Sau khi sinh có được ăn thịt ếch không?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Sau khi sinh có được ăn thịt ếch không?

19/04/2015 02:46 AM
11,364

Thịt ếch là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng dành cho sản phụ sau khi sinh. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận và lưu ý trong cách chế biến để món ăn không chỉ ngon mà còn an toàn với sức khỏe của hai mẹ con.

 

 

Dinh dưỡng trong thịt ếch


Trong dân gian, ếch được ví như gà đồng bởi thịt có vị thơm ngon, dai và bổ dưỡng. Thịt ếch cũng đã trở thành món ăn đặc sản ở nhiều vùng trên khắp cả nước.

Thịt ếch có màu trắng, chứa nhiều protein và dưỡng chất. Trong 100g thịt ếch, có 75g nước, 20g protit, 1,1g lipit, 22mg canxi, 159mg photpho, 1,3mg sắt, 0,04mg vitamin B1, 0,22mg vitamin B12,... cung cấp cho cơ thể khoảng 92kcal. Với vị ngọt, tính hàn, thịt ếch có công dụng thanh nhiệt, giúp tăng cường sức khỏe, an thai, lợi tiểu, trị phù thũng, … để bồi dưỡng sau khi sinh hay lúc mới ốm dậy, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.  Bởi vậy, thịt ếch đã trở thành vị thuốc dành cho trẻ nhỏ bị rôm sẩy, còi xương, suy dinh dưỡng; phụ nữ sau khi sinh bị phù, sức khỏe kém,… và được nhiều người lựa chọn trong chế biến các món ăn.

Lưu ý khi chế biến thịt ếch cho mẹ bầu - 1
Thịt ếch là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng dành cho mẹ bầu.(Ảnh minh họa)

 

Lưu ý khi chế biến thịt ếch

Ếch là món ăn bổ dưỡng, tuy nhiên, do môi trường sống của loài này là đồng ruộng nên chúng có thể chứa các ấu trùng sán dễ gây bệnh. Đối với phụ nữ mang thai, nếu không chế biến thịt ếch đúng cách thì sau khi ăn, ấu trùng sán sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh cho người mẹ và thai nhi. Nhưng thịt ếch lại là món ăn ngon, chứa nhiều dưỡng chất nên phụ nữ mang thai không nên loại bỏ hẳn thực phẩm này khỏi thực đơn của mình. Vì vây, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý trong khâu chế biến để đảm bảo độ an toàn cho món ăn. Bạn cần chọn ếch tươi, còn sống rồi mổ, làm sạch ruột. Bạn phải tách những đường gân chỉ trên đùi ếch do ấu trùng sán dễ ẩn nấp trong các mạch máu hay gân cơ của chúng. Đặc biệt, bạn nên dùng các món ăn từ thịt ếch đã được nấu chín kỹ để loại trừ các ký sinh trùng có thể nằm trong đó.

Món ngon từ thịt ếch

Cháo ếch Singapore:

Nguyên liệu: (cho 4 người ăn)

- 3 con ếch làm sạch, chặt miếng vừa ăn.

- 50g gạo tẻ và 50g nếp

- 10g gừng non, gọt sạch vỏ, thái mỏng.

- 4 quả ớt khô, ngâm trong nước ấm, cắt khúc 2cm

- ½ củ hành tây, bóc vỏ

- 1 thìa cà phê tỏi và hành củ băm nhỏ

- 2 thìa cà phê bột năng pha loãng

- 2 cọng hành lá

- 1 bát con nước lọc

- Gia vị: 1 thìa súp hắc xì dầu, 1 thìa súp tương ớt, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê bột nêm, ½ thìa cà phê tiêu. 

Lưu ý khi chế biến thịt ếch cho mẹ bầu - 2
Món cháo ếch Singapore. (Ảnh minh họa)

Thực hiện:

- Gạo nếp và gạo tẻ vo sạch để nấu cháo. Bạn có thể ngâm gạo qua đêm trong nước lạnh để việc nấu cháo được nhanh chóng.

- Khi cháo được ninh nhừ, cho 2 thìa bột năng đã pha loãng để tạo độ sánh. Sau đó, cho ½ thìa cà phê muối và tiếp tục quấy đều, đun thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.

- Đem phi thơm tỏi và hành củ đã băm nhỏ rồi cho ếch vào cùng, đảo đều đến khi thịt săn lại.

- Cho 1 thìa cà phê hắc xì dầu, 1 thìa tương ớt, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê bột nêm, ½ muỗng thìa cà phê tiêu. Đảo đều tất cả để thịt ếch ngấm gia vị.

- Sau đó, cho 1 bát con nước lọc, ớt khô và gừng cùng 1 thìa bột năng để tạo độ sánh. Tất cả được nấu trên lửa nhỏ đến khi thịt ếch chín mềm và thấm gia vị.

- Trút ếch ra một nồi đất nhỏ. Cho thêm ít hành tây, hành lá và rắc hạt tiêu ở trên.

- Cháo trắng cho ra bát và ăn kèm với thịt ếch.

PS: Món ăn này là thịt ếch ăn cùng với cháo nên về độ mềm của thịt ếch là tùy thuộc vào sở thích của bạn. Nếu như bạn là người không ăn được cay thì các gia vị cay bạn có thể giảm bớt đi để vừa miệng hơn. Thịt ếch đã được ninh nhừ nên bạn có thể yên tâm thưởng thức mà không cần lo lắng.


LƯU Ý KHI ĂN THỊT ẾCH

 

 

 

Thịt ếch ăn ngon và bổ dưỡng, nhất là phần đùi, tuy nhiên hãy biết cách ăn ngon để bảo đảm an toàn sức khỏe.

Bổ dưỡng

Thịt ếch có nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g thịt ếch có 75g nước, 20g protit, 1,1g lipit, 3,9g tro, 22mg canxi, 159mg photpho, 1,3mg sắt, 0,04mg vitamin B1, 0,22mg vitamin B12, 2,1mg vitamin PP...cung cấp cho cơ thể khoảng 92kcal.

Theo Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) ếch còn có tên gọi là điền kê (gà đồng), thanh kê, vị ngọt, tính lạnh, vào kinh tỳ, vị, bàng quanh, không độc. Nó có công dụng bổ tỳ vị, trị lao, nhiệt, hư phiền, trẻ em lở ngứa, trị phù thủng...

Trung dược học bản thảo viết: "Thịt ếch có công dụng thanh nhiệt, trị chứng sung độc do nhiệt kết tụ bằng cách bồi đắp, và để bồi dưỡng sau sinh nở, sau ốm người bệnh chóng hồi phục".

Trong dân gian, ếch thường được dùng các trường hợp: Trẻ em bị cam tích, bụng ỏng, đít beo, những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng; Trẻ em về mùa hè hay bị rôm sẩy, mụn nhọt, ngứa lở, quấy khóc, ngủ không yên; phụ nữ sau sinh bị phù, sức khỏe kém, da mặt vàng sạm; bệnh nhân lao phổi lâu ngày, các bệnh viêm loét miệng và họng do nhiệt, bệnh ngoài da viêm tấy, sưng đau.

Và những nguy hại cho sức khỏe

Theo các tài liệu nghiên cứu, do ếch sống ở ngoài đồng ruộng nên tỷ lệ ếch nhái có ấu trùng sán ở Việt Nam cao đến 75%. Ấu trùng màu trắng, lẫn màu thịt nên khó phát hiện. Sau khi vào ruột người, chúng nhanh chóng di chuyển đến các bộ phận khu trú thành những nang bệnh nguy hiểm.

Trong thịt ếch còn có ấu trùng giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum). Sau khi vào dạ dày, ấu trùng này sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp cơ thể, chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng...Nếu vào mắt, nó sẽ gây sưng, xuất huyết trong mắt, mù mắt. Nếu chui vào gan, phổi, chúng sẽ gây đau ở vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng, viêm tụy cấp...

Nguy hiểm hơn cho phụ nữ mang thai, vì khi bị nhiễm, ấu trùng sán sẽ gây nhiễm bệnh cho cơ thể mẹ và thai nhi, ấu trùng sán còn có thể xuyên qua bào thai xâm nhập vào thai nhi và có thể gây nguy hại cho thai. Đó chưa kể là hiện nay ếch còn bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu ở ruộng đồng, người đánh bắt ếch dùng mồi tẩm chất gây mùi mạnh, trong đó có mã tiền (một đông dược độc) để dễ đánh bắt ếch...rất nguy hại cho cả mẹ và thai nhi.

Để ăn ếch an toàn

Dù sao thịt ếch vẫn là món ăn ngon và nhiều dưỡng chất, do đó cũng không nên loại bỏ hẳn nó ra khỏi thực đơn của gia đình.

Tuy nhiên, điều quan trọng là biết cách ăn sao cho an toàn. Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Đào Thị Yến Thủy khuyến cáo: Thịt ếch rất tốt cho trẻ suy dinh dưỡng; thịt ếch lại ăn lành hơn thịt cóc, nhưng để an toàn, khi ăn cần làm sạch ruột, tách những đường gân chỉ trên đùi ếch (chúng là những mạch máu hay gân cơ của ếch, tuy nhiên lại dễ nhầm lẫn với ấu trùng sán, do đó "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót") và nấu chín kỹ để hạn chế giun sán.
 

Ăn ếch cẩn thận nhầm thịt cóc lẫn độc tố
 

Nhiếu người cho rằng không nên ăn thịt ếch vì ảnh hưởng nhiều đến thần kinh, nhất là những người thần kinh yếu...

Phụ nữ mang thai ăn thịt ếch con dễ bị thần kinh. Vậy tại sao lại có hiện tượng này?
 
ThS Đỗ Trung Kiên, chuyên gia về chất độc và bệnh học thủy sản (Viện Nuôi trồng Thủy sản 1) cho biết, thịt ếch có nhiều chất dinh dưỡng, không có độc, thường được dùng để bồi bổ cho người sau ốm dậy, phụ nữ sau sinh... Tuy nhiên, yếu tố gây độc thần kinh do ăn ếch là do sử dụng phải những con ếch không đảm bảo hoặc ăn nhầm phải cóc.

Theo ThS  Đỗ Trung Kiên, một số loại cóc, nhái có hình dạng rất giống ếch, nhiều người không phân biệt được nên ăn nhầm thịt cóc lẫn trứng khiến độc tố bufotoxin có trong cóc gây độc cho cơ thể như buồn nôn, nôn, kích ức da và niêm mạc, gây bỏng rát và với hệ thần kinh gây tê cục bộ, co giật và mất ý thức, thậm chí tử vong...

Hơn nữa, hiện nay ếch còn bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu ở ruộng đồng, đặc biệt để đánh bắt ếch, người ta thường dùng mồi tẩm hạt mã tiền kích thích tiêu hóa để dễ đánh bắt ếch...
 
Trong hột mã tiền có chất độc strychnin thường gây cơn co giật kiểu uốn ván và nạn nhân chết vì ngạt thở do cơ hô hấp bị co giật kéo dài. Vì vậy, nếu chẳng may ăn phải những con ếch như vậy thì chắc chắn người khoẻ mạnh cũng nguy hại chứ không kể gì người thần kinh yếu, đặc biệt nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Ngoài nguy cơ mắc sán nhái thường có trong thịt ếch thì yếu tố gây hại cho thần kinh phải được kể đến là giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum). Giun đầu gai ký sinh ở động vật như lợn, trâu, bò, chó, mèo... đẻ trứng theo phân ra ngoài xuống nước thành ấu trùng. Ấu trùng có thể được tìm thấy trong rau, cá, ốc, ếch... hoặc nước bị nhiễm.
 
Loại ấu trùng này rất bền với nhiệt, nếu ăn phải con ếch có ấu trùng này thì sẽ bị nhiễm bệnh.

PGS.TS Nguyễn Văn Đề, Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội cảnh báo, trong thịt ếch thường nhiễm ấu trùng sán nhái với tỷ lệ trước đây là 70% và gần đây điều tra ở Nam Định, Hà Nội và Hòa Bình là 3 - 32%. Nếu ăn phải ếch nhái nhiễm ấu trùng, ấu trùng sán di chuyển đến ký sinh ở giác mạc mắt và các bộ phận trong cơ thể.
 
Vì vậy, để đề phòng nhiễm ấu trùng sán nhái khi ăn phải nấu chín kỹ. Phụ nữ có thai hay người thần kinh yếu chưa có tài liệu nào cho biết sẽ ảnh hưởng thần kinh khi ăn thịt ếch. Mọi người có thể ăn được thịt ếch nếu người đó không bị dị ứng với thức ăn này.
 

10 đồ ăn lý tưởng cho bà bầu

 
Trứng

Những gì bạn nhận được từ một quả trứng sẽ làm bạn ngạc nhiên đấy, trong khi chỉ có khoảng 90 đơn vị calo, thì trứng có tới hơn 12 vitamin và khoáng chất với nhiều protein chất lượng, cực kỳ cần thiết cho thai kỳ.

Tế bào của em bé đang phát tiển với tốc độ cấp số nhân và mỗi tế bào được làm bằng protein, thêm vào đó chính bạn cũng có nhu cầu protein cho bản thân nữa chứ.

Trong trứng cũng giàu choline, chất thúc đẩy tăng trưởng tổng thể cho em bé, đặc biệt cho não, và ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Trong trứng còn chứa omega-3 – tốt cho mắt và tim mạch của em bé.

Mọi người thường nói đến trứng, đồng thời với cholesterol. Nhưng thật ra thì hàm lượng cholesterol trong trứng rất thấp, chỉ khoảng nửa gram mỗi quả, nên chắc chắn nó không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn so với “lợi ích” mà nó mang lại.

Một phụ nữ khỏe mạnh, có hàm lượng cholesterol trong máu bình thường có thể ăn 1 – 2 quả trứng mỗi ngày.

Cá hồi

Cá hồi không chỉ có hàm lượng protein cao mà còn là một nguồn omega-3 đặc biệt. Không giống như cá kiếm, cá thu, cá kình, cá mập… cá hồi có hàm lượng thủy ngân rất thấp (thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của em bé).

Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng ngay cả với cá hồi hay các loại cá có mức thủy ngân thấp khác, thì cũng không nên ăn quá nhiều, FDA khuyến cáo không nên ăn quá 350 gram/ tuần.

Các loại đậu

Đậu xanh, đậu lăng, đậu đen, đậu đỏ… đều là các loại rất tốt cho phụ nữ mang thai, vì trong đậu có chứa chất xơ và protein của tất cả các loại rau.

Trong khi mang thai, nhiều phụ nữ bị vấn đề về đường tiêu hóa, gây táo bón, vì thế chất xơ trong đậu sẽ giúp các bà mẹ giải quyết vấn đề này. Không những thế trong các loại đậu còn có chứa nhiều chất sắt, folate, canxi và kẽm.

Khoai lang

Khoai lang, đặc biệt là khoai vàng có chứa rất nhiều vitamin A. Mặc dù bạn có thể tìm thấy vitamin A ở động vật như gan, trứng, sữa… nhưng vitamin A từ thực vật là loại vitamin A dễ hấp thu và an toàn hơn cả.

Khoai lang còn chứa nhiều vitamin C, folate và chất xơ. Cũng giống như đậu, khoai lang rất rẻ tiền và lại chế biến nhanh.

Bỏng ngô và các loại ngũ cốc

Nghe có vẻ như vô lý nhưng bỏng ngô hoặc các chế phẩm từ ngô và các loại ngũ cốc nguyên hạt rất quan trọng cho các bà bầu vì có hàm lượng chất xơ cao, không những thế còn đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin E, selenium và các loại dinh dưỡng thực vật – là các chất thực vật có chức năng bảo vệ tế bào cho em bé.

Không chỉ ngô mà các loại bột yến mạch và bánh mì nguyên cám cũng có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là protein. Mỗi ngày bạn có thể ăn sáng với ngũ cốc và sữa dành cho bà bầu, bạn sẽ có nhiều năng lượng và sức khỏe cho cả mẹ và con đấy nhé.

Quả óc chó

Bạn không ăn được cá hay không thích ăn trứng và vẫn muốn nạp một lượng omega-3 cho cơ thể?

Vậy thì bạn hãy chọn quả óc chó – đây là một trong những nguồn giàu chất omega-3 thực vật.

Bạn có thể ăn bất kì lúc nào và rất đơn giản, tiện dụng cho bạn di chuyển mà vẫn đảm bảo đủ năng lượng.

Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều protein, vitamin, canxi, và các vi khuẩn có lợi cho đường ruột và đường tiêu hóa nên nó là một trong những thực phẩm tốt, được các bà bầu ưa chuộng.

Bạn có thể ăn sữa chua bất kì lúc nào, canxi trong sữa chua sẽ giúp bạn và em bé của mình có hệ xương, răng chắc khỏe về sau.

Bởi vì mục tiêu của quá trình mang thai không chỉ cho sức khỏe của bạn mà bạn phải đảm bảo cả dinh dưỡng và sức khỏe cho em bé của mình về sau.

Các loại rau củ và rau lá có màu xanh đậm

Rau bina, cải xoăn, củ cải, bắp cải, súp lơ xanh và các loại rau lá xanh đậm khác có rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin A, C và K, đặc biệt là hàm lượng folate cao trong súp lơ xanh và bắp cải giúp em bé của bạn phát triển trí não, tim và mắt.

Thịt nạc

Thịt là một nguồn tuyệt vời của protein chất lượng cao, đặc biệt là thịt nạc (thịt đỏ) vì chúng có hàm lượng chất béo rất thấp. Đặc biệt là thịt heo và thịt bò – ngoài chứa nhiều protein chúng còn chứa rất nhiều choline.

Tuy nhiên bạn không nên ăn thịt nguội, xúc xích trừ khi chúng được làm, nóng hoặc nướng chín.

Bởi bạn sẽ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn và kí sinh trùng từ thịt nguội ảnh hưởng rất không tốt cho em bé của bạn. Và bạn cũng có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm từ những loại kí sinh trùng này.

Các loại trái cây và rau nhiều màu sắc

Sẽ thật tuyệt vời nếu trong bữa ăn của bạn có một đĩa rau củ luộc đủ màu sắc như đỏ, cam, vàng, trắng, tím.

Bởi mỗi loại rau củ màu sắc khác nhau sẽ cung cấp các loại vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa khác nhau. Đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kì, em bé sẽ được nếm thử mùi vị của các loại rau củ, hoa quả mà người mẹ ăn thông qua nước ối.

Vì vậy, nếu bạn tích cực ăn rau quả ở giai đoạn này là bạn đã bước đầu dạy cho bé cách nhận ra và tiếp nhận những hương vị này về sau đấy!
 

Một số lưu ý chăm sóc bà mẹ sau khi sinh
 

Chăm sóc vú: Khi mang thai ở 3 tháng cuối, thai phụ đã bắt đầu có sữa non. Tuy nhiên trước tuần thứ 37, thai phụ không nên nặn hay tác động nhiều vào bầu ngực vì có thể gây co bóp dạ con, dẫn đến nguy cơ sinh sớm.

Sau 37 tuần, thai phụ có thể lấy hai ngón tay vê kéo đầu vú, mát-xa vuốt theo chiều từ trên xuống, từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài để tuyến vú co bóp và giúp cho việc tiết sữa sau này tốt hơn.

Sinh xong khoảng 2-3 ngày, thai phụ sẽ có sữa trưởng thành. Có nhiều người sẽ thấy vú cương cứng và nhầm là bị tắc tia sữa. Thực ra, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần bé bú. Đừng vì thấy sữa mẹ chưa về mà cho bé bú chai ngay, dẫn đến sau này bé không quen bú mẹ, khiến mẹ tức sữa, con không bú và sẽ gây tắc thật. Ngoài ra, để giảm đau tức, các bà mẹ nên đứng tắm dưới vòi hoa sen, mát-xa nhẹ nhàng và bóp nhẹ ở quầng nâu của vú. Nếu đau quá, bạn có thể dùng đèn hồng ngoại chiếu mỗi bên nửa tiếng kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu đau núm vú do bé bú, rứt, chị em có thể dùng núm vú giả để hỗ trợ.

Chăm sóc bộ phận sinh dục: Khi mang bầu ở thời điểm sắp sinh, dạ con to như chiếc thùng 5-10 lít. Khi sinh xong, chị em có thể sờ thấy một khối cứng ở dưới rốn (thường to bằng quả bưởi), đó chính là dạ con chưa thể co hồi lại như ban đầu. Thường khoảng sau 21 ngày hoặc muộn nhất là 1 tháng. Dạ con sẽ co lại như bình thường (nếu mổ đẻ thì sẽ mất nhiều thời gian hơn). Nếu dạ con không co chặt lại thì có thể gây băng huyết, rong máu. Để tránh điều này, người mẹ nên đi lại nhẹ nhàng và cho con bú ngay sau khi sinh.

Sau sinh, sản phụ sẽ thấy có nhiều sản dịch. Đây chính là máu ra sau sổ rau. Thường trong giờ đầu sau đẻ, lượng máu có thể lên đến 100ml nên sản phụ cần được đóng bỉm to, những ngày sau đó có thể dùng băng vệ sinh bình thường và nên thường xuyên thay rửa. Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh, sản phụ cần báo ngay cho bác sĩ để tránh nguy cơ bị băng huyết. Nếu sinh xong, sản phụ thấy rất ít hoặc không có sản dịch thì cũng nên lưu ý bởi nếu dịch không thoát ra được, tử cung khó co lại dễ gây nhiễm trùng hậu sản, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng huyết. Để tránh điều này, các bà mẹ sau khi sinh cần nằm bất động trên giường trong khoảng 8-10 giờ (đối với người sinh mổ, cần nằm bất động 24 giờ), sau đó nên đi lại nhẹ nhàng. Tiếp sau đó dần dần sản phụ cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, nhắm mắt rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy. Nếu thấy chóng mặt, sản phụ cần nằm xuống để máu lưu thông lên não đề phòng bị choáng ngất, bị ngã.

Đặc biệt, sản phụ nên tránh bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước. Trong trường hợp bị trĩ, sản phụ có thể dùng thuốc bôi để đỡ đau. Ngoài ra, ngay sau khi sinh người mẹ có thể tập khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo để tránh bị són tiểu sau này bằng cách: Khi thở hít vào thì co khít cơ âm đạo, lúc từ từ thở ra thì đồng thời giãn cơ âm đạo hoặc luyện tập giống như khi đang đi tiểu thì nhịn lại 1-2 giây rồi thả ra, lặp lại vài lần như vậy. Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, tắm nước nóng, day ở vùng xương mu, xoa nắn bụng…

Sau 3 tuần hết sản dịch, có người đã có máu trở lại (gọi là kinh non) lúc này cần sử dụng ngay các biện pháp tránh thai. Việc có thai lại sớm rất nguy hiểm với người mổ đẻ, có thể gây nứt sẹo mổ, vỡ dạ con, mất em bé, hại cho mẹ.

Sau sinh, các bà mẹ cũng cần chú ý đến vết khâu tầng sinh môn bằng cách rửa sạch, giữ khô, nếu dùng dung dịch vệ sinh, nên dùng loại có bọt, có thể dùng máy sấy làm khô. Nếu sau 4 ngày sản phụ không thấy giảm đau, nhức thì có thể đã bị dị ứng chỉ khâu, nên đến bác sĩ để được cắt chỉ sớm hoặc xử lý nếu bị nhiễm trùng. Thường sau một tuần, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hẳn.

Tùy cơ thể từng người, chị em có thể tắm gội vài ngày sau sinh nhưng không nên tắm bồn. Nếu mệt, không nên tắm và gội liền một lúc và chớ cúi lom khom sẽ dễ gây chóng mặt, ngã qụy… Chị em cần được ngủ đủ, nghỉ ngơi hợp lý và sống trong không khí yêu thương chăm sóc của gia đình.

Về dinh dưỡng: Sau khi sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nhiều nên cần được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Sản phụ không cần phải kiêng khem bất cứ thứ gì, nhưng nên ăn thức ăn dễ tiêu, tránh ăn nhiều các gia vị như ớt, hạt tiêu…, không uống bia, rượu vì sẽ ảnh hưởng đến tiết sữa, hạn chế đồ lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh. Để có đủ sữa, ngoài việc tích cực cho con bú, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày (bên cạnh nước lọc có thể uống nước nhân trần, sữa đậu nành, nước hoa quả, sữa…).

 

Các vấn đề sức khoẻ cần lưu ý sau khi sinh cho mẹ và cho bé

Do sức ép của tử cung lúc rặn đẻ, đầu bé có thể hơi biến dạng nhưng sẽ trở lại bình thường sau 2 tuần

Vậy là mẹ và bé đã gặp nhau sau bao tháng ngày mong đợi. Tình thương của mẹ dành cho bé giờ lại càng đầy ắp và được cụ thể hoá hơn qua việc chăm bẵm cho bé từng miếng ăn, giấc ngủ.

Thể trạng của bé khi mới chào đời: Do sức ép của tử cung lúc rặn đẻ, đầu bé có thể hơi biến dạng nhưng sẽ trở lại bình thường sau 2 tuần. Tay và chân có sắc xanh do hệ tuần hoàn chưa hoạt động thích nghi. Những đốm đỏ hay những vết sần sùi xuất hiện trên da là bình thường và sẽ biến mất sớm. Lúc mới sinh, ruột bé chứa một chất màu sậm, dính gọi là phân su. Sau khi bú, phân sẽ đổi màu. Mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu, không nên canh theo giờ, cũng không nên để bé ngủ quá lâu trên 4 giờ mà chưa đậy bú.

Dinh dưỡng cho mẹ: Qua hành trình vượt cạn, mẹ mất nhiều máu, mệt mỏi do co hồi dạ con nên ăn uống không ngon miệng ngay được. Cung cấp năng lượng cho mẹ bằng thức ăn loãng, hấp thu nhanh và dễ tiêu hoá. Một ngày sau sanh, mẹ có thể ăn uống trở lại bình thường.

- Sữa mẹ chứa 80 –90% là nước nên mẹ phải uống nhiều nước, tốt nhất là sữa tổng hợp dưỡng chất thiết yếu cho bé và thức ăn loãng.

- Ăn thức ăn có đầy đủ chất đạm, vitamin, muối khoáng… Ăn quá nhiều gia vị làm ảnh hưởng mùi vị sữa mẹ, bé sẽ chê sữa mẹ. Ăn quá mặn sẽ gây phù, cao huyết áp, nguy hiểm cho sức khoẻ của mẹ.

- Không nên kiêng khem nếu mẹ thấy ngon miệng, cần ăn nhiều rau, trái cây để chống táo bón.

Lưu ý: Nếu mẹ bị lở đầu vú, đầu vú nhỏ, bị tụt vào trong, có thể vắt sữa ra cốc và cho bé uống bằng thìa nhỏ. Trường hợp mẹ bị bệnh lý chống chỉ định cho con bú bằng sữa mẹ như: viêm gan, suy tim… có thể nuôi bé bằng sữa công thức. Điều chỉnh lượng sữa, số lần bé bú một ngày dựa vào sự tăng cân và chất lượng phân của bé. Nếu bé bị táo bón có thể do pha ít sữa nhiều nước. Phân loãng và có hột, bé đi tiêu trên 10 lần một ngày có thể do pha quá nhiều sữa, bé không tiêu hoá được hết. Nên chọn loại sữa phù hợp với cho từng tháng tuổi của bé.

 

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý