Dù không muốn, nhưng chắc chắn sau khi kết hôn một thời gian, tình yêu của hai vợ chồng dành cho nhau sẽ phai nhạt. Vậy có cách nào để giữ lửa cho hôn nhân để tình cảm vợ chồng vẫn mặn nồng như ngày đầu tiên không?
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHIẾN CUỘC SỐNG SAU HÔN NHÂN RƠI VÀO BẾ TẮC
Ngày càng có các đôi yêu nhau thắm thiết nhưng chỉ một thời gian ngắn sau khi cưới lại dẫn nhau ra tòa chia tay. Lý do là không còn tình yêu. Để tránh điều này, chúng ta cần biết những yếu tố khiến tình yêu của bạn suy giảm sau hôn nhân và tìm cách phòng tránh nó.
Dưới đây là những yếu tố khiến tình yêu sau hôn nhân lụi tàn.
Sự bực bội
Sự bực bội, không hài lòng trong đời sống hôn nhân là một trong những yếu tố khiến tình yêu “chết yểu”. Những xung đột hàng ngày, những lần cãi vã sẽ khiến cho các bạn thêm bực bội, không còn hứng thú nói chuyện với nhau. Và sau nhiều lần như vậy, tình cảm dành cho nhau sẽ phai nhạt. Do đó, để tránh cho tình yêu sau hôn nhân lụi tàn, bạn cần tránh những cơn cãi vã xung đột dù là nhỏ nhất.
Trở thành cha mẹ
Con cái là sợi dây níu giữ tình cảm cha mẹ, thế nhưng đôi khi, con cái cũng chính là nguyên nhân khiến bố mẹ bất hòa. Khi trở thành bố mẹ, bạn sẽ phải lo lắng và có trách nhiệm với đứa con của mình, chính vì thế tình cảm dành cho nhau sẽ bị chia sẻ và không còn như trước. Thêm nữa, trong quá trình nuôi dạy con cái sẽ phát sinh nhiều mâu thuẫn, nếu như không biết cách nhường nhịn và thống nhất, hai bạn sẽ dễ dàng cãi vã và xung đột, gây ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân.
Sự cáu giận, bực bội có thể giết chết hôn nhân (ảnh minh họa)
Những hành động nhỏ trong đời sống hàng ngày
Tin được không, những hành động nhỏ mà bạn làm trong đời sống hàng ngày lại là một trong những yếu tố khiến người bạn đời chán và không còn yêu bạn. Đó là những hành động nào? Nhai kẹo, uống rượu, hút thuốc, đánh bài và thậm chí là một bộ quần áo bẩn thay ra chưa kịp giặt, những lần chải đầu để tóc rơi trong bồn.. Chỉ vì sống với nhau quá lâu, thấy những tật xấu của nhau mà bạn dần dần mất cảm tình với đối phương từ những hành động nhỏ nhất.
Một trong hai có sự thay đổi
Khi kết hôn, hai bạn có chung nhiều mục tiêu, mong muốn trong cuộc sống cũng như công việc. Thế nhưng thời gian thay đổi, tính cách con người cũng dần khác và hai bạn không còn đi trên một đường thẳng. Trong những trường hợp này, cách tốt nhất là hãy ngồi lại thẳng thắn trao đổi để tìm ra cách giải quyết, nếu không chỉ cần đi “chệch quỹ đạo” một đoạn ngắn là hai người có thể xa nhau.
Sự nhàm chán, không còn muốn cố gắng chinh phục nhau
Trái với khi yêu, hai người luôn phô diễn những điểm tốt đẹp ra, nhưng đến khi cưới, tất cả những thói xấu đều được nhận thấy. Ngoài ra, cuộc sống hàng ngày vô vị nhàm chán là những điều khiến cho hôn nhân không còn “màu hồng”. Người đàn ông không còn mong muốn chinh phục trái tim vợ bởi anh ta đã có tất cả, người phụ nữ cũng không muốn làm đẹp và điệu đà trước mắt chồng. Tất cả những yếu tố đó cộng lại khiến hôn nhân trở thành “nấm mồ” chôn sống tình yêu.
Những thói xấu của bạn đời sẽ khiến cả hai chán ghét nhau (ảnh minh họa)
Áp lực căng thẳng của cuộc sống, công việc
Cuộc sống hiện đại luôn đặt ra cho con người nhiều áp lực. Tiền bạc, vị trí xã hội, sự thăng tiến.. tất cả khiến con người luôn phải vận động và tiến về phía trước. Những mục tiêu của công việc và áp lực của nó khiến bạn đôi khi quên đi gia đình và những người thân. Cùng với đó là những mối quan hệ xã hội, công việc.. khiến bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều đối tượng khác. Trong những trường hợp đó, nếu một trong hai không còn nghĩ tới hạnh phúc gia đình thì rất có thể sẽ tan vỡ.
Khó để yêu lại người bạn đời
Một sự thật mà ai cũng nhận ra đó là “Không ai có thể tắm hai lần trong một dòng sông”. Khi bạn yêu người bạn đời, bạn muốn lấy người đó. Song, cuộc sống với nhau quá lâu, cùng những mối quan hệ mới khiến bạn không còn thấy bạn đời hấp dẫn, thay vào đó là một hình bóng khác. Khi đã bị “say nắng” như vậy, sẽ khó để quay lại tình cảm như trước kia, nên phần đông các cặp vợ chồng sống với nhau vì con cái chứ không còn bởi tình yêu.
10 ĐIỀU THAY ĐỔI SAU HÔN NHÂN
Chuẩn bị kết hôn, bạn vừa cảm thấy háo hức với niềm hạnh phúc lớn lao, vừa lo lắng trước bước ngoặt lớn. Và bạn muốn biết, có những điều gì sẽ thay đồi khi chấm dứt thời kỳ hẹn hò, chuyển sang "góp gạo" một nhà?
10 thay đổi dưới đây được xem là thường gặp nhất khi các đôi tình nhân chấm dứt cuộc sống độc thân.
1. Cần nhau nhiều hơn
"Sau khi kết hôn, sinh con, tôi thấy mình cần anh ấy nhiều hơn", là tâm sự của chị Kiều Thanh Lam, 32 tuổi, chủ một doanh nghiệp tư nhân ở quận Bình Thạnh, TP HCM. Phụ nữ thành đạt, mạnh mẽ đến mấy vẫn cần chốn bình yên để quay về. Chính người chồng sẽ đắp gạch xây cầu cho nơi bình yên ấy.
2. Trang phục
Các cặp vợ chồng thường chịu ảnh hưởng "gu" ăn mặc của nhau. Ngoài ra, phụ nữ có xu hướng thận trọng hơn trong cách ăn mặc để luôn đẹp và chững chạc trong mắt người bạn đời cũng như gia đình chồng.
3. Tranh cãi công bằng
Cảm giác an toàn trong hôn nhân khiến bạn và ông xã tranh cãi tích cực hơn. Mục đích của cuộc tranh luận là để giải quyết vấn đề chung. Cả hai không còn xét nét và cố giành phần thắng như lúc yêu nhau. Giờ đây, bạn luôn cố gắng nhường nhịn để tìm ra giải pháp tốt nhất.
4. Sống thật hơn
Khi yêu, người ta thường tìm cách che giấu khuyết điểm. Sau khi kết hôn, bản chất thật sẽ dần bộc lộ. Điều này có thể khiến "nửa kia" thất vọng trong thời gian đầu. Tuy nhiên, đây là giai đoạn "thử lửa", giúp vợ chồng hiểu hơn về tình yêu của đối phương và khả năng chấp nhận, chịu đựng của mình.
5. Thận trọng với sự ra đời của bé
Khi yêu nhau, các đôi hay trò chuyện về những đứa trẻ. Sau khi cưới, phần lớn các cặp vợ chồng đều thận trọng khi cho em bé "xuất hiện" trong câu chuyện của mình. Cuộc sống chung với nhiều lo toan khiến bạn và chàng có cái nhìn thực tế hơn và cân nhắc nhiều khi "lên chức".
6. Chững chạc hơn trước
Những cuộc vui thâu đêm với bạn bè, những lời tán tỉnh vu vơ của các chàng được "dọn dẹp" gần như sạch sẽ khi hai người đeo nhẫn cưới vào tay. Hôn nhân là một người thầy giỏi, giúp chúng ta trưởng thành, giảm đi tính bốc đồng, học được lòng vị tha, sống có mục đích và trách nhiệm hơn.
7. Quan hệ xã hội
Những người đã kết hôn có khuynh hướng dành nhiều thời gian cho bạn bè, đồng nghiệp hơn. Khi yêu, bạn muốn kè kè bên chàng 24/24. Lấy nhau rồi, bạn nghĩ "có cả đời để sống với nhau mà". Và thế là các mối quan hệ khác có dịp để "lấn sân".
8. Quan hệ gia đình
Tất nhiên, cách đối xử của bạn sẽ khác nhiều so với lúc còn yêu nhau. Quan niệm "gia đình chung" sẽ giúp các đôi vợ chồng đối xử bao dung và biết hy sinh hơn cho người thân của "nửa kia".
9. Nữ công gia chánh
Nhiều cô gái không biết nấu nướng khi còn độc thân. Vậy mà, sau khi lấy chồng, tài nấu ăn của họ tiến bộ vượt bậc. Bởi người vợ nào cũng ý thức rõ tầm quan trọng của bữa cơm gia đình. Họ cũng không nỡ để chồng ăn cơm bụi mãi.
10. Tiền bạc và các khoản nợ
Khi cùng nhau xây dựng tổ ấm và ổn định cuộc sống, các đôi vợ chồng thường sẵn sàng gánh vác những khoản nợ của đối phương. Không chỉ thế, việc chi tiêu trong sinh hoạt gia đình cũng được cả hai chia sẻ và tính toán thống nhất hơn.
NHỮNG VẤN ĐỀ HÔN NHÂN BẠN PHẢI ĐỐI MẶT
Khi chuẩn bị kết hôn, nghĩa là bạn sẽ phải rời bỏ cuộc sống độc thân, tự do thoải mái để đi vào “khuôn khổ” của những trách nhiệm và nghĩa vụ. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình tinh thần để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống gia đình.
Chắc chắn một điều rằng, không có gì hoàn hảo. Vì vậy, dù bạn giầu có hay bình thường, cuộc sống hôn nhân cũng mang lại cho bạn những khúc mắc khác hẳn khi yêu. Để không có sóng gió trong đời sống vợ chồng, hãy chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những vấn đề của hôn nhân sau:
Tình dục
6. Trách nhiệm với gia đình hai bên
Khi yêu, hai bạn không cần biết đến họ hàng, người thân, nhưng kết hôn thì khác. Vì vậy, hãy thống nhất việc đối xử và trách nhiệm với gia đình hai bên để không ai có thể chê trách được gì về các bạn.
5. Tài chính
Đây là vấn đề “sống còn” của mỗi gia đình. Việc người nào kiếm tiền chính, người nào quản lý, việc chi tiêu, mua sắm… cần được nói chuyện cởi mở trước khi kết hôn để mỗi người biết được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, nhằm tránh những mâu thuẫn không đáng có về tiền bạc. Cách tốt nhất, các bạn nên có quan điểm, chi tiêu gì dù nhỏ cũng nên thoả thuận và cho nhau biết để tránh những nghi kị.
4. Công việc
Đây cũng là một điều ảnh hưởng khá lớn đến đời sống vợ chồng. Ngoài hôn nhân, cả hai đều có nhu cầu khẳng định mình với xã hội, vì thế, công việc và các mối quan hệ xã hội có vai trò khá lớn. Hãy thống nhất trên nguyên tắc tôn trọng công việc và các mối quan hệ của nhau để cùng cảm thấy thoải mái và có động lực phấn đấu.
3. Bạn bè
Cả hai đều có bạn bè riêng và bạn bè chung, nhưng cách đối xử với bạn bè của cả hai cũng là một vấn đề cần cân nhắc. Nếu người vợ không thích những ông bạn nhậu của chồng và ngược lại ông xã không ưa các bà bạn giỏi “buôn chuyện” của các chị em, thì nên góp ý và trao đổi thẳng thắn để cả hai hiểu rõ hơn về những người bạn của bạn đời mình.
2. Sở thích
Đừng vì hôn nhân mà bỏ đi các sở thích, đam mê của riêng mình, nhưng cũng không vì quá say mê chúng mà khiến bạn đời cảm thấy bị bỏ rơi. Cách tốt nhất hãy chia sẻ sự say mê với bạn đời của bạn để cả hai có những niềm vui và sự hứng thú mới.
1. Tình cảm với người cũ
Chắc chắn, trước khi kết hôn, cả hai đều có những tình cảm với người xưa. Có thể giờ là bạn bè, hoặc không là gì hết, nhưng hãy cho bạn đời biết điều đó (tất nhiên không cân chi tiết quá). Chỉ cần hai bạn thống nhất: quá khứ là quá khứ, không nên để nó sống dậy trong đời sống vợ chồng là có thể tin tưởng và yên tâm về nhau.
THẾ NÀO LÀ MỘT CUỘC HÔN NHÂN HẠNH PHÚC
Trong đời sống lứa đôi, tình yêu không phai nhạt, cả hai người cùng biết hướng tâm hồn vào một, đó là hạnh phúc.
Khi yêu nhau, cả hai chỉ chăm chăm vào mục đích muốn làm cho đối phương vui và toại nguyện. Nhưng khi cưới nhau rồi, mỗi người lại thấy “cái tôi” của mình to hơn đối phương khiến cho một tình yêu rất đẹp biến thành thảm cảnh gia đình.
Muốn có được hạnh phúc, cả hai vợ chồng phải biết quên mình, coi mình là nhẹ, đặt trách nhiệm lên trên hết. Phải sống bằng lòng vị tha, không ích kỷ, bỏ hẳn lòng hoài nghi, tính tự ái không đúng chỗ.
Phải biết sống vì nhau
Đó là một yếu tố quan trọng nhất trong đời sống lứa đôi. Luôn đặt quyền lợi gia đình lên trên hết. Người chồng phải hiểu mình là trụ cột gia đình – nhiệm vụ là nguồn sinh lực của gia đình, bảo đảm cho vợ con có đời sống đầy đủ.
Người vợ phải đảm đương được vai trò người phụ nữ trong xã hội và người vợ trong gia đình mà lo bảo toàn hạnh phúc, bảo vệ cuộc sống và quyền lợi cho chồng, con ngày thêm tốt.
Sống với nhau bằng tình thương và sự tha thứ
Đó là một thứ tình thương lớn, người vợ và người chồng biết bỏ qua cho nhau, tha thứ cho nhau, khi đã thành vợ chồng phải biết dẹp bỏ sự tự ái cá nhân sang một bên vì nó không còn thích hợp cho tình nghĩa vợ chồng.
Người đời thường thất bại trong tình vợ chồng vì không biết hướng thiện, không biết bỏ qua cho nhau, mà vì cố chấp, bảo thủ những tư tưởng không đâu để rồi cuối cùng tình thương ngày một phai nhạt. Đặc biệt là khi đã có tuổi, hai vợ chồng dễ nảy sinh bất hoà khiến tình thương sứt mẻ, dẫn đến ghét nhau, đánh nhau, xa nhau...
Phải có tính tự lập
Vợ chồng phải biết phân biệt vai trò của mình bằng tinh thần tự lập. Dù là vợ chồng cũng không được sống ỷ lại vào gia đình, ỷ lại vào cha mẹ, ỷ lại vào người khác và ỷ lại vào tài cán cá nhân.
Mỗi người không nên nương tựa vào quyền hạn của người khác, hay vật chất của cha mẹ đâm ra biếng nhác. Nếu gặp chuyện sẽ bối rối, thiếu tính tự lập. Ỷ lại vào cá nhân sẽ trở thành coi thường nhau, khinh nhau, đem lại những hoài nghi và bất mãn trong cuộc sống chung.
Phải có tinh thần phục thiện
Nghĩa là hai vợ chồng phải biết thẳng thắn nhìn vào sự thật, người chồng cũng như người vợ không tự coi mình là hoàn thiện mà lấn át người bạn đời.
1, 5, 10 năm sau hôn nhân, anh ấy nghĩ gì?
Cảm giác yêu thương ngập tràn trong mọi điều tôi làm cùng người vợ mới cưới. Mọi thứ trở nên thật đặc biệt vì đó là một phần cuộc sống chung của hai người. Đi đâu cũng có đôi, tuy 2 mà 1 là thứ trải nghiệm rất thú vị và vô cùng độc đáo.
Giai đoạn này cũng có những khó khăn, bởi sự chuyển tiếp từ “trai độc thân” sang “đàn ông có gia đình”. Rất nhiều điều trước kia là thói quen đến giờ cần thay đổi. Nếu trước đây tôi tự quyết định mọi việc thì bây giờ, từ hoạch đính tài chính đến hy vọng ở tương lai, tôi đều phải bàn bạc, chia sẻ với thêm một người nữa. Thay vì nói “tôi” sẽ nói “vợ chồng tôi...” hay “chúng tôi”. Chưa được thuận miệng lắm.
Song điều tuyệt diệu hơn cả là có một người bạn đời để cùng thảo luận, lên kế hoạch tương lai, biết rằng luôn có người ở đó vì mình, được nhìn thấy người động viên mình khi trở về nhà (đặc biệt sau một ngày tồi tệ), và có ai đó để mình chăm sóc. Một trong những điều thú vị nhất của hôn nhân năm đầu là nấu ăn cho bà xã và cô ấy luôn giả vờ khen “anh nấu thật ngon”.
Tôi yêu cảm giác của đàn ông có gia đình, cũng hơi lo sợ khi nhìn thấy xung quanh nhiều cặp đôi li dị. Chưa biết cuộc hôn nhân có dễ dàng không, nhưng tôi háo hức được lên chuyến đi này cùng cô ấy.
Hôn nhân đòi hỏi hai người lúc nào cũng phải chuyện trò và quan tâm lẫn nhau, nhưng phần thưởng là niềm hạnh phúc không gì đo đếm được. Mỗi sáng thức giấc hay khi lên giường đi ngủ đều có cô ấy ở bên, thật tuyệt khi biết rằng luôn có ai đó ở bên mình.
5 năm sau
Sau 5 năm chung sống, có thể nói tôi yêu vợ hơn bất cứ khi nào, nhưng khả năng bộc lộ tình yêu thương lại có vẻ kém đi. Tôi trở nên sâu sắc, điềm tĩnh hơn, nhưng những gì tôi bộc lộ ra có lẽ đủ để cô ấy biết cuộc hôn nhân này là điều tôi tự hào nhất. Chúng tôi vẫn đang vun đắp nó mỗi ngày. Hôn nhân giống như cuộc thi xem ai chăm sóc cho người kia tốt hơn. Một ngày tôi nhận ra mình hơi thụt lùi trong cuộc đua ấy và nghĩ chắc chắn phải làm gì đó thật đáng yêu và bất ngờ cho vợ.
Giờ chúng tôi đang nuôi dạy 2 cô con gái, một đứa 4 tuổi, còn đứa kia 19 tháng. Tôi luôn cảm giác biết ơn vợ. Chúng tôi lúc nào cũng có thể cười với nhau, ngay cả những đêm mất ngủ khi con sốt hay mọc răng, hay khi bọn trẻ nói câu gì đó thật thà đến ngây ngô... Tôi may mắn khi tìm được cô ấy, một người vợ, người mẹ tuyệt vời.
10 năm
Tôi sẽ vẫn cưới cô ấy nếu có cơ hội lựa chọn lại. 10 năm hôn nhân trôi qua thật ngoạn mục. Tôi mất 23 năm đầu đời tập trung tìm kiếm một bóng hồng tới nỗi bỏ qua nhiều kỳ quan khác của thế giới. Còn bây giờ, khi đã có vợ ở bên, tôi chẳng cần ngó ngàng cô nào, tha hồ ngắm 7 sắc cầu vồng (trước đây vì mải “ngắm gái” nên tôi không biết nó lại đẹp như vậy) hay thả mình trên sông nước, tận hưởng mọi sắc màu tươi đẹp của nhân gian.
ĐỂ CUỘC HÔN NHÂN CỦA BẠN KHÔNG MẤT MÀU HỒNG
Khi mới bước chân vào cuộc sống hôn nhân, vợ chồng bạn chìm đắm trong tình yêu, niềm tự hào, hạnh phúc vì đã có nhau… các bạn luôn nhìn thấy những điều tốt đẹp nhất của nhau và không có bất kỳ khó khăn nào trong việc hòa hợp. Có điều, liệu cuộc sống màu hồng này có duy trì được sau 3 năm, 5 năm, 12 năm – khi bản thân các bạn đều đã có những thay đổi?
Khi bạn bước vào tuổi 45
Tạo nên những thói quen, sở thích chung
Các cặp vợ chồng trẻ tuổi 20 được khuyên nên cho nhau sự tự do với những thú vui riêng nhưng nguyên tắc này cần được thay đổi 180o bởi đến lúc này, có rất nhiều cặp đôi rơi vào trạng thái bối rối và lo lắng. Họ đã phải quan tâm đến quá nhiều thứ ngoài cuộc sống riêng tư của một cặp vợ chồng, và trong khoảng thời gian quá dài đến nỗi có thể nhìn nhau với cảm giác xa cách. Việc ai làm việc nấy bây giờ sẽ càng khiến tình hình thêm trầm trọng, thay vào đó, các cặp vợ chồng cần ở bên cạnh nhau để cùng tạo nên những trải nghiệm, thói quen mới để giữ gìn cuộc hôn nhân của mình.
Các bạn có thể liệt kê danh sách 12 hoạt động mà mỗi người thích (hoặc muốn thử). Có thể một điều quan tâm của bạn không thu hút được chồng mình và ngược lại, nhưng không thể nào trong cả 24 cái gạch đầu dòng kia lại không có điều gì thu hút được cả hai. Và kể cả chồng bạn mê câu cá còn bạn thích đọc sách thì vẫn có thể đưa ra một đáp án chung: một địa điểm yên tĩnh và đẹp đẽ cơ mà.
Hôn nhau nhiều hơn
Nhu cầu tình dục của vợ chồng bạn có thể đã bắt đầu đi xuống theo năm tháng, nhưng những trải nghiệm ân ái nồng nàn dữ dội hoàn toàn có thể thay bằng sự âu yếm thân mật. Hãy ôm nhau, hôn nhau nhiều hơn, hãy hôn khi chào nhau đi làm, khi gặp nhau ở cửa, khi cùng đi thang máy… Nhiều cặp đôi sau khi về chung sống đã giảm dần việc hôn nhau, bởi họ dựanhiều hơn vào các trải nghiệm tình dục để duy trì sự gần gũi. Tuy nhiên, khi các ham muốn tình dục đã giảm dần, hãy tìm về với sự thân mật đằm thắm hơn. Tình dục có thể là “Em muốn anh,” nhưng những nụ hôn sẽ thay lời muốn nói: “Em yêu anh!”
Đừng cố thay đổi chồng mình nữa
Bạn vẫn còn nhớ thói quen đáng yêu của chồng mình khi còn trẻ là thường mút ngón tay sau khi ăn xong, giống hệt một cậu bé? Anh ấy vẫn duy trì thói quen này cho đến tận bây giờ, chỉ có điều sự đáng yêu đã giảm dần theo thời gian, và chính bởi không còn đáng yêu nữa nên bạn đã nhiều lần tìm cách bắt chồng mình từ bỏ nó, cũng như sửa nhiều thói quen khác. Nhưng thật sự thì đó cũng không phải là ý tưởng hay bởi theo lời giải thích của chuyên gia tâm lý thì: “Việc liên tục chỉ trích có thể khiến chồng bạn nghĩ rằng bạn không còn chấp nhận con người anh ấy nữa.”
Trước khi gây nổ ra những xích mích lớn hơn trong tình cảm vợ chồng, bạn hãy nghĩ thế này: chính bạn cũng có những thói quen có thể khiến chồng mình khó chịu, chẳng hạn như cách bạn gọi những thực đơn một cách khác thường khi vào nhà hàng, tính hay cằn nhằn, thói quen thích la cà mua sắm… Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng chấp nhận người đàn ông của mình, tất cả chúng ta không ai có thể tránh khỏi khiếm khuyết cả.
Tìm cớ ăn mừng
Các bạn đã cùng nhau trải qua quá nhiều nên đã quá quen với các lễ kỷ niệm, ngày sinh nhật, ngày Valentine… Bây giờ, hãy thử rủ chồng ăn mừng vào những dịp lễ khá mới lạ, ít được quan tâm, tuy thật sự cũng có phần chẳng liên quan gì đến chúng ta nhưng mặc kệ đi. Chẳng hạn bạn có thể mở lịch sự kiện ở Mỹ ra và thấy “A, ngày 21 tháng 1 – National Hug Day, thật là một dịp tốt để cùng nhau ăn mừng!” Hoặc các bạn có thể kỷ niệm những điều riêng tư hơn, như ngày kỷ niệm nụ hôn đầu tiên, hay ngày anh ấy cầu hôn bạn. Các bạn cũng có thể chỉ đơn giản nâng ly trong một bữa tối gia đình để khen ngợi và chúc mừng nhau đã hoàn thành một dự án, hoặc chỉ vì việc các bạn đãcùng sánh đôi với nhau suốt thời gian qua
Giúp nhau thực hiện ước mơ
Trong nhiều năm qua, vợ chồng bạn đã làm việc chăm chỉ để đạt được thành công trong sự nghiệp và trong việc nuôi dạy các con. Nhưng những thành quả tốt đẹp cũng có cái giá của chúng: các bạn đã phải gác những “giấc mơ hồng” một thời sang bên. Có thể bạn đã luôn ao ước sẽ được nghỉ làm việc một năm để dành thời gian viết một cuốn tiểu thuyết; có thể chồng bạn muốn mở một cửa hàng kinh doanh; có thể các bạn đã “thực tế” quá lâu để nhớ được trước đây mình đã sống chết muốn làm gì… Dù thế nào thì cũng đã đến lúc để bạn sống vì mình. Theo đuổi ước mơ là việc làm đem lại ý nghĩa cuộc sống cho mỗi người – điều cần thiết để bạn cảm thấy hạnh phúc với bản thân và với các mối quan hệ của mình.
Các bạn có thể gợi nhớ ước mơ của mình bằng một câu hỏi: “Nếu bây giờ có thật nhiều tiền, anh muốn làm gì?” Hầu hết mọi người không dám ước mơ chỉ vì nghĩ đến những trở ngại sẽ gặp phải, và giả định “có thật nhiều tiền” sẽ giải quyết được áp lực của những trở ngại đó. Sau khi đã xác định được ước mơ, các bạn hãy cùng nhau lên kế hoạch, khuyến khích, thúc đẩy nhau tiến đến gần hơn với mục tiêu đó. Chẳng hạn các bạn cùng nhau “bỏ heo” mỗi tuần 200 ngàn để chuẩn bị cho chuyến đi du lịch, hoặc mỗi ngày đều viết nhật ký để luyện viết.
Bạn lo rằng mình sẽ không đủ kiên trì để thực hiện nó? Hãy đặt ra “hình phạt”, chẳng hạn phải massage chân cho người kia trong vòng nửa giờ hay phải chuẩn bị bữa tối cho cả nhà. Bạn sẽ ngạc nhiên về công dụng của những hình phạt này, chúng khiến bạn tích cực hơn trong việc hiện thực hóa giấc mơ của mình, và vì người được hưởng lợi sẽ là bạn đời của bạn nên nói chung là cũng chẳng thiệt đi đâu cả, đúng không nào.
Chuẩn bị gì sau khi kết hôn cho cuộc sống vợ chồng thêm lãng mạn
Bí mật sau khi kết hôn và những sự thật bất ngờ
Chu kỳ tình cảm của đàn ông
Những điều cần biết sau khi kết hôn
Một vài kiểu kết hôn kỳ lạ
Khi bị chồng đánh nên làm gì?
Dấu hiệu chàng muốn cưới bạn
(st)