Bột sắn dây là một thức uống ngon, bổ, mát... rất có lợi cho sức khỏe của mọi người, tuy nhiên bột sắn dây không tốt cho các sản phụ mới sinh, nguyên nhân vì sao và những thực phẩm bổ dưỡng cho sản phụ mới sinh.
Công dụng của bột sắn dây
Củ sắn dây được coi là một trong những loại củ lớn nhất, có giá trị chữa bệnh ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Thông thường, cái gốc là nơi hội tụ năng lượng của toàn bộ cái cây. Đó là lý do vì sao mà các loại gốc, rễ, củ lại có một vị trí quan trọng trong các bữa ăn và các bài thuốc chữa bệnh. Các loại củ thông thường như củ nhân sâm, củ sen, củ cải, củ cải đỏ, cà rốt có sức mạnh làm gia tăng sức lực và chữa bệnh. Củ sắn dây được coi là một trong những loại củ lớn nhất, có giá trị chữa bệnh ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trung bình, một củ sắn dây nặng 200 gam ở phương Đông. Nó được dùng trong việc chữa trị các rối loạn tiêu hóa và đứng đầu trong các loại bột trị căn bệnh này.
Củ sắn dây có vỏ sẫm, lá tua xanh và chiếm 700 triệu hecta ở Mỹ, mọc hoang từ tháng 3 đến tháng 10. Nó phát triển như một căn bệnh ung thư và lan toả khắp các bang ở Mỹ.
Ở phương Đông, sắn dây được coi thuộc họ đậu, từ 2000 năm trước đã có một vị trí quan trọng trong y học dưỡng sinh Trung Quốc, Nhật Bản. Sự đông đặc của bột sắn dây làm cho các phân tử bột sắn dây đi vào thành ruột và trung hòa axit ở đây, chống lại vi trùng, ngăn cản các bệnh tiêu chảy. Nó làm thuyên giảm ngay các chứng đau họng và đầy hơi trong ruột. Theo giáo sư Dhamananda, viện trưởng Viện nghiên cứu y học cổ truyền bang Oregan, thì bột sắn dây chứa hàm lượng cao plavonodit, là một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Plavonodit là một chất nổi tiếng chống lại ôxi hóa cơ thể. Sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột.
Các nghiên cứu gần đây: Tác dụng y học của sắn dây được nghiên cứu cẩn thận ở Trung Quốc từ những năm 70. Các kết quả công bố cho rằng sắn dây có tác dụng giảm huyết áp, giảm đau đầu, giảm các chứng đau nhức vai và cổ. Ở Trung Quốc, bột sắn dây chữa được các chứng bệnh điếc tai do sự suy giảm hệ tuần hoàn. Nó có tác dụng làm giảm colestrol, các khối mỡ máu, máu đông và chống bệnh đau tim.
Ngày nay, các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra sắn dây có tác dụng giải rượu. Một nhà nghiên cứu y học Trung Quốc tên là Vĩnh Minh Cường phỏng vấn 300 người Trung Quốc dùng bột sắn dây đều cho thấy bột sắn dây có tác dụng giải say rượu, trung hòa các chất độc và giải nhiễm độc do rượu cho các cơ quan nội tạng mà không để lại hiệu ứng phụ nào cho cơ thể.
Khi ông Vĩnh Minh Cường quay trở lại trường đại học Havard, ông đã tổng kết các kinh nghiệm y học đó và kết luận rằng: củ sắn dây không biết vì lý do gì còn có tác dụng làm giảm ham muốn uống rượu ở người nghiện rượu và giảm sự tàn phá của rượu lên cơ thể con người.
Các nghiên cứu về tác dụng của sắn dây sẽ còn tiếp tục ở cả Mỹ và ở Châu Á. Có lẽ khả năng quý giá của sắn dây còn vượt qua cả các tuyên bố nghiên cứu hiện có ở nước này. Các tài liệu đông y cổ của Trung Quốc đều cho rằng các loại thuốc có chứa sắn dây còn dùng để chữa cả bệnh hiểm nghèo.
Dù vậy, sắn dây vẫn chưa được biết tới nhiều ở phương Tây cũng như ở Việt Nam. Người Việt Nam chỉ thường dùng nó như một thứ nước giải khát thông thường vào mùa hè và họ bỏ thêm hoa bưởi vào cho thơm mà không hiểu cho hoa bưởi là làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể, cách chế biến bột sắn dây chưa theo đúng phương pháp dưỡng sinh Âm Dương - Ohsawa, cho nên công hiệu chưa cao trong cách làm mát và tăng năng lượng của cơ thể, cũng như chưa biết sử dụng hữu hiệu nó trong việc phòng và trị bệnh. Đông y có dùng nó với tên là Cát Căn, thì cũng chỉ dùng như một trợ phương chứ không phải là vị chính trong hầu hết các toa thuốc thông thường. Nó chỉ được các nhà thực hành châm cứu phương Đông nhắc tới cùng với việc giới thiệu thuật châm cứu. Mart Cissy Majebe, giám đốc Viện nghiên cứu Thảo dược và Châm cứu Bắc California cũng đề cập tới vấn đề dùng trà sắn dây để bổ trợ trong thuật châm cứu. Tuy nhiên, hiệu quả không giống nhau ở mọi người và còn tùy thuộc vào từng loại bệnh.
Thuốc sắn dây: Thuốc sắn dây được điều chế dưới hai dạng: dạng bột và dạng khô nguyên bản. Bột sắn dây để điều trị chứng ăn khó tiêu, đau đầu, cảm lạnh. Cũng có thể ăn nhiều củ sắn dây luộc cũng có tác dụng tương tự, tuy nhiên nên mua sắn dây tươi về nhà luộc lấy mà ăn vì thứ luộc bán rong đã được tẩm ướp đường hoá học là thứ có hại cho cơ thể. Trà sắn dây có thể dùng khi đau đầu mãn tính, cứng vai, viêm ruột kết, viêm xoang, các bệnh hô hấp, say rượu, dị ứng ngứa, các loại mẩn ngứa dị ứng da, hen suyễn, viêm phổi và mụn nhọt.
Trong cuốn “Tự bảo vệ sức khỏe”, xuất bản năm 1973, Muramoto đề nghị uống trà bột sắn dây trong các trường hợp cảm lạnh, làm giảm các cơn đau nói chung, các chứng chuột rút, co cơ và tiêu chảy. Khi được pha chế với củ gừng và mơ muối để uống thì có càng hiệu nghiệm. Gừng giúp đỡ tiêu hóa và tuần hoàn trong khi mơ muối (làm theo công thức Thực Dưỡng) có tác dụng trung hòa các axit lactic và tống chúng ra khỏi cơ thể.
Chè bột sắn cũng như các chế phẩm khác từ bột sắn như bột, trà, gốc thái phơi khô đề có thể tìm thấy trong các cửa hiệu cùng các dược phẩm khác như gừng, bột gạo rang, quế. Đặc biệt nước ta có một số người biết món Chí Mà Phù – chè bột sắn dây với vừng đen là một thứ thức ăn bổ dưỡng đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em nhất là những người có cảm giác háo trong cơ thể, chỉ cần dùng một lần là đã khác ngay. Bột sắn dây đun chín có tác dụng kỳ diệu như thần dược trong việc làm mát phía trong cơ thể một cách đắc lực và hữu hiệu nhất trong tất cả các phương cách đặc hiệu khác, không có một thứ trà hay thức ăn nào thanh nhiệt kỳ diệu bằng bột sắn dây chín. Nấu lên với vừng đen và chút đường mật, có tác dụng chữa những bệnh nóng âm ỉ trong xương, và có tác dụng giải cảm giải mệt và tăng lực.
Sau đây là một cách chế biến kem bột sắn dây. Nếu bạn có vấn đề tiêu hóa, bạn sẽ thấy hiệu nghiệm ngay nếu uống một giờ trước bữa ăn.
Chú ý: Lúc chế biến nấu nóng, sau đó để nguội vài phút rồi ăn, ăn nóng.
Sau khi sinh có nên dùng bột sắn dây không?
Nước sắn dây có tính mát ( thực ra là hơi mát quá) nên ảnh hưởng tới sự tiêu hoá thức ăn, tì vị dễ tổn thương,.....
Nước từ bột sắn dây tuỳ người thôi, không phải nó không tốt, cũng có thể uống được, n0 nếu muốn giải khát hay chống táo bón thì nên uống nước cam , chanh thì hơn. Nếu hay bị táo bón m khuyên chị bạn nên ăn bưởi ( cực kì tốt luôn, tắc dụng nhanh lắm í)
tuy nhiên, người ta thường nói nên kiêng bột sắn dây có thể do:
- Nước uống pha từ bột sắn dây thì là nước sống, vì bột sắn dây là bột sống mà, phụ nữ thời kì mang thai nên chú ý về mpọi thứ, ăn uống đồ sống có thể gây tiêu chảy, mà tiêu chảy thì cần dùng thuốc, mà thuốc thì phụ nữ có thai, nhất là thai 3 tháng 0 nên dùng.
- Bột sống nên thai phụ có thể bị nhiễm sán, trứng sán.
Nếu dùng ít thì có thể quấy bột sắn dây lên ăn, hạn chế uống nước sống trực tiếp.
Vậy, Sau khi sinh sản phụ nên ăn gì ?
Các mẹ đã biết những loại rau củ nào tốt cho sản phụ chưa? Sau đây Eva xin được chia sẻ để chị em cùng tham khảo nhé.
Rau ngót
Rau ngót là sự lựa chọn số một của sản phụ sau sinh. Từ góc độ dinh dưỡng, lá rau ngót chứa rất nhiều vitamin C, A, B, protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt,... Ăn rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen.
Ngoài ra, ăn rau ngót giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ viêm nhiễm. Hàm lượng vitamin C lớn trong rau ngót là yếu tố cần thiết giúp cơ thể chữa lành vết thương. Hơn nữa, hàm lượng vitamin A tương đối cao trong rau ngót cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản, và duy trì làn da khỏe mạnh.
Rau ngót là lựa chọn số 1 cho sản phụ (Hình minh họa)
Rau xà lách
Rau xà lách chứa nhiều khoáng chất như canxi, photpho, sắt…, có lợi cho xương và răng, giúp lưu thông khí huyết, lợi tiểu, thông sữa và có lợi cho mẹ nào ít sữa sau sinh.
Rau má
Rau má cũng là một loại rau giúp tăng sữa cho sản phụ. Không chỉ có vậy, phụ nữ sau sinh dùng rau má còn giúp kháng khuẩn, vết thương mau lành hơn. Đây cũng là bài thuốc lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hào, trẻ lâu nữa đấy.
Các mẹ có thể dùng rau má khô để đun uống thay nước hàng ngày. Còn rau má tươi thì để nấu canh cũng rất tốt. Có thể nấu rau má với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn băm để đổi món.
Rong biển
Sản phụ ăn nhiều rong biển có thể chống mệt mỏi, tăng tiết sữa.
Trong rong biển chứa nhiều iốt và sắt, iốt là nguyên tố chính để cấu thành tuyến giáp, còn sắt giúp hình thành các tế bào máu, sản phụ ăn nhiều rong biển có thể chống mệt mỏi, làm tăng tiết sữa, có lợi cho sự phát triển cho cơ thể trẻ sơ sinh.
Nghệ
Từ xa xưa các cụ đã truyền tai nhau rất nhiều những bài thuốc dân gian chữa bệnh từ củ nghệ. Với công dụng chống ung thư, chống oxy hóa, giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn… củ nghệ không chỉ tốt cho người bệnh mà còn là vị thuốc thần kỳ đối với các chị em sau khi sinh.
Sau sinh các mẹ đừng quên thêm nghệ vào thực đơn của mình nhé (Hình minh họa)
Củ nghệ có tính chất chống oxy hóa tuyệt vời, làm tăng miễn dịch và ngăn nhiễm trùng ở thai phụ. Không những thế, nghệ còn có tác dụng làm giảm cholesterol thừa trong máu, giúp duy trì mức độ cholesterol thích hợp trong cơ thể, làm tan mỡ bụng, giúp các mẹ duy trì 1 thể trạng hợp lý sau sinh.
Phụ nữ sau sinh, làn da thường bị nám do thay đổi nội tiết tố, kèm theo thâm đen ở bẹn đùi và nách. Nghệ có tác dụng làm trắng, trị mụn nhờ việc tẩy tế bào chết trên da, hạn chế các vết chàm trên da nhờ tác dụng sát khuẩn đặc biệt; giảm và chống sẹo, thu nhỏ lỗ chân lông, chống nhờn và se vết rạn.
Rau mồng tơi
Với những mẹ bầu ít sữa thì rau mồng tơi là lựa chọn lý tưởng. Ngoài ra, trong rau mồng tơi có chứa vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt và giảm chứng táo bón sau sinh.
Đu đủ xanh
Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E... Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.
Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.
Cháo móng giò, đu đủ xanh có tác dụng lợi sữa (Hình minh họa)
Củ sen
Củ sen chứa một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất, tinh bột, tốt cho lá lách và dạ dày, lợi sữa, thanh nhiệt.
Bà mẹ mới sinh ăn củ sen góp phần loại bỏ những tích tụ trong ổ bụng còn tắc nghẽn, lợi cho đường tiêu hoá, tăng sự thèm ăn, tiết sữa nhiều góp phần nuôi dưỡng trẻ sơ sinh khoẻ mạnh.
Rau đay
Theo nghiên cứu, trong thành phần rau đay có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng như canxi, phootpho, sắt, kali và các loại vitamin.... Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycoside khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid. Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,... Vì vậy, đây là món ăn rất tốt cho sản phụ sau sinh.
Với sản phụ tuần đầu tiên sau sinh nên ăn 150-200g rau đay vào những bữa chính hàng ngày. Các tuần sau, mỗi tuần ăn 2 lần với từ 200-250 g sẽ rất có tác dụng tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa. Các mẹ có thể dùng rau đay để nấu canh, rất dễ ăn và đặc biệt đây là loại rau phổ biến nên rất dễ kiếm.
Rau lang
Luộc hoặc xào ngọn, lá rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa rất tốt cho sản phụ sau sinh. Mỗi lần các mẹ luộc khoảng 200g rau lang, khi ăn có thể chấm với muối vừng nếu thích.
Rau lang giúp sản phụ nhuận tràng, lợi sữa (Hình minh họa)
Cà rốt
Táo bón khi mang bầu và sau sinh là vấn đề khiến nhiều bà mẹ cảm thấy khó chịu. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, cà rốt chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Hơn nữa, canxi giúp tǎng cường xương, rǎng và thành ruột tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Chất xơ trong loại củ này có thể tăng cao khả năng trao đổi chất, cải thiện chức năng đường ruột dạ dày, tình hình táo bón cũng được cải thiện và giảm đáng kể. Khi mang thai và sau sinh nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá hiệu quả.
Hoa bí
Hoa bí giàu protein thực vật và các khoáng chất như photpho, sắt, vitamin A và C, ăn rất ngon miệng và bổ dưỡng. Ăn hoa bí giúp sản phụ lợi tiểu, hạ nhiệt; khi gặp các triệu chứng như đau bụng, khó ngủ, da dẻ xanh xao các mẹ cũng nên ăn nhiều loại rau này.
Giá đỗ
Giá đỗ với hàm lượng đạm lớn giúp kích thích sự tăng trưởng của các tế bào mô - vốn bị tổn hai trong quá trình vượt cạn. Hàm lượng vitamin C cao trong giá đỗ giúp tăng tính đàn hồi và chống xơ vữa thành mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết, đối với các bà mẹ sau khi sinh thì lượng chất xơ trong giá đỗ còn giúp nhuận tràng, thông tiểu.
MÓN ĂN GÌ TỐT CHO SẢN PHỤ?
Đối với phụ nữ mới sinh con, một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho chính bản thân mình và con của bạn là theo một chế độ ăn kiêng lành mạnh.
Mặc dù bạn nôn nóng muốn giảm lượng mỡ thừa trong suốt thời kì mang thai, nhưng bạn cũng cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất để duy trì năng lượng.
Đối với bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, điều quan trọng mà bạn cần biết là chất lượng sữa không thay đổi dù cho bất cứ loại thực phẩm nào bạn lựa chọn theo. Bởi vì nếu như chế độ ăn kiêng của bạn không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, thì cơ thể của bạn sẽ lấy chất dinh dưỡng từ kho dự trữ trong cơ thể. Để đảm bảo cho sức khỏe của mình, điều tốt nhất bạn phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà bé cần bằng cách kết hợp đa dạng nhiều thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa mẹ trong thực đơn ăn kiêng của bạn.
Nếu như bạn chắc chắn rằng 12 loại thực phẩm dành cho những bà mẹ mới sinh sẽ nằm thường xuyên trong thực đơn của bạn, thì cơ thể của bạn và con của bạn sẽ cám ơn bạn.
Cá hồi
Chẳng có loại thực phẩm nào được xem là hoàn hảo cả. Nhưng cá hồi gần như cung cấp một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho bà mẹ mới sinh con. Cá hồi, một trong những thực ăn tốt nhất bồi bổ nguồn sữa mẹ, cung cấp một loại chất béo gọi là DHA. DHA rất cần thiết trong việc phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ. Tất cả loại sữa mẹ đều có chứa DHA, nhưng mức độ của chất dinh dưỡng thiết yếu này cao hơn ở sữa của những bà mẹ ăn nhiều DHA trong thực đơn ăn kiêng của họ.
Cá hồi chứa nhiều DHA.
DHA trong cá hồi cũng giúp cải thiện tinh thần. Những nghiên cứu chứng minh DHA trong cá hồi đóng vai trò trong việc ngăn chặn cảm giác lo âu và ưu phiền sau khi sinh.
Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ cảnh báo rằng những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ nên lựa chọn loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp và nên giới hạn 373.5g/tuần để ngăn ngừa phát tán hàm lượng thủy ngân trong cơ thể. Cá hồi được xem có chứa hàm lượng thủy ngân thấp so với các loại cá khác như cá mập, cá kiếm, cá bạc má...
Các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp
Mặc dù bạn chọn sữa chua, sữa hay phô mai, thì những thực phẩm từ sữa là một phần quan trong nhất kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ của bạn. Ngoài việc cung cấp chất đạm, các vitamin B, và vitamin D, thực phẩm làm từ sữa là một trong những nguồn cung cấp can-xi tốt nhất. Nếu như bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, sữa của bạn sẽ cung cấp nguồn can-xi chính giúp cho xương bé phát triển, vì thế điều quan trong đối với bạn dung nạp đủ can-xi để đáp ứng đủ nhu cầu của mình. Một cách làm việc đấy, các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên sử dụng loại thực từ sữa ít nhất 3 lần trong ngày trong kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ của mình.
Thịt bò nạc
Bạn đang tìm kiếm những loại thực phẩm tăng cường năng lượng, hãy chọn những thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò. Một khi chất sắt trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ có thể làm cho bạn cảm giác mệt mỏi và kiệt quệ, vì thế rất khó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần ăn thực phẩm giàu chất đạm và vitamin B12. Thịt bò là nguồn cung cấp hai chất dinh dưỡng này tuyệt vời nhất.
Các loại họ đậu
Các loại đậu là thực phẩm tuyệt vời để nuôi con bằng sữa.
Các loại đậu, đặc biệt các loại có màu sậm như các loại đậu đen và đậu tây lùn là loại thực phẩm tuyệt vời dành cho những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt đối với những người ăn chay. Các loại đậu không chỉ giàu chất sắt mà cung cấp nguồn dinh dưỡng cao.
Các loại quả chín mọng
Bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn trái cây hay sinh tố từ hai lần trở lên trong ngày. Những loại quả chín giàu chất chống oxy hóa là sự lựa chọn tuyệt vời giúp bạn đáp ứng những nhu cầu của bạn. Các loại trái cây chín mọng ngon lành này chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và cung cấp một lượng đầy đủ carbohydrate giúp bạn duy trì năng lượng.
Gạo lức
Nếu bạn đang cố gắng giảm cân cho bé, và bị cám dỗ với việc cắt giảm khẩu phần ăn của mình. Nhưng giảm cân quá nhanh dẫn đến cơ thể của bạn không tiết ra đủ sữa cho bé đồng thời khiến bạn mệt mỏi và chậm chạp. Tốt nhất, nên kết hợp việc ăn kiêng của bạn một cách lành mạnh như sử dụng gạo lức trong thực đơn ăn kiêng để giữ năng lượng của bạn ở mức cao. Và thực phẩm như gạo lức cung cấp cho cơ thể của bạn đủ lượng calo cần thiết để sản xuất sữa tốt nhất cho em bé.
Cam
Cam là một thực phẩm tuyệt vời nhất để bổ sung năng lượng cho những bà mẹ mới sinh.
Tiện lợi và bỗ dưỡng, cam là một thực phẩm tuyệt vời nhất để bổ sung năng lượng cho những bà mẹ mới sinh. Vì phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cần cung cấp nhiều vitamin C thậm chí hơn cả những phụ nữ mang thai, cam và các loại quả thuộc họ cam là thực phẩm cung cấp sữa mẹ tuyệt vời. Bạn không tốn thời gian ngồi xuống để ăn bữa ăn nhẹ. Hãy uống một ít nước cam, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ vitamin C cho một ngày và thậm chí bạn còn được bổ sung một lượng can-xi từ loại thức uống này.
Trứng
Lòng đỏ trứng là một trong số ít nguồn bổ sung vitamin D tự nhiên – một chất dinh dưỡng cần thiết giúp xương của bạn khỏe mạnh và xương con của bạn phát triển. Ngoài ra, trứng còn có thể đáp ứng nhu cầu đạm hàng ngày cho cơ thể của bạn. Hãy thử hai quả trứng ốp-la vào bữa điểm tâm sáng, một hoặc hai quả trứng luộc và món salad cho bữa ăn trưa nhẹ, hoặc trứng ốp lếp và salad cho bữa tối. Như một phần của thực đơn nuôi con bằng sữa mẹ của mình, bạn có thể chọn trứng để bổ sung thêm DHA để tăng hàm lượng lượng axit béo trong sữa mẹ.
Bánh mì
Axit folic rất quan trọng đối với sự phát triển cho con của bạn ở những giai đoạn đầu của thai kì. Nhưng tầm quan của nó không dừng ở đấy. Axit folic là một chất dinh dưỡng quan trong sữa của người mẹ cung cấp cho con của bạn sức khỏe tốt. Đồng thời nó cũng rất quan trọng cho chính sức khỏe của bạn. Chất dinh dưỡng thiết yếu này tìm thấy trong các loại bánh mỳ và mỳ ống. Chúng cũng cung cấp cho bạn chất sơ và sắt dồi dào.
Rau xanh
Ăn hằng ngày các loại rau xanh như cải bó xôi, bông cải Thụy Sĩ, bông cải xanh... đều rất có ích. Rau xanh chứa vitamin A mà bé cần từ sữa mẹ. Chúng không phải là loại thực phẩm từ sữa để cung cấp can-xi. Nhưng rau xanh chứa vitamin C và sắt. Trên hết, rau xanh chứa chất chống oxy hóa, hàm lượng calo thấp và còn rất ngon.
Ngũ cốc
Sau một đêm mất ngủ, một trong thực phẩm tuyệt vời bổ sung năng lượng cho những bà mẹ mới sinh là một bữa ăn sáng bằng ngũ cốc. Ngũ cốc chế biến sẵn bày bán khắp nơi sẽ bổ sung các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu giúp bạn đáp ứng nhu cầu hằng ngày. Bạn cũng có thể thay thế bằng bữa ăn sáng thật ngon với trái cây trộn với sữa không kem và bột yến mạch.
Ngũ cốc chế biến sẵn bày bán khắp nơi sẽ bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng.
Nước
Thiếu nước là một trong nguyên nhân làm cơ thể bị kiệt quệ. Và đặc biệt đối với những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, thì việc mất nước rất nguy hiểm, Để giữ mức năng lượng của bạn và tiết ra nhiều sữa, bạn phải uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Bạn có thể thay thế nước bằng nước ép trái cây và sữa, nhưng hãy thân trọng với thức uống có chứa caffein như trà và cà phê. Nên tránh và hạn chế lượng caffein mà bạn uống vào. Bởi vì khi caffein vào sữa sẽ truyền qua cơ thể bé.
Sau khi sinh cần kiêng những gì
Sau khi sinh làm sao cho bụng nhỏ lại
Quan hệ vợ chồng sau khi sinh
Sau khi sinh có nên đánh răng
Sau khi sinh có nên nịt bụng
Đau lưng sau khi sinh nguyên nhân và cách điều trị
Các việc cần quan tâm sau khi sinh
(st)