Sau khi sinh có được ăn cam không?

seminoon seminoon @seminoon

Sau khi sinh có được ăn cam không?

19/04/2015 02:46 AM
22,361


Trong các loại đồ uống thì nước cam tươi là loại nước được nhiều phụ nữ mang thai và sau khi sinh lựa chọn do chứa nhiều dưỡng chất, nhất là đối với nhóm bà bầu cao huyết áp.



Giá trị dinh dưỡng từ quả cam

Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ... rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai. Vitamin B9 (axit folic) có trong cam giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư dạ dày và thanh quản) vì chúng giàu chất chống oxy hóa.

Axit folic vô cùng quan trọng đối với tất cả phụ nữ, đặc biệt đối với phụ nữ có thai hoặc những người đang cố gắng thụ thai. Nó giúp ngăn ngừa một số loại khuyết tật bẩm sinh, và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh.

Ngoài ra chất limonoid trong nước cam giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Phụ nữ mang thai thường ăn cam, hoặc các loại trái có họ hàng với cam như quýt, bưởi,... có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư (phổi và dạ dày) khá thấp. Tuy nhiên bà bầu nào bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều cam.

Đừng bỏ qua nước cam khi mang bầu - 1
Cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ... (Ảnh minh họa)

Nước cam chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bà bầu thường xuyên uống nước cam và nước bưởi có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và các chứng bệnh khác.

Chất canxi tập trung nhiều trong vỏ cam. Để tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ cam, bà bầu có thể ăn thêm vỏ cam cùng với nước cam hoặc cam cắt miếng. Như vậy cam không chỉ tốt cho mẹ mà còn tốt cho cả thai nhi.

Do trong nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.

Cách lựa chọn cam ngon

Lựa chọn được cam ngon không phải dễ dàng. Bạn có thể tham khảo cách chọn cam như sau nhé. Cam ngon sẽ có da bóng, cầm nặng tay. Phần vỏ cam, phía xung quanh cuống, dày và cao trong khi chính giữa núm lõm hơn so với xung quanh. Cam chín tự nhiên hơi vàng ở phần đáy, còn nếu chín đều ở các phần là cam chín do giấm.

Khi cầm quả trên tay, thấy nhẹ là cam ít nước, xốp, khô. Không nên chọn cam màu vàng tươi, đã rụng cuống vì rất có thể đây là cam bị chín ép, sâu hại, ong chích... Nên chọn cam có màu vàng mỡ gà, chiếm ít nhất 1/3 quả, da bóng láng, có đốm mờ, vỏ mỏng.

Lưu ý bạn không nên chọn cam sành quá to, da sần sùi, vàng chóe một bên vì đây là những quả bị rám nắng, nên vỏ dày, sượng khô, ít nước, không ngọt.

Cách sử dụng

Bà bầu nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường. Mỗi ngày bạn có thể uống một cốc nước cam nhỏ hoặc uống cách một ngày nếu cảm thấy chán.

Đừng bỏ qua nước cam khi mang bầu - 2
Bà bầu không nên uống các loại nước cam đóng hộp. (Ảnh minh họa)

Bạn nên tránh uống các loại nước cam đóng hộp vì các loại nước hoa quả đóng hộp này đều được pha chế thêm đường hóa học. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước hoa quả có thể bị nhiễm khuẩn khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy… nếu sử dụng sẽ không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Uống như thế nào?

Có nhiều người cho rằng nước cam tốt, nên có thể uống thoải mái, uống vào lúc nào cũng được. Nhưng thực tế thì không phải vậy, nước cam có thể rất tốt với người này nhưng lại không tốt cho người khác. Nếu phụ nữ mang thai (kể cả người bình thường) đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì tốt nhất là không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm. Ngoài ra nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.

Hãy lưu ý, nếu bà bầu vừa ăn sáng xong mà uống ngay một cốc nước cam thì không tốt.  Vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây tức bụng rất khó chịu. Hãy nhớ, bạn cũng không nên uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói - tức sau khi ăn 1 - 2 giờ.

Lưu ý khi ăn cam

Không nên ăn cam ngay sau khi uống sữa. Nếu bạn muốn ăn thì hãy đợi sau đó ít nhất một giờ vì các protein trong sữa gặp axit trong cam sẽ xảy ra quá trình kết tủa, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa. Ngoài cam, bạn cũng không nên ăn những thực phẩm khác có tính axit sau khi uống sữa.



Uống sữa là cách bổ sung dinh dưỡng dễ dàng cho cơ thể, nhưng chỉ cần một chút bất cẩn, bạn có thể đã tự gây phiền toái cho bản thân.


KHÔNG PHẢI ĂN NHIỀU HOA QUẢ LÀ TỐT


Thường xuyên ăn nhiều trái cây, đặc biệt trái cây chứa nhiều đường (như chuối, nho, chôm chôm, dưa hấu…) thì lại không tốt cho sức khỏe.

Ăn trái cây hay tráng miệng bằng trái cây sau một bữa ăn hiện đã là việc bình thường của người dân nước ta. Tuy nhiên, nếu có một số hiểu biết về việc sử dụng trái cây thì sẽ giúp ích nhiều hơn cho sức khỏe.

Chẳng hạn như khi chọn mua, nếu biết được nguồn gốc thì chúng ta nên ưu tiên mua các loại trái cây trồng hoang dã hơn là được trồng công nghiệp hoặc thông qua lai ghép. Các chuyên gia dinh dưỡng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng cùng một loại trái cây nhưng nếu được trồng hoang dã thì lượng đường cao hơn hẳn so với khi được trồng công nghiệp hoặc lai ghép.
Thường xuyên ăn nhiều trái cây, đặc biệt trái cây chứa nhiều đường (như chuối, nho, chôm chôm, dưa hấu…) thì lại không tốt cho sức khỏe bởi chúng ta có thể sẽ đối diện với nguy cơ sâu răng, loãng xương, mệt mỏi mãn tính, tóc mỏng, suy yếu móng tay, móng chân và tất nhiên là không thể duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Nguyên nhân là do khi đã ăn quá nhiều trái cây trong ngày thì sẽ không thể nạp thêm vào cơ thể những dưỡng chất khác dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, phổ biến nhất là thiếu hụt một số acid béo thiết yếu, vitamin B12, A , D, kẽm...

Đó là chưa kể những ảnh hưởng bất lợi đến hormone điều chỉnh đường trong máu như hormone tăng trưởng, hormone insulin, glucagons. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự mất cân bằng kinh niên của các hormone này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gián tiếp khiến cơ thể mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Dựa theo thuyết âm dương, trái cây có hai nhóm: Nhóm âm tính gồm các loại trái cây có khí lạnh, mát, vị chua, đắng, mặn, tính trầm giáng (cam, chanh, dưa hấu, dừa, dứa, hồng, lê, me, xoài…) được khuyên dùng trong các trường hợp dương bệnh. Nhóm dương tính gồm các loại có khí nóng, ấm, vị cay, ngọt hoặc nhạt, tính thăng phù (như mận, mít, mãng cầu ta, nhãn, quýt, vải…) được khuyên dùng trong các trường hợp âm bệnh.

Như vậy, những người dương hư (thường có các triệu chứng như toàn thân lạnh, sợ lạnh, sắc mặt tái nhợt trắng bệch, hơi thở ngắn, mệt mỏi, thường ra nhiều mồ hôi, đại tiện lỏng, ù tai, mạch đập nhỏ yếu chậm) cần kiêng ăn trái cây thuộc nhóm âm tính. Ngược lại, những người âm hư (thường có các triệu chứng như người gầy khô, ghét nóng, hoa mắt, chóng mặt, ra mồ hôi trộm, môi miệng khô khát, buồn bực, bứt rứt khó chịu, dễ bị kích động, mất ngủ, có khi bị chảy máu cam, ho ra máu, mạch nhỏ mà nhanh), cần kiêng ăn trái cây nhóm dương tính.

Do đó, không có gì phải băn khoăn khi thầy thuốc khuyên lúc cơn sốt mới khỏi thì chúng ta không nên ăn nhiều loại như nhãn, mít, đào, dưa hấu… Khi mắc bệnh mà cơ thể phát lạnh thì không ăn nhiều trái cây có vị chua chát (nhót, mận, xoài…); trẻ em nên hạn chế các loại trái cây âm tính; người cao tuổi, phụ nữ khi có thai thì nên hạn chế trái cây quá ngọt, quá chua, quá đắng.


CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU KHI SINH


Cách chăm sóc phụ nữ sau khi sinh


6 giờ đầu sau đẻ thời gian dễ có biến chứng chảy máu nên sản phụ cần được cán bộ y tế chăm sóc, theo dõi. Thời gian này, sản phụ nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, uống nước hoa quả để bổ sung vitamin, chất khoáng.

Thời gian cần thiết để cơ quan sinh sản hồi phục về cấu trúc và chức năng là 45 ngày. Sau đẻ 4-6 tháng, sức khỏe người mẹ mới coi là ổn định để có thể làm việc như trước. Muốn được như vậy, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vệ sinh sau đẻ, nghỉ ngơi, vận động và ăn uống. Khi đã hết nguy cơ chảy máu, sản phụ có thể vận động nhẹ nhàng giúp cho sự lưu thông sản dịch được dễ dàng, tránh ứ đọng, gây nhiễm khuẩn cơ quan sinh sản, tránh biến chứng viêm tắc tĩnh mạch sâu.

Nhu cầu về ăn uống: Tổng số calo cần bảo đảm khi cho con bú là 2.300-2.500 calo cho các bà mẹ sinh một con; 2.600-3.000 calo nếu sinh đôi. Vẫn nên tiếp tục ăn uống có chất lượng như khi đang có thai, đa dạng và cân đối. Chế độ ăn cân đối để phục hồi sức khỏe và giúp cho quá trình tạo sữa được tốt. Ăn bao nhiêu là đủ phụ thuộc vào sự ngon miệng, do đó nên ăn theo khẩu vị. Những loại thực phẩm sau đây có giá trị dinh dưỡng: thịt, hạt (đậu đỗ), các loại rau xanh, hoa quả (hoặc nước vắt chứ không phải nước hoa quả đóng chai), cơm, bánh mỳ, sữa, trứng, pho mai.

Chế độ ăn cũng cần đảm bảo đủ vi chất như sắt, kẽm, magiê, vitamin D, vitamin E và folic acid. Kẽm có trong thịt, trứng và ngũ cốc. Magiê có trong ngũ cốc, đậu đỗ, quả hạch. Vitamin E có trong mầm lúa mỳ, quả hạch, ngũ cốc và nhiều loại dầu. Thịt, trứng, bánh mỳ, ngũ cốc và mầm lúa mạch đều chứa nhiều chất sắt. Nhu cầu canxi khi cho con bú là 1,250mg (tương đương với khoảng một lít sữa tách bơ hay sữa đậu nành).

Cung cấp đủ lượng dịch: gồm nước và các loại dịch khác (nước vắt hoa quả, cháo loãng, sữa không kem…). Lượng dịch tổng thể từ 2-2,5 lít/ngày. Nếu các bà mẹ thấy nước tiểu của mình sẫm màu, cần tăng thêm lượng dịch uống.

Vận động: Tránh vận động nhiều, ít nhất là 6 tuần lễ sau đẻ. Trước khi vận động, nên làm cho hai bầu vú hết sữa vì vận động mạnh hai cánh tay có thể làm dòng sữa tiết ra. Tránh vận động thể thao nặng trong 2 tháng đầu sau đẻ vì dễ có nguy cơ gây chấn thương cho khớp. Bơi có lợi vì khớp, vú và sàn chậu được nước nâng đỡ.

Vệ sinh: Sau 3 ngày kể từ khi đẻ, sản dịch chỉ còn màu hồng, sau 10 ngày chỉ còn dịch vàng. Chỉ cần rửa ngoài bằng nước và xà phòng, không rửa sâu vào âm đạo. Ngày rửa 2 lần là đủ, kể cả khi có vết khâu tầng sinh môn. Tắm ở nơi ấm áp, kín gió không chống chỉ định sau đẻ.

Nên kiêng những gì?

- Không có căn cứ khoa học nào để kiêng tôm, cua, cá – những thứ có nhiều vi chất (kẽm, iod, canxi…), chỉ tránh khi gây dị ứng hay rối loạn tiêu hóa cho người ăn.

- Tránh hay hạn chế cà phê: vì nhiều quá làm cho trẻ quấy nhiễu.

- Rượu và đồ uống có độ cồn: nếu dùng đồ uống có độ cồn thì nên cho bú trước đã, sau khi uống rượu cũng cần phải đợi 1-2 giờ mới cho bú lại.

- Tránh hút thuốc lá: chất nicotin và các sản phẩm giáng hóa của nó có thể đi vào sữa và có thể làm cho trẻ tăng nhịp tim, quấy khóc, nôn và tiêu chảy, còn ảnh hưởng đến sự thèm ăn và ngon miệng của mẹ. Hút thuốc lá chủ động hay bị động (ngửi khói thuốc lá) có thể tăng nguy cơ trẻ bị hội chứng đột tử và tăng nhiễm khuẩn đường hô hấp và tai, dù trẻ được nuôi dưỡng bằng cách nào. Thuốc lá còn có thể ảnh hưởng đến sự xuống sữa (phản xạ tiết sữa) và có thể giảm lượng sữa.

- Tránh một số gia vị gây kích thích và tiết qua sữa: hành, tỏi, ớt, hồ tiêu.

- Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 45 ngày sau đẻ. Sau thời gian đó, có thể sinh hoạt khi cả hai vợ chồng đều cảm thấy cần thiết.

Những dấu hiệu cần thông báo ngay cho bác sĩ?

Có nhiều vấn đề cần thông báo cho thầy thuốc, kể từ nhẹ đến nghiêm trọng:

- Đau vùng tầng sinh môn: có thể kéo dài 1-2 tháng.

- Bí đái hay không kìm giữ được nước tiểu: thường được chữa trị bằng châm cứu.

- Đau vùng thắt lưng, đau các cơ bụng kéo dài: gây hạn chế vận động.

- Rối nhiễu xúc cảm và tâm trí sau đẻ: thể hiện bằng trạng thái buồn tủi sau đẻ. Hay gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng, thường hồi phục sau 3 tuần. Trầm cảm sau đẻ kéo dài hơn.

- Sốt kéo dài sau đẻ: có thể do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.

- Nhiễm khuẩn sinh dục sau đẻ: sốt kéo dài sau đẻ, do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.

- Sản giật sau đẻ: có thể xảy ra vài giờ sau đẻ nhưng cũng có khi muộn, nhiều ngày sau đẻ. Những dấu hiệu cần cảnh giác cũng vẫn là mỏi mệt, nhức đầu, phù hai chi dưới kéo dài, huyết áp cao trên 140/90, đái ít dưới 500ml/24 giờ, protein trong nước tiểu vẫn cao trên 0,5/l, vì thế sau đẻ vẫn cần theo dõi chặt chẽ. Cũng có khi sản giật sau đẻ xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước. Biến chứng đáng lo ngại nhất là xuất huyết não, tổn thương thận gây bệnh thận mạn tính.

- Sưng nề chi dưới, đau, da lạnh, tím tái. Thường do huyết khối tĩnh mạch sâu ở cẳng chân: vận động sớm là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

- Khó thở, đau ngực, tím tái: cần khẩn cấp đưa đến bệnh viện.

BS. Đào Xuân
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)


Chăm sóc bà mẹ sau khi sinh

Chăm sóc vú: Khi mang thai ở 3 tháng cuối, thai phụ đã bắt đầu có sữa non. Tuy nhiên trước tuần thứ 37, thai phụ không nên nặn hay tác động nhiều vào bầu ngực vì có thể gây co bóp dạ con, dẫn đến nguy cơ sinh sớm.

Sau 37 tuần, thai phụ có thể lấy hai ngón tay vê kéo đầu vú, mát-xa vuốt theo chiều từ trên xuống, từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài để tuyến vú co bóp và giúp cho việc tiết sữa sau này tốt hơn.

Sinh xong khoảng 2-3 ngày, thai phụ sẽ có sữa trưởng thành. Có nhiều người sẽ thấy vú cương cứng và nhầm là bị tắc tia sữa. Thực ra, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần bé bú. Đừng vì thấy sữa mẹ chưa về mà cho bé bú chai ngay, dẫn đến sau này bé không quen bú mẹ, khiến mẹ tức sữa, con không bú và sẽ gây tắc thật. Ngoài ra, để giảm đau tức, các bà mẹ nên đứng tắm dưới vòi hoa sen, mát-xa nhẹ nhàng và bóp nhẹ ở quầng nâu của vú. Nếu đau quá, bạn có thể dùng đèn hồng ngoại chiếu mỗi bên nửa tiếng kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu đau núm vú do bé bú, rứt, chị em có thể dùng núm vú giả để hỗ trợ.

Chăm sóc bộ phận sinh dục: Khi mang bầu ở thời điểm sắp sinh, dạ con to như chiếc thùng 5-10 lít. Khi sinh xong, chị em có thể sờ thấy một khối cứng ở dưới rốn (thường to bằng quả bưởi), đó chính là dạ con chưa thể co hồi lại như ban đầu. Thường khoảng sau 21 ngày hoặc muộn nhất là 1 tháng. Dạ con sẽ co lại như bình thường (nếu mổ đẻ thì sẽ mất nhiều thời gian hơn). Nếu dạ con không co chặt lại thì có thể gây băng huyết, rong máu. Để tránh điều này, người mẹ nên đi lại nhẹ nhàng và cho con bú ngay sau khi sinh.

Sau sinh, sản phụ sẽ thấy có nhiều sản dịch. Đây chính là máu ra sau sổ rau. Thường trong giờ đầu sau đẻ, lượng máu có thể lên đến 100ml nên sản phụ cần được đóng bỉm to, những ngày sau đó có thể dùng băng vệ sinh bình thường và nên thường xuyên thay rửa. Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh, sản phụ cần báo ngay cho bác sĩ để tránh nguy cơ bị băng huyết. Nếu sinh xong, sản phụ thấy rất ít hoặc không có sản dịch thì cũng nên lưu ý bởi nếu dịch không thoát ra được, tử cung khó co lại dễ gây nhiễm trùng hậu sản, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng huyết. Để tránh điều này, các bà mẹ sau khi sinh cần nằm bất động trên giường trong khoảng 8-10 giờ (đối với người sinh mổ, cần nằm bất động 24 giờ), sau đó nên đi lại nhẹ nhàng. Tiếp sau đó dần dần sản phụ cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, nhắm mắt rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy. Nếu thấy chóng mặt, sản phụ cần nằm xuống để máu lưu thông lên não đề phòng bị choáng ngất, bị ngã.

Đặc biệt, sản phụ nên tránh bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước. Trong trường hợp bị trĩ, sản phụ có thể dùng thuốc bôi để đỡ đau. Ngoài ra, ngay sau khi sinh người mẹ có thể tập khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo để tránh bị són tiểu sau này bằng cách: Khi thở hít vào thì co khít cơ âm đạo, lúc từ từ thở ra thì đồng thời giãn cơ âm đạo hoặc luyện tập giống như khi đang đi tiểu thì nhịn lại 1-2 giây rồi thả ra, lặp lại vài lần như vậy. Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, tắm nước nóng, day ở vùng xương mu, xoa nắn bụng…

Sau 3 tuần hết sản dịch, có người đã có máu trở lại (gọi là kinh non) lúc này cần sử dụng ngay các biện pháp tránh thai. Việc có thai lại sớm rất nguy hiểm với người mổ đẻ, có thể gây nứt sẹo mổ, vỡ dạ con, mất em bé, hại cho mẹ.

Sau sinh, các bà mẹ cũng cần chú ý đến vết khâu tầng sinh môn bằng cách rửa sạch, giữ khô, nếu dùng dung dịch vệ sinh, nên dùng loại có bọt, có thể dùng máy sấy làm khô. Nếu sau 4 ngày sản phụ không thấy giảm đau, nhức thì có thể đã bị dị ứng chỉ khâu, nên đến bác sĩ để được cắt chỉ sớm hoặc xử lý nếu bị nhiễm trùng. Thường sau một tuần, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hẳn.

Tùy cơ thể từng người, chị em có thể tắm gội vài ngày sau sinh nhưng không nên tắm bồn. Nếu mệt, không nên tắm và gội liền một lúc và chớ cúi lom khom sẽ dễ gây chóng mặt, ngã qụy… Chị em cần được ngủ đủ, nghỉ ngơi hợp lý và sống trong không khí yêu thương chăm sóc của gia đình.

Về dinh dưỡng: Sau khi sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nhiều nên cần được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Sản phụ không cần phải kiêng khem bất cứ thứ gì, nhưng nên ăn thức ăn dễ tiêu, tránh ăn nhiều các gia vị như ớt, hạt tiêu…, không uống bia, rượu vì sẽ ảnh hưởng đến tiết sữa, hạn chế đồ lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh. Để có đủ sữa, ngoài việc tích cực cho con bú, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày (bên cạnh nước lọc có thể uống nước nhân trần, sữa đậu nành, nước hoa quả, sữa…).


Các vấn đề sức khoẻ cần lưu ý sau khi sinh cho mẹ và cho bé


Do sức ép của tử cung lúc rặn đẻ, đầu bé có thể hơi biến dạng nhưng sẽ trở lại bình thường sau 2 tuần

Vậy là mẹ và bé đã gặp nhau sau bao tháng ngày mong đợi. Tình thương của mẹ dành cho bé giờ lại càng đầy ắp và được cụ thể hoá hơn qua việc chăm bẵm cho bé từng miếng ăn, giấc ngủ.

Thể trạng của bé khi mới chào đời: Do sức ép của tử cung lúc rặn đẻ, đầu bé có thể hơi biến dạng nhưng sẽ trở lại bình thường sau 2 tuần. Tay và chân có sắc xanh do hệ tuần hoàn chưa hoạt động thích nghi. Những đốm đỏ hay những vết sần sùi xuất hiện trên da là bình thường và sẽ biến mất sớm. Lúc mới sinh, ruột bé chứa một chất màu sậm, dính gọi là phân su. Sau khi bú, phân sẽ đổi màu. Mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu, không nên canh theo giờ, cũng không nên để bé ngủ quá lâu trên 4 giờ mà chưa đậy bú.

Dinh dưỡng cho mẹ: Qua hành trình vượt cạn, mẹ mất nhiều máu, mệt mỏi do co hồi dạ con nên ăn uống không ngon miệng ngay được. Cung cấp năng lượng cho mẹ bằng thức ăn loãng, hấp thu nhanh và dễ tiêu hoá. Một ngày sau sanh, mẹ có thể ăn uống trở lại bình thường.

- Sữa mẹ chứa 80 –90% là nước nên mẹ phải uống nhiều nước, tốt nhất là sữa tổng hợp dưỡng chất thiết yếu cho bé và thức ăn loãng.

- Ăn thức ăn có đầy đủ chất đạm, vitamin, muối khoáng… Ăn quá nhiều gia vị làm ảnh hưởng mùi vị sữa mẹ, bé sẽ chê sữa mẹ. Ăn quá mặn sẽ gây phù, cao huyết áp, nguy hiểm cho sức khoẻ của mẹ.

- Không nên kiêng khem nếu mẹ thấy ngon miệng, cần ăn nhiều rau, trái cây để chống táo bón.

Lưu ý: Nếu mẹ bị lở đầu vú, đầu vú nhỏ, bị tụt vào trong, có thể vắt sữa ra cốc và cho bé uống bằng thìa nhỏ. Trường hợp mẹ bị bệnh lý chống chỉ định cho con bú bằng sữa mẹ như: viêm gan, suy tim… có thể nuôi bé bằng sữa công thức. Điều chỉnh lượng sữa, số lần bé bú một ngày dựa vào sự tăng cân và chất lượng phân của bé. Nếu bé bị táo bón có thể do pha ít sữa nhiều nước. Phân loãng và có hột, bé đi tiêu trên 10 lần một ngày có thể do pha quá nhiều sữa, bé không tiêu hoá được hết. Nên chọn loại sữa phù hợp với cho từng tháng tuổi của bé./.


Món cháo chống táo bón sau sinh

Khi bị táo bón sau sinh, cần ăn các thức ăn mềm, những loại thực phẩm dễ tiêu.

Đông y cho rằng, sau sinh do mất máu nhiều khiến khí huyết mất thăng bằng, nước và tân dịch bị suy hao làm ảnh hưởng tới chức năng nhu động của ruột, phân chậm tống ra ngoài nên quá trình lưu lại ở ruột bị đại tràng hút kiệt nước, phân rắn lại mà sinh táo bón. Lúc này sản phụ thường biểu hiện tình trạng âm hư hỏa vượng khiến sắc mặt không tươi nhuận, mà hanh vàng, da khô, miệng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch lý…

Các thức ăn cần thiết lúc này là thức ăn mềm, loại thực phẩm dễ tiêu, nhiều chất cellulose như các loại rau, quả tươi (đậu bắp, khoai lang…). Lưu ý không ăn các loại thực phẩm có tính nóng kích thích như tiêu, ớt, uống cà phê, trà, rượu, hút thuốc lá… Tốt nhất là cần kết hợp chọn dùng một số món ăn bài thuốc để vừa an toàn, hiệu quả cho cả mẹ lẫn con mà chứng táo bón cũng hết.

Tùy chọn một món ăn trong số các món ăn dưới đây, dùng cho đủ số ngày từng đợt, sau đó muốn ăn tiếp thì có thể thay đổi món khác thích hợp.

Cháo khoai lang: Khoai lang 200g, nghệ vàng 10g, đường đỏ 50g. Nghệ rửa sạch giã nhỏ, khoai lang rửa thái miếng, cho cả vào nồi đổ nước vừa đủ đun cho khoai nhừ, khuấy đều thành cháo, cho đường đỏ vào để sôi lại chốc lát là được. Ngày ăn 2 lần vào lúc đói. Khi thấy đại tiện ngày 1 lần (hết táo bón) thì ngừng ăn.

Cháo mè (vừng) đen: Mè đen 30g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, thịt heo nạc 100g, dầu, gia vị vừa đủ. Xay nhỏ gạo và mè đen, thịt heo xay hoặc băm nhỏ, ướp đủ mắm muối rồi cho dầu vào xào chín. Cho gạo, mè đen đổ đủ nước vào nấu nhỏ lửa đến lúc cháo nhừ cho thịt băm đã xào vào khuấy, để cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2-3 lần vào lúc bụng đói, cần ăn 3-5 ngày liền.

Cháo cà rốt: Cà rốt 200g, rau bắp cải 100g, gạo tẻ 100g, thịt heo nạc 100g, dầu, mắm muối vừa đủ. Cà rốt cạo sạch vỏ ngoài rồi nạo hay mài nhỏ. Bắp cải làm sạch thái nhỏ, gạo xay bột. Thịt heo nạc rửa sạch băm nhỏ ướp muối, rồi cho dầu xào chín. Cho bột gạo vào nồi đổ đủ nước, dùng lửa nhỏ đun sôi nhừ, cho cà rốt và bắp cải vào để sôi tiếp thì cho nốt thịt heo băm đã xào vào, sôi nhào là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 3-5 ngày.

Cháo cật heo: Cật heo 1 đôi chừng 250g, gạo tẻ 100g, nghệ vàng 10g, mắm muối vừa đủ. Giã nhỏ nghệ sau khi rửa sạch, cật heo làm sạch, thái miếng ướp mắm muối, nghệ, để 10 phút thì cho vào kẹp nướng chả để trên than hồng cho chín. Cho gạo đã xay bột, đổ vừa nước, nổi lửa nhỏ đun nhừ thành cháo thì cho cật heo vào, vẫn để nhỏ lửa cho sôi chừng 10 phút nữa là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn 2-3 ngày.

BS Tuấn Linh – BS Minh Nguyệt

Ăn gì để tốt sữa sau sinh?

(Ba bau) – Ăn gì để có nhiều sữa sau sinh luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều sản phụ. Mời các bạn cùng tham khảo những loại thực phẩm dưới đây.

Chúng ta vẫn thường nghe nói, sau khi sinh nở phải kiêng kị rất nhiều đồ ăn trong suốt 3 tháng 10 ngày. Vậy có những gì chị em có thể ăn được để vừa tốt cho sức khỏe lại nhiều sữa cho con?

Móng giò hầm đu đủ

Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.

Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.

Hoa chuối

Hoa chuối lá hoặc chuối tiêu thái nhỏ, luộc chín ăn hoặc trộn nộm với lạc, vừng rang, ăn 2- 3 bữa liền cũng giúp thông sữa rất tốt.

Hạt bí

Làm tăng sữa cho sản phụ sau sinh: mỗi lần uống 15 – 20g hạt bí ngô sống, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 – 5 ngày sẽ hiệu quả.

Rau đay

Tuần đầu tiên sau khi sinh, sản phụ có thể ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên.

Rau khoai lang

Rau khoai lang luộc hoặc xào ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.

Nấu cháo rau mùi

Hạt mùi 12g, gạo nếp lức 30g, nấu cháo ăn, hoặc hạt mùi 6 g cho vào ấm cùng 100 ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, lấy nước thuốc chia làm 2 phần uống hết trong ngày sẽ giúp lợi sữa.

Quả sung

Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g.

Ăn rau ngót, tránh rau cải

Sau sinh, sản phụ cũng nên nên uống canh hoặc nước rau ngót. Nó có tác dụng làm co tử cung sau sinh, sạch máu. Rau phải được rửa thật sạch để tránh bị rối loạn tiêu hóa. Tuyệt đối không nên sử dụng rau cải xanh vì sẽ gây tiểu tiện nhiều và dễ làm rối loạn tiêu hóa.

Bí kíp tránh mệt mỏi cho bà mẹ sau sinh

Những bí kíp nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn tránh được mệt mỏi và nhanh làm quen với cuộc sống sau sinh.

Sau khi sinh nở, chị em bầu rất dễ mắc triệu chứng trầm cảm do phải kiêng kị và ở cữ quá lâu. Vậy làm thế nào để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và nhanh bắt nhịp với cuộc sống khi gia đình có thêm một thành viên mới?

Nhờ sự giúp đỡ

Đừng ngại đề nghị người nhà giúp bạn chăm con. Hãy nói cho họ biết cách làm và thời gian chăm sóc bé cùng bạn. Nên phân chia trách nhiệm rõ ràng cho chồng, ngay cả khi anh ấy không mấy hứng thú.

Chấp nhận giúp đỡ

Nhiều người mẹ thích ôm đồm mọi thứ. Đây là một sai lầm. Công việc chăm con mọn vất vả hơn những gì bạn đã hình dung. Mất ngủ, thức khuya là điều khó tránh. Tốt nhất, hãy san sẻ trách nhiệm này với chồng của bạn, ông bà của bé hoặc người trông bé.

‘Nuông chiều’ bản thân

Nuôi con tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực. Điều quan trọng là bạn cần “sạc” lại năng lượng cho mình thường xuyên. 30 phút thư giãn trong bồn tắm, đọc một cuốn sách ngắn, đi bộ với 1-2 người bạn giúp bạn sảng khoái tinh thần. Hãy suy nghĩ và thực hiện 1-2 việc thư giãn mà bạn có thể làm trong vòng 1 tiếng đồng hồ.

Ngủ bất cứ khi nào bạn có thể

Bạn nên cô gắng nghỉ ngơi bất cứ khi nào bé ngủ hoặc được người thân chăm sóc. Bạn đừng lo nghỉ ngơi nhiều sẽ lãng phí thời gian. Thực sự, khi nghỉ đúng cách thì bạn sẽ khỏe mạnh, mà khỏe mạnh thì làm được nhiều việc dễ dàng hơn.

Sống chậm

Có thể bạn đã quen với cách sống gấp gáp trước khi làm mẹ. Khi có con nhỏ, bạn thử sống chậm chậm rãi và đừng lo lắng nhiều.

Chia sẻ kinh nghiệm với những người mẹ khác

Thông qua chia sẻ, bạn sẽ thấy những người mẹ khác cũng mệt mỏi và kiệt sức giống như mình. Những người cùng cảnh ngộ thường có sự đồng cảm và giải pháp hỗ trợ nhau. Bạn có thể gặp gỡ những người mẹ khác qua diễn đàn, qua những lớp chăm sóc con nhỏ hoặc các nhóm xã hội khác…

Đối mặt với khó khăn

Có con sẽ làm thay đổi rất nhiều cuộc sống của bạn. Bên cạnh niềm hạnh phúc, bạn còn gặp phải vô vàn khó khăn khi nuôi con. Bạn có thể mỉm cười nhưng cũng không tránh khỏi có lúc phát khóc vì con. Đó là chuyện bình thường. Hãy bình tĩnh, thư giãn, bạn sẽ biết cách vượt qua khó khăn.

Tránh áp lực với tiếng khóc của bé

Khóc là cách giao tiếp của bé. Vì thế, bạn đừng hoang mang khi nghe tiếng con khóc. Hãy thoải mái và bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân gây khóc cho con. Từ đó, bạn sẽ chọn được cách ứng phó hiệu quả.

Tránh kỳ vọng thái quá

Nhiều cha mẹ kỳ vọng rằng, bé sẽ trở thành thiên tài hay người nổi tiếng. Mong đợi về con không xấu nhưng cần thực tế. Có như thế, bạn mới giảm bớt được áp lực không đáng có. Cuộc sống của bé còn rất dài ở phía trước và bạn còn nhiều thời gian chăm sóc, giáo dục con thật tốt.

7 loại rau tốt nhất cho phụ nữ mới sinh


(Ba bau) – Việc chọn lựa những loại rau cho chị em mới sinh thường được cân nhắc kỹ lưỡng để an toàn cho cả mẹ và em bé mới chào đời.

Ngoài những loại thực phẩm cung cấp nhiều protein như thịt nạc, cá, trứng, móng giò, sữa… chị em nên ăn những loại rau gì?

Dưới đây là top những loại rau tốt nhất cho phụ nữ mới sinh:

Rau ngót

Đây là sự lựa chọn số một với tất cả sản phụ mới sinh. Ngoài việc tăng cường sản xuất và khơi thông dòng sữa cho mẹ, rau ngót còn có thể khơi dậy sức sống của đời sống tình dục, ngăn ngừa loãng xương, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau, máu bẩn sau khi sinh.

Bên cạnh đó, lá rau ngót còn có giá trị dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C. Lá rau ngót cũng chứa một số hợp chất béo. Thưởng thức rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen. Rau ngót cũng chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm.

Hoa bí

Hoa bí giàu protein thực vật và các khoáng chất như photpho, sắt, vitamin A và C, ăn rất ngon miệng và bổ dưỡng. Ăn hoa bí giúp lợi tiểu, hạ nhiệt; khi gặp các triệu chứng như đau bụng, khó ngủ, da dẻ xanh xao thì nên ăn nhiều loại rau này.

Giá đỗ

Giá đỗ đậu nành chứa rất nhiều protein, vitamin C, cellulose – nguyên liệu chính cho sự phát triển của các tế bào mô, ngăn chảy máu nhiều sau sinh và giảm bệnh táo bón cho các bà mẹ trẻ.

Củ sen

Củ sen chứa một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất, tinh bột, tốt cho lá lách và dạ dày, lợi sữa, thanh nhiệt.

Bà mẹ mới sinh ăn củ sen góp phần loại bỏ những tích tụ trong ổ bụng còn tắc nghẽn, lợi cho đường tiêu hoá, tăng sự thèm ăn, tiết sữa nhiều góp phần nuôi dưỡng trẻ sơ sinh khoẻ mạnh.

Rau diếp

Rau diếp giàu khoáng chất như canxi, photpho, sắt… rất tốt cho xương và răng. Đặc biệt là người không có sữa sau sinh nên ăn nhiều rau diếp.

Rong biển

Rong biển giàu i-ốt và sắt. I-ốt là nguyên liệu chính để sản xuất thyroxine và sắt là nguyên liệu chính để tạo tế bào máu. Bà mẹ mới sinh ăn rong biển sẽ tăng hàm lượng sữa. Trẻ sơ sinh ăn sữa này rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, ngăn ngừa bệnh đần độn, chống thiếu máu.

Rau mồng tơi

Với những mẹ bầu ít sữa thì rau mồng tơi là lựa chọn lý tưởng. Ngoài ra, trong rau mồng tơi có chứa vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt và giảm chứng táo bón sau sinh.



Các việc cần quan tâm sau khi sinh
Sau khi sinh bao lâu thì tập thể dục
Sản dịch sau khi sinh có mùi hôi phải làm sao
Bế sản dịch sau khi sinh
Ngứa âm đạo sau khi sinh






(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
e mới sinh e bé được mấy ngày có nên ăn cam không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
E muốn hỏi sinh con bao nhieu ngày thì sẽ được an cam
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý