ơn chương trình đã cho tôi nhửng kiến thức bổ ích của việc bỏ thuốc lá. không rỏ tôi hút thuốc từ bao giờ nhưng tôi nhớ mình đã bỏ thuốc được 2 lần lần bỏ lâu nhất là gần 1 năm sau đó tôi hút lại gần 2 năm , giờ tôi lại tiếp tục lần bỏ thứ 2 này, mới cai được gần tháng nay nhưng tôi thấy rất khỏe trong người và tinh thần rất phấn ,cảm ơn ,
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Anh hút được 25 năn và đã bỏ được 4 tháng rồi. 25 năm hút cả thuốc lá, lào và ngày 3 đến 4 ấm trà thật đặc..... Chỉ có điều bỏ được khoảng 2 thá,g tăng 6kg. Và đến và rất, rất nhiều bệnh vặt sảy ra song cũng đi rất nhanh...
Cho toi hoi bo thuoc la co nguy co tang can toi phai lam the nao de ko bi tang can
Toi sao ko thay tra loi
10 nam tôi hút thuoc và quyet định bỏ trong 1 ngay giời tôi thấy rất ôn bỏ bạnthuốc lá đi các bạn ơi nghĩ đến bản thân và gia đình
Khó khăn quá, không biết có qua đc ko?
Tôi hút từ năm 17t và giờ tôi 42. Tôi mới bỏ dc mấy ngày sao đờm cứ đưa lên cổ họng. Mặc dù mũi thì dễ thở. Mất ngủ. Đầy bụng. Đau đầu. Chân tay mỏi mệt. Ho. Nói chung là rất khổ. Ko biết có bỏ dc ko?
Chong toi Bo thuoc la duoc 4 thang vay co anh Huong gi ve tinh duc k chong dao nay bi yeu sinh ly
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Cai thuoc la co anh huong den tinh duc khong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
bỏ rồi .giờ đọc lại thấy rất chíh xác
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý