Sau khi ăn thịt dê ăn dưa hấu tráng miệng dễ “sang nguyên khí”. Điều này là do thịt dê vị ngọt tính nóng, còn dưa hấu tính hàn, thuộc thực phẩm lạnh, sau khi ăn vào không những giảm thấp tác dụng bổ dưỡng của thịt dê mà còn gây trở ngại cho tì vị, dạ dày.
NHỮNG KIÊNG KỴ KHI ĂN THỊT DÊ
Một số bệnh kỵ thịt dê
Ví dụ như chứng lở mồm long móng, loét lưỡi, đau mắt đỏ, miệng đắng, bực bội, yết hầu đau khô, đau nhức sưng chân răng hoặc người bị đau bụng đi ngoài đều kỵ ăn thịt dê.
Không nên ăn cùng với dấm
Vị chua của dấm có tác dụng thu co, không có lợi cho dương khí trong cơ thể phát tác, khi ăn cùng với dấm sẽ làm cho tác dụng giữ ấm cho cơ thể giảm đi rất nhiều.
Kỵ ăn cùng với dưa hấu
Sau khi ăn thịt dê ăn dưa hấu tráng miệng dễ “sang nguyên khí”. Điều này là do thịt dê vị ngọt tính nóng, còn dưa hấu tính hàn, thuộc thực phẩm lạnh, sau khi ăn vào không những giảm thấp tác dụng bổ dưỡng của thịt dê mà còn gây trở ngại cho tì vị, dạ dày.
Kỵ uống trà sau khi ăn thịt dê
Nước trà là “ khắc tinh” của thịt dê, đó là do hàm lượng protein trong thịt dê rất phong phú, còn trong trà lại hàm chứa khá nhiều chất acid tannic, khi ăn thịt dê uống trà sẽ sinh ra chất protein acid tannic, làm cho nhu động của đường ruột yếu hơn, đi ngoài lượng nước giảm đi, từ đó gây ra táo bón.
Không nên ăn cùng với bí đỏ
Trong sách Đông y từ xưa đã ghi chép: thịt dê không nên ăn cùng với bí đỏ, điều này chủ yếu là do thịt dê và bí đỏ đều là thực phẩm nóng, nếu ăn cùng với nhau dễ bị nóng, nhiệt trong người. Cũng với lý do đó, khi hấp, nấu thịt dê cũng không nên cho nhiều thực phẩm điều vị và tính nóng như ớt cay, hạt tiêu, gừng, đinh hương, hồi hương
THỊT DÊ VÀ "CHUYỆN ẤY"
Với đa số đàn ông Việt Nam, cứ nhắc đến mòn thịt dê là nghĩ ngay đến “chuyện ấy”…
Không ít các quý ông còn tâm niệm "cái ấy" của dê có tác dụng "bổ dương tráng khí", rất có lợi cho chuyện chăn gối của nam giới. Thực hư mối quan hệ giữa thịt dê và “chuyện ấy” như thế nào? Các quý ông sẽ tìm được câu trả lời dưới nhãn quan của các nhà khoa học và tâm lý học.
Tính trợ dương cần hiểu theo nghĩa rộng
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Quốc Toán (Bộ môn Y học Cổ truyền, ĐH Y Hà Nội) cho biết: thịt dê (dương nhục) có vị ngọt, tính nóng. Trong 100g thịt dê có 17,5% protit, 40% là lipit. Thịt dê không độc, có tác dụng trợ dương, bổ huyết, chữa lao phổi, người gầy yếu.
Nếu ăn liên tục 30 - 40g/ngày các món ăn chế biến từ thịt dê, có thể khỏi gầy yếu, đau lưng, dương sự kém, khí huyết hư tổn, ra nhiều mồ hôi. Đặc biệt, rất tốt cho phụ nữ gầy yếu, ít sữa sau khi sinh nở.
Gan dê (dương can) có thể điều trị những trường hợp mờ mắt sau cơn bệnh (nấu chín nhừ, ăn 30-60g/ngày). Tiết dê pha với rượu trắng 40 độ chữa bổ huyết, đau đầu, chóng mặt, đau lưng. Cật dê (thận dê) có thể ăn và chế biến thành các món như cật heo. Tuy nhiên, cật dê thường được nướng hoặc hấp với hành tây (trưng cách thuỷ). Các món ăn chế biến từ cật dê có tác dụng trị suy nhược, lãng tai, đổ mồ hôi. Cao dê toàn tính làm thuốc bổ.
Mặc dù thịt dê có tác dụng bổ dưỡng, và rất tốt cho sức khoẻ, nhưng do hàm lượng đạm, mỡ cao nên không phải ai cũng có thể ăn. Một số người bị rối loạn chuyển hoá lipit khi ăn phải cẩn thận. Không nên ăn nhiều trong một bữa và nhiều bữa trong một tháng. Người có bệnh cao huyết áp cũng không nên ăn nhiều.
Tuy vậy, tính trợ dương trong Đông Y nên được hiểu theo một nghĩa rộng rãi hơn (thịt dê nhiều chất dinh dưỡng như Protein, nhiều bần tố, chất khoáng, nhiều vitamins, nhiều chất sắt thì đương nhiên là bổ cho cơ thể rồi. Và việc bổ chung này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những… chuyện khác.
Vitamin B1 cũng thành viên… kích thích
Chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn “hóm hỉnh”: Các loại thịt như thịt chó, thịt dê là những thức ăn giàu chất đạm, nên chắc chắn là bổ dưỡng (trừ đối với người bị bệnh gút). Mà đã ăn chất bổ thì "chẳng bổ nọ cũng bổ kia". Đó là tư duy dân gian.
Tuy nhiên, các món ăn từ dê, đặc biệt tinh hoàn dê hay ngẩu pín dê có bổ cho "chuyện ấy" hay không, chưa ai chứng minh trên cơ sở khoa học. Cho rằng "ăn gì bổ ấy" cũng chỉ là sự suy luận thô thiển. Cứ cho là trong tinh hoàn dê, ngẩu pín dê có nhiều hooc môn sinh dục, nhưng của động vật khác, của con người khác. Việc cơ thể có hấp thụ hay chuyển hoá các hooc môn đó hay không, cũng chưa có công trình nghiên cứu. Ai dám nói người thiếu máu thì ăn tiết canh sẽ… bổ máu?
Nhưng dù sao chăng nữa yếu tố tinh thần, sức mạnh của niềm tin cũng giúp người ta "hăng hái" hơn tí chút, đặc biệt, khi ăn thịt dê, ngẩu pín dê, các đấng mày râu thường "làm vài chén", khiến cho cơ thể có hưng phấn. Đã có trường hợp người đàn ông yếu sinh lý, được cho uống một viên vitamin B1, nhưng lại được bảo đó là viên "kích thích", vậy mà cũng có hiệu quả rõ rệt. Đó là hiệu ứng tâm lý, sức mạnh của niềm tin!
Xin nói thêm, rất nhiều tài liệu khi viết về các món ăn bổ dưỡng, thường viết rằng các món ăn này "được cho là" bổ dương, tráng khí, chứ "không dám" khẳng định chắc "như đinh đóng cột".
MỘT SỐ MÓN NGON TỪ THỊT DÊ
Độc chiêu dê tái chanh Ninh Bình
Đến Ninh Bình mà chưa thưởng thức món thịt dê của vùng đất này, coi như bạn chưa biết đặc sản nơi đây.
Do được chăn thả trên núi, chạy nhảy nhiều, thịt dê ở đây săn chắc, ít mỡ và có vị thơm ngon hơn dê nuôi ở các vùng khác. Trong các món ấy, dê tái chanh được xếp đầu bảng.
Cách Hà Nội hơn trăm km với nhiều địa danh nổi tiếng như cố đô Hoa Lư, thắng cảnh Tam Cốc Bích Động..., Ninh Bình còn nổi danh với món thịt dê núi hảo hạng với các nhà hàng thịt dê mọc lên san sát.
Công thức chế biến thịt dê tái chanh không quá khó, nhưng phải đủ vị, đúng kiểu mới ngon.
Trước hết, thịt dê được hấp lá sả đến khi chín tái, lấy ra thái mỏng. Sả thái nhỏ, nước chanh, bột ngọt, lá chanh, gừng, ớt tươi thái nhỏ, vừng rang giã dập rồi trộn đều tất cả với thịt đã thái thành dê tái chanh.
Người ta cũng cho rằng chỉ có tương bần Hưng Yên mới “xứng” với tái dê Ninh Bình. Quả đúng thế, khi chấm với tương bần Hưng Yên khách sẽ cảm nhận được hết độ ngon của món ăn này.
Món ngon cuối tuần: Lẩu dê
Thịt dê có mùi vị thơm ngon, tác dụng bổ dưỡng, giữ ấm rất tốt nên thích hợp ăn trong mùa lạnh vào dịp lễ cuối năm, cả nhà sum họp quây quần bên nồi lẩu dê thơm lừng nghi ngút khói sẽ thật tuyệt vời!
|
Nguyên liệu:
1kg thịt dê đã được thui da vàng
1 củ khoai môn 300g
200g măng chua vàng
4 miếng đậu phụ chiên vàng, 1 miếng đậu phụ non trắng, cắt miếng vuông vừa ăn
1 bịch mì trứng, tùy theo ăn ít hay nhiều
1 gói gia vị
2 trái dừa
200g củ sen
3 tai nấm mèo
50g lá tí tô
70g đinh, hồi, quế, táo tàu, vỏ quýt (khi mua thịt dê người ta thường bán luôn gói gia vị này)
50g củ gừng
1 bịch ngũ vị hương nhỏ
5 viên chao trắng
200ml rượu trắng
1 miếng tàu hũ ky
Muối, đường, bột ngọt, dầu ăn, tỏi, hành tím
1 bó cải bẹ xanh, 1 bó tần ô, hẹ.
|
|
Bước 1:
Thịt dê mua về lau sạch, thái miếng bằng 2 ngón tay.
|
|
Rót rượu trắng vào nồi cùng 100ml nước. |
|
Gừng giã nhuyễn. |
|
Ngâm thịt với rượu và gừng khoảng 15 phút để khử mùi hôi. |
|
Vớt thịt ra rổ để ráo. Bạn chú ý không rửa lại thịt bằng nước lạnh nhé! |
|
Bước 2:
Sau khi thịt ráo khô thì cho thịt vào tô, thêm hành tím và tỏi bằm nhỏ, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa canh hạt nêm, ngũ vị hương và 1 thìa canh rượu.
|
|
Trộn đều toàn bộ thịt với gia vị, để khoảng 1 tiếng cho thấm. |
|
Bước 3:
Măng chua vàng tước sợi.
|
|
Nấm mèo ngâm nước với chút muối cho nở rồi rửa sạch thái sợi. |
|
Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc. |
|
Bước 4:
Bắt chảo dầu lên bếp, chiên vàng toàn bộ khoai môn.
|
|
Đinh, hồi, quế, táo tàu, vỏ quýt rất quan trọng vì gia vị này sẽ tạo ra mùi lẩu dê đặc trưng bạn thường thấy. Tất cả đem rang sơ qua. |
|
Tàu hũ ky xé từ miếng to ra thành các miếng vừa. |
|
Chiên vàng toàn bộ. |
|
Bước 5:
Củ sen gọt vỏ, cắt miếng.
|
|
Rau tía tô cắt sợi. Mì trụng nước sôi cho chút dầu ăn vớt ra để ráo. |
|
Bước 6:
Chế biến chao: làm nóng ít dầu trong chảo, sau đó cho chao vào đánh tan ra, thêm chút nước, đường, bột ngọt, sa tế vào, nêm vừa ăn thì bỏ ra chén.
|
|
Bước 7:
Phi thơm hành tỏi bằm trong nồi, cho thịt dê vào xào cho săn lại, thêm nước dừa vào (muốn ngon thì cho nước hầm xương hoặc mua xương dê về hầm lấy nước càng ngon hơn) hầm thịt. Nước sôi hạ nhỏ lửa, vớt bọt, thêm củ sen, nấm mèo và các gia vị thuốc bắc vào nấu chung khoảng nửa tiếng là thịt mềm, khi đó bạn cho rau tía tô vào rồi tắt bếp.
Lưu ý nếu bỏ quá nhiều bỏ nhiều đinh, hồi, quế, táo tàu và vỏ quýt sẽ không ngon. Tốt nhất là khi thấy nước thơm, ngả màu nâu thì bạn nêm muối, đường, bột ngọt vừa miệng rồi vớt các vị thuốc bắc ra, vì khi nấu lâu nồi lẩu nặng mùi thuốc bắc sẽ không ngon nữa.
|
|
Trình bày ra một nồi lẩu đặt trên bếp ga mini, khi lẩu sôi cho nấm, khoai môn, đậu phụ trắng và đậu phụ chiên vàng đã cắt vào. Lẩu ăn kèm theo là các loại rau củ trên và mì trụng, chấm với chao. |
Khử mùi hôi của thịt dê cực kì đơn giản
Đổi món cho bà bầu với canh sơn dược thịt dê
Khử mùi hôi của thịt đúng cách
Bài thuốc cho người huyết áp thấp mãn tính
Món ăn bài thuốc cho đàn ông vô sinh
Các thức ăn kỵ nhau bạn nên biết để tránh
Các thực phẩm kiêng kị nhau
(st)