Nhân viên kinh doanh là người đem khách hàng về cho Doanh nhgiệp. Tuyển dụng nhân viên kinh doanh giỏi bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của bộ phận nhân sự-tuyển dụng.
Bí quyết 1: Kiên trì
Kiên trì là đức tính đầu tiên và tối cần thiết đối với bất kỳ nhân viên kinh doanh nào. Khi tỏ ra kiên trì, bạn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của giám đốc kinh doanh. Họ sẽ tò mò muốn tìm hiểu cách làm việc của bạn, bạn sẽ làm gì khi bị từ chối, khi nhà tuyển dụng tỏ ra khó chịu. Trước tiên bạn hãy viết một lá thư thật thuyết phục để giới thiệu về năng lực của mình, sau đó gọi điện cho giám đốc kinh doanh. Bạn hãy viết lá thư kế tiếp để nhắc nhở về lá thư đầu tiên. Cuối cùng, bạn gửi mail đến cho giám đốc kinh doanh, đính kèm lý giải của bạn vì sao họ nên tuyển dụng ban hay ít nhất cũng mời bạn tham dự phỏng vấn . Bạn nên bắt đầu lá thư của mình bằng những câu nói gây ấn tượng như: “Tôi sẽ làm việc chăm chỉ để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty nếu tôi được chấp nhận”.
Bí quyết 2: Chuẩn bị thật tốt
Những nhà tuyển dụng thường than phiền rằng các nhân viên kinh doanh thường thiếu sự chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. Phỏng vấn thực ra chính là cuộc gọi mời mua hàng. Đối với nhà tuyển dụng, khả năng làm việc của bạn chính là hàng hoá. Bạn hãy chứng tỏ cho họ biết bạn đã chuẩn bị rất nghiêm túc cho cuộc phỏng vấn này bằng cách nói: “Để chuẩn bị cho buối phỏng vấn này, tôi…” và liệt kê ra các công việc đã làm.
Bí quyết 3: Resume ấn tượng
Bạn phải thể hiện được ý muốn làm việc của mình ngay trong resume. Resume của bạn phải được điều chỉnh thích hợp cho từng ngành nghề và công ty.
Bí quyết 4: Chứng minh các thành công
Hãy chứng tỏ với nhà tuyển dụng bạn là một người thành công. Hãy kể ra 3 thành công lớn nhất của bạn và thuật lại 7 thành tích nổi bật khác mà bạn đã đạt được trong các lĩnh vực khác nhau như: học hành, âm nhạc, thể thao… Bạn sẽ tiếp tục đem đến thành công cho công ty mới. Bạn có thể chưa phải là một nhân viên bán hàng thành công nhưng bạn đã có được thành công trong các lĩnh vực khác. Nó góp phần tạo ra con người tương lai của bạn.
Bí quyết 5: Có kiến thức về kinh doanh
Nếu bạn muốn trở thành một nhân viên kinh doanh, bạn phải có kiến thức về kinh doanh và hiểu biết các khái niệm về bán hàng. Bạn không thể học kinh doanh từ sách vở, tuy nhiên bạn hiểu được kinh doanh là cả một quá trình. Bạn có thể thảo luận với nhà tuyển dụng về tầm quan trọng của việc hiểu biết nhu cầu khách hàng và đưa ra các giải pháp. Bạn cũng có thể hỏi nhà tuyển dụng về quan điểm kinh doanh và cách thức làm việc của họ.
Bí quyết 6: Kế lại một câu chuyện liên quan đến kinh nghiệm bán hàng
Bạn cần kể lại một kinh nghiệm liên quan nào đó để chứng minh cho khả năng thuyết phục của bạn. Bạn hãy mô tả thật chi tiết cách thức bạn khiến một ai đó làm theo điều mình mong muốn. Hãy thể hiện rằng bạn có đủ các kỹ năng cần thiết cho công việc mới này.
Bí quyết 7: Sẵn sàng bắt đầu từ vị trí thấp nhất
Có thể bạn sẽ bắt đầu từ vị trí thấp nhất. Tuy nhiên đừng nản lòng vì bạn đã bước chân được vào ngành nghề mình mong muốn.
Hãy chuẩn bị tinh thần để làm việc!!
Việc trở thành một nhân viên kinh doanh khi chưa có kinh nghiệm quả thật cũng rất khó khăn. Bán hàng là cả một nghệ thuật. Đây cũng là lý do giải thích vì sao các giám đốc kinh doanh được trả lương rất hậu. Họ làm việc chăm chỉ, không sợ bị từ chối hay nguy hiểm.
Tuy nhiên, sự thật thì rất ít người có thể làm đúng theo 2 hay 3 điều trong số 7 bí quyết này. Nếu bạn có thể làm được, bạn đang tạo ra sự thay đổi. Hãy nhớ rằng những nhân viên kinh doanh giỏi thường rất hiếm hoi.
10 bí quyết trở thành nhân viên bán hàng chuyên nghiệp
Những nhà kinh doanh giành chiến thắng thường hiểu biết rất rõ về các đối thủ của mình. Thường thường đàn ông hay phụ nữ đều có thể trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, đó là người có bí quyết thuyết phục khách hàng và có thể tham gia chuyến đi chơi golf với khách hàng trong suốt cả tuần hay một số cách chuyên nghiệp khách nhằm mục đích thuyết phục khách hàng. Họ thường khát khao được tham gia các khóa đào tạo kỹ năng bán hàng và vươn tới mức chuẩn để trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp. Một nhà bán hàng chuyên nghiệp đầu tiên phải hiểu biết và có kiến thức bao quát về triết lý của một công việc khó khăn. Những nhân viên kinh doanh thành công là người có thu nhập cao, giành chiến thắng một cách huyền thoại, và nhận các phần thưởng được công ty ban tặng cho những cá nhân có thành tích xuất sắc.
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp là chốt hiệu quả Một cá nhân mới bước vào nghề bán hàng phải tạo cho mình mối quan hệ gắn bó với khách hàng bằng cách coi mình như một khách hàng. Một người bán hàng chuyên nghiệp cần tự hào về điều anh ta đang làm khi thuyết trình với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ. Có một số việc liên quan mật thiết với một và nhiều người bán hàng hàng ngày, một tân binh hay một người kỳ cựu cũng đều như thế. Một chiến dịch bán hàng sẽ mang lại cho bạn nhiều tiền hơn là cách bán sản phẩm và dịch vụ thông thường. Sau đây là 10 kỹ năng có thể giúp một nhân viên kinh doanh mới trở thành chuyên nghiệp: 1. Hãy là một người có tầm nhìn rộng và có khả năng. Nếu bạn không đọc 9 chiến lược còn lại, không bao giờ bạn trở thành người có tầm nhìn rộng và thực sự có năng lực tốt. 2. Hãy tham gia các khóa học khi bạn có thể tại công ty của bạn, khóa đào tạo về sản sản và ngành kinh doanh của bạn. Xây dựng cho mình sự tự tin của bản thân, tự tin về sản phẩm và tự tin về uy tín công ty trước các buổi thuyết trình với khách hàng. 3. Hãy nghiên cứu kinh nghiệm thành công của những nhân viên bán hàng tài ba ở công ty bạn và hỏi họ một số câu về giải thích về thành công của họ, tập hợp điểm mạnh và điểm yếu của người thành công để rút kinh nghiệm cho mình nhằm xây dựng kỹ năng kinh doanh cá nhân là một cách làm thông minh. 4. Hãy can đảm và nghiền ngẫm triết lý nổi tiếng và động lực bán hàng của thầy giáo dạy về bộ môn kinh doanh nổi tiếng Zig Ziglar: “Nhân viên bán hàng rụt rẻ là đứa trẻ gầy nhom.” 5. Chuẩn bị nhiều hơn những thứ bạn nghĩ bạn cần trước mỗi cuộc gọi cho khách hàng. 6. Sau mỗi cuộc gọi hay cuối mỗi ngày, hãy cân nhắc phân tích mỗi cuộc gọi khách hàng với người quản lý của bạn, một người có nhiều kinh nghiệm hay một đồng nghiệp đồng hành với bạn. Hãy chắc chắn bạn suy tính tất cả điều tốt và xấu trong các cuộc gọi với tính khách quan như nhau. 7. Thu âm giọng bạn thuyết trình và nghe lại nó. Làm đi làm lại cho tới khi bạn cảm thấy hài lòng về mình. Bạn hãy đặt vị trí mình là một người nghe khó tính và tỷ mỉ. Bạn mời đồng nghiệp hay một nhà chuyên môn nghe, sự phản hồi khách quan của họ sẽ giúp bạn có buổi thuyết trình thành công. 8. Tránh để treo giờ trong các buổi thuyết trình với khách hàng của bạn. Nếu có thành viên nào thiếu khả năng thuyết trình thì cần thay thế vì một sơ suất nhỏ cũng khiến nhóm của bạn gặp thất bại. 9. Nghe chương trình giảng về bán hàng trên xe của bạn hay bằng chiếc iPod. Bạn có thể học nhiều từ các cuộc gọi và trong chính công việc của mình. Chỉ có những nhân viên kinh doanh tài năng mới luôn coi việc học kỹ năng là một biển kiến thức mênh mông và luôn muốn khám phá trau dồi. 10. Luôn luôn hăng hái. Tham gia một trò chơi bán hàng và luôn cố gắng trở thành người chiến thắng. Đó cũng là cách bạn rèn luyện kỹ năng và tự tin của mình. Điều quan trọng nữa là hãy luôn hướng về phía trước, và nụ cười trong cuộc sống đặc biệt nghề kinh doanh là vũ khí rất |
Tố chất cần có của nhân viên kinh doanh
Khả năng giao tiếp
Là tố chất không thể thiếu của một nhân viên nhân viên kinh doanh giỏi. Bằng khả năng giao tiếp, thuyết phục và đàm phán của mình, bạn có thể tạo dựng nên các mối quan hệ tốt với những khách hành tiềm năng hay các đối tác kinh doanh, các đại lý kinh doanh… Khả năng giao tiếp này được thể hiện ở việc bạn có thể giao tiếp tốt thông qua nhiều hình thức như gặp mặt trực tiếp, email, thư tay hay điện thoại…
Một khi đã tạo dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng thì bạn đã đạt được 80% cơ hội thành công. Bởi vậy, bạn hãy trau dồi trả năng giao tiếp, thuyết trình của mình ngay từ bây giờ bằng cách tập nói nhiều hơn với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hay tham gia một khóa học giao tiếp bài bản.
Linh hoạt, nhạy bén
Để nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhằm đáng ứng đúng cái mà họ đang cần. Năng động để hiểu tâm lý, khéo léo hướng khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình. Công đoạn từ tìm kiếm khách hàng đến việc khách hàng lựa chọn sản phẩm trải qua rất nhiều giai đoạn và khâu chuẩn bị. Vì vậy, bạn phải luôn bám sát tâm lý của khách hàng để có thể phục vụ họ kịp thời.
Phải có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm mình bán
Để “đụng đâu biết đấy” chứ không ú ớ, quên quên nhớ nhớ kiểu “Hình như sản phẩm này có công dụng là…” khi khách hàng thắc mắc. Phải làm cho sản phẩm của mình được đối tượng thấy nhiều ưu điểm so với các sản phẩm cùng loại khác. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì chỉ khi bạn hiểu bạn đang bán cái gì thi bạn mới bán được nó.
Có vốn hiểu biết sâu rộng
Người làm sales không nên chỉ là một nhân viên kinh doanh thuần túy vì họ cần có khả năng tư vấn cho khách hàng, họ phải biết cách nói như thế nào để tăng khả năng thuyết phục người nghe. Vì vậy, họ cần phải có kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội và cả nghệ thuật nữa để có thể nói chuyện được với nhiều người với những sở thích, mối quan tâm khác nhau. Chính vì vậy, có thể nói rằng, nghề sales như một công việc đi kết bạn, đi chia sẻ những điều tốt nhất cho khách hàng của mình.
Nhân viên sales thường xuyên chịu áp lực về doanh số và từ phía khách hàng
Một thực tế đầy thách thức đối với nhân viên sales là họ phải chứng tỏ được khả năng của mình thông qua kết quả kinh doanh đạt được. Vì vậy nghề sales đòi hỏi nhân viên phải có khả năng chịu đựng áp lực cao và tinh thần thép để vượt qua những thách thức đó. Họ còn phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề.
Nhân viên sales là người có bản lĩnh cao
Họ luôn phải đối đầu với những cái lắc đầu, những lời từ chối và đôi khi là thái độ thiếu thiện cảm. Để có thể có được một lần khách hàng đồng ý thì họ phải mất 10, 20 hoặc có thể nhiều hơn nữa những lần chào hàng. Nếu bạn là người mới vào nghề thì thật khó khăn cho bạn khi phải đương đầu với những lời từ chối ấy. Tuy nhiên, salesman chuyên nghiệp là người kiên trì, đôi khi là lì lợm và có bản lĩnh cao nên họ có thể vượt qua những sự từ chối đó. Bạn hãy đếm những lần khách hàng gạt đầu với bạn, còn những lần từ chối thì hãy quên nhanh đi và coi rằng đó là những trở ngại mình cần phải vượt qua để đạt được sự thành công lớn hơn.
Giữ nụ cười luôn trên môi và bề ngoài chỉn chu
Bạn luôn cởi mở, tươi cười thì khách hàng tiềm năng của bạn mới có hứng thú nói chuyện với bạn chứ chưa phải nói đến chuyện họ đồng ý mua hay hợp tác với bạn thì còn đòi hỏi cao hơn. Vẻ bề ngoài gọn gàng, gương mặt sáng sủa, đầu tóc gọn gàng, quần áo hợp thời, lịch sự vừa giúp người làm sales tự tin hơn vừa cho khách hàng thấy vẻ chuyên nghiệp, lịch sự của họ.
Bên cạnh đó, người làm sales cần phải có thêm những nhân tố quan trọng sau:
- Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint, Outlook và Internet.
- Hiểu biết về internet và website, quảng cáo trực tuyến.
- Phối hợp trong nhóm kinh doanh tốt.
Trên đây là những điều kiện chung cho nghề sales. Nếu bạn muốn đạt được đến vị trí quản lý sales (giám sát bán hàng, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh) thì không chỉ phải hoàn thiện các điều kiện trên kia thì bạn cần phải có khả năng quản lý, phối hợp các nhân viên sales.
Kinh nghiệm hóa giải những câu trả lời khó
Trong các buổi phỏng vấn, ngoại trừ những người có kinh nghiệm phỏng vấn kỳ cựu thì hầu hết ứng viên đều bị tình trạng tim đập như trống, toát mồ hôi hột hay thậm chí nói lắp. Nhiều ứng viên đã than rằng mình bị quay bởi những câu hỏi phỏng vấn quá khó! Quả thật, câu hỏi phỏng vấn khó là một trở ngại đối với rất nhiều ứng viên. Tuy nhiên, nếu muốn chinh phục được nhà tuyển dụng (NTD) và có được công việc mong muốn thì không còn cách nào khác là bạn phải hóa giải được những câu hỏi phỏng vấn khó. Làm sao để vượt qua ngọn núi hiểm trở đó?
Bạn đã từng nghe câu hỏi này bao giờ chưa: “Tại sao nắp cống (manhole cover) lại có hình tròn mà không phải hình vuông hay hình chữ nhật?” Đây là một tuyển dụng khó điển hình của Microsoft. Nhìn chung, có thể thấy câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng khó đòi hỏi ứng viên phải nhanh nhạy và sắc sảo. Tuy nhiên dễ hay khó là một khái niệm tương đối vì một câu hỏi dễ với người này có thể là quá khó đối với người khác.
Tin vui cho bạn đây: khi đặt ra những câu hỏi phỏng vấn khó, hầu hết NTD không có ý gây khó dễ cho ứng viên. Mục đích của họ chỉ là muốn biết xem ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm thật sự phù hợp với công việc hay không, rằng ứng viên có khả năng chịu được áp lực công việc hay không… Chính vì thế, chỉ cần bạn chuẩn bị tốt là có thể hóa giải được phần lớn câu hỏi “khó” của NTD:
Trước buổi phỏng vấn:
Bạn nên chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi “gai góc” mà NTD có thể hỏi. Muốn làm được điều này, bạn cần xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm, điểm mạnh và điểm yếu của mình, mức lương mong muốn … Đồng thời, bạn nên truy cập vào trang chủ của công ty tuyển dụng để tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, các thành công mà công ty đã đạt được … Những thông tin này sẽ giúp bạn không rơi vào tình huống “dở khóc dở cười” như anh Đăng, một nhân viên kinh doanh, đã gặp phải khi đến phỏng vấn ở một công ty CNTT. Do không tìm hiểu về công ty từ trước nên khi NTD hỏi: “Anh đánh giá cao sản phẩm X của chúng tôi ở điểm nào?”, anh Đăng lại mô tả những tính năng của sản phẩm Y – một sản phẩm khác của công ty! Sau đó, bạn có thể nhờ một người bạn đóng vai NTD rồi tập trả lời phỏng vấn cho đến khi cảm thấy hoàn toàn tự tin.
Trong lúc phỏng vấn:
Bạn nên lắng nghe thật kỹ câu hỏi của NTD. Nếu gặp câu hỏi khó “trật tủ”, bạn hãy hít một hơi thật sâu để trấn tĩnh rồi suy nghĩ cách trả lời. Thông thường, với những câu hỏi khó, NTD sẽ coi trọng cách ứng viên lập luận để trả lời hơn là nội dung của câu trả lời. Vì thế, bạn cứ trả lời theo cách bạn cho là hợp lý nhất. Chẳng hạn khi gặp câu hỏi “Làm thế nào để không bị máy quay sinh tố cắt nếu bạn đột nhiên bị biến thành nhỏ xíu và rơi vào trong máy?”, bạn có thể trả lời “Tôi sẽ bám vào thành máy, gần cánh quạt vì nơi nguy hiểm nhất cũng là nơi an toàn nhất”.
Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, NTD sẽ đánh giá cao các câu trả lời đi thẳng vào vấn đề và chân thật. Nhiều ứng viên trả lời như được “lập trình” từ trước nên khi NTD hỏi cặn kẽ hơn, họ bị lúng túng ngay. Chị Linh Lan, Trưởng Phòng Nhân sự của AIG Life Việt Nam, cho biết chị đã từng gặp một ứng viên cho rằng mình có những điểm mạnh như là dễ dàng thích nghi với sự thay đổi, luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo. Tuy nhiên, khi chị yêu cầu người này cho ví dụ cụ thể về khả năng ấy được thể hiện trong công việc thì anh ta lại lúng túng và trả lời: “Tôi không nhớ rõ!”. Trả lời như thế thì ứng viên chắc chắn sẽ “mất điểm” trong mắt NTD.
Sau buổi phỏng vấn:
Bạn nên ghi lại những câu hỏi bạn không trả lời được hoặc trả lời không tốt để dành nghiên cứu. Lỡ như lần phỏng vấn này không đạt thì chúng sẽ hữu ích cho bạn trong những lần sau. Bên cạnh đó, hãy gửi NTD một lá thư cám ơn (Thank you letter), trong đó bày tỏ sự cảm kích của bạn về buổi phỏng vấn và khẳng định lần nữa bạn rất muốn có công việc này. Lá thư này không thể cứu vãn được một cuộc phỏng vấn quá tệ nhưng có thể giúp bạn gây được ấn tượng tốt với NTD. Biết đâu sao này họ lại có cơ hội việc làm khác dành cho bạn!
Điều đáng sợ nhất đối với NTD chính là tuyển không đúng người cho công việc. Vì vậy, nếu NTD có dành những câu hỏi đầy thử thách cho ứng viên để kiểm tra khả năng xử lý vấn đề hay chịu đựng áp lực của họ thì cũng là chuyện bình thường. Chỉ cần bạn chuẩn bị thật chu đáo, giữ bình tĩnh, trả lời tự tin và đi thẳng vào vấn đề, thể hiện hết kỹ năng và sự đam mê công việc của mình thì phỏng vấn tuyển dụng sẽ không còn là ngọn núi “hiểm trở” đối với bạn nữa!
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên hành chính
Chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi làm
Kỹ năng trả lời phỏng vấn qua điện thoại
Kinh nghiệm mở cửa hàng quần áo
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngân hàng
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bán hàng
(st)