Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ – Để được đi du học Mỹ, ngoài việc được nhà trường mà các bạn chọn học chấp nhận và cấp thư mời học (hay còn gọi là I-20) thì các bạn phải vượt qua buổi phỏng vấn với các viên chức Lãnh sự quán Mỹ để có visa. Vậy các bạn cần chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn này?
Trước hết để xin visa sinh viên, các bạn phải chuẩn bị những thủ tục như điền đơn (theo qui định như I-20, DS-160, …), đăng ký hẹn phỏng vấn, mua phiếu phỏng vấn, đóng phí SEVIS,..
Sau đó các bạn chuẩn bị những giấy tờ liên quan như hồ sơ chứng minh tài chính và hồ sơ học tập của mình để đi phỏng vấn.
Các bạn lưu ý, thời gian phỏng vấn chỉ kéo dài trong khỏang từ 3 đến 4 phút vì thế các bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để nói một cách ngắn gọn, rõ ràng nhưng chính xác và đầy tính thuyết phục. Các bạn hãy tự tin, đừng che giấu sự thật nên trả lời trung thực theo hồ sơ của mình, trong khoảng thời gian phỏng vấn ngắn ấy các bạn cần cung cấp cho viên chức càng nhiều thông tin càng tốt, và đặc biệt không nên trả lời theo cách học thuộc lòng như những lập trình có sẵn mà phải trả lời thật tự nhiên.
Các viên chức của Lãnh sự quán Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc của họ, do đó sẽ không quá khó để họ nhận ra được là các bạn đang nói thật hay không về việc bạn xin visa đi học.
Muốn có được kết quả tốt khi phỏng vấn, các bạn phải thỏa 3 điều kiện cơ bản khi xin visa du học:
1. Bạn thực sự có ý định đi học một cách nghiêm túc không? Hoặc bạn có khả năng học tốt tại Mỹ không? : Các viên chức Lãnh sự quán sẽ xem xét quá trình học tập của bạn trước đó cũng như kế họach học tập của bạn tại Mỹ. Do đó, các bạn cần mang theo những kết quả học tập mà các bạn có : như bảng điểm, học bạ, bằng cấp, giấy khen,…. Ngoài ra, bạn cũng phải nắm rõ về trường, khóa học, chuyên ngành học, …tại Mỹ cũng như những dự định nghề nghiệp của bạn sau này.
2. Bạn có đủ nguồn tài chính chi trả cho việc học của mình không? : Chính phủ Mỹ muốn biết các bạn có đủ nguồn tài chính hỗ trợ trong suốt thời gian bạn theo học tại Mỹ hay không để đảm bảo chắc chắn rằng bạn không bỏ học và đi làm bất hợp pháp.
Vì vậy bạn cần chứng minh tài chính rõ ràng và cụ thể : ai sẽ là người chi trả học phí cũng như chi phí ăn ở cho bạn?
-
Nếu bạn được cấp học bổng thì bạn phải có những giấy tờ liên quan đến việc bạn được cấp học bổng đó.
-
Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân nào đó tài trợ, bạn phải làm thế nào để chứng tỏ rằng người tài trợ cho bạn có khả năng trả tiền cho việc học của bạn.
-
Nếu là người khác (không phải cha mẹ), bạn cần giải thích với viên chức Lãnh sự quán về mối quan hệ của bạn với người này, để chứng minh cho việc tại sao người tài trợ này sẵn sàng cam kết trả hàng chục nghìn đôla cho việc học của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cung cấp cho các viên chức lãnh sự những bằng chứng về khả năng tài chính của người tài trợ cho bạn, đặc biệt là nguồn thu nhập và mức thu nhập. Điều này sẽ giúp cho viên chức lãnh sự tin rằng tiền sẽ được cung cấp đầy đủ trong suốt thời gian bạn học.
3. Bạn có ý định quay về Việt Nam sau khi hoàn tất khóa học của mình tại Mỹ hay không?
-
Đây là điều quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất cho tất cả các viên chức Lãnh sự quán khi xem xét. Bởi lẽ, Luật thị thực của Mỹ quy định rằng các cán bộ lãnh sự phải coi tất cả các ứng viên xin thị thực không nhập cư là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ có thể thuyết phục cán bộ lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Vì vậy, theo điều luật này thì các viên chức lãnh sự luôn xem các bạn như đang có ý định định cư tại Hoa Kỳ vĩnh viễn cho đến khi nào các bạn chứng minh được điều ngược lại.
-
Các bạn có thể đưa ra những bằng chứng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tất cả chúng phải đủ mạnh mẽ để giúp cho viên chức lãnh sự tin là bạn sẽ không định cư Mỹ. Do đó các bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để trình bày hoàn cảnh của mình thật rõ ràng và chính xác để đảm bảo rằng việc các bạn ở Mỹ chỉ là tạm thời.
Lưu ý:
-
Các bạn nên sử dụng tiếng Anh cho phần phỏng vấn của mình và hạn chế sử dụng tiếng Việt vì nếu không các viên chức Lãnh sự quán sẽ cho rằng các bạn không đủ khả nặng tiếng Anh để đi du học. Khi bạn nghe không được họ nói bằng tiếng anh hãy nói “Pardon me” và nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho các bạn nhưng nhất thiết các bạn phải trả lời họ lại bằng tiếng Anh. Trừ khi nào không thể nói bằng tiếng Anh, hoặc các bạn cảm thấy nói bằng tiếng Anh các bạn sẽ không thể giải thích hết ý thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt.
-
Trong lúc chờ đợi đến lượt mình phỏng vấn, các bạn tuyệt đối không gây mất trật tự, không làm những hành vi khiến họ nghi ngờ vì sẽ bất lợi cho các bạn lúc phỏng vấn.
-
Khi nghe gọi đến tên mình hãy thật bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và tiến đến phòng phỏng vấn, mỉm cười và chào những người phỏng vấn” Good…, sir/madam”.Khi phỏng vấn xong dù được hay không các bạn cũng phải nói cám ơn và chào tạm biệt họ: “Thanks for your interview”.
-
Hồ sơ phỏng vấn phải được sắp xếp gọn gàng theo thứ tự để khi viên chức phỏng vấn yêu cầu xem những giấy tờ nào thì các bạn có thể đưa cho họ ngay lập tức mà không bị lúng túng.
-
Đặc biệt không nên xin visa không quá 120 ngày và không vào Mỹ trước 30 ngày so với ngày nhập học.
Các bạn ơi, mấy hum nay có người hỏi mình lúc vô phỏng vấn du học Mỹ mình phải làm gì và các giấy tờ phải nộp ở từng nơi như thế nào? Thực ra cũng rất dễ, nó có chỉ dẫn trong đó hết rùi nhưng Tuấn sẽ nói sơ qua để các bạn nắm trước nha
Giấy tờ chuẩn bị (nhất thiết phải có): Phiếu hẹn; Passport; DS, I_20; giấy khai sinh của mình, của ba mẹ; bằng khen của mình; giáy tờ về trường học của mình bên đây và bên Mỹ, giấy chứng minh thu nhập của ba,mẹ; sổ tiết kiệm của ba mẹ; hợp đồng lao động của ba, mẹ. Cần thêm (nếu có): gấy tờ bằng khen của ba, mẹ (để chứng minh rằng ba mẹ mình là người học thức), giấy bảo trợ và một vài giấy tờ mà có lợi cho sự chứng minh của mình lúc phỏng vấn
1) Cửa vào:
Miêu tả: Bên ngoài chỗ phỏng vấn có rất nhiều cửa nhưng chỉ có một cửa đề chữ "Cửa vào".
Thực hiện: Hãy bước vào cửa đó. Nhưng trước khi bước vào bạn sẽ được kiểm tra xem có mang vật gì nguy hiểm không hoặc có mang kim loại hay không bằng máy dò trên tay bảo vệ (lưu ý: đồng hồ và dây nịch bằng kim loại máy dò không kêu nên bạn có thể đem theo được)
Mục đích: kiểm tra xem chúng ta có mang vật gì nguy hiểm cho họ không
Lời khuyên: nên bỏ lại những thứ mà bạn thấy nguy hiểm vì nếu bạn qua được cửa này, bạn sẽ không bước ra ngoài được nữa. Và wa cửa sau họ còn kiểm tra lại bạn một lần nữa, nếu phát hiên bạn mang vật nguy hiểm họ sẽ gây khó dễ và có thể cho bạn về vì lí do an toàn
2) Phòng chờ:
Miêu tả: nói là phòng chờ chứ cũng hem phải nữa. Nó chỉ là một căn nhà cho chúng ta đứng xếp hàng thôi. Phia sau cánh cửa đó sẽ có 3 đường đi: Đường ngoài cùng sát cửa nhất dành cho phỏng vấn xin visa đi di cư ( visa immigrant), đường giữa không có gì và đường còn lại dành cho phỏng vấn xin visa không di cư (visa non_immigrant).
Thực hiện: vì chúng ta đi du học nên sẽ xin visa không di cư. Hãy vào đường có chữ "Visa non_immigrant". Chúng ta sẽ xếp hàng chớ ở đường này để đi ra ngoài đường wa một cửa khác
Mục đích: giữ trật tự và dễ kiểm soát cho họ hơn
Cảm giác của Tuấn: hơi mệt mỏi vì chờ tới hơn một tiếng. Hichic
Lời khuyên: Hãy bình tĩnh chờ đợi và xếp hàng đàng hoàng. Đừng gây tiếng động lớn, đừng chửi bới lung tung vì họ có camera quay những hành động của chúng ta đó
3) Nơi kiểm tra đồ đạc mang theo:
Miêu tả: sau khi bước ra ngoài đường bằng cửa khác từ phòng đó, chúng ta sẽ đi qua một cánh cửa nữa theo sự hướng dẫn của bảo vệ. Trong cánh cửa đó có máy kiểm tra đồ đạc mình mang theo và máy quét toàn diện người
Giấy tờ chuẩn bị: Phiếu hẹn phỏng vấn và Passport
Thực hiện: Chúng ta sẽ trình phiếu hẹn phỏng vấn và passport với bảo vệ tại đó. Sau khi đã xác định chính xác chúng ta thì sẽ cho vào cửa đó. Sau khi vào họ sẽ yêu cầu bỏ hết túi sách và những đồ bạn mang theo vào máy quét. Đồng thời bạn sẽ đi qua một máy quét để kiểm tra lại một lần nữa xem bạn có mang vật gì nguy hiểm và bằng kim loai không đồng hồ và dây nịch máy không báo hiêu nên vẫn mang đượC
Lưu ý: tại đây ai có điện thoại di động họ sẽ yêu cầu tắt máy và đưa cho họ giữ. Chúng ta không được mang điện thoại di động vào nơi phỏng vấn
Cảm giác của Tuấn: hơi sờ sợ vì lần đầu tiên đi mà
Mục đích: để họ xác nhận lại một lần nữa là chúng ta không gây nguy hiểm gì cho họ
Lời khuyên: bạn nên thành thật đưa hết những gì bạn có kể cả di động. Đừng giấu diếm bất cứ gì vì nếu phát hiện ra họ sẽ làm khó dễ bạn đó (máy quét của họ có thể phát hiện ra điện thoai di động bạn để trong người)
4) Nơi nộp giấy hẹn phỏng vấn, passport và DS, và I_20:
Miêu tả: Sau khi bạn đã được kiểm tra xong, bãn sẽ bước vào cánh cửa sau phòng kiểm tra đó. Ở đây lại có 2 sự lựa chọn: bên trái: nới dành cho phỏng vấn không di cư (du học, du lịch, công tác...) và bên phải là dành cho phỏng vấn di cư (đi theo diện đoàn tụ, nhập cư...). Vì Tuấn đi theo diện du học nên chỉ nói đến phần bên trái thôinha (tại bên phải Tuấn đâu có bít, chắc cũng tương tự vậy ^^). Sau khi quẹo trái bạn sẽ thấy ngay nhưng làn đường đi. Ở đầu mỗi làn đường đều có một bảng ghi giờ hẹn phỏng vấn
Giấy tờ chuẩn bị: Phiếu hẹn, Passport,DS va I_20
Thực hiện: Hãy quẹo trái và tìm đúng làn đường phù hợp với giờ hẹn của mình (lưu ý: bạn phải chọn đúng làn đường giờ hẹn của mình, nếu sai họ sẽ bắt xếp hàng lại và đợi rất lâu, có thể họ sẽ đuổi về đó). Ở cuối các làn đó có 3 cửa sổ được đánh thứ tự A,B,C (A, B nằm ở mặt trước, C nằm ở bên hông). Người ta sẽ nói cho bạn bít đường hẹn nào sẽ tới cửa sổ nào. Tới đó bạn sẽ nộp Giấy hẹn, Passport và DS. Họ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi đơn giản đẻ xác minh xem bạn có thật sự là người trong Passport và DS hok. Sau khi đã xác minh ong họ sẽ phát cho bạn một tờ giấy ghi số thứ (lưu ý phiếu hẹn, Passport, DS, I_20 họ sẽ giữ lại)
Cảm giác: cũng bình thường thôi ^^
Mục đích: Để họ dễ dàng quản lí, xác minh xem chúng ta có đúng là người trong DS và Passport không
Lời khuyên: bạn nên bình tĩnh và trả lời to, rõ và đầy đủ những thông tin họ hỏi
5) Chỗ ngồi đợi phỏng vấn:
Miêu tả: nó nằm bên hông của 2 cửa sở A,B cùng mặt cửa sổ C. Ở đây sẽ có rất nhiều hàng ghế, bạn muốn ngồi đâu cũng được. Trên cao có một bảng để gọi số và cho bạn biết nơi bạn sẽ phỏng vấn (phòng nào? Ví dụ nó sẽ để là A580: 5 nghĩa là số A580 tới phòng số 5 để phỏng vấn) và nó cũng có đọc loa cho chúng ta bít (Ví dụ: Hiện nay chúng tô idang phục vũ số A580 tại phòng số 5)
Thực hiện: bạn cứ ngồi chờ cho đến khi tới mình.
Lưu ý: Vì số trên bảng nhảy không theo thứ tu nên bạn phải cẩn thận. Ví dụ đang số A510 nó có thể nhảy tới A560 rùi nhảy ngước lai vì vậy bạn hãy nhìn và nghe cho rõ
Cảm giác: Rất hồi hộp và hơi lo s�� nhưng điều quan trọng là Tuấn đã tự tin và bình tĩnh
Mục đích: chờ đợi tới số ta phỏng vấn
Lời khuyên: Bạn nên mang theo một quyển sách để đọc trong lúc chờ đợi phỏng vấn. Trong lúc chờ đợi phỏng vấn tuyệt đối không gây mất trật tự, không làm những hành vi khiến họ nghi ngờ vì sẽ bất lơi cho bạn lúc phỏng vấn. Theo Tuấn bạn nên ngồi ở phía đối diện của sổ C đúng ngồi ngay những phòng phỏng vấn vì họ sẽ thấy được những hành động của chúng ta và sẽ gây khó đễ khi đến phiên chúng ta phỏng vấn và như vậy cơ hội thành công của chúng ta sẽ ít hơn. Cho nên bạn nên ngồi ở mắt đối diện cửa sổ C để tránh sự quan sát của họ nhưng chỉ tránh được một phần thôi vì có thể họ đặt camera để theo dõi chúng ta và có những bảo vể thường xuyên đi qua đi lại để kiểm soát chúng ta
6) Chỗ phỏng vấn:
Miêu tả: đó là những gian phòng nhỏ ở cùng bên với cửa sổ C và đối diện với những hàng ghế chờ. Có 7 phòng tất cả. Khi phỏng vấn chúng ta sẽ đứng và họ (gồm người phỏng vấn và người phiên dịch) sẽ ngồi. Chúng ta và họ sẽ ngăn cách nhau bởi một tấm kính và có một khe hở nhỏ để chúng ta đưa giấy tờ chứng minh
Thực hiện: Khi nghe gọi đến tên mình hãy thật bình tĩnh và bước đến phòng phỏng vấn. Đầu tiên ho sẽ yêu cầu chúng ta đưa hai ngón trỏ lên máy in vân tay để lấy dấu vân tay của chúng ta. Lưu ý là đưa theo thứ tự chứ hok phải tay nào cũng được đâu. Trước khi họ phỏng vấn hãy chào họ trước: Good ...,sir/madam đối với người phỏng vấn và em chào anh/chị đó với người phiên dịch. Khi phỏng vấn xong dù được hay không phải nói: "Thanks for your interview". Nếu đậu họ sẽ thu Passport, Ds, I_20và đưa phiếu hẹn 3h00 chiều mai lại lay Visa
Lưu ý: Khi nói bạn phai đưa giấy tờ để chung minh những điều bạn nói là thật.
Cảm giác: rất lo và hồi hộp nhưng Tuấn đã thể hiện hết sức cho họ thấy mình mong muốn được đi du học đến chừng nào
Mục đích: họ mún nghe những điều chúng ta nói và những gì chúng ta đưa xem đó có phải là sự thật hay không. Nếu lấy được lòng tin cuả họ bạn sẽ thành công.
Lời khuyên: hãy thật bình tĩnh và tự tin. Hãy cố tươi cười, bình tinh và tỏ rõ cho họ thấy ở chúng ta có một niềm khao khát mãnh liệt là muốn được đi du học. Các câu hỏi họ sẽ xoay quanh các vấn đền chính sau: Bạn qua Mỹ để làm gì (lí do bạn qua Mỹ)? Tại sao bạn lại thích học ở Mỹ? Bạn biết gì về trường học của bạn ở My? Ba mẹ làm nghề gì? Họ có đủ thu nhập để cho bạn học lâu dài ở Mỹ không?... Hãy trả lời bằng tiếng Anh hạn chế nói bằng Tiếng Việt vì họ sẽ cho rằng bạn không đủ khả nặng tiếng Anh để đi du học. Khi bạn nghe không được họ nói bằng tiếng anh hãy nói "Pardon me" và nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho bạn nhưng nhất thiết bạn phải trải lời họ lại bằng tiếng anh. Trừ khi nào khó nói bằng tiếng Anh lắm, hoặc bạn cảm thấy nói bằng tiếng Viet không đủ để giải thích hết ý của bạn thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt "Sorry. Could I speak Vietnamese to answer this question/ this problem". Sau khi xong hãy kiểm tra thật kĩ xem bạn có bỏ xót gì không
7) Ra về:
Miêu tả: có một cánh cửa phía sau chỗ các làn giờ hẹn phỏng vấn.
Thực hiện: Hãy bước ra cửa và đi
Lưu ý: khi bước ra cửa bạn chắc là không con bỏ wen gì cả vì ra rồi bạn sẽ không thể vào được nữa (cửa chỉ có một chiều xoay) và nhớ lấy lại điện thoại tại cửa kiểm soát nha
Cảm giác: cực kì vui sướng và nhẹ nhõm vì Tuấn đậu mà
Mục đích: chỉ cho chúng ta ra chứ không cho vào nữa
Lời khuyên: khi bước ra bạn nên về ngay, đừng goi điện cho ai hết vì có trường hợp họ đã mời vô phỏng vấn lại.
Kinh nghiệm phỏng vấn để đi du học Mỹ
- Bạn có thật sự muốn đi du học một cách nghiêm túc không? Khả năng của bạn có thể học tốt các trường học ở Mỹ không? Để đoán được điều này các Viên Chức Lãnh Sự Quán sẽ xem xét quá trình và kết quả học tập của bạn trước đó và quan tâm đến kế hoạch học tập của bạn tại Mỹ. Điều mà bạn cần phải quan tâm nữa đó là chọn trường, ngành nghề và nghề nghiệp mà bạn chọn sau này.
- Bạn cần phải có cách chứng minh mình có đủ nguồn tài chính để đi du học.
- Bạn cần phải chứng minh được rằng bạn không có ý định nhập cư ở Mỹ, sau khi hoàn tất xong khóa học bạn sẽ quay trở lại Việt Nam. Đây là vấn đề quan trọng nhất mà viên chức Lãnh Sự Quán rất quan tâm. Do đó, nếu như câu trả lời của bạn không đủ thuyết phục thì bạn khó mà có thể đậu trong lần phỏng vấn này.
Tuy nhiên để bắt đầu một cuộc phỏng vấn tốt đẹp, bạn cần chuẩn bị cho mình một tâm lý thật bình tĩnh, tự tin bằng cách hít sâu, thở nhẹ và mỉm cưởi, để khi bắt đầu phỏng vấn bạn không bị lúng túng và lo sợ. Bạn cần phải giữ được một phong cách đứng đắn và nghiêm túc, tuân theo những quy định được đề ra, chuẩn bị sẵn sàng những hồ sơ cần thiết để phỏng vấn, Và điều đặt biệt là bạn phải tận dụng hết khả năng nói tiếng anh của mình, để người phỏng vấn biết được khả năng tiếng anh của bạn.
Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ: Học sinh Phan Thi Bích Ngọc
Rất dzuj vì đã giựt được tấm VISA vô cùng quý báu từ tay lãnh sự quán trong lần phỏng vấn đầu tiên vừa qua.
Trước khi phỏng vấn, mình cũng như các bạn khác,rất hồi hộp, hok pjk liệu mình sẽ có VISA ngay luôn hok. Nhưng khi nghe chia sẻ kinh nghiệm của các anh cùng khóa đã nhận được VISA trước đó, càng làm mình thấy run hơn, thấy ai cũng pass mà mình fail thì cũng thấy buồn wá, vì trước ngày phỏng vấn, các chị cùng khóa đều chúc mình may mắn, động viên mình rất nhiệt tình, “ đợt này em mà đậu VISA là coi như mở màn cho tụi con gái mình đậu VISA đó, cố lên nha em!”khiến mình mang trọng trách thật nặng nề, huhu, nếu phụ lòng các chị thì cũng buồn lắm, khiến mình phải cố gắng hơn nhiều.
Đến khj đi phỏng vấn, chu choa, ngày j` mà đi toàn kẹt đường, đến LSQ, mình đến sớm cả hơn nửa tiếng rồi vậy mà đã thấy người ta xếp thành 2,3 hàng dài ngoắc, cứ tường mình bị muộn rồi chứ, làm sợ lắm.
Lúc vào lấy stt, nhìn mặt ai cũng hình sự hết, lại càng run hơn.
Cứ ngồi chờ đến lượt mình pv, thấy cái phòng số 2, mình ngồi ngay trước cửa mà, thấy nhìều bạn nói Engs oách lắm, mình nhìn mà cũng phải phục luôn.
Khi stt của mình hiện trên bảng điện tử, tim như ngừng đập lun, nhưng may wa’, lúc mình vào phòng, LSQ lại chạy đi đâu mất tiêu, làm mình chờ gần 10’.
Đứng thừ người 1 lúc, lấy lại tinh thần, nhớ lại kinh nghiệm đã dc truyền đạt, “nhớ nhìn thẳng vào LSQ, cười thật tươi, hỏi thăm sức khỏe, lời nói đi đôi với hành động” mình thực hiện đúng y như zậy,hok sót điểm nào.
Và đây là các câu hỏi của mình:
_Đưa học bạ và bảng điểm cho tôi xem?
_Em đang học cái gì, dh hay cao đẳng, cao đẳng hay dh, em đang học cao đẳng phải hok? -Em đã đi nước ngoài chưa?Em đi làm gì vậy?
_Nhà em có aj đi nước ngoài chưa?
_Mẹ em đi nước nào rồi? Anh trai em đi nước nào rồi?
_Mẹ em là chủ kinh doanh hay làm cho công ty gì vậy?
_Hỏi Nghề nghiệp của bố giống như hỏi của mẹ.
Đậu được VISA lần này thật tình mình rất cám ơn anh Khôi và Chị Thắm đã giúp đỡ mình rất nhiều trong quá trình học, từ phần Tiếng Việt đến Tiếng Anh, đặc biệt là anh Bảo Anh đã lấy lại tự tin cho em trước ngày em lên dĩa nhé.
Mình mong rằng sẽ có nhiều bạn đến cty đăng kí làm hồ sơ và học phỏng vấn để có cơ hội đạt được VISA giống mình.^_^.
Du học theo kinh nghiệm của các “cao thủ”
Theo kinh nghiệm của một số “cao thủ” trong “làng” du học, để công thành, danh toại nơi đất khách, ít nhất bạn phải có 2 yếu tố: chăm chỉ và giỏi ngoại ngữ.
“Cày” chăm vào!
Nguyễn Tiến Đạt - Người được cấp học bổng VEF, đang “làm” tiến sĩ tại The University of Iowa (Mỹ), cho rằng, để du học thành công, bạn phải nỗ lực, chăm chỉ hơn ở nhà.
Khi du học, sự thay đổi trong môi trường học tập là điều khiến bạn phải thích nghi. Ở những nước như Singapore, Mỹ, hay các nước châu Âu… môi trường học tập khác Việt Nam. Do vậy, thời gian đầu, bạn có thể sẽ bị “choáng”.
Sinh viên bên này rất nhiệt tình đóng góp ý kiến trong giờ học. Họ hỏi ngay giảng viên nếu không hiểu. Trong khi đó, giảng viên cũng khuyến khích sinh viên tham gia bằng cách cộng điểm cho những người nhiệt tình trả lời câu hỏi trên lớp. Ngoài ra, bài tập về nhà (homework) cũng được tính vào điểm cuối kỳ.
Tỷ lệ điểm là do giảng viên quyết định, tùy từng môn học, nhưng thường trên 40%. Vì thế, bạn buộc phải chăm chỉ làm bài tập. Nếu cuối kỳ chẳng may bạn có làm bài thi không tốt thì vẫn có thể đạt điểm B hay A. Trong khi đó, ở Việt Nam nếu cuối kỳ bạn không làm được bài thi thì chỉ có đường… thi lại.
Ngoài ra, sinh viên ở Mỹ còn phải tự chọn môn học cho mình. Đây là điểm rất khác và gây khó khăn cho sinh viên Việt Nam. Bởi lẽ ở nhà, chúng ta vẫn quen với việc học theo chương trình do nhà trường định sẵn.
Thế nên sang đây, khi phải tự chọn môn học, tức là mình tự quyết định tương lai của mình, nhiều sinh viên Việt Nam cảm thấy… không quen. Tuy nhiên, đây là phương pháp khiến bạn có trách nhiệm với chính mình hơn.
Về vấn đề này, bạn nên tham khảo ý kiến những người đi trước để có sự lựa chọn hợp với sở trường của mình.
Cũng đồng quan điểm “cần cù bù thông minh”, Đặng Ngọc Lân - Sinh viên năm cuối khoa Điện tử ( Đại học Tổng hợp Tokyo, Nhật Bản) - cho rằng: “Môi trường học tập ở Nhật đánh giá cao và đòi hỏi sự chuyên cần của mỗi người. Những sinh viên có phẩm chất đó sẽ dễ dàng hơn trong việc thích nghi với cách học và có nhiều cơ hội đạt kết quả tốt”.
Trong cuộc thử thách trường kỳ này, bạn sẽ gặp phải rào cản về ngôn ngữ, văn hoá dẫn đến khó khăn trong tiếp thu kiến thức, giao tiếp và làm việc tập thể. Cách tốt nhất hạn chế những khó khăn này là học ngoại ngữ thật tốt.
Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về văn hoá, phong tục tập quán của địa phương mình sống, cũng như mạnh dạn tiếp xúc với mọi người. Đặc biệt, nên tham khảo kinh nghiệm những người đi trước trên diễn đàn của lưu học sinh Việt Nam ở các nước. Những người này sẽ cung cấp cho bạn những bài học bổ ích.
Ngoại ngữ “siêu”
Nguyễn Việt An, hai năm liền lọt vào danh sách top ba sinh viên xuất sắc nhất khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Công nghệ Nanyang - NTU, Singapore) cho rằng, ngoại ngữ là chìa khóa quan trọng mở cánh cửa du học. Ngoại ngữ tốt sẽ giúp các bạn nhiều trong việc hòa nhập với môi trường học tập và sinh hoạt hoàn toàn mới.
Nguyễn Tiến Đạt: Trước khi du học, nhiều người cũng thường học thêm ngoại ngữ. Tuy nhiên, không ít người học còn mang tính hàn lâm nhiều hơn là những gì giao tiếp hàng ngày. Do vậy, khi mới sang đất nước khác, một số bạn sẽ cảm thấy sốc vì những gì người dân bản địa nói.
Họ nói nhanh, dùng nhiều cụm từ lạ, ngữ điệu cũng phong phú… Vì thế, ngoại ngữ của bạn càng tốt bao nhiêu, thời gian làm quen với những thay đổi càng ngắn bấy nhiêu.
Nguyễn Việt An: Môi trường học tập ở NTU khuyến khích sinh viên tự nghiên cứu và học tập thông qua việc cung cấp những điều kiện và phương tiện đầy đủ như thư viện, phòng thực hành, phòng học …
Để đạt được kết quả tốt, bên cạnh khả năng ngoại ngữ, tôi thấy cần phải sử dụng hiệu quả những điều kiện học tập này để tự trau dồi kiến thức.
Với sách, tài liệu và thông tin sẵn có trong thư viện, Internet, tôi thường tự học để nâng cao kiến thức. Ở giảng đường, có những giờ học tôi không tham gia vì thấy không thật sự hiệu quả.
Tại các đại học ở Singapore, cũng như ở các nước tiên tiến khác trên thế giới đều trang bị nhiều máy tính kết nối Internet 24/24 giờ. Muốn khai thác hết những lợi ích từ nguồn thông tin khổng lồ này, kiến thức và kỹ năng sử dụng máy vi tính và Internet là quan trọng.
Mỹ luôn là điểm đến lý tưởng của hầu hết các bạn du học sinh khi họ đã xác định bước trên con đường du học. Thủ tục xin thị thực du học Mỹ đơn giản và đặc trưng mang dấu ấn riêng của đất nước tôn thờ nữ thần tự do này. Đó là vịệc lãnh sự quán Hoa Kỳ lựa chọn cách phỏng vấn trực tiếp học sinh để xác định những gương mặt sẽ học tập ở nước Mỹ. Sau khi các bạn học sinh nhận được I20 (Thư mời gốc) từ trường chuyển về thì công việc cần thiết ngày sau là việc đặt lịch hẹn phỏng vấn với đại sứ quán Hoa Kỳ. Học sinh thường lo lắng trước khi bước vào buổi phỏng vấn này. Sau đây, New Ocean xin đưa ra những kinh nghiệm cần thiết giúp các bạn tự tin bước vào buổi phỏng vấn:
Mỹ luôn là điểm đến lý tưởng của hầu hết các bạn du học sinh khi họ đã xác định bước trên con đường du học. Thủ tục xin thị thực du học Mỹ đơn giản và đặc trưng mang dấu ấn riêng của đất nước tôn thờ nữ thần tự do này. Đó là vịệc lãnh sự quán Hoa Kỳ lựa chọn cách phỏng vấn trực tiếp học sinh để xác định những gương mặt sẽ học tập ở nước Mỹ. Sau khi các bạn học sinh nhận được I20 (Thư mời gốc) từ trường chuyển về thì công việc cần thiết ngày sau là việc đặt lịch hẹn phỏng vấn với đại sứ quán Hoa Kỳ. Học sinh thường lo lắng trước khi bước vào buổi phỏng vấn này. Sau đây, New Ocean xin đưa ra những kinh nghiệm cần thiết giúp các bạn tự tin bước vào buổi phỏng vấn:
1. Chuẩn bị
Mọi sự thành công đều cần sự chuẩn bị chu đáo. Bạn nên nhớ nguyên tắc này vì nó đã đúng trong nhiều trường khác nhau. Các bạn học sinh trước khi vào Đại sứ quán nên tập nói trước gương nhiều lần về các thông tin về cá nhân, các thông tin trong hồ sơ gia đình mình để trả lời một cách trôi chảy nhất.
2. Tâm lý thoải mái
Bạn nên giữ tâm lý thoải mái và tự tin, hãy coi đây là một cuộc nói chuyện trao đổi về kế hoạch học tập của mình hơn là một cuộc kiểm tra. Những gương mặt có trong buổi phỏng vấn là những chuyên gia có kinh nghiệm nên bạn hãy xem như đang trình bày kế hoạch cho trương lai của mình để nhận đựơc lời chia sẻ bổ ích.
3. Hình thức và phong thái
Bạn nên giữ phong thái tự tin, thoải mái, nét mặt luôn tươi tắn. Trang phục bạn lựa chọn nên phù hợp, không nên quá loè loẹt , nên chọn trang phục nhã nhặn, không quá chặt để không ảnh hưởng đến tác phong nhanh nhẹn của mình.
4. Giải quyết tình huống
Giải quyết tình huống một cách thông minh rất dễ ăn điểm vì bạn sẽ được đánh giá cao. Khi gặp các câu hỏi mà bạn chưa chuẩn bị, bạn không nên thể hiện thái độ ấp úng mà nên bình tĩnh suy nghĩ và trả lời một cách chính xác nhất.
Hãy thể hiện cá tính của bạn trong từng câu trả lời vì người Mỹ đánh giá rất cao cá tính và sự tự tin.
Kinh nghiệm xin Visa du học Mỹ
Chỉ một lần phỏng vấn xin visa, nếu hỏng có khi bạn phải chờ đợi đến năm sau. Cơ hội để được đi du học Mỹ quả không hề dễ dàng. Có những gia đình tài khoản ở ngân hàng có hàng chục nghìn USD, nhưng bấy nhiêu chưa đủ để bạn trẻ lên đường du học.
Thông tin từ Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM cho biết, mùa hè vừa rồi các bạn trẻ phải mất 3 tuần để có một cuộc hẹn phỏng vấn xin visa du học. Nếu thất bại, họ phải mất 20-30 ngày để có cuộc phỏng vấn thứ 2. Hiện nay, thời gian này được rút ngắn lại chỉ còn 3 ngày.
Tuy nhiên, đó là trên nguyên tắc. Thực tế, nếu bạn trẻ không thành công trong phỏng vấn thì các viên chức phỏng vấn ở Tổng lãnh sự quán thường khuyên bạn nên chờ một năm để bổ sung giấy tờ và những thông tin cần thiết khác.
Một trong những yếu tố thành công trong cuộc phỏng vấn là các bạn trẻ phải chứng minh được gia đình có đủ khả năng lo cho mình trong suốt thời gian du học. Như thời gian học của bạn là 4 năm và tốn chi phí khoản 80.000 đô la Mỹ. Và trong tài khoản của gia đình bạn đã có đủ hoặc vượt số tiền này.
Tuy nhiên, nói như đại diện của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM thì: “Các bạn phải nói cha mẹ làm gì thì chúng tôi mới tin cha mẹ có thể lo cho các bạn”. Ngoài ra, về mặt giấy tờ, bạn trẻ phải đưa ra giấy phép đăng ký kinh doanh và biên lai nộp thuế của gia đình.
Những gia đình có nguồn thu nhập từ việc thừa kế và không qua kinh doanh gặp phải rất nhiều khó khăn để chứng minh về mặt tài chính. Cô Vũ Thị Hồ (quận 9, TPHCM) có đứa con trai út định du học Hoa Kỳ giờ vướng phải khúc mắc này. Cô Hồ là viên chức, tài sản do tích lũy và thừa kế vì thế cô không có giấy đăng kí kinh doanh và biên lai nộp thuế.
Để giải quyết vướng mắc này, nhiều phụ huynh tìm đến các trung tâm dịch vụ tư vấn du học. Chỉ cần bỏ ra gần 1.000 đô la Mỹ là phụ huynh sẽ có được giấy đăng kí kinh doanh và biên lai nộp thuế. Tuy nhiên, cô Hồ cho biết như thế là gian dối và nếu người ta biết sẽ khó khăn cho cuộc phỏng vấn lần sau.
Đại diện Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM cũng khuyến cáo các gia đình không nên bỏ tiền để có được những giấy tờ trên. Trường hợp cô Hồ có thể chứng minh bằng bất động sản như đất đai, nhà cửa…
Vượt qua khó khăn về chứng minh tài chính, nhưng nhiều bạn trẻ không thành công trong cuộc phỏng vấn vì chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Một bạn gái đang học lớp 12 trường THPT Marie Curie (TPHCM) có ý định du học ở tiểu bang Misouri (Hoa Kỳ) đã mất cơ hội xin visa trong lần phỏng vấn đầu tiên. Chỉ tại vì em nói quá nhỏ mà thời gian phỏng vấn lại chỉ có mấy phút. Em không quen với phòng phỏng vấn nên hơi run lại tưởng nói đã đủ nghe rồi. Giữa người xin visa du học và người phỏng vấn bị cách ngăn bởi một tấm kính, chỉ có một đường ngang để nói chuyện.
Vì thế các bạn trẻ nên bình tĩnh và thoải mái trong cuộc phỏng vấn. Đại diện Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM cho biết: “Nếu không nói được bằng tiếng Anh thì các bạn có thể trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt. Đừng quá căng thẳng, hãy nói sự thật. Đừng quá lo lắng khi bị từ chối vì bạn vẫn còn cơ hội để quay lại phỏng vấn lần nữa. Khi đó hãy trình bày mình có sự chuẩn bị gì mới cho cuộc phỏng vấn là thứ hai này”.
Nhiều bạn trẻ không vượt qua kì phỏng vấn vì các bậc phụ huynh không cung cấp đủ thông tin cho con. Đại diện Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM khuyên: “Phụ huynh nên nói cho con mình thông tin về gia đình: công việc kinh doanh, thu nhập, đất đai, nhà cửa…để các em trả lời phỏng vấn. Nếu có người bên Mỹ bảo lãnh thì phải nói rõ là ai, có mối quan hệ thế nào với con cái…”
Du học Mỹ: Những kinh nghiệm cần thiết
Với bất cứ thời điểm khởi đầu nào, giáo dục Mỹ cũng có lựa chọn cho bạn: trung học phổ thông, ĐH hay sau ĐH. Sự khởi đầu sớm từ bậc trung học là một tấm vé chắc chắn để nhập học bậc đại học tại các trường đại học tốt hay nổi tiếng tại Hoa Kỳ
Bài viết kỳ này tổng hợp lại những thông tin tổng quát và thiết yếu nhất hy vọng cung cấp cho quý vị phụ huynh và các bạn trẻ một cẩm nang khởi đầu du học tại Hoa Kỳ.
Thông tin về du học Mỹ tràn ngập khắp các trang mạng khiến độc giả đôi khi xem nhẹ những thông tin tổng hợp và những lời khuyên tưởng chừng như ”biết rồi khổ lắm nói mãi”. Mỗi cá nhân, mỗi sinh viên với khả năng khác nhau, sẽ phải chọn lựa những khởi đầu và đường đi khác nhau để đạt được giấy trúng tuyển nhập học, vượt qua được kỳ phỏng vấn VISA và hạ cánh an toàn tại ”vùng đất hứa”.
Lựa chọn nào cho những khởi đầu?
Với bất cứ thời điểm khởi đầu nào, giáo dục Mỹ cũng có lựa chọn cho bạn: trung học phổ thông, ĐH hay sau ĐH. Sự khởi đầu sớm từ bậc trung học là một tấm vé chắc chắn để nhập học bậc đại học tại các trường đại học tốt hay nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Học sinh có thể bắt đầu từ lớp 8 hoặc sớm hơn, hay từ lớp 10, 11. Với các bạn trẻ Việt tốt nghiệp phổ thông trung học trong nước, có 2 con đường lựa chọn: cao đẳng cộng đồng (CC) hoặc các trường ĐH. CC là cánh cửa tiết kiệm và dễ dàng có được thư mời học. Sau khoá học 2 năm tại các trường CC, sinh viên được chuyển tiếp lên 2 năm cuối hệ cử nhân tại các trường ĐH. Sinh viên tốt nghiệp tú tài tại Việt Nam cúng có thể nộp đơn xin học năm nhất tại các trường ĐH của Mỹ.
Tuy nhiên, cơ hội được chấp thuận sẽ thấp hơn tại các trường CC, và hiển nhiên chi phí cho một năm học cũng cao hơn đáng kể. Cơ hội học sau ĐH tại Mỹ đa dạng với nhiều lựa chọn và chuyên ngành phong phú. Xin mời xem thông tin chi tiết về lựa chọn trường ở kỳ sau: Bài 3 “Lựa chọn chương trình học tập thông minh và hướng nghiệp”.
Sinh viên chưa đủ trình độ Anh ngữ để nhập học chính khoá nên theo học tại các trung tâm lớn như ELS Educational Services, với hơn 600 trường ĐH đối tác trên khắp nước Mỹ, tạo điều kiện cho sinh viên nhập học bậc ĐH hoặc sau ĐH thuận lợi khi hoàn thành khóa học tiếng Anh.
Bắt đầu như thế nào?
Có quá nhiều cơ sở đào tạo và chương trình học tại Mỹ, sẽ là một điều khó khăn nếu gia đình và sinh viên không đặt ra những tiêu chí ban đầu làm cơ sở cho quá trình lựa chọn. Dưới đây là ví dụ một số nhân tố điển hình tác động vào qua trình lựa chọn của khách hàng, do các chuyên gia tư vấn du học Mỹ tại Tập đoàn ISC-UKEAS chia sẻ:
Hãy tham khảo dịch vụ tư vấn của các tập đoàn tư vấn du học Mỹ chuyên nghiệp để có được quyết định sáng suốt và phù hợp nhất.
Chi phí ước tính và cơ hội học bổng
Các con số thống kê dưới đây cung cấp cho quý vị phụ huynh và các em học sinh một cái nhìn tổng thể về chi phí học tập và sinh hoạt trung bình tại Mỹ. Chi phí sinh hoạt dao động thấp hơn hay nhiều hơn con tuỳ thuộc vào nhu cầu cá nhân và khả năng hạch toán chi tiêu của sinh viên. Tại Hoa Kỳ có sự chênh lệch rõ rệt về học phí giữa các chương trình, hệ thống trường và đặc biệt giữa các tiểu bang.
Học bổng: ngoài học bổng chính phủ, hầu hết các trường đều có quỹ học bổng cho sinh viên xuất sắc. Theo thống kê trong Market Updates 2010 của Hội đồng Anh, hơn 57% các cơ sở đào tạo tại Mỹ thúc đẩy các nguồn học bổng để thu hút sinh viên quốc tế trong năm qua. Vui lòng truy cập website của EducationUSA, IIE hoặc website của trường ĐH bạn chọn lựa để biết thêm thông tin. Phụ huynh và sinh viên nên liên hệ với các tập đoàn tư vấn du học Mỹ chuyên nghiệp để được tư vấn chi tiết.
Visa
Có nhiều lý do dẫn tới việc nhiều bạn không vượt qua được kỳ phỏng vấn Visa, nhưng nguyên nhân chính vẫn nằm ở chỗ các bạn không thuyết phục được người phỏng vấn về nguyện vọng và kế hoạch học tập của bản thân. Về nguyên tắc, visa officer nhìn bạn dưới góc độ người nhập cư. Trong thời gian ngắn ngủi tại buổi phỏng vấn, bạn phải cung cấp được nhiều thông tin nhất có thể về kế hoạch học tập của mình một cách thuyết phục và có hệ thống. Trong các buổi hội thảo tư vấn phỏng vấn Visa thành công, chúng tôi đưa ra lời khuyên cho sinh viên nên nhấn mạnh những chi tiết chứng tỏ bạn có quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng về trường, điểm làm trường bạn lựa chọn nổi bật hơn so với những lựa chọn khác, lựa chọn này phù hợp với bản thân bạn ra sao, hay đơn cử là ngành bạn học tại trường có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng ngành tại Mỹ. Thêm vào đó, kế hoạch tài chính của bạn phải rõ ràng và minh bạch. Năng lực học tập của bạn tại trường phổ thông và/hay ĐH cũng như kế hoạch học tập tại những cơ sỏ đào tạo có uy tín cũng là những yếu tố rất quan trọng. Hãy trung thực và tự tin trong suốt quá trình phỏng vấn!
Cơ hội làm thêm cho sinh viên quốc tế
Không như tại các nước châu Âu, hầu hết sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ (F-1 Visa) chỉ được phép làm thêm tại trường (on-campus, bao gồm cả các công ty cung cấp dịch vụ cho sinh viên trong khuôn viên trường) tối đa 20 giờ một tuần và toàn thời gian trong kỳ nghỉ hè, nghỉ lễ. Có 4 trường hợp sinh viên được phép làm thêm ngoài khuôn viên trường (off-campus): các kỳ thực tập, làm việc tại các tổ chức quốc tế được công nhận, hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn gây nên bởi những ngoại cảnh không có khả năng dự đoán trước (optional practical training, cirricular practical training, severe economic hardship, employment with an International Organization). Phụ huynh và học sinh nên truy cập trang web của U.S. Citizenship and Immigration Service (USCIS) để hiểu rõ những quy định và điều kiện ràng buộc cho những ngoại lệ này.
Một số kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ
Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục giữ thứ hạng cao trong danh sách những nước có số lượng sinh viên du học tại Hoa Kỳ nhiều nhất. Năm 2011, lượng sinh viên Việt Nam tăng 14%, nâng hạng từ vị trí 20 cách đây 5 năm lên vị trí thứ 8. Những con số thống kê ấn tượng đó là sự khẳng định vị thế hàng đầu và sức hấp dẫn của một nền giáo dục đẳng cấp quốc tế như Hoa Kỳ.
Có thể nói việc xin cấp Visa (Thị thực) là một trong những bước quan trọng để giúp cho các bạn học sinh - sinh viên hoàn tất hồ sơ du học Mỹ. Tuy nhiên, để có thể xin được visa du học thì cũng là cả một quá trình với rất nhiều thủ tục mà nếu như không có sự hướng dẫn kịp thời và đúng đắn thì các bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn.
Muốn có được kết quả tốt khi phỏng vấn, các bạn phải thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản khi xin visa du học:
1. Bạn thực sự có ý định đi học một cách nghiêm túc không? Hoặc bạn có khả năng học tốt tại Mỹ không?
Các viên chức Lãnh sự quán sẽ xem xét quá trình học tập của bạn trước đó cũng như kế hoạch học tập của bạn tại Mỹ. Do đó, các bạn cần mang theo những kết quả học tập mà các bạn có như bảng điểm, học bạ, bằng cấp, giấy khen,... Ngoài ra, bạn cũng phải nắm rõ về trường, khóa học, chuyên ngành học... tại Mỹ cũng như những dự định nghề nghiệp của bạn sau này. Bạn cần phải lên kế hoạch học tập và nghề nghiệp hợp lý, rõ ràng. Kế đến, bạn cần chứng minh rằng bạn sẽ làm gì với bằng cấp mà mình có được sau khi hoàn tất chương trình học tại Mỹ, cũng như các dự định tương lai khi về nước. Nếu có thể, bạn hãy tìm hiểu một chút về ngành nghề tương lai của mình cũng như nhu cầu của ngành nghề đó hiện nay tại Việt Nam. Ngoài ra, thông tin bản thân, gia đình, khả năng tài chính của gia đình, ý định quay trở về Việt Nam... cùng một số dạng câu hỏi khác nhằm thử độ nhạy bén trong tư duy và giao tiếp của học sinh cũng sẽ được đưa ra trong buổi phỏng vấn.
2. Bạn có đủ nguồn tài chính chi trả cho việc học của mình không?
Chính phủ Mỹ muốn biết các bạn có đủ nguồn tài chính hỗ trợ trong suốt thời gian bạn theo học tại Mỹ hay không để đảm bảo chắc chắn rằng bạn không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Vì vậy, bạn cần chứng minh tài chính rõ ràng và cụ thể: ai sẽ là người chi trả học phí cũng như chi phí ăn ở cho bạn?
• Nếu bạn được cấp học bổng thì bạn phải có những giấy tờ liên quan đến việc bạn được cấp học bổng đó.
• Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân nào đó tài trợ, bạn phải làm thế nào để chứng tỏ rằng người tài trợ cho bạn có khả năng trả tiền cho việc học của bạn.
• Nếu là người khác (không phải cha mẹ), bạn cần giải thích với viên chức Lãnh sự quán về mối quan hệ của bạn với người này, để chứng minh cho việc tại sao người tài trợ này sẵn sàng cam kết trả hàng chục nghìn đôla cho việc học của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần cung cấp sự những bằng chứng về khả năng tài chính của người tài trợ cho bạn, đặc biệt là nguồn thu nhập và mức thu nhập. Điều này sẽ giúp cho viên chức lãnh sự tin rằng tiền sẽ được cung cấp đầy đủ trong suốt thời gian bạn học.
3. Luôn trung thực
Thời gian phỏng vấn chỉ kéo dài trong khỏang từ 3 đến 4 phút vì thế các bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để nói một cách ngắn gọn, rõ ràng nhưng chính xác và đầy tính thuyết phục. Các bạn hãy tự tin, đừng che giấu sự thật, nên trả lời trung thực theo hồ sơ của mình, trong khoảng thời gian phỏng vấn ngắn ấy các bạn cần cung cấp cho viên chức càng nhiều thông tin càng tốt, và đặc biệt không nên trả lời theo cách học thuộc lòng như những lập trình có sẵn mà phải trả lời thật tự nhiên. Các viên chức của Lãnh sự quán Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc của họ, do đó sẽ không quá khó để họ nhận ra được là các bạn đang nói thật hay không về việc bạn xin visa đi học.
Ông Michael Sestak, Trưởng phòng Visa không di dân - Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, cho biết: "Khi phỏng vấn chúng tôi không mong chờ câu trả lời hoàn hảo, mà trông chờ vào sự thành thật của bạn. Mặc dù hồi hộp bạn cũng phải thư giãn để đưa ra câu trả lời trung thực. Khi phỏng vấn chúng tôi không yêu cầu nói tiếng Anh, sẽ có phiên dịch. Tuy không bắt buộc nhưng nói được tiếng Anh sẽ có ích vì chứng minh bạn đã chuẩn bị kỹ để học tại Mỹ".
4. Chứng minh sẽ quay về Việt Nam
Đây là điều quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất cho tất cả các viên chức Lãnh sự quán khi xem xét. Bởi lẽ, Luật Thị thực của Mỹ quy định rằng các cán bộ lãnh sự phải coi tất cả các ứng viên xin thị thực không nhập cư là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ có thể thuyết phục cán bộ lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Vì vậy, theo điều luật này thì các viên chức lãnh sự luôn xem các bạn như đang có ý định định cư tại Hoa Kỳ vĩnh viễn cho đến khi nào các bạn chứng minh được điều ngược lại.
Các bạn có thể đưa ra những bằng chứng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tất cả chúng phải đủ mạnh mẽ để giúp cho viên chức lãnh sự tin là bạn sẽ không định cư Mỹ. Do đó các bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để trình bày hoàn cảnh của mình thật rõ ràng và chính xác để đảm bảo rằng việc các bạn ở Mỹ chỉ là tạm thời.
Theo ông Michael Sestak, sau khi tốt nghiệp sinh viên có quyền ở lại Mỹ một năm để làm việc. Khi hết hạn, nếu làm việc tốt, công ty có thể bảo lãnh để có thể ở Mỹ làm việc thêm 5-6 năm nữa. Vậy làm sao có thể chứng minh ứng viên học xong sẽ về Việt Nam? "Tôi biết rất khó có một câu trả lời về việc quay về Việt Nam. Để xem xét yếu tố này chúng tôi căn cứ vào nhiều khía cạnh khác như: Bạn có người thân ở Mỹ không, nếu có thì sẽ xem xét người thân có làm hồ sơ bảo lãnh diện định cư không, còn nếu có người thân đang học ở Mỹ thì sẽ xem dịp lễ người đó có về Việt Nam thăm gia đình không... Kế tiếp là xem bạn đã từng sang các nước khác chưa, có tuân thủ các quy định xuất nhập cảnh không..." - ông Michael Sestak nói.
Lưu ý:
• Các bạn nên sử dụng tiếng Anh cho phần phỏng vấn của mình và hạn chế sử dụng tiếng Việt vì nếu không các viên chức Lãnh sự quán sẽ cho rằng các bạn không đủ khả năng tiếng Anh để đi du học. Khi bạn nghe không được họ nói bằng tiếng Anh hãy nói "Pardon me" và nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho các bạn nhưng nhất thiết các bạn phải trả lời họ lại bằng tiếng Anh. Trừ khi nào không thể nói bằng tiếng Anh, hoặc các bạn cảm thấy nói bằng tiếng Anh các bạn sẽ không thể giải thích hết ý thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt.
• Trong lúc chờ đợi đến lượt mình phỏng vấn, các bạn tuyệt đối không gây mất trật tự, không làm những hành vi khiến họ nghi ngờ vì sẽ bất lợi cho các bạn lúc phỏng vấn.
• Khi nghe gọi đến tên mình hãy thật bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và tiến đến phòng phỏng vấn, mỉm cười và chào những người phỏng vấn" Good..., sir/madam". Khi phỏng vấn xong dù được hay không các bạn cũng phải nói cám ơn và chào tạm biệt họ: "Thanks for your interview".
• Hồ sơ phỏng vấn phải được sắp xếp gọn gàng theo thứ tự để khi viên chức phỏng vấn yêu cầu xem những giấy tờ nào thì các bạn có thể đưa cho họ ngay lập tức mà không bị lúng túng.
• Đặc biệt không nên xin visa không quá 120 ngày và không vào Mỹ trước 30 ngày so với ngày nhập học.
Phong thái khi đi phỏng vấn
Kỹ năng trả lời phỏng vấn qua điện thoại
Những câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp
Kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ diện vợ chồng
Nên chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
(st)