Bé bị sốt sau khi đi tiêm phòng nên xử lý như thế nào?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bé bị sốt sau khi đi tiêm phòng nên xử lý như thế nào?

19/04/2015 02:46 AM
26,804

Tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm gần như là điều bắt buộc để quá trình phát triển của bé được khỏe mạnh. Dẫu biết là cần thiết nhưng mẹ cũng thường hay lo sợ khi trải qua “ải” này vì sợ bé bị sốt, khó chịu, quấy khóc…


 

GIÚP CON ĐỠ SỐT, ĐỠ ĐAU KHI CHÍCH NGỪA

 

Lo lắng cho con

Chị Phương Thảo (Q. Gò Vấp) trăn trở về những lần tiêm phòng vắc-xin cho con gái 4 tháng tuổi của mình: “Sau khi chủng ngừa, về đến nhà bé Ti cứ quấy khóc. Buổi chiều cháu bắt đầu sốt nhẹ, tiếp đó sốt cao hơn. Đêm đó, tôi và bà ngoại phải thức trông cháu. Ba cháu nóng ruột, cũng phải phụ bà và tôi lau mát và cho cháu uống thuốc hạ nhiệt. Thật tình, cả nhà ai cũng lo lắng”.

Cùng tâm trạng, chị Hạ Mi (Q. Tân Bình) rất âu lo khi cu Bin (3 tháng tuổi) cứ hâm hấp sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, bú ít, … sau khi tiêm phòng.

Với mẹ, chích ngừa cho con là điều không dễ dàng. Cực chăm con đã đành, nhưng điều làm mẹ khổ nhất vì xót con. Vậy làm sao giúp cho con đỡ sốt, đỡ đau khi chích ngừa? 

Theo TS.BS Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa phòng khám Viện Pasteur, hiện đã có vắc-xin phối hợp “ho gà vô bào”. Vắc-xin này giảm các tác dụng không mong muốn, ít gây sốt, sưng tấy nơi tiêm1 và trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài giúp phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm như: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B, viêm phổi, viêm màng não mủ do Heamophilus Influenzae týp B (Hib)… việc tiêm phòng loại vắc-xin này còn tiết kiệm được thời gian và số lần đi tiêm phòng do chỉ có một mũi tiêm.

Ít tác dụng phụ, bớt lo lắng

Sốt, sưng, đỏ, đau là những triệu chứng thường gặp sau khi tiêm phòng. Tất cả các triệu chứng nói trên thường tự khỏi trong vài ngày. Thường khi bé sốt nhẹ dưới 38o5, các bà mẹ nên dùng khăn mát lau cho bé. Nếu bé sốt cao trên 38o5, nên cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát. Bé cũng có thể bị sưng đỏ chỗ tiêm trong vài ngày, nhưng đây là phản ứng bình thường và thường sẽ tự khỏi.

Các mẹ có thể tư vấn các bác sĩ để biết thêm thông tin về vắc-xin phối hợp “ho gà vô bào”. Loại vắc-xin này chỉ chứa 3-5 kháng nguyên ho gà chọn lọc (khác với vắc-xin ho gà toàn tế bào chứa toàn bộ 3.000 kháng nguyên ho gà). Nhờ đó, trẻ sau khi tiêm vắc-xin này ít đau, ít sốt, ít bị đỏ và ít đau nhức tại chỗ tiêm1. Do ít số lần tiêm nên việc tiêm phòng vắc-xin này còn giúp mẹ dễ dàng theo dõi lịch tiêm cho bé và giảm bớt gánh nặng để việc tiêm phòng trở nên nhẹ nhàng và “dễ thở” hơn.

Trẻ ít sốt, ít tác dụng phụ hơn với vắc-xin “ho gà vô bào”

 

Lưu ý các biểu hiện của trẻ sau khi tiêm phòng

Tôi sắp sinh con nên rất băn khoăn về việc tiêm phòng vắcxin cho con sau này. Xin hỏi tác dụng của việc tiêm phòng và khi trẻ tiêm cần lưu ý những biểu hiện gì sau tiêm?
Chị Lê Thị Hoa (Gia Lâm)

 


 

Giúp bé trong quá trình tiêm

Hầu như tất cả các loại vắc xin đều làm ở dạng thuốc tiêm. Một vài trường hợp ngoại lệ thì được chế dưới hình thức giọt, dùng đường uống. Và hầu hết trẻ em sợ kim tiêm. Ngoài ra, tại chỗ tiêm có thể cảm thấy nóng rát, khó chịu. Các mẹ có thể giúp bé cảm thấy bớt đau hơn trong chính thời điểm tiêm chủng bằng những cách sau:

Nếu bé còn nhỏ, bạn có thể bế bé trong tay, vỗ về để bé cảm thấy bạn đang ở gần che chở, nhờ đó khiến bé bớt sợ hãi. Nếu bé đã lớn, bạn có thể nói chuyện với con, chỉ dẫn bé cách thư giãn và thả lỏng các cơ bắp để giảm đau tốt hơn.

Phải làm gì với các biến chứng nhẹ tại nhà?

Đôi khi sau khi tiêm chủng có một số hiện tượng như sốt hoặc sưng tại chỗ tiêm. Với một số triệu chứng đó, bạn có thể xử lý chúng tại nhà một cách dễ dàng.

Sốt nhẹ

Nhiệt độ tăng là một trong những biến chứng phổ biến nhất sau khi chủng ngừa. Khi cơ thể bé tăng nhiệt độ, điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Nếu nhiệt độ cơ thể lên trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Riêng với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng. Nếu có sự chỉ dẫn của bác sỹ, bố mẹ mới cho bé dùng thuốc.

Bác sĩ nhi khoa Mỹ và châu Âu khuyên bạn không nên sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì thuốc này được cho phép và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi bé bị sốt.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu thân nhiệt của bé không hề giảm mặc dù bạn đã thử mọi cách, hoặc bé có vài biểu hiện sau: khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, có những biểu hiện của co giật, thân nhiệt không giảm, bạn nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa bé đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bé được chăm sóc khẩn cấp.

Nếu nghi ngờ rằng sự gia tăng nhiệt độ không liên quan đến việc tiêm phòng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn chuẩn xác.
 

Cách chăm sóc cho trẻ sau khi tiêm chủng 1


Đỏ, sưng

Sưng và đỏ ở các chỗ tiêm thường ít gặp hơn. Cha mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh để chườm vào chỗ tiêm cho bé. Nén để giữ trong khoảng từ 15-20 phút, nhưng không nên để lâu hơn. Khi đó, cha mẹ nên nghỉ chườm một lúc rồi mới tiếp tục.

Nếu sưng tấy là một khu vực rộng lớn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng hướng.

Phát ban, nổi mề đay

Trong vòng 1-2 tuần sau khi tiêm chủng phòng bệnh sởi, rubella, quai bị và thủy đậu trẻ có thể xuất hiện phát ban nhỏ trên cơ thể. Thông thường, sau một vài ngày nó tự biến mất mà không cần điều trị.

Khó chịu, mất cảm giác ngon miệng

Vào ngày đầu tiên sau khi tiêm chủng trẻ có thể buồn ngủ, có một số trẻ bỗng biếng ăn. Trong trường hợp này cha mẹ không nên ép con ăn, thay vào đó cung cấp nhiều chất lỏng hơn, chẳng hạn như nước, nước trái cây hay sữa…

Hãy chắc chắn rằng môi trường trong nhà thoải mái đối với trẻ - đúng nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Nếu phòng quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ cũng có thể ngủ kém.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu sau:

- Sốt cao từ 38.5 độ trở lên, có uống thuốc hạ sốt mà vẫn không giảm.

- Nổi ban.

- Các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, khóc, quấy, bú kém…. nặng hơn hay kéo dài trên 24 giờ.

- Co giật hoặc co giật giống như động kinh.

- Tím tái.

- Mất ý thức.

 

CÁCH GIÚP TRẺ BỚT ĐAU KHI TIÊM CHỦNG

 

Dưới đây là một số cách đơn giản nhưng hiệu quả đến mức đáng ngạc nhiên mà bạn cũng như bác sỹ của bạn có thể làm để giúp bớt đau khi tiêm chủng.


Vắc xin bảo vệ trẻ em khỏi các chứng bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, để có được những tác dụng tích cực thì trẻ phải chịu đau khi tiêm và một vài phản ứng phụ sau khi vắc xin được đưa vào cơ thể. Sự đau đớn đôi khi đã mang đến cho trẻ sự ám ảnh về những ống kim tiêm và khiến cho quá trình tiêm khó khăn hơn với trẻ.

Làm trẻ mất tập trung

Điều này đơn giản nhưng khiến trẻ xao lãng, không chú ý tới việc tiêm ngừa và vô tình làm giảm sự đau đớn cho trẻ. Ngay cả những biến thái nhỏ cũng có thể loại bỏ được nhiều vấn đề. Bạn có thể dùng một món đồ chơi mới để thu hút bé, chỉ ra một bức tranh trên tường, phát âm ABC, nói với con điều gì đó buồn cười hay đơn giản chỉ là thổi bóng bay cho bé chú ý…

Giả vờ ho

 

Một nghiên cứu năm 2010 trên tạp chí Pediatrics cho thấy rằng thực hiện thao tác “ho giả” một lần trước và trong quá trình  tiêm chủng giúp giảm các phản ứng đau ở trẻ em lứa tuổi 4 và 5 cũng như lứa tuổi 11 và 12. Các bác sỹ cũng nói rằng với trẻ em trên 3 tuổi chúng có thể tưởng tượng rằng chúng đang thổi nến bánh sinh nhật, nhờ đó giảm bớt cảm giác đau. Vì vậy khi chuẩn bị tiêm, bạn có thể dụ trẻ làm thao tác thổi vào một vòng hoa, chong chóng hay bất kỳ điều gì bạn có thể nghĩ ra lúc đó.

Kẹo ngọt

 

Một phân tích năm 2010 được công bố trong Archives of Disease in Childhood nghiên cứu ảnh hưởng của việc cho trẻ 1-12 tháng tuổi thử dùng một số lượng nhỏ các giải pháp “ngọt ngào” như kẹo ngọt hoặc đường trước khi tiêm chủng, kết quả là 13 trong 14 trẻ sơ sinh thử nghiệm nghiên cứu khóc ít hơn so với trẻ không được sử dụng. Dung dịch đường mang lại nhiều ích lợi hơn là tác động xấu gây sâu răng mà các mẹ vẫn hay cấm trẻ ăn, và rõ ràng là nó không có nhược điểm hay tác dụng phụ nào cho việc tiêm chủng.

Bật  phim hoạt hình

 

Điều gì có thể hơn quyến rũ hơn các nhân vật hoạt hình vui tươi, sống động trên màn hình? Một nghiên cứu của Trường Đại học Georgia công bố trong Tạp chí Tâm lý học Nhi khoa cho thấy rằng trẻ em cảm thấy ít đau hơn khi y tá bật phim hoạt hình trong quá trình chủng ngừa. "Bất kỳ kỹ thuật phân tâm nào, cho dù đó là phim hoạt hình, video game, hoặc một điểm thu hút nào đó cũng giúp giảm bớt cảm giác đau đớn cho trẻ”, một tiến sỹ nói. Nếu bác sĩ của bạn không có một TV trong phòng tiêm, bạn có thể mang theo máy xem DVD xách tay hay Laptop để hỗ trợ.
Sử dụng các sản phẩm gây tê, làm mát tại chỗ

 

Kem EMLA, kem gây tê tại chỗ, có thể làm giảm đau do tiêm chủng ở trẻ em. Một nghiên cứu vào năm 2003 cho thấy rằng những em bé được bôi kem EMLA trước khi chủng ngừa thì bớt đau đớn hơn so với những bé không được bôi. Bạn có thể tìm mua nhiều loại kem gây tê trên thị trường để có thể bôi kem một giờ trước khi tiêm chủng giúp kem phát huy tác dụng tốt.

Ngậm núm vú giả

 

Núm vú giả có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong nhiều trường hợp. Thử nghiệm nhỏ của trường Đại học Michigan cho thấy rằng núm vú giả có thể làm giảm sự đau đớn cho trẻ sơ sinh trước, trong và sau khi tiêm chủng. Và ngâm núm vú giả trong một dung dịch đường còn có thể đem lại hiệu quả hơn. Sau khi tiêm chủng, cho con bú hoặc ngậm núm vú giả cũng giúp làm giảm thời gian khóc của bé.

Hãy xem xét thứ tự của các mũi chích ngừa

 

Trong một nghiên cứu năm 2009, các bác sỹ đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh ít có khả năng khóc nếu chúng đã được chủng ngừa kết hợp cho bệnh bạch hầu, bại liệt, uốn ván, ho gà và Haemophilus influenzae Type B (DPTaP-Hib, hoặc Pentacel), tiếp theo là thuốc chủng ngừa liên hợp phế cầu khuẩn (PCV hoặc Prevnar). Trẻ em được tiêm theo thứ tự này đã chứng tỏ bị đau ít hơn so với những trẻ đảo ngược trật tự.


Chăm sóc bé khi bị sốt như thế nào đúng nhất
Bé tiêm phòng bị sốt phải làm sao
Mẹo giúp bé mọc răng không bị sốt
Trẻ bị sốt phát ban phải làm gì?
Bệnh Sốt xuất huyết ở trẻ em
Thức ăn cho người bị bệnh sốt xuất huyết
Sốt trong 3 tháng đầu mang thai


(st)


 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý